- Phép tắc 8: MỘT CHÚT, MỘT CHÚT NỮA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Muốn học tập chuẩn tắc của loài sói thì phải có tinh thần cần mẫn, bền bỉ.

Việc vận dụng chuẩn tắc của sói sẽ giúp chúng ta hoàn thành công việc tốt hơn. Toàn tâm toàn ý, làm tròn bổn phận của mình vẫn chưa đủ, bạn còn nên làm nhiều hơn phần công việc của mình một chút nữa, làm nhiều hơn một chút nữa so với những gì người khác mong đợi. Như thế, bạn mới được chú ý đến, mang lại cho mình thêm nhiều cơ hội thăng tiến. Những điều này nên trở thành tinh thần của chúng ta.

Chủ động đi đầu là một sự rèn luyện rất đáng quý. Nó giúp cho con người trở nên nhanh nhẹn và tích cực hơn. Dù bạn là quản lý hay nhân viên bình thường, thái độ mỗi ngày làm thêm một chút sẽ giúp bạn bộc lộ hết tài năng trong cạnh tranh. Như thế, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn. Việc làm của bạn sẽ giúp bạn giành được tiếng tốt và tăng sự cần thiết của bạn đối với người khác. So với những người chưa tạo thành thói quen này ở xung quanh bạn, bạn đã có một ưu thế. Dù bạn làm trong bất cứ ngành nghề nào, có được thói quen này, bạn sẽ có được nhiều người muốn hợp tác với bạn hơn.

Đương đầu với khó khăn sẽ tạo ra một sức mạnh to lớn. Đây chính là phép tắc bất biến của cuộc đời và "có tinh thần của loài sói" sẽ là tài sản vĩnh viễn của bạn. Nếu bạn biết cố gắng thêm chút nữa thì không những thể hiện đức tính cần cù của bạn mà còn giúp bạn phát triển kỹ năng và năng lực siêu phàm của mình, giúp bạn có khả năng sinh tồn mạnh hơn, từ đó thoát khỏi khó khăn, bế tắc.

Trước giờ làm việc, bạn đừng cho rằng không ai chú ý đến bạn, thực ra, ông chủ vẫn đang theo dõi bạn đấy. Nếu bạn có thể đến công ty sớm hơn một chút, thì điều đó sẽ chứng tỏ bạn rất coi trọng việc làm của bạn. Mỗi ngày, bạn nên đến sớm hơn 15 phút để lập ra kế hoạch làm việc trong ngày. Khi người khác còn đang suy nghĩ nên làm gì trong ngày thì bạn đã đi trước họ rồi.

Trong công việc, bạn không nên lo lắng cho sự "nhỏ bé" của mình. Những người làm việc "to lớn" đều bắt đầu từ việc tích góp từng chút một. Trong nhân loại, chúng ta cũng có thể thấy kết quả giống nhau: một tân binh chịu đủ mọi thử thách sẽ trở thành một chiến sĩ cừ khôi; một cầu thủ bị đánh giá là không đủ chiều cao lại trở thành một ngôi sao bóng đá; một đứa bé bị chẩn đoán là không có khả năng học tập, nhưng nó không những học giỏi mà còn giành được học bổng đại học. Dường như, tinh thần bền bỉ của họ là vô cùng vô tận. Làm nhiều một chút chính là cơ hội. Đối với một viên chức ưu tú, mọi thứ trong công ty đều không quan trọng, giải quyết vấn đề mới chính là ý nghĩ duy nhất trong đầu anh.

"Mỗi ngày làm thêm chút nữa", chúng ta không nên xem đó là khẩu hiệu, mà nên biến nó thành tinh thần của chúng ta. Có thể, động lực ban đầu của chúng ta không phải là để nhận được nhiều thù lao hơn nhưng kết quả, chúng ta lại thường nhận được rất nhiều.

Có một câu chuyện như sau:

A nói với B: tôi muốn rời bỏ công ty này. Tôi ghét công ty này! B đưa ra ý kiến: Tôi tán thành cả hai tay việc anh trả thù! Phá công ty cho hắn biết tay. Nhưng nếu bây giờ anh rời bỏ thì vẫn không phải là thời cơ tốt nhất. A hỏi: Tại sao? B nói: Nếu bây giờ anh bỏ đi, công ty vẫn không bị tổn thất lớn, anh nên tận dụng cơ hội ở lại công ty, cố gắng kéo một số khách hàng về cho mình, trở thành một người chủ chốt trong khâu của mình; sau đó, mang theo những khách hàng này đột ngột rời khỏi công ty, công ty mới bị tổn thất nặng nề và rất bị động. A cảm thấy B nói rất có lý, thế là, anh ta nỗ lực làm việc. Mọi việc theo như ý muốn, sau hơn nửa năm cố gắng, anh ta có được rất nhiều khách hàng thân thiết. Khi gặp lại, B hỏi A: Thời cơ đã đến, mau hành động đi! A nói một cách thờ ơ: Ông tổng đã nói chuyện với tôi, ông chuẩn bị đưa tôi lên làm tổng giám đốc. Tạm thời, tôi không có ý định rời khỏi công ty. Thực ra, đây cũng là mong muốn ban đầu của B.

Trong công việc, chỉ có cho đi nhiều hơn cái nhận được, làm cho người khác nhận ra năng lực của bạn lớn hơn vị trí bạn đang làm, thì họ mới cho bạn nhiều cơ hội hơn. Chúng ta nên hiểu rằng công việc là làm ra từng chút một, chứ không phải là nghĩ ra và nói ra.

Chúng ta hãy xem tiếp một câu chuyện sau:

Mỗi ngày, khi mặt trời ló dạng, động vật trên thảo nguyên Châu Phi bắt đầu chạy.

Sư tử mẹ dạy con mình rằng: "Con ơi, con nên chạy nhanh hơn một chút, nếu con không theo kịp con linh dương chạy chậm nhất thì con sẽ chết đói."

Ở một nơi khác, linh dương mẹ cũng đang dạy con mình: "Con ơi, con phải chạy nhanh hơn một chút, nhanh hơn chút nữa, nếu con không thể chạy nhanh hơn con sư tử chạy nhanh nhất thì chắc chắn con sẽ bị chúng ăn thịt."

Từ hai câu chuyện trên, có thể bạn sẽ không tìm ra được nhiều điểm chung giữa chúng, nhưng có một chút thôi cũng đủ rồi: chúng đều có phương châm riêng của mình, sự nhẫn nhục chịu khó, sự cần mẫn của người thành công, sự nỗ lực cùng tiến của sư tử và linh dương. Trong công việc, chúng ta cần phải vun đắp cho tinh thần của mình, bắt đầu từ những việc nhỏ bé và tích lũy dần dần.

Tinh thần "cố thêm chút nữa" là phải do mình hoàn thành. Nếu bạn là một người quản lý vận chuyển hàng hóa thì bạn phải phát hiện ra từng sai lầm trong quá trình vận chuyển; nếu bạn là một người đưa thư thì bạn phải đảm bảo thư từ được chuyển đến kịp thời... Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Nếu bạn muốn thành công thì bạn còn phải nhìn thấy từng sai lầm ngoài phạm vi trách nhiệm của bạn để tránh những tổn thất không cần thiết cho công ty. Nếu bạn làm được điều đó thì bạn đã gieo được một hạt giống thành công.

Muốn học được phép tắc sống của loài sói thì cần phải có ý thức tự giác làm việc, nếu không, bạn sẽ bị đói.

Người dốc sức làm việc ngay cả khi ông chủ không có ở bên cạnh sẽ nhận được nhiều sự khen thưởng hơn. Nếu chỉ có biểu hiện tốt khi người khác chú ý thì bạn sẽ không thể nào đạt được đỉnh cao của thành công. Trong rất nhiều trường hợp, chính bản thân bạn sẽ quyết định tất cả. Khi chúng ta làm việc, nếu chúng ta muốn bản thân mình phù hợp với những việc mình cần làm, muốn cho mọi việc càng tốt hơn thì bạn cần phải trở nên tốt hơn. Thông thường, con người khi gặp phải kho khăn, họ thường hay oán trách người khác, nhưng oán trách người khác thì có ích gì? Nếu vậy, tại sao không thử tự mình giải quyết? Có lẽ hiệu quả sẽ tốt hơn.

Một số người được coi là thành công nhanh chóng, nhưng thực ra trước khi đạt được điều đó, họ đã âm thầm nỗ lực trong một thời gian rất dài. Thành công là sự tích lũy của nỗ lực. Dù trong bất cứ ngành nghề nào, muốn đạt đỉnh cao, bạn đều phải nỗ lực và chuyên tâm trong thời gian dài. "Cố làm thêm chút nữa" còn là trách nhiệm đối với những gì mình làm. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất của người thành công và người được chăng hay chớ. Người thành công nhận thức được trách nhiệm trong việc làm của mình. Không ai có thể thúc giục bạn thành công, cũng không ai có thể ngăn bạn đạt được mục tiêu của mình. Nếu làm được thì bạn chính là một con sói thành công.

Trong một hội thảo, một nhà diễn thuyết nổi tiếng không nói một lời mở đầu nào, mà lại đưa tờ 20 đô la lên cao. Trước 200 người trong phòng họp, ông hỏi: ai muốn có tờ 20 đô này? Một cánh tay giơ lên. Ông ta nói tiếp: tôi định đưa tờ 20 đô này cho một người trong số các vị, nhưng trước hết, hãy cho phép tôi làm một việc. Ông vo tròn tờ giấy bạc, rồi hỏi: Ai còn muốn? Vẫn có một cánh tay giơ lên.

Ông lại nói: vậy, nếu tôi làm thế này thì sao? Ông vứt tờ giấy bạc xuống đất, rồi giẫm một bàn chân lên và nghiền nó. Sau đó, ông nhặt tờ giấy bạc lên, tờ giấy bạc trở nên nhăn nhúm và dơ bẩn.

Bây giờ, còn có ai muốn nữa không? Vẫn có người giơ tay lên.

Các bạn ạ, các bạn đã học được một bài học rất có ý nghĩa. Dù tôi có đối xử với tờ giấy bạc như thế nào, các bạn vẫn muốn có nó, vì nó vẫn không mất giá, nó vẫn giữ nguyên giá trị là 20 đô la. Trên đường đời, vô số lần chúng ta bị quyết định của mình hoặc nghịch cảnh quật ngã, lăng nhục, thậm chí bị giẫm đạp. Chúng ta cảm thấy dường như mình không có một chút giá trị nào. Nhưng dù có xảy ra chuyện gì, hoặc sẽ xảy ra chuyện gì, trong mắt của Thượng Đế, các bạn vẫn mãi mãi không hề mất đi giá trị. Đối với người, bẩn thỉu hay sạch sẽ, quần áo tươm tất hay không tươm tất, các bạn vẫn là những viên ngọc vô giá.

Chúng ta phải nói: "Giá trị của sự sống không phụ thuộc vào những gì chúng ta làm, cũng không nhờ vào những người mà chúng ta kết giao, mà nó được quyết định bởi chính bản thân chúng ta!"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kinhdoanh