🍀PHI TẦN "THỊ NỮ"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

DẮNG TƯỜNG. [媵嬙]
– Dắng 媵 /yìng/ (danh) vợ lẽ, (động) đưa dâu
– Tường 嬙 /qiáng/ nữ quan (trong cung)
– Dắng tường có đề cập trong bài phú CUNG A PHÒNG của Đỗ Mục. Nếu mượn tên trong bản dịch sẽ là > Phi tần "thị nữ"

LÝ DO không làm cho tên thuần việt là bởi "dắng" là danh từ chỉ người đi làm vợ lẽ cho người ta và là người có quan hệ máu mủ với cô dâu. Tiếng Việt không có từ tương ứng. Trong bộ "Xuân thu tam truyện, quyển 3 – Công Dương Truyện • Trang Công năm thứ 19" - sách đã được biên dịch bên mình, dịch giả của sách đã giữ nguyên danh từ "dắng" mà không thay thế bằng bất cứ từ nào khác, cho nên mình cũng sẽ làm vậy. Và điều đó không đại diện cho mình lậm QT. Mong các bạn hiểu.

Định nghĩa:

Hôn nhân chế độ "dắng"/"dắng thiếp" là một khái niệm, gọi tắt là hôn nhân "dắng", bắt đầu từ thời tiền Tần (giai đoạn lịch sử của Trung Quốc trước khi nhà Tần thống nhất) – nghe đâu kiểu này thịnh hành vào thời xuân thu chiến quốc.

Dắng mang nghĩa là của hồi môn được gả đi theo cô dâu đến nhà chồng, đến nhà chồng làm lẽ.

Hôn nhân dắng là một biến tướng của hôn nhân chế độ một vợ một chồng (chồng không lấy vợ lẽ, chỉ có vợ cả và dắng vẫn được xem là một vợ một chồng), là một lớp vỏ nguỵ trang tài tình của hôn nhân một chồng nhiều vợ. Cho nên hôn nhân dắng là loại chế độ hôn nhân đa thê. Mặc dù về hình thức nữ dắng của hồn môn gần giống thiếp (theo ngôn ngữ hiện đại là thuộc hàng vợ bé/lẽ).

Trên thực thế "dắng" khác "thiếp". Dắng là một loại phụ thuộc, thuộc về cưới hỏi đàng hoàng; trong khi thiếp lại không nằm trong phạm vi được cưới hỏi đàng hoàng. Người con gái bị gả làm dắng, địa vị của họ trước khi làm dắng gần như tương đồng với cô gái được cưới làm vợ cả; thân phận, địa vị của thiếp có khi lại thấp kém hơn nhiều. Khi có dắng đồng tồn tại, tình cảnh của thiếp sẽ lép vế hơn, do địa vị thực tế của nữ dắng sẽ nằm giữa chính thê và thiếp thất.

Xuất xứ:

Công thị: "Dắng là gì? Chư hầu lấy vợ ở một nước, thì hai nước nữa dự đưa dâu, để điệt-đễ đi theo. Điệt nào? Cũng vừa là con trai anh trai. Đễ nào? Cũng vừa là em trai. Chư hầu một cưới chín cô, sẽ không cưới lần hai."
Đây là nói, chư hầu của một nước cưới cô gái của một nước khác làm vợ, thì nhà gái ngoài gả con còn phải đưa nam và nữ cùng họ ở hai nước khác đi làm của hồi môn:
• Nữ làm của hồi môn gọi là đễ [chị gái lấy chồng, cho em gái đi theo hầu là "đễ" và "đệ" – em gái [cách gọi người em gái của người chị khi xưa] là cùng một từ "娣" và đồng âm với đệ "弟" em trai : là /dì/)
• nam làm của hồi môn gọi là điệt (cháu trai cũng là chữ điệt 侄 /zhí/).
Chư hầu thường cưới cả thê và dắng, để cộng lại là chín người, sau đó sẽ không cưới ai nữa.

Trong [Nghi lễ • hôn lễ địa phương]: "Dắng, vừa là đưa dâu, vừa là theo dâu đi (làm lẽ)."

Trong [Giải tên • giải thích họ hàng]: "Dắng, vừa kế tục, vừa kế thừa dòng chính."

Trong [Nhĩ Nhã • giải thích họ hàng]: "Cùng sinh con gái, sinh trước gọi là tự (姒 – chị), sinh sau gọi là đệ (娣 – em gái)" , "Dâu lớn gọi dâu nhỏ là em dâu(娣妇 – đệ phụ), dâu bé xưng hô với dâu trưởng là chị dâu (姒妇 – tự phụ)". Những điều này được ghi lại là để hạn chế nghĩa của hàm ý dắng chỉ trong phạm vi em gái được gả theo chị, sẽ có chút khác biệt với tình huống của nam và nữ của hồi môn cùng họ ở hai nước được đề cập ở phía trên.

Tổng kết: Dắng là vợ lẽ, cao hơn thiếp thất thấp hơn chính thê và là người thân (em gái, em trai, cháu trai) của chính thê, được xem là của hồi môn của chính thê, thuộc sở hữu của người chồng.

Nguồn trích lục, tham khảo, và tổng kết và hỗ trợ từ:
• baike: https://www.baike.com/wikiid/1563090542259702000?anchor=3
• Xuân thu tam truyện, quyển 3 – Công Dương Truyện • Trang Công năm thứ 19
• gg dịch, gemini google (hơi chê), QT, từ điển hán nôm, từ điển tiếng việt,...
Chú thích: Công-Dương-Cao, một vị văn-thần cuối đời nhà Chu, khâm-phục tác-giả và tác-phẩm Xuân-thu, soạn-thảo một bộ sách bổ-túc và phát-huy thêm, gọi là "Công-Dương truyện".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro