phoiB.C10.pp cat phoi va dap sau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10:Thực chất,đặc điểm của dập tấm và phạm vi ứng dụng của chúng,các phương pháp cắt phôi và dập sâu.

*Thực chất: dập tấm là phương pháp chế tạo các xản phẩm từ phôi liệu ở dạng tấm.Dập tấm thường tiến hành ở trạng thái nguội nên còn gọi là dập nguội.khi chiều dày phôi > 10cm thì có thể dập nóng.

Vật dập thường không thay đổi hoàn toàn về mọi mặt mà chỉ thay đổi về 1,2 chiều,tính chất bề mặt.

*Đặc điểm: +Thương gia công ở trạng thái nguội nên tổ chức kim loại ở trạng thái nguội.

+ Vật liệu dung để dập tấm rất rộng rãi:thép C,thép hợp kim,CU,AL,NI và hợp kim của chúng.

+ Có thể dập được những chi tiết phức tạp bằng chuyển động đơn giản của thiết bị mà những phương pháp khác không thể thực hiện được:dập huy hiệu,tiền xu.

+ Lượng biến dạng khi dập không nhiều nên sai số sinh ra bé do đó sản phẩm dập có độ chính xác cao thường không cần gia công cơ lại,tính lắp lẫn cao.

+ Sx được các chi tiết có độ cứng vững khá,độ bền khá mà kết cấu gọn nhẹ,hao phí vật liệu ít.

+Dễ cơ khí hóa,tự động hóa nên năng suất cao,giá thành hạ.

*Phạm vi ứng dụng: sử dụng rộng rãi trong công nghiệp,trong ngành chế tạo ô tô các chi tiết dập tấm chiếm 60%,ngành sản xuất thiết bị điện 60-70%,ngành chế tạo dụng cụ chính xác 80-90%,sản xuất hàng tiêu dung 90%.Sản phẩm dập tấm chịu lực kém,chỉ sử dụng cho các vật liệu có độ dẻo nhất định.

*Các phương pháp cắt phôi và dập sâu:

a) Cắt phôi trên máy có lưỡi dao song song:lưỡi cắt cố định,lưỡi trên tịnh tiến lên xuống.Dưới tác dụng của lực cắt của dao ép vào phôi làm phôi biến dạng đàn hồi,biến dạng dẻo phá hủy.Ứng dụng cắt mạch hở thẳng.

b) Cắt trên máy có lưỡi dao nghiêng: máy cắt có lưỡi dao dưới nằm ngang,lưỡi dao trên nghiêng 1 góc 2-6 .Có thể cắt được chiều dày bất kì,mặt thẳng hay mặt cong,đường cắt không thẳng và nhẵn như dao song song.Vật cắt hay bị cong vênh.

c) Cắt trên máy có dao hình đĩa: hai dao đĩa quay ngược chiều nhau,trục đĩa song song nhau,góc ăn =14 .biến dạng của đường căt lớn.

d) Dập cắt và đột lỗ: Là những phương pháp cắt về bản chất giống nhau,trong đó có sử dụng 1 bộ khuôn cắt gồm chày và cối.khi gia công nếu lấy miếng cắt thì gọi là dập cắt,nếu lấy lỗ trên phôi gọi là đột lỗ.

Khi dập cắt:lấy cối làm chuẩn.

Dcối=(dcht +-▲)^(δcoi)

dcht: dk chi tiết

▲:dung sai chi tiết

δcoi: dung sai chi tiết cối.

dchay=Dcoi - 2Z

Khi đột lỗ lấy chày làm chuẩn.

dch=(dlo +▲)^(-δchay)

dlo:dk lỗ.

▲:dung sai lỗ.

dcoi=dchay + 2Z

e) Dập sâu không làm hỏng thành:Là phương pháp dập sâu mà chiều dầy thành chi tiết nói chung vẫn không bằng chiều dày phôi.

- Đặc điểm:

+ Khi dập,những điểm nằm trên cùng 1 vòng tròn cách đều tâm có mức độ biến dạng như nhau.

+Sau khi dập,chiều dày chi tiết thay đổi:

Góc lượn nhỏ đi,thành bền tăng lên,đáy không biến dạng

- Ứng dụng:vỏ máy,cabin.

- Các thong số của công nghệ dập sâu:

+ hệ số dập sâu: m=d/D

d:đường kính chi tiết.

D:đường kính phôi.

+ Số lần dập sâu: m=0,35 0,95

Mi=(dn+1)/Dn xác định qua thực nghiệm.

+ Lực ép phụ Q:

Q=F.q

F:diện tích phần phôi bị chặn.

q:áp lực riêng phần khi chặn.

+ Khe hở Z:

Z=k.S+Smax

k:hệ số vật liệu

S:chiều dày vật.

Smax:chiều dày lớn nhất của phôi

Lực dập:Pd=P+Q

f) Dập sâu:làm mỏng thành: là quá trình dập sâu có cưỡng bức làm giảm chiều dày ở thành chi tiết so với chiều dày phôi.

Khe hở Z nhỏ hơn chiều dày phôi.

- Đặc điểm:+Không cần có lực ép phụ hoặc các khuôn phức tạp có bộ phận chống nếp nhăn mà chất lượng chi tiết vẫn đảm bảo không bị nếp nhăn.

+ Vì không cần lực ép phụ nên dung được trên máy ép đơn.

+ Số lần dập sâu giảm do có khả năng tạo được biến dạng lớn.

+ Chất lượng kim loại sau khi dập tốt hơn nhờ được ủ sau khi dập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#phoib