phoiB.C6.cac nguyen cong ren tu do

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6 các nguyên công rèn tự do ,đặc điểm ,ứng dụng

a) Chồn :

Là nguyên công làm giảm chiều cao và tăng diện tích tiết diện ngang của phôi.

- mục đích tạo phôi có đường kính lớn từ phôi có đường kính nhỏ, tạo thớ uốn để tăng bền cho sản phẩm, giảm chiều sâu ở những phôi có đột lỗ, cải tạo cấu trúc kim loại.

- đặc điểm khi chồn do ảnh hường của lực chính ,phản lự do dụng cụ tác động lên vật gia công và ma sát giữa vật gia công với dụng cụ mà các vùng của phôi chịu ứng suất tác dụng khác nhau và biến dạng cũng khác nhau.với một phôi hình trụ , khi chồn ta có 3 vùng .

Vùng 1 :do ảnh hưởng của lực ma sát giữa phôi và dụng cụ gia công nên tập trung ứng suât vùng này phức tạp và kim loại khó biến dạng ,

Vùng 2 xuất hiện ứng suất tiếp xúc theo phương xiên một góc 45 độ so vơi phương của lực tác dụng do đó xảy ra sự trượt mãnh liệt ,kim loại vùng này dễ biến dạng .

Vùng 3 các phần tử kim loại chịu ứng suát kéo theo hướng tiếp tuyến nên phôi biến dạng tự do theo hướng kính làm cho sản phẩm bị phình tang trống .

 Cơ tính cũng khác nhau ,chất lượng phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ giữa chiều cao H và đường kính D của phôi và tính chất của tác dụng lực.

-khi H/D <2 vật có hình tang trống

-H/D=2-2,5 và lực đủ lớn:hình tang trống

Lực nhỏ quá:hinhg loa kèn 2 đầu

-Nếu H/D>2.5 vật chồn mất tính ổn định và dễ bị cong

Ứng dụng :chồn bulong ,bánh răng

b)Vuốt: là nguyên công làm tăng chiều dài và giảm tính trụ ư

Thông sô kỹ thuật cơ bản của vuốt bao gồm :

Lượng ép delta h=H-h

Bước vuốt a (không)

- Đặc điểm :

Khi vuốt dưới ảnh hưởng của lực tác dụng búa gây nên , phản lực đo được gây nên , kim loại vùng biến dạng bị chồn làm cho phôi biến dạng tự do làm cho chiều dài và chiều rộng tăng lên.mặt trên và mặt dưới phôi masat với búa và sự dãn dài dãn rôgn khó khăn hơn .kết quả là các vùng phôi biến dạng không đều có hiện tượng phình trông theo cả 2 phương thẳng đứng và dọc trục phôi.

Khi vuốt đại lượng dãn dài và dãn rộng không đều nhau , hoàn toàn phụ thuộc vào bước ao và bề rộng bo của phôi.

f=VB/VH hệ số dãn rộng

f= VL/VH là hệ số dãn dài

theo định luật thể tích không đổi thì lượng kim loại dãn dài và dãn rộng sẽ bằng lượng kim loại nén lại theo chiêu cao hay được thể hiện f+q=1

-Ứng dụng : vuốt phôi trước khi uốn , xoắn

Uốn kéo dài ống ,mở rộng lỗ

c) Đột lỗ :là nguyên cong tạo lỗ trên chi tiết , lỗ có thể thông suốt qua vật hoặc không thông suốt .

Đột lỗ thường thực hiện nhờ dụng cụ là mũi đột .đột lỗ có 2 trường hợp .

- đột lỗ thông suốt :khi vật rèn mỏng người ta thường đột trên 1 vòng đệm:

Vòng đem đóng vai trò như một cối còn mũi đột là chày . đường kính mũi đọt và cối sao cho đảm bảo có khe hở nhất định,khi mũi đột tác dụng lực vào vật rèn ,vật rèn bị cắt đứt theo chu vi của chày đột.đường kính lỗ của sản phẩm bằng đường kính mũi đột...

+ khi đột lỗ lớn thường dùng mũi đột rỗng...

+ khi mũi đột ép các phần tử kim loại.

- đột lỗ không thông suốt :là trường hợp riêng của đột lỗ thông suốt.quá trình đột cũng dùng mũi đột côn , kim loại không bị đảy ra ngoài hoặc bị đứt mà chỉ biến dạng giãn ra xung quanh mũi đột để tạo lỗ.

+Lực đột lỗ xác định theo công thức sau P=ơ(2+1,1ln(D/d))pi d2/2

Trong đó ơ:giới hạn chảy của vật liêu ở nhiệt độ rèn

d:đường kính lỗ đột

D:đường kính lỗ phôi

d) Uốn:là nguyên công làm thay đổi hướng của đường trục phôi hoặc hướng thớ của phôi.

Uốn được sử dụng rộng rãi trong rèn tự do để tạo dáng cho sản phẩm ,tạo thớ uốn làm tăng bền cho sản phẩm .

Khi uốn trạng trái ứng suất trong vùng biến dạng của phôi chia làm 2 miền, miền trong chịu kéo miền ngoài chịu nén

 Bề mặt trong không có nếp nhăn,bề mặt ngoài dễ bị rạn nứt .tiết diện phôi sau khi uốn như 1 hình thang (trước vuôn).trước tròn sau elip

 Tiết diện ngang sau uốn nhỏ hơn tiết diện trước khi uốn.

e) xoắn :là nguyên công vặn xoay tiết diên bộ phận của vật rèn đi một góc theo yêu cầu tương đối với trục tâm của nó.

Xoắn là nguyên công thường dùng trong rèn tự do , để tạo thơ xoắn nhằm tăng bền cho sản phẩm ,để tạo chi tiết máy có hình dạng thanh xoắn.

-khi chưa xoắn có thể xem phôi ở dạng thớ song song nhau theo đường trục .khi xoắn các thớ bị xoắn làm giảm chiều dài ,tăng tiết diện ngang .kim loại ở vùng xoắn chịu trạng thái ứng suất kéo theo hướng tiếp tuyến do đó kém dẻo .nếu bề mặt chi tiết có nhung vết lõm ,vết xước thì khi xoắn thớ tại chỗ đó dễ bị đứt .càng xoắn thớ tai vùng xoắn càng dễ đứt.

f) hàn rèn : là nguyên công nối ghép các chi tiết lại với nhau thành một khối không tháo rời được bằng phương pháp rèn .

- hàn rèn được tiến hành bằng cách nung nóng phôi đên nhiệt độ rèn cao nhất (1200-1300 độ c) ghép phôi lại với nhau , tác dụng lực ép làm cho các phần tử kim loại khuếch tán ,thẩm thấu vào nhau và dính lại tạo lên mối hàn.

-hàn rèn thường dùng trong khi sửa chũa sản xuất đơn chiếc ,sản xuất các dụng cụ thô sơ như dao,kéo ,liềm,quốc..dụng cụ mài .để mối ghép các chi tiết đơn giản yêu cầu sức bền không cao lắm .

g) dịch trượt là nguyên công làm dịch chuyển 1 bộ phận của phôi tương đối với 1 bộ phận khác mà phương thớ vẫn đảm bảo song song với nhau.dịch trượt được dùng nhiều khi rèn trục khuỷu và trục bậc.

-có 2 phương pháp dịch trượt +dịch trượt 1 mặt

+dịch trượt 2 mặt

h) sấn ,ép vết:

là những nguyên công có nhiệm vụ tạo nên những vết trên phôi gia công,chuẩn bị cho những nguyên công rèn bậc,rèn trục dịch trượt,,, được chính xác mà thớ không bị cắt đứt.

- Khi sấn, ép vết do diện tích tiếp xúc giữa dụng cụ sấn ép vết với kim loại nhỏ hơn diện tích tiếp xúc của đe với phôi, nên chỉ có bền mặt chỗ sấn và ép vết bị biến dạng,còn bề mặt phôi tiếp xúc không bị biến dạng

- Để nâng cao chất lượng sấn và ép vết , nhận được các vết san rõ nét và chính xác , thớ kim loại không bị cắt đứt ,ta sử dụng các dụng cụ sấn và ép vết có bán kính bé dần.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#phoib