phoiB.C9.chu y khi thet ke khuon

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cau 9: Một số chú ý khi thiết kế khuôn và khối khuôn:

1) các nguyên nhân gây hỏng khuôn, hỏng máy và phế phẩm:

a) Lệch khuôn: là hiện tượng 2 nửa khuôn lệch nhau và gây phế phẩm khi dập. Nguyên nhân do chế tạo khuôn bị lệch, khi dập vào thanh chèn, con chốt bị long ra, khuôn có thành phần lực ngang tác dụng.

b) Lực tác dụng lệch tâm: trong khuôn có nhiều long khuôn, nếu phân bố các long khuôn không hợp lý sẽ gây hiện tượng lực tác dụng không trùng tâm khối khuôn làm cho khuôn bị uốn, làm gấn búa, làm mòn rãnh dẫn hướng hoặc vỡ khuôn.

c) Lún khuôn: khuôn thường được làm đuôi én, lắp vào đầu búa. Đuôi én thường làm rỗng, tiếp xúc với đế khuôn, nó là phần truyền lực chính. Còn vai khuôn có khe hở khoảng 1 mm với đầu búa. Nếu thiết kế không tốt, đuôi én không tiếp xúc với đế khuôn mà vai tiếp xúc vào đế khuôn làm khuôn dễ uốn,dễ vỡ, hiện tượng đó là lún khuôn.

d) Khuôn thấp: khi khuôn mòn, người ta bào mặt khuôn đi một lớp rồi làm lại các lòng khuôn. Nếu sửa nhiều lần có thể làm chiều cao khuôn giảm quá quy định làm piton đầu búa đi xuống quá thấp dễ chạm mặt bích của xi lanh đầu búa. Hiện tượng đó gọi là khuôn thấp, dễ gây hỏng búa.

2) Các phần tử gá lắp của khuôn:một bộ khuôn gồm 2 nửa khuôn trên và dưới.Các nửa khuôn này được gá chặt vào búa và đè nhờ lên đuôi én,thanh chêm và con chốt.

a) Đuôi én: được thiết kế theo tiêu chuẩn phụ thuộc vào cổ búa khe hở của vai và đế khuôn khoảng 1 mm.

b) Thanh chêm: dùng để chèn đuôi én, ép chặt vào đế khuôn, khống chế đuôi én chuyển động thẳng góc. Thanh chêm được tôi 2 đầu đạt độ cứng 265311 HB kích thước thanh chêm phụ thuộc vào cỡ búa.

c) Con chốt: dùng để dịnh vị đuôi én vào đế khuôn, nó hạn chế đuôi én trượt theo răng ở đế khuôn. Con chốt gồm 2 phần. Phần thẳng lắp vào hốc của đuôi én, phần côn lắp hốc ở đế khuôn để dễ tháo lắp.

3) Khối khuôn: khi thiết kế khối khuôn cần chú ý:

- Kích thước khối khuôn: cao,rộng,dài chọn theo tiêu chuẩn.

- Đánh dấu trên khối khuôn: chiều trục thỏi thép,hướng thớ kim loại,mác thép.

- Diện tích mặt gương: đảm bảo đủ lớn để không bị nát khuôn khi dập. Chọn theo phần rơi của búa.

- Chiều cao khối khuôn: đủ bào 3, 4 lần. Mỗi lần thường bào 10 25 mm.

4) Sự phân bố long khuôn trên khối khuôn:

Khi bố trí các long khuôn cần đảm bảo các yêu cầu như sau:

- Trung tâm lòng khuôn trùng với trung tâm khối khuôn nếu khối khuôn có 1 lòng khuôn, với khuôn có nhiều lòng khuôn cần bố trí các lòng khuôn đối xứng với nhau sao cho trọng lực trùng với trọng tâm khối khuôn.

- Bố trí sao cho diện tích mặt gương nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo đủ bền.

- Với vật phức tạp khó định tâm, coi trung tâm áp lực trùng với trung tâm 8 hình chiếu của vật dập.

- Lòng khuôn tinh ở giữa.

5)Mặt kiểm tra: Để làm chuẩn lấy đầu các lòng khuôn đo các kích thước của lòng khuôn, kiểm tra sự ăn khớp của 2 nửa khuôn khi lắp, lắp ráp và trong quá trình làm việc, người ta gia công ở 2 mặt bên lien tiếp nhau của khối khuôn, 2 mặt kiểm tra vuông góc với nhau và vuông góc với mặt khuôn. Bề rộng 50 70 mm, độ sâu 5 mm. Độ bóng bề mặt cần đạt được 8 9. Trên bản vẽ khuôn tất cả các kích thước quan trọng đều lấy chuẩn từ mặt kiểm tra này.

6)vật liệu làm khuôn:

Do khuôn làm việc ở nhiệt độ cao, chịu áp suất lớn, ma sát nhiều nên yêu cầu vật liệu làm khuôn phải có độ bền cao, chịu nhiệt, chịu mài mòn cao.

- Búa loại nhẹ: 5XHM,5XHB Độ cứng HB=388444

- Búa loại vừa: 5XHM,5XCB,5CHB độ cứng HB=352388

- Búa loại nặng: 5XHM,5XCB,5XHB độ cứng HB=293321.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#phoib