TUỔI THƠ VÀ SỰ THAY ĐỔI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

-Thằng Phong đâu, lấy cho bà ít củi nào!

'Dạ', tiếng thưa của cậu bé trạc 12 tuổi vang khắp nhà, cậu nhanh nhảu chạy xuống mấy bậc thềm, đến chỗ nhà kho cạnh cái chuồng gia súc, nhặt củi rồi gom thành bó, vác lên vai, tiến đến gian bếp nhỏ cũ kĩ sực mùi khói đặc quanh 4 bức tường đen cũ kĩ. Bên trong là một bà cụ già ngồi lên chiếc ghế gỗ con con cạnh cái bếp củi dưới cái nồi i-nốc và một giá gỗ cũ đựng mấy thứ gia vị lặt vặt.

-Đây, củi của bà đây ạ- Cậu Phong bê bó củi để vào góc bếp.

- Giỏi. Mà cháu pha sẵn cốc nước sấu để sẵn khi nào mẹ về thì sẵn mà uống cho mát, dạo này được mùa, mẹ cháu với con trâu cày bục mặt ra, chắc chắn là mệt lắm đây.

Chưa để Phong đáp lại, bà Lan tiếp lời:

Rồi pha xong thì tiện qua giếng nước kéo lên trữ vào cái thùng để chiều tối bố Phúc đi xí nghiệp về thì lắm luôn cho mát, đỡ phải chờ đợi gì cả.

-Thế còn bà?- Phong hỏi việc.

-Thì nấu cơm cho mà ăn đây này, đi làm luôn đi-Bà trả lời.

-Cháu đi ngay-Cậu đáp trước khi bà vơ lấy ít củi thả vào bếp.

Phong năm nay lớp 7, học ở trường cấp hai cách nhà độ hai cây số. Phong có khuôn mặt chữ điền, cao ráo, có mái tóc đen bóng ngắn tũn, cạo trắng hai bên, lông mày sẫm nối với cái mũi thấp lè tè, tai bên phải bị mẻ một đoạn bé tí do bẩm sinh. Cái chân to tướng xỏ qua đôi dép tổ ong vàng óng. Nó lười học, nhưng nhanh nhẹn, hoạt động chủ yếu do cảm xúc, ai nói gì xúc động hay thế nào đó, nó tin sái cổ theo. Và nó cũng chỉ là con nhà công-nông nên ăn bận chất phác, giản dị. Mỗi chiều rảnh, nó đều đều ra chăn trâu hoặc nghịch ngợm lung tung với bọn trẻ làng bên. Nhưng bố mẹ nó mong muốn nó phải siêng học để đỗ đạt, sau còn giúp ích được, nên sự thúc ép học tập luôn vang vảng trong đầu nó.

Nhà Phong nằm ở làng Sơn Thạch, đúng như tên gọi,làng có cái núi đá to sừng sững ngay phía sau làng, chả biết có từ bao giờ, có khi các bậc bô lão hỏi còn không biết, nên được đặt cái tên vừa giản dị lại đúng với đặc điểm đó: 'Núi Già'. Khi đứng trên đỉnh, ta có thể nhìn thấy cả ba làng quanh núi là làng Thanh Thiên và Đại Trụ.

Làng Sơn Thạch có họ Vũ là to nhất, đó cũng là họ của Phong, nói là to, nhưng 'to' này không phải về vai vế, mà là vì 'đông con nhiều cháu', nhà nào trong họ cũng phải có từ hai đến năm, thế mà chỉ riêng nhà bà Lan là độc đinh.

Thấm thoát cái, đã đến chiều tà, mẹ nó lảo rảo, theo sau là con trâu cày trong cũng đã mệt lử, Phong đưa cốc nước sấu cho mẹ, mẹ Phong ngồi bụp xuống thềm, xắn tay quần, tay áo lên rồi cầm cốc nước uống một hơi mà vơi tới một nửa, uống xong,cầm cái nón phe phe phẩy phẩy, đoạn, quay ra khen:

-Khá nhỉ? Nay biết mẹ về mà mang nước ra đón.

-Bà bảo con đấy, con ngoan thế sao được- Phong nhí nhảnh thưa.

-Mà vẫn hơn mọi hôm, cả nhà quát mãi mà chẳng nghe, thôi, cứ thế mà phát huy.

Chả là mọi hôm, cu cậu đi chơi, chả lo gì đến công việc ngoài kia của bố mẹ cả. Bỗng nay bà sai nó làm thì nó không như mọi khi, không lười biếng, không trốn tránh mà nhanh nhảu ra làm, quả thực là chuyện lạ. Mà hôm nay được khen, Phong cũng vui lắm chứ.

Trời chuyển dạ dần, đến cái lúc xẩm tối, ông Phúc lững thững giật cái cổng tre vào nhà. Bà Lan nói:

-Bố thằng Phong đi làm về rồi thì vào tắm đi cho thơm tho, hôi mú hôi mù ra rồi ra ăn cơm cho nóng.

Sẵn câu, bà tiếp lời:

-Mà nước do con trai anh kéo lên đấy, xem có khác tôi kéo không?

-Ôi dào- ông Phong xua tay-nước đều từ một cái giếng múc lên, sức vẫn thế, không lẽ lại thêm màu thêm mè vào hả mẹ?

-Anh cứ khéo nịnh- Bà nháy mắt tỏ ý.

-À, à, thằng này giỏi- Ông đáp ý.

-Thôi thôi, ngữ anh chỉ được cái chân tay cứng cáp chứ mồm chả dẻo tí nào, tắm đi cho tôi nhờ.

Phong ngán ngẩm, cứ ngỡ là được bố khen câu nữa, Thật lạnh nhạt! Phong nghĩ thầm, thì trước giờ bố nó kiệm lời lắm, hiếm khi mở miệng khen ai bao giờ, chẳng qua bà Lan nói, bố nó mới khen cho vừa lòng bà Lan.

Rồi cả nhà ngồi quây lại quanh cái mâm nhôm bày biện thức ăn lên đó, ngồi vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ, chắc nhà này được mỗi buổi tối là được giãn cơ mặt.

Tối đó, làn gió nhẹ tạt qua thoang thoảng giữa màn đêm hiu hắt, thoảng qua mái tóc bạc phơ của bà, thoảng qua những cành cau lá cọ, bà ngồi đó, lát, gọi Phong ra, hỏi:

-Sao hôm nay cháu được việc thế? Mọi hôm bà hò hét mãi mới làm,mà nay có một câu đã nghe ngay, nào, nói cho bà nghe?

-Chả là...sáng nay, trong giờ Giáo Dục Công Dân, cháu có làm việc riêng, thầy bắt lên đứng bục giảng, cứ hỏi:'Em đã bao giờ giúp đỡ ông bà,bố mẹ chưa?'-'Chưa ạ'.Thế là bị một phen nghe dạy thấm sâu vào não cháu, nên về nhà, thử làm theo lời thầy xem, thành quả là buổi chiều hôm nay đấy ạ! Mà thế vẫn còn ít,mai bà cứ nghỉ, cháu làm hết cho.

-Anh chỉ được cái ba hoa, cháu biết ai đã đặt tên cháu là Vũ Phong không?

-Không ạ! Là ai ạ?- Sự nghi hoặc đặt hết lên đôi lông mày đang nhau lại.

-Là ông nội cháu đó...-giọng bà bỗng chậm lại-...Vũ là tên họ, là bão, Phong là gió, ông mong cháu dũng cảm ra ngoài thế giới rộng lớn ngoài kia, đối đầu với mọi chông gai, thử thách. Rồi lúc hấp hối, ông vẫn chưa có cơ hội được thấy mặt cháu. Mà nếu học kém, kiến thức lẻ tẻ, thử hỏi ra ngoài kia làm được cái trò trống gì? Cố mà học để hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của ông ấy.

Bà nói tiếp:

-Mà cháu cũng phải biết, mẹ cháu mất bao nhiêu mồ hôi nước mắt để làm ra hạt thóc, đem bán lấy tiền, đem về mà ăn. Bố cháu đi xí nghiệp cũng phải nhanh tay nhanh chân thì sản phẩm mới đúng tiêu chuẩn. Cháu đang tuổi ăn học, nuôi cũng tốn, lớn cứ lớn, nên quần áo phải sắm nhiều, học hết một kì lại phải nộp dăm ba triệu, đang tuổi phát triển, đồ ăn một đống. Bà thì già yếu, có làm được ra tiền đâu? Thà chết quách đi cho bớt gánh nặng.

-Ơ, sao bà lại nói thế?

-Thế phải hứa với bà là từ nay phải chăm ngoan, yêu thương bố mẹ, rõ chưa?

-Vâng ạ- Phong đáp.

-Muộn rồi đấy, vào học hay làm gì thì làm đi rồi đi ngủ- Bà nói trước khi cậu bật nhổm dậy đi vào nhà.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro