phong thuy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ðây là phiên bản html của tệp http://www.caothang.edu.vn/khoa/knsmd/store/file/92phong-thuy-nha-dat-1.doc.

G o o g l e tự động tạo ra những phiên bản html của các tài liệu khi chúng tôi crawl web.

6 nguyên tắc phong thủy đơn giản

Theo phong thủy, cách trang trí nội thất một căn phòng sẽ có tác động đến rất nhiều các khía cạnh trong cuộc sống. Nếu căn nhà hoặc nơi làm việc của bạn là một mớ lộn xộn, chắc chắn, cuộc sống tình cảm, sức khỏe và cả tiền tài của bạn sẽ không được như ý muốn.

Dưới đây là 6 nguyên tắc đơn giản nhất giúp cho yếu tố phong thủy hòa hợp tốt với căn nhà và cuộc sống của bạn.

Một không gian sống và làm việc bừa bộn sẽ khiến các luồng khí không thể luân chuyển hài hòa. Hãy hạn chế điều này bằng việc lau chùi dọn dẹp nhà ở, văn phòng đều đặn và loại bỏ hết những đồ vật đã lâu không sử dụng.

Trồng cây xanh trong nội thất sẽ rất tốt, nếu bạn chăm sóc chúng cẩn thận.

Nếu có bất kỳ thứ gì cần sửa sang, hãy sửa chữa nhanh và đơn giản hoặc vứt bỏ ngay.

Hãy cẩn thận với những đồ vật nhỏ, nhưng lại dễ gây sự bừa bộn, chẳng hạn như các loại hóa đơn thanh toán hay các bức thư viết tay. Làm thế cho phép bạn luôn có cảm giác mới mẻ, thoải mái.

Sử dụng cây cảnh trong môi trường sống là một giải pháp hay, nhưng hãy cố gắng chăm sóc (bón phân, tưới tắm) chúng cẩn thận để luôn khỏe mạnh. Các loại cây có lá dạng hình tròn sẽ tốt hơn những loại cây khác.

Cũng không nên để gió vào nhà quá nhiều bởi vì chúng có thể khiến tiền bạc của bạn bị hao bớt và gây ra những vấn đề về không tốt về sức khỏe.

Tránh bố trí quá nhiều đèn có ánh sáng rọi, gây chói mắt và hạn chế tối đa các đồ vật có hình dạng sắc nhọn.

9 quy luật đặt bàn làm việc theo phong thủy

Không nên ngồi quay lưng ra cửa, nên đặt bàn làm việc ở nơi nhìn rõ các lối đi... là những điều lưu ý trong bố trí chỗ ngồi ở văn phòng theo thuật phong thủy Pyramid. Một vài quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn có được vị trí ngồi phù hợp.

- Ngồi đối diện với lối vào (quay mặt ra lối vào): Việc đặt bàn hướng ra lối vào cho bạn cảm thấy hoàn toàn tự tin. Bạn luôn khống chế và kiểm soát được công việc, không bị giật mình.

- Không đặt bàn làm việc để người ngồi quay lưng ra cửa: Điều này làm suy giảm sự tập trung làm việc của chủ nhân. Nếu bàn làm việc của bạn đặt thẳng hướng với cửa ra vào (quay lưng ra cửa) thì bạn luôn là người đầu tiên được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ được giao, tốt nhất bạn nên đặt bàn hơi chệch hướng với cửa ra vào.

Không nên để lối đi phía sau lưng ngồi.

- Cần đặt bàn ở vị trí nhìn rõ các lối đi: Các lối đi trong phòng cần được nhìn thấy rõ ràng từ chỗ bạn để nhận diện tất cả mọi người đi vào nơi làm việc của bạn. Bạn sẽ cảm thấy cởi mở và dễ dàng hợp tác với mọi người.

- Nên để đèn chiếu sáng từ bên tay nghịch của bạn: Không nên làm việc chỉ với ánh đèn huỳnh quang trên trần (hiện tượng bóng mờ). Đặt đèn bên tay nghịch của bạn để ánh sáng không bị giảm khi tay thuận của bạn đang làm việc.

- Hãy cho người khác thấy bàn làm việc của bạn còn có thể là một nơi giao tiếp tốt: Là nơi để trao đổi ý tưởng, bàn bạc các tiến trình công việc, giải thích, trình bày... gọi là xã hội hóa nơi làm việc sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn. Tùy tính chất công việc, bạn sẽ chọn lựa cách bố trí theo ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

- Bàn làm việc của bạn phải kích thích 5 giác quan: Con người sống ngoài xã hội phát triển các khả năng tiếp nhận thông tin của mình hơn hàng nghìn năm về trước. Nếu bị cô lập, các giác quan sẽ giảm đi, vì thế bên cạnh những thông tin cần thiết và màu sắc phòng bạn nên được tiếp thu các loại âm thanh, mùi vị và cảm giác, để ngửi, để cảm nhận và nghe để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của các giác quan một cách khoa học.

- Tạo một nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát: Mọi nơi làm việc cần được dọn dẹp sạch sẽ thoáng mát, vì những vật dụng không có quy củ sẽ ảnh hưởng đến tác phong, gây rối loạn trong khi làm việc, và quan trọng nó sẽ gây mất tập trung trong khi ta cần tập trung. Bạn nên dọn dẹp và loại bỏ những vật dùng không cần thiết theo lịch trình của bạn.

Bố trí bàn làm việc nên tạo sự giao lưu giữa người làm việc.

- Bố trí cây cối để làm thoáng không khí: Không khí trong lành là điều mà nhiều văn phòng làm việc không thể có được. Khí độc tiết ra từ nhựa, mực hoặc các tài liệu sẽ hòa vào không khí mà ta hít thở. Làm trong lành nhờ sử dụng các loại cây hấp thụ formon (có nhiều trong keo dán) như cây dương xỉ, hoa cúc dại, cây cọ, cây tre; những cây hấp thụ amoniac (có nhiều trong các dụng cụ chùi rửa) như hoa loa kèn, hoa cúc dại; các loại cây hấp thụ bazen (có nhiều trong nước sơn mới hay trong các chất tẩy rửa) như hoa cúc dại, dây thường xuân.

- Thay đổi mới vị trí là điều không dễ dàng cho người thay đổi và cả sự day cấn khi người thì thích và người thì không. Bạn hãy làm (nếu có thể) bỏ những đồ văn phòng phẩm bị rỉ sét hay bụi bặm do không sử dụng lâu ngày; sắp xếp lại nơi làm việc của bạn, bạn sẽ có sự thay đổi; thay đổi vị trí cỏ giỏ rác; sắp xếp lại đồ dùng trên bàn làm việc của bạn.

Cầu thang ngược chiều kim đồng hồ

Tôi được nghe thông tin, hướng đi lên của cầu thang phải ngược chiều kim đồng hồ. Tôi thấy trái đất quay thuận chiều kim đồng hồ, các cuộc chạy tốc độ, các VĐV cũng chạy theo chiều sân ngược lại. Vậy trong phong thuỷ cầu thang có quy định điều này không? (Hoàng Sơn)

Trả lời:

Thông tin mà bạn biết được hoàn toàn đúng. Những giải đáp và một số nguyên lý của chúng tôi dưới đây hy vọng phần nào làm sáng tỏ thắc mắc của bạn.

Cầu thang là yếu tố rất được quan tâm của những người nghiên cứu phong thủy nhà đất. Cầu thang đóng vai trò như xương sống trên cơ thể, dẫn luồng khí qua cầu thang từ tầng 1 tới các tầng và các phòng, mang lại không khí trong lành cho toàn phần trên của ngôi nhà.

Cầu thang tạo ra được một tư thế khoẻ mạnh, vững chắc, duyên dáng (hình dáng của rồng) và được bố trí tại vị trí thanh long của ngôi nhà thì được coi là tốt nhất.

Cầu thang là yếu tố quan trọng của ngôi nhà. Vì thế, nó có sự liên hệ mật thiết với cửa cái. Theo quan niệm của phong thuỷ, vị trí cửa cái thường có xu hướng đặt ở giữa. Quỹ đạo vận động của tự nhiên của luồng khí luôn đi theo dạng hình xoắn chữ S (sinh khí đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng).

Theo lẽ đó, sau khi luồng khí được dẫn qua cửa cái, luồng khí được nhẹ nhàng dẫn tới vị trí của thang theo nguyên lý hình xoắn S (ngược chiều kim đồng hồ). Khi đó, cầu thang sẽ tiếp đón và dẫn luồng khí lên phía trên theo chiều của nó (cầu thang phía bên phải sẽ thuận quan niệm truyền thống).

Vì vậy, cầu thang có xu hướng đặt ở phía tường bên phải, thuận theo nguyên lý hoạt động, sinh hoạt của con người, cũng hợp theo lẽ phong thuỷ, hướng đi ngược chiều kim đồng hồ, để sẵn sàng đón nhận những luồng khí trong lành qua cửa cái. Cầu thang cũng phải được đặt vào vị trí sao tốt, theo sơ đồ bát trạch cửu cung của từng niên mệnh theo thuật phong thuỷ. Đó cũng là một yếu tố quan trọng của phong thuỷ áp dụng trong kiến trúc.

Chọn màu phòng ngủ theo mệnh

Theo phong thủy học, mỗi mệnh trong ngũ hành đều có màu tiêu biểu khác nhau. Mỗi màu sắc lại có tính tương sinh, tương khắc. Đây cũng là những nguyên tắc giúp chọn được những màu phù hợp trong nội thất, đặc biệt là phòng ngủ.

Theo nguyên tắc, hành Mộc có màu tiêu biểu là xanh, Thổ (vàng), Thủy (đen), Hoả (hồng), Kim (trắng). Nếu muốn hưng vượng thì cần phải chọn màu theo mệnh. Chẳng hạn như người thuộc Mộc, phòng ngủ nên màu xanh (lục nhạt) là chính vì màu xanh là bản sắc của Mộc. Còn trong trường hợp gia chủ mệnh Hoả, phòng ngủ nên màu hồng (màu hồng nhạt) là chính, vì màu hồng là bản sắc của hoả. Tương tự với các mệnh khác như Thổ, Kim, Thuỷ.

Phòng ngủ theo màu cơ bản của mệnh Kim.

Mệnh Mộc.

Mệnh Thủy.

Mệnh Hỏa.

Mệnh Thổ.

Ngoài ra, ngũ hành có tính tương sinh, tương khắc, giúp bạn chọn được những màu tốt và tránh những màu xấu. Tính tương sinh của ngũ hành là Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc. Vì thế, những người thuộc hành Mộc, ngoài việc có thể chọn màu mộc (xanh) để trang trí phòng ngủ, còn có thể dùng màu đen, vì Thuỷ sinh Mộc.

Hiện tượng tương khắc của ngũ hành theo nguyên tắc Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc. Vì thế người thuộc mệnh Mộc kiêng dùng màu trắng, vì trắng là màu của Kim, mà Kim lại khắc Mộc.

Biểu đồ màu bản sắc, màu sắc sinh vượng và màu sắc kiêng kỵ của ngũ hành. Bạn sẽ chọn được màu thích hợp cho mình tại đây:

THỦY KIM THỔ HỎA MỘC

Màu sắc Đen (xanh lam nhạt) Trắng (trắng sữa) Vàng (vàng marông) Hồng (hồng nhạt) Xanh (xanh lục nhạt)

Màu sinh vượng Trắng bạch kim sinh Thuỷ Vàng Hoàng Thổ sinh Kim Hồng Hoả sinh Thổ Xanh Thanh Mộc sinh Hoả Đen nước đen sinh Mộc

Màu kiêng kỵ Màu vàng Hoàng Thổ khắc Thủy Màu hồng Hồng Hoả khắc Kim Màu xanh Thanh Mộc khắc Thổ Màu đen Nước đen khắc Hoả Màu trắng Bạch Kim khắc Mộc

Chọn màu sắc theo mệnh gia chủ

Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân cũng là phù hợp với nguyên lý ngũ hành tương sinh, tương khắc. Nắm được các quy luật, cùng với sự trợ giúp của KTS, bạn sẽ có được những gam màu phù hợp.

Màu sắc trong phong thủy chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng âm và dương để đạt đến sự hài hòa lý tưởng. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà.

Tương sinh, tương khắc trong ngũ hành

Theo nguyên lý ngũ hành, môi trường gồm 5 yếu tố Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất) và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Kim gồm màu sáng và những sắc ánh kim; Mộc có màu xanh, màu lục; Thủy gồm màu xanh biển sẫm, màu đen; Hỏa có màu đỏ, màu tím; Thổ gồm màu nâu, vàng, cam...

Tính tương sinh của ngũ hành gồm Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Tính tương khắc của ngũ hành là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Tương sinh, tương khắc hài hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thủy.

Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý ngũ hành trong phong thủy là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả. Bạn có thể hiểu và hình dung thêm về màu sắc trong ngũ hành của thuật phong thủy được áp dụng trong kiến trúc.

Căn phòng của người mệnh Kim

Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa khắc Kim).

Căn phòng của người mệnh Thủy

Cũng tương tự như vậy, gia chủ mệnh Thủy nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Trắng bạch kim sinh Thủy). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thủy).

Căn phòng của người mệnh Mộc

Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh, ngoài ra kết hợp với tông màu đen, xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Trắng bạch kim khắc Mộc).

Căn phòng của người mệnh Hỏa

Gia chủ mệnh Hỏa nên sử dụng tông màu đỏ, hồng, tím, ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hỏa). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hỏa).

Căn phòng của người mệnh Thổ

Gia chủ mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hỏa sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).

Chọn vật trang trí hợp phong thủy

(TNTS) Nhiều người cho rằng chọn đúng vật trang trí nơi bàn làm việc của mình sẽ giúp công việc thuận lợi và... tăng khả năng thăng tiến. Từ góc độ phong thủy, đây chính là sự bố trí các đồ nội thất và sản phẩm trang trí hài hòa để tạo tâm lý thoải mái khi làm việc.

Hình 1 Hình 2

Văn phòng làm việc vốn thuộc hành Kim nên theo nguyên tắc Ngũ hành tương sinh với bộ 3 Thổ - Kim - Thủy làm chủ đạo. Yếu tố Thổ thể hiện qua đường nét vuông vức, tông màu vàng, giữ tính ổn định. Yếu tố Kim thể hiện qua hệ thống máy móc, tông màu trắng, xám và màu kim loại, đảm bảo sự năng động. Yếu tố Thủy thể hiện qua đường uốn lượn mềm mại, màu đen và xanh biển, tăng vẻ dịu mát, linh hoạt (hình 1).

Theo Ngũ hành tương khắc với Kim thì cần hạn chế các màu chói lọi như da cam hay đỏ tươi dễ gây cảm giác nóng và căng thẳng (đều là hành Hỏa, khắc Kim). Màu và vật liệu dùng đồng bộ để tránh rối mắt nhưng cũng không quá đơn điệu dễ gây nhàm chán, trì trệ. Còn vì Kim khắc Mộc nên văn phòng có thể dùng đồ gỗ như một yếu tố để "giảm bớt" tính lạnh lẽo của Kim gây ra do hệ thống thiết bị sẵn có (hình 2).

Cho dù mỗi người làm việc trong văn phòng có mệnh ngũ hành khác nhau, thì những bố trí chung mà thống nhất hài hòa với hoạt động của công ty sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cá nhân. Mỗi người có thể thêm thắt đôi chút sáng tạo trong góc làm việc của mình qua vài chi tiết trang trí, vật dụng nhỏ xinh.

Hình 3 Hình 4

Bảng ngũ hành tương ứng dùng cho văn phòng

Hành Thổ: bình gốm nhỏ, tượng đất nung, sỏi cuội, vật dụng vuông vức, bằng phẳng, màu vàng, tranh ảnh phong cảnh thảo nguyên, cánh đồng.

Hành Kim: vật trang trí bằng kim loại, khối tròn, tượng đồng hoặc bạc, vật dụng nhiều màu trắng và xám, hình ảnh công nghiệp, đơn giản (hình 3).

Hành Thủy: đồ thủy tinh và nhựa, vật dụng nhiều màu đen và xanh biển, hình dáng uốn lượn, tranh ảnh hình mặt nước, sông biển.

Hành Mộc: cây kiểng nhỏ, đồ gỗ, gối tựa mềm, màu xanh lá cây, vật dài và hình ống, tranh ảnh có hình cây cối, nông nghiệp (hình 4).

Hành Hỏa: vật dụng hình chóp nhọn, tam giác, ngôi sao, màu đỏ hoặc cam, bể nuôi cá ba đuôi, cá la hán, tranh ảnh hình núi non, ngọn lửa, mặt trời.

Nên dùng kết hợp cả 5 hành cho mỗi người, ví dụ người mệnh Mộc ngoài tỷ lệ chính là Mộc và Thủy, có thể dùng thêm cả Hỏa, hạn chế Kim và có một chút Thổ vẫn được.

Gương trong bếp tạo sự sung túc

Một trong những lời khuyên của các chuyên gia phong thủy để tạo sự sung túc và thịnh vượng trong cuộc sống là đặt một chiếc gương trong khu bếp, đối diện cửa ra vào.

Vị trí lý tưởng nhất là phía sau nơi đặt bếp nấu, dựa vào tường hoặc treo ở phía trên bếp. Nếu bạn không nhìn thấy cửa bếp khi đứng ở vị trí nấu nướng, cần phải đặt gương dựa vào mảng tường bếp, hoặc ở bất kỳ một vị trí nào trong phòng, có thể thông báo cho bạn người đi ra vào phòng bếp. Đối với phong thủy, điều kiêng kỵ nhất là người ngụ trong phòng không thể biết được người ra, vào căn phòng đó. Chính vì thế, một chiếc gương là giải pháp.

Một vật phát sáng trong bếp sẽ tạo

thêm sự sung túc cho cuộc sống của bạn.

Trong trường hợp có hai cánh cửa ra vào nhà bếp, hãy đặt gương ở vị trí chiếu thẳng vào cánh cửa được goi là "chính" hơn. Đó là nơi mà mọi người sẽ bước vào sau khi qua cửa chính của ngôi nhà.

Một giải pháp khác cho bạn để tạo sự thịnh vượng trong cuộc sống, đó là đặt một vật có khả năng phát quang (chiếu sáng) gần bếp nấu, chẳng hạn một chiếc bình trà sáng bóng. Khi đó, hình ảnh bếp nấu sẽ được nhân đôi. Cảm giác "nhân đôi" bếp lò (nơi được coi là sự sung túc của căn nhà) sẽ giúp bạn được thanh thản và sung túc trong cuộc sống

Hóa giải khi cửa chính không thuận

Khi cửa chính nhà bạn không nằm ở hướng lành xét theo phong thủy, vẫn có những cách hóa giải. Thêm cửa trong nhà và sử dụng thảm có màu sắc phù hợp theo mệnh gia chủ là hai giải pháp.

Phong thủy một căn nhà tốt hay xấu do nhiều yếu tố cấu thành. Cửa chính là một yếu tố tương đối quan trọng nhưng không phải duy nhất. Tuy nhiên, một khi tâm lý của người cư ngụ bị ám ảnh về sự tốt xấu của phong thủy thì sẽ khó có thể yên tâm.

Rất nhiều người khi xây nhà quan tâm đến hướng cửa chính.

Với trường hợp thêm cửa trong nhà, thường thì vì những nguyên tắc của xây dựng mà cửa chính phải đặt ở nơi không thể thay đổi được. Thế nhưng, với không gian bên trong nhà thì bạn sẽ có toàn quyền xử lý. Thêm một hệ khung cửa phạm vi trong nhà hoàn toàn không có gì khó khăn. Và tất nhiên, cửa được tạo thêm này phải nằm ở hướng lành.

Với trường hợp thứ hai, dùng loại thảm nhỏ có màu sắc khác nhau để hóa giả tà khí ở cửa chính. Cần chú ý, thảm phải được trải ở phía trong cửa chính. Thông thường, thảm được đặt ở bất cứ chỗ nào trong nhà có thể không gây ảnh hưởng gì, nhưng nếu đặt ở cửa chính, nơi mọi người ra vào buộc phải bước qua thì ảnh hưởng của nó tương đối lớn.

Việc lựa chọn màu cho thảm cũng rất quan trọng, dựa vào sự vận động trong nguyên lý tương sinh tương khắc của ngũ hành, phù hợp với quy luật phong thủy.

Với trường hợp người Đông tứ mệnh gặp phải cửa Tây tứ, người ngũ hành Mộc, Hỏa, Thủy là mệnh Đông tứ, nếu như cửa mở hướng Tây tứ tức là hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam hoặc Đông Bắc thì không được lý tưởng vì sẽ gặp phải tà khí khắc.

Ở hướng Tây và Tây Bắc gặp tà khí của Kim. Hướng Tây Nam và Đông Bắc gặp tà khí của Thổ. Cửa hướng Tây và Tây Bắc gặp tà khí của Kim. Vì vậy người thuộc Thủy, Mộc cần trải thảm màu lam hoặc màu xám ở cửa chính để hóa giải, còn người thuộc Hỏa thì cần trải thảm màu đỏ hoặc tím. Cửa hướng Tây Nam và cửa hướng Đông Bắc gặp tà khí của Thổ, vì vậy người thuộc Thủy cần trải thảm màu trắng hoặc vàng sẫm ở cửa chính để hóa giải, còn người thuộc Mộc và Hỏa thì cần trải thảm màu xanh, hoặc màu lục.

Với trường hợp Tây tứ mệnh gặp phải cửa Đông tứ, người ngũ hành thuộc Thổ hoặc Kim là thuộc "mệnh Tây tứ", nếu như cửa chính mở hướng Đông tứ tức là hướng Đông, Đông Nam, Nam hoặc Bắc sẽ gặp phải các tà khí khắc.

Cửa hướng Đông và Đông Nam gặp tà khi của Mộc, cho nên người thuộc Thổ thì trải thảm hồng hoặc tìm ở cửa để hóa giải, còn người thuộc Kim thì cần trải thảm màu trắng hoặc vàng sẫm. Cửa hướng Nam gặp tà khí của Hỏa, cho nên người thuộc Thổ và Kim cần trải thảm màu nâu hoặc màu vàng để hóa giải. Cửa phía Bắc gặp tà khí của Thủy, cho nên người thuộc Thổ và Kim cần trải thảm màu nâu hoặc màu vàng để hóa giải.

Hòn non bộ và hồ nước ở trong nhà có tốt không?

Xây dựng hòn non bộ trong nhà là để làm đẹp thêm cho ngôi nhà của bạn, nhưng không phải ai cũng biết cách bố trí sao cho nó hài hòa cũng như phù hợp với phong thủy của từng ngôi nhà. Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn sẽ trả lời cho các bạn những thắc mắc về vấn đề này.

* Nhiều người thường bố trí hồ nước có thêm hòn non bộ ở trong nhà. Theo quan niệm phong thủy thì có tốt không?

- Không nên thiết kế hồ nước và hòn non bộ ở trong nhà, dù bố trí ở bất kỳ vị trí nào. Một hồ nước tù đọng trong nhà, lại đắp những khối lô nhô như dãy núi, giữa hồ có vài hòn non bộ đứng lặng lẽ... Đó là một khung cảnh u buồn. Trừ một trường hợp cần làm hài hòa các yếu tố theo quan niệm phong thủy khi đã lỡ sử dụng cầu thang xoắn.

* Nhưng vì sao hồ nước và hòn non bộ không nên đặt trong nhà?

- Theo quan niệm phong thủy, sông hồ, núi non phải giao hòa với trời đất thì mới hợp lẽ tự nhiên. Cho nên chỉ có thể đặt chúng ở ngoài vườn hoặc ngoài sân. Hợp lý nhất là đặt ở gốc sân đúng theo các hướng chính Bắc, chính Đông, Đông Nam.

* Người ta thường làm hồ nước theo nhiều hình dạng vuông, tròn...khác nhau, tuỳ theo sở thích của từng người. Nhưng làm theo hình dạng như thế nào thì hợp lý nhất?

- Hồ nước nên có những đường tròn chứ đừng làm góc cạnh. Nước trong hồ phải lưu thông. Không nên để một cái hồ tù đọng. Chúng ta nên sử dụng các thiết bị hút nước tạo dòng chảy hoặc phun lên cao.Lưu ý, nếu bạn muốn thiết kế một cái hồ có hình móng ngựa thì phải để cho phía lõm quay vào nhà. Không nên để phía lõm quay theo hướng ngược lại (hướng ra ngoài). Còn các loại hình khác thì hướng quay tùy ý, nhưng nhớ kỹ đừng bao giờ làm có góc cạnh.

* Còn hòn non bộ thì ra sao?

- Hòn non bộ không nên làm một hòn lẻ loi, không nên làm hòn chẳn như 2, 4, 6...Chỉ nên làm 3 hòn, 5 hòn, 7 hòn... Đó là về mặt số lượng. Ngoài ra nên nhớ không nên làm các hòn bằng nhau. Phải thiết kế có sự phân cấp lớn nhỏ. Điều này tương ứng như sự phân cấp trong gia đình bạn, mỗi người mỗi vai trò lớn nhỏ khác nhau.

* Ở trên có nói đến trường hợp chúng ta lỡ sử dụng cầu thang xoắn thì cơ cấu hồ nước như thế nào?

- Nhiều gia đình phải dùng một cái cầu thang xoắn vì không gian trong nhà chật chội hay đã lỡ thiết kế kiểu đó thì phải dùng hồ nước để làm trung hòa. Cầu thang xoắn là rất không tốt. Hồ nước dưới chân nó làm giảm bớt khí xấu. Bên dưới các bậc thang cần đặt một vài tấm gương, mặt xuống phía hồ nước.

* Nếu đã lỡ bố trí hồ nước, hòn non bộ ở trong nhà?

- Việc đó đâu có khó gì. Đơn giản là bạn chỉ phá bỏ đi thôi.

Hướng cầu thang hợp phong thuỷ

Nhà tôi xây đã rất lâu từ năm 2000, khi tôi chưa tìm hiểu về phong thuỷ nhà cửa, nay tôi được biết là hướng đi của cầu thang phải ngược chiều kim đồng hồ, phải được nằm bên tay trái mới phù hợp với quy luật phong thuỷ.

Nhà tôi, cầu thang lại thuận chiều kim đồng hồ. Vậy tôi phải làm sao, có cách nào để giúp tôi có thể yên tâm theo quy luật phong thuỷ được không? Tôi sinh năm 1971, nhà hướng đông nam, bếp đặt hướng đông nam, phòng ngủ đầu nằm hướng tây, gia đình hầu như luôn xảy ra những chuyện không hay.

Xin tư vấn giúp tôi làm thế nào để giảm bớt các vấn đề không may cứ liên tục xảy ra cho gia đình tôi được không? Treo bát quái hay làm bức bình phong...(Trần Khánh Linh).

Trả lời:

Để trả lời cho hướng nhà và vị trí đặt cửa, đặt bếp chúng tôi không thể trả lời được vì nội dung câu hỏi bạn đưa ra chưa đầy đủ.

Còn về cầu thang, việc bố trí đi ngược chiều kim đồng hồ có thể lý giải một cách khoa học là để lúc đi xuống bạn có thể vịn vào cầu thang bằng tay phải, tạo điểm tựa chắc chắn trong lúc đi lại. Nếu bạn đã bố trí cầu thang theo hướng ngược lại, bạn có thể làm thêm một tay vịn nữa ở bên trái để tạo hiệu quả tương tự như khi bố trí cầu thang đi ngược chiều kim đồng hồ.

Những chuyện không may của gia đình có nhiều nguyên nhân, không hoàn toàn chỉ vì xây nhà hoặc phong thuỷ. Bạn cần bình tĩnh, khách quan để tìm được nguyên nhân chính xác của sự việc từ đó mới có thể tìm được giải pháp. Về nguyên tắc, chỉ cần bạn bố trí các phòng ở hợp với điều kiện nắng, gió, không bị gió lùa, chiếu sáng và thông gió tốt, chỗ ngồi làm việc không bị quay lưng ra cửa, giường ngủ bố trí theo trục bắc - nam... là bạn đã thành công 60% cho việc sử dụng thuận tiện.

Việc dùng các vật dụng có ý nghĩa hoá giải phong thuỷ như chuông gió, khánh, bình phong, bát quái, gương... phải dựa trên mặt bằng bố trí phòng ốc của nhà bạn. Cần phải khảo sát và đánh giá lại vị trí các phòng ốc, bếp, vệ sinh đã đặt đúng hướng chưa, cần hoá giải như thế nào. Điều này chúng tôi không thể giải đáp chung chung từ xa cho bạn được.

Chúc bạn bình tĩnh và sáng suốt để tìm ra giải pháp tốt nhất cho căn nhà của bạn.

Lối ra vào thế nào cho tốt

Theo quan niệm phong thủy thì lối ra vào là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là sự định hướng cửa chính phải có đường đi thoáng, dễ dàng và sáng sủa. Các nhà phong thủy đã đưa ra một số lời khuyên dưới đây về lối ra vào ngôi nhà của bạn.

- Hãy dẹp bỏ những thứ cản địa trước cửa ra vào như cây cối, cột, vách tường...làm ảnh hưởng tới khí vận, cản trở may mắn, tài lộc và sức khỏe. Tuy nhiên cũng lưu ý: nếu cây cối ở khoảng cách an toàn với cửa thì lại trở nên thuận tiện trong việc bảo vệ ngôi nhà.

- Đường từ cửa đi ra ngoài thẳng hoặc mở rộng ra tạo cảm giác thoáng, thênh thang là tốt nhất. Cần lưu ý tránh để đường đi từ cửa chính thì lớn nhưng đi ra ngoài nhỏ dần lại vì sẽ rất khó đi, hơn nữa nó sẽ giới hạn nghề nghiệp và cả triển vọng tài chính của gia chủ.

- Nếu đường đi có bậc cấp thì phải lên xuống dần dần và không quá dốc. Cửa ra vào phải mở ra trên thềm rộng. Bậc cấp hẹp và dốc thì không giữ được tiền bạc, bậc thang từ trên đu xuống nhà thì xấu, làm người cư ngụ phải tranh đấu vất vả trong công sở. Để giải quyết trường hợp này người ta đặt đèn pha hay đèn từ sau nhà chiếu lên mái.

- Ở hai bên đường đi có thể trồng cây, chúng mang lại vi khí cho ngôi nhà. Cây cối cần được chăm sóc tươi tốt và xén tỉa cho gọn, đẹp, không cản trở đường đi.

Lối vào của năng lượng

Ở mỗi ngôi nhà, cửa ra vào tượng trưng cho sự tiếp cận không gian bên trong vớithế giới bên ngoài. Đồng thời, đó cũng là nơi mang lại các luồng khí và sự may mắn.

Cửa chính phải tính toán để hợp phong thủy. Ảnh: P2Homes.

Để hợp phong thủy, cửa chính phải được mở thông vào vị trí rộng nhất của căn phòng. Nhờ đó, luồng khí từ ngoài tràn vào sẽ dễ dàng luân chuyển khắp phòng. Cửa vào hẹp hoặc tối tăm thường tạo cho chủ nhân cảm giác bức bối, bất an. Nó còn làm cho vận may bị chặn lại.

Theo các chuyên gia phong thủy, chọn vị trí cửa vào rất quan trọng. Bạn không nên bố trí cửa của các căn phòng thẳng hàng nhau bởi khi mở cửa, khí sẽ bị kéo tuột đi rất nhanh. Để khắc phục nhược điểm này, bạn hãy treo những ngọn đèn rủ từ trên trần xuống. Đèn sẽ trở thành vật cản, làm giảm tốc độ lưu thông của khí. Nhờ thế, vận may cũng không bị trôi tuột đi.

Tương tự, cũng không thể bỏ qua vị trí cửa sau của ngôi nhà. Những cơ hội tài chính sẽ tới nếu cửa sau nhà bạn thông ra một con đường hoặc hẻm lớn. Có thể đặt tượng sư tử, chó săn hoặc cây cảnh hai bên cửa chính hoặc cổng vào nhà. Chúng tạo cảm giác bảo vệ, đồng thời cũng ngăn ngừa khí thoát ra ngoài.

Kích thước phù hợp của cửa chính

Cửa nên cân xứng với toàn bộ ngôi nhà, cũng như kích thước các phòng. Cửa quá nhỏ sẽ hạn chế luồng khí luân chuyển. Sức khỏe, tiền tài và hạnh phúc cũng bị ảnh hưởng. Ngược lại, cửa đi lớn làm ngôi nhà tích tụ quá nhiều luồng khí. Đối với các cửa vào phòng, kích thước 80 cm được coi là tài vượng. Không nên chọn cửa rộng hơn 90 cm vì như thế tài sản sẽ bị thất thoát.

'Ngoại hình' nhà ở theo phong thủy

Nhà ở cần chỗ mát mẻ, có dương khí. Một "ngoại hình" đẹp cho khuôn viên nhà phải có núi cao ở hướng đông (thanh long), có đồi thấp ở hướng tây (bạch hổ), có khoảng đất rộng và trống ở hướng nam (hồng phượng) và có cây to ở hướng bắc (hắc quy).

Nhà hướng chính đông - tây thì tốt hơn nam - bắc.

Nhà ở được "nước" hướng vào là tốt, còn quay lưng lại là xấu. Ngoài ra, lý thuyết phong thủy cho rằng căn nhà có điểm tốt phải có hình thể phân minh rõ ràng theo tứ linh "Long, Phụng, Hổ,

Quy". Biểu tượng "Long" là tốt nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu.

Nhà ở địa hình phía đông - tây dù không hoàn chỉnh (không có đủ các yếu tố thuận lợi) thì vẫn được coi là phù hợp. Trong khi đó, nếu ở phía bắc - nam, không hội đủ các yếu tố thuận lợi thì không nên kiến tạo nhà ở. Phía bắc nghiêng đông mà không hoàn chỉnh cũng không tốt, phía nam - bắ dài, phía đông - tây hẹp thì tốt còn ngược lại thì sẽ không tốt.

Nhà ở bốn phía nước chảy, đường sá giao nhau thì không thuận phong thủy. Nhà ở mà trước cửa không có ao hồ thì nên làm thêm ao hồ hình bán nguyệt. Thế nhưng, rất kỵ trường hợp có

hai hay nhiều ao hồ. Cây to trước cửa nhà cũng không tốt, không chỉ trở ngại ánh sáng lọt vào mà còn cản trở âm khí thoát đi. Khi làm nhà cũng nên tránh cửa chính nhìn thẳng vào góc nhà khác, cũng nên tránh cửa chính nhìn đối diện lối vào. Nhà ở cạnh đình chùa, miếu, đền... đều không tốt vì "góc ao đao đình". Đặc biệt tránh các góc cạnh của đình chùa, của những nhà lân cận, hay góc nhọn của ao vì "Sinh khí đi theo đường cong, sát khí đi theo đường thẳng".

Ngoại cảnh có tác động trực tiếp đến ngôi nhà cũng như mỗi thành viên cư ngụ trong đó theo nguyên lý của thuật phong thủy. Nó có ảnh hưởng rất rõ đến môi trường khí hậu, những hiện tượng mưa gió, sấm sét... của thiên nhiên.

Qua đó, chúng ta có thể quân bình theo luật tự nhiên nhằm tránh những rủi ro giúp căn nhà của bạn hài hòa với thiên nhiên mà không mất đi tính hiện đại.

Nhà tại ngã ba xấu hay tốt?

Nhiều người hay lo ngại khi nhà mua (hoặc đất xây nhà) nằm tại vị trí ngã ba, thậm chí nhà tại ngã ba luôn có giá thấp và khó giao dịch mua bán hơn vì tâm lý "bất an" đó. Thực chất nhà nằm tại ngã ba có bị xấu hay không?

Thực ra, về mặt phong thủy, không gian cư trú tại ngã ba có nhiều điểm cần xem xét chi tiết. Thứ nhất là sự tương quan giữa ngôi nhà và con đường đâm thẳng vào nhà. Nếu nhà lớn mà con đường đâm thẳng nhỏ hơn thì không đáng ngại (như các trung tâm thương mại rất hay nằm tại ngã ba, hoặc nhiều tòa dinh thự lớn khác cũng vậy). Trường hợp ngược lại, nếu con đường rộng theo kiểu "nuốt chửng" ngôi nhà thì nên làm tuờng che chắn hoặc trồng rào cây xanh dạng bình phong để giảm tác động trực xung của luồng khí.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có vị trí đắc địa, quảng trường rộng phía trước và ngã ba

Thứ hai là tương quan giữa con đường đâm thẳng và con đường chạy ngang (tức là đường mặt tiền của nhà). Nếu đường chắn ngang lớn hơn thì đường đâm thẳng sẽ giảm tác dụng. Ví dụ nhà nằm trên các xa lộ hoặc đường vành đai có con lươn chắn giữa thì dù phía bên kia có đường nhánh nào đâm thẳng cũng khó tác động được vào nhà.

Khi con đường chạy ngang trước mặt tiền công trình khá lớn thì tác động của ngã ba đâm thẳng không còn nữa.

Thứ ba là xem thử trên con đường đâm thẳng và đầu kia của nó có những công trình gì? Sự tốt xấu của những công trình này sẽ tác động vào ngã ba đó. Ví dụ dọc trên con đường đâm thẳng là một dãy phố khang trang buôn bán bình thường, các dãy nhà ở sạch sẽ, có cây xanh, có lộ giới nghiêm chỉnh thì luồng khí lưu thông dọc theo con đường đó cũng tốt hơn nhiều so với con đường có quang cảnh nhếch nhác, như bãi rác, có họp chợ lầy lội hoặc dọc hai bên đường là xí nghiệp, chuồng trại, đất hoang... Bởi nếu không tính đến yếu tố khác, thì "đường dẫn" này chỉ mang theo mùi xú uế, bụi bặm, tiếng ồn... cũng đủ cho ngôi nhà nằm tại ngã ba cuối đường phải chịu ảnh hưởng xấu!

Thứ tư là chiều dài của con đường đâm thẳng và chiều hướng lưu thông của xe cộ (giống như xem chiều nước chảy của dòng sông vậy). Đường đâm thẳng càng dài và lưu lượng xe cộ càng đông thì nguy cơ gây trực xung cho nhà ở ngã ba - xét một cách "hiện thực" nhất, là xác suất tai nạn giao thông - sẽ càng cao. Ngược lại, nếu đường nhỏ, ngắn thì sẽ giảm bớt hung khí, ít khả năng xảy ra tai nạn.

Có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên về phong thủy(?) trong quy hoạch của người Pháp trước đây, nhưng nếu ta quan sát Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn hôm nay sẽ thấy: Nhà thờ Đức Bà tuy nằm ở vị trí gặp mặt đường Đồng Khởi hướng thẳng trước mặt, nhưng thực ra chiều lưu thông xe cộ lại hướng từ công trình xuôi về phía bờ sông (khắc xuất); thêm vào đó, phía trước lại có hẳn một quảng trường cây xanh, rất thoáng đãng, các công trình chung quanh không lấn át, và do đó ảnh hưởng của ngã ba không còn nữa.

Thứ năm, như hai mặt của một vấn đề, có ngã ba xấu thì cũng có ngã ba tốt, vì chúng vốn là đường nhỏ không có xe lớn lưu thông và đầu đường là những công trình dân dụng sạch sẽ gọn gàng, không có công trình gây ô nhiễm. Những ngã ba như vậy thậm chí còn lợi hơn cả nhà bình thường, vì trước mặt nhà có khoảng rộng (minh đường giao tỏa) đảm bảo tầm nhìn và giao thông tốt hơn.

Như vậy, trên thực tế có rất nhiều công trình ở ngã ba mà vẫn an lành, thuận lợi cho việc ở cũng như kinh doanh, một phần là nhờ các mối tương quan nêu trên. Khi đô thị được chỉnh trang tốt, giảm ô nhiễm và có các khoảng xanh, lộ giới chặt chẽ thì hầu như không còn những ngã ba bất lợi nữa.

Phong thủy cho bếp ăn

Bếp được cha ông ta xem như có vai trò quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình. Dân gian ta còn thờ cúng các vị thần bếp hay Táo quân để cầu cho quanh năm gia đình được ấm no.

Căn bếp hiện đại với quầy bar.

Theo thuật phong thủy, bếp là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà, được ví như dạ dày của một cơ thể. Bếp cũng chính là nguồn tài lộc, quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình... Chính vì vậy, khi thiết kế xây dựng, chúng ta luôn quan tâm đến một gian bếp vừa đáp ứng được nhu cầu chế biến thức ăn với những trang thiết bị hiện đại, vừa là nơi ăn uống, thư giãn của cả gia đình. Ngoài yếu tố tiện nghi, bếp phải được xem xét ở các góc độ thẩm mỹ, kiến trúc và phong thủy.

Bếp cần luôn thoáng sạch cho không khí lưu thông.

Bếp tránh bị nhìn trực diện từ bên ngoài cổng hay cửa phòng khách hoặc đối diện nhà vệ sinh. Theo phong thủy, vị trí của bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi bị đường đi. Gian bếp lộ thì bất lợi về tài lộc cho chủ nhân. Bếp là nơi "hậu cung", phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà, tránh bị đối diện với cửa nhà hoặc gian phòng khách. Một quầy bar chắn giữa bếp và phòng khách vừa đảm bảo sự phân lớp không gian kiến trúc, vừa đảm bảo sự kín đáo cho bếp.

Những căn bếp hiện đại vẫn cần tuân theo các nguyên tắc về phong thủy.

Màu sắc gian bếp phải hài hòa theo phong thủy. Bếp là nơi đun nấu, là lửa, thuộc hành Hỏa, vì thế màu sắc thích hợp của bếp phải được xem xét theo bát quái. Bếp đặt ở góc đông bắc hoặc tây nam nên dùng màu vàng. Bếp đặt ở góc phía tây hoặc tây bắc nên dùng màu trắng, màu ghi. Bếp đặt ở góc phía đông, đông nam, hoặc phương bắc hợp với màu xanh. Bếp ở góc phía nam nên dùng màu vàng, màu ghi, kỵ màu đỏ vì phương này nếu hỏa quá vượng dễ sinh hỏa hoạn.

Theo phong thủy, bàn ăn hình tròn được xem là đẹp.

Bếp tránh đặt ngay dưới xà ngang, vì theo phong thủy xà ngang áp trên bếp chủ hao tài tốn của. Vị trí gian bếp nên đảm bảo ánh sáng hài hòa, tránh bị quá ẩm thấp, tối tăm, phải có cửa thông gió, khử mùi để không khí lưu thông.

Trong gian bếp của những căn nhà hiện đại thường bố trí bàn ăn ngay trong khu vực bếp. Bàn ăn nên được thiết kế với hình dạng cơ bản, đầy đặn để tạo cảm giác ấm cúng khi ăn. Tránh những hình dạng tam giác, góc nhọn hoặc hình thù kỳ dị.

Phong thủy cho căn hộ chung cư

Đặc trưng của chung cư là vừa tách bạch phần riêng lại vừa phụ thuộc phần chung, ảnh hưởng giữa các căn hộ của toàn khối nhà với nhau. Do vậy, các yếu tố phong thủy vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản của nhà truyền thống nhưng vẫn có các khác biệt cần điều chỉnh linh hoạt.

Nhà chung cư thường chọn giải pháp không gian kết hợp giữa khách và bếp thành không gian sinh hoạt chung. Ảnh: Hoàng Hà

Xem thế

Nên xem chung cư như một ngôi nhà lớn có nhiều phòng, nhiều tầng. Ngôi nhà ấy cần có được các thuận lợi về phong thủy như hướng tốt, đón gió mát, tránh nắng gắt, có khoảng lùi tương xứng với đường giao thông để giảm Xung sát bên ngoài xâm nhập vào không gian căn hộ. Cũng như những ngôi nhà độc lập, chung cư cần có khoảng Minh đường khoáng đạt phía trước, tốt nhất nên là một khu vực cây xanh, công viên nhỏ làm chỗ vui chơi, nghỉ ngơi cho cư dân, đồng thời là khoảng lùi, tạo tầm nhìn tốt cho người bên ngoài khi tiếp cận. Một chung cư có phong thủy tốt cũng nên có khoảng cách hài hòa giữa các khối nhà, cần tránh hình thành vùng Sơn xuyên (khe hẹp tạo gió hút do nhà cao tầng làm quá gần nhau).

Chọn hướng nhà

Hướng của chung cư là hướng thẳng góc với mặt cửa ra vào chính của chung cư, các lối giao tiếp khác được coi là hướng phụ. Chung cư có mặt dài quay về hướng nam hoặc lân cận nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định (mặt phía bắc). Các cạnh ngắn (đầu hồi) quay về hướng xấu sẽ giúp giảm thiểu những căn hộ bên trong chịu ảnh hưởng nắng tây và gió nóng. Đối với những chung cư bị phơi mặt dài ra hướng đông tây, cần có giải pháp che nắng như tạo hành lang hay lam che nắng. Khi các dãy chung cư nằm kề nhau cần chú ý đến độ lệch của các khối nhà để không cản gió và che khuất tầm nhìn. Căn hộ tốt là căn hộ có cửa sổ các phòng quay mặt ra hướng tốt, có những điều kiện sinh môi hợp gia chủ. Những chung cư cũ dùng kiểu hành lang giữa kéo dài thường rất hay bị tối tăm và gió lùa. Chú ý cửa sổ của các căn hộ không nên nhìn vào cửa sổ căn hộ khác (tầm nhìn xuyên thấu và gió lùa xuyên phòng) mà nên bố trí nhìn được ra cảnh quan bên ngoài.

Chọn theo nhân khẩu trạch mệnh

Tầm nhìn cũng là một phần quan trọng khi chọn căn hộ chung cư. Ảnh: Hoàng Hà

Khi chọn mua căn hộ chung cư, các yếu tố cần quan tâm là sự thông thoáng, tầm nhìn, tiện ích... sau đó tùy theo nhân khẩu mỗi gia đình mà phân bổ phòng ốc hợp với đặc tính và mệnh trạch của các thành viên cư trú. Thông thường, diện tích căn hộ không rộng rãi để làm nhiều phòng riêng như nhà phố, do đó mỗi căn hộ cần tận dụng tối đa các diện tích chung (như phòng khách, bếp có thể kết hợp thành không gian ăn - sinh hoạt chung - giải trí...). Trường khí của căn hộ được quyết định bởi các không gian chung này. Sau không gian chung (Động - Dương), cần bố trí tiếp đến các không gian riêng (Tĩnh - Âm) trên nguyên tắc cân bằng Âm Dương và tránh ngăn chia quá nhiều gây ngột ngạt.

Tránh khiếm khuyết

Thứ nhất là Trực xung cầu thang - hành lang. Cửa chính của căn hộ nằm cuối hành lang hoặc miệng cầu thang đổ vào sẽ thường bị gió lùa mạnh. Thứ hai là Trực xung do đường bên ngoài, căn hộ ở tầng thấp mà kế trục đường giao thông sẽ bị nhân Hung khí và ồn ào. Thứ ba là Trực xung đối môn, cửa chính của hai căn hộ gần và trực diện nhau khiến nhà này bước ra đụng nhà kia. Trong các trường hợp vừa nêu, giải pháp khắc phục là bố trí bình phong bên trong (có thể là chậu cây, vách kính...) để ngăn gió lùa, giảm Trực xung mà không phải đảo cửa, phá vỡ kết cấu chung.

Nếu căn hộ bị khiếm khuyết như vát góc, cột lớn lọt vào phòng... thì cách giải quyết dựa trên nguyên tắc cân bằng Âm Dương - Hình Thể. Các góc phòng bị thiếu thì nên dùng đồ vật hoặc gương soi để bù lại. Kết hợp dùng tủ kệ, hồ cảnh hay chậu cây giúp che chắn cũng như tạo cân bằng Khí tốt.

Tạo lập trường chung và riêng

Nhà chung cư thường được tính diện tích khá sát theo tiêu chuẩn nhân khẩu sử dụng, do đó bài trí nội thất phải tận dụng các không gian đa năng để giảm thiểu việc ngăn chia manh mún. Chính các không gian chung - đa năng sẽ quyết định Trường khí toàn căn hộ có tốt hay không. Khởi đầu từ Trung cung của căn hộ, xem theo cấp độ Môn - Táo - Chủ, thứ tự ưu tiên để bài trí căn hộ, bắt đầu là cửa chính - bếp rồi đến chỗ ngủ và làm việc của chủ nhân. Phần Môn ở chung cư thường là cố định, Táo cũng xác lập vị sẵn, có thể xoay hướng bếp. Còn lại phần Chủ là có thể chỉnh sửa theo trạch mệnh của gia chủ để đón nhận được sinh khí và giảm các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Giường nằm và bàn làm việc chủ nhân nên đặt ở vị trí quay về các hướng tốt để đón dương quang và gió lành.

Phong thủy cho khoảng sân nhỏ của bạn

Nếu khoảng sân, vườn nhà bạn tối bưng sẽ không mang lại sự hòa điệu, tĩnh lặng của thiên nhiên cho bạn; ngược lại sẽ "hấp thụ" nhiều hơn những "rắc rối", "bực bội" cho chủ nhân.... Hãy tham khảo những gợi ý sau để tạo cho mình một khoảng sân vườn thật "như ý".

1. Hãy treo một chuông gió

Theo phong thủy, chuông gió mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho chủ nhân ngôi nhà. Tiếng chuông gió cũng mang lại những âm thanh vui tai.

2. Hãy làm tròn những góc cạnh

Những góc cạnh vuông vức và sắc bén không tốt cho phong thủy, cũng như làm cho chủ nhân ngôi nhà thêm "căng thẳng, áp lực". Lối đi uốn khúc quanh co sẽ mang lại cho bạn một nguồn năng lượng tích cực, sự thanh thản và cân bằng cho tâm hồn. Hoặc, bạn có thể sử dụng các viên đá được bo tròn hơn các góc cạnh.

Những đường cong trong sẽ mang lạinhững nét mới cho sân vườn nhà bạn.

3. Tô thêm sắc cho khoảng sân, vườn

Những sắc màu sáng không chỉ mang lại một bầu không khí tươi vui mà còn giúp kích hoạt tinh thần, làm cho tâm trạng của chủ nhà vui vẻ, phấn chấn hơn. Hãy chọn trồng những loại hoa màu sáng, rực rỡ như đỏ, cam, vàng. Nếu bạn thiên về một không gian êm đềm, nhẹ nhàng hơn, có thể chọn gam màu sáng nhẹ như xanh dương, trắng, hồng...

Cây kiểng và hoa giúp cho sân vườn thêm phần sinh động.

4. Hãy thêm chút "thủy" để tạo không khí mát mẻ

Nước tượng trưng cho cuộc sống và sự xa hoa, giàu có. Khi xung quanh ta được "bao phủ" bởi nước, chúng ta sẽ cảm thấy tinh thần nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Bạn có thể đặt một hòn non bộ nhỏ hay một đài phun nước trong khoảng sân nhà bạn. Hãy chắc rằng bạn luôn giữ được cho làn nước luôn trong và sạch sẽ.

Hồ nước - Một phần không thể thiếu trong thiết kế sân vườn.

5. Thắp sáng khoảng sân nhà bạn

Nếu khoảng sân, vườn nhà bạn tối bưng sẽ không mang lại sự hòa điệu, tĩnh lặng của thiên nhiên cho bạn; ngược lại sẽ "hấp thụ" nhiều hơn những "rắc rối", "bực bội" cho chủ nhân. Hãy cắt tỉa bớt cây cối để tạo những khoảng thoáng, để ánh nắng mặt trời chói rọi nhiều hơn vào ban ngày. Vào ban đêm, nếu góc vườn nhà bạn quá tối, hãy thắp lên vài ngọn đèn trên cây.

Sân vườn nên thông thoáng để đón ánh sáng nhiều hơn

Phong thủy cho khu tiền sảnh

Tiền sảnh không chỉ là nơi đón tiếp mà còn là khoảng ngăn cản hữu hiệu các xung sát từ bên ngoài tác động vào, cũng như làm một điểm nhấn riêng biệt của mỗi ngôi nhà.

Dùng mái phụ để che tiền sảnh, tạo khoảng giao tiếp gần gũi. Ảnh: Nhà Đẹp

Phong thủy quy định tiền sảnh phải tương ứng với quy mô của nhà, tương tự với cửa là chỗ nạp khí. Nhà lớn mà lối vào nhỏ hoặc không có tiền sảnh thì dễ bị tán khí. Nhà nhỏ mà tiền sảnh rộng quá thì lãng phí diện tích. Khi nhà cao, bề thế, tiền sảnh có thể dùng thêm mái phụ, hạ thấp xuống để giới hạn phạm vi vùng đệm, tạo sự gần gũi hơn (khác với tiền sảnh nơi công cộng thường cao rộng để đón nhiều người).

Ở xứ nhiệt đới, tiền sảnh thường không có cửa hoặc tường, và nó còn đóng vai trò như một nơi tiếp khách tạm. Trong tiền sảnh thường kết hợp chỗ để giày dép, mũ nón, áo mưa, đồng hồ điện nước... để thuận tiện trong sử dụng và giảm "áp lực" cho phòng khách bên trong.

Về hình sáng và màu sắc, tiền sảnh có thể bố trí theo nguyên tắc Ngũ hành tương sinh để thêm sinh khí, theo quan niệm phong thủy. Ví dụ nhà có dáng vuông vức (thuộc hành Thổ) thì mái vào tiền sảnh nên dùng mái làm hình nhọn (hành Hỏa) để Hỏa sinh Thổ. Hoặc nhà sơn màu xanh dương (thuộc hành Thủy) thì tiền sảnh - mái đón có thể sơn màu trắng (hành Kim) để Kim sinh Thủy. Gặp trường hợp lối vào nhà bị góc nhọn, vát xéo (hành Hỏa) thì có thể đặt non bộ, gương soi (Thủy) để khắc bớt Hỏa. Khi tiền sảnh thuộc dạng dài (hành Mộc), có thể dùng các mảng gạch trang trí thô, điểm nhấn vuông (hành Thổ) để tạo hành tương khắc, giảm bớt cảm giác hun hút.

Phong thủy công ty và cơ sở kinh doanh

Từ xa xưa, người Trung Quốc đã rất tin tưởng và dành nhiều thời gian nghiên cứu thuật phong thủy. Không chỉ xem phong thủy khi xây nhà, các doanh nhân Trung Quốc thường thiết kế các tòa cao ốc của mình hoặc xây dựng văn phòng có hình dáng, cách bài trí phù hợp với phong thủy.

Thực chất, phong thủy là bộ môn khoa học về môi trường sống và cách kết hợp các nhân tố tự nhiên như đất, nước... Trong kinh doanh, kiến thức phong thủy giúp doanh nhân xây dựng nhà xưởng, bố trí phòng ban, sắp xếp môi trường làm việc... một cách tốt nhất. Chính vì thế, ngày nay, rất nhiều doanh nhân chú trọng đến vấn đề này.

Chúng tôi sẽ giúp bạn có được một căn phòng làm việc hấp thu linh khí trời đất, mang lại tài lộc.

Vị trí phòng ốc

Phòng làm việc của người quản lý hoặc chủ doanh nghiệp nên đặt ở trung tâm tòa nhà để tạo thế vững chắc. Nên xây theo hình vuông hoặc hình chữ nhật và đặt xa cửa ra vào.

Riêng các phòng ban khác, bạn có thể bố trí như sau:

- Phòng nghiên cứu ở hướng Đông - Bắc, tượng trưng cho kiến thức.

Phòng làm việc của người quản lý hoặc chủ doanh nghiệp nên đặt ở trung tâm tòa nhà để tạo thế vững chắc.

- Phòng tài vụ nên ở hướng Đông - Nam, trang trí thêm bể cá, tượng trưng cho tiền tài.

- Phòng tiếp thị ở hướng Nam, tượng trưng cho danh vọng.

- Phòng Quản trị và Kế hoạch ở hướng Tây sẽ kích thích óc sáng tạo của nhân viên.

- Phòng Kinh doanh ở hướng Tây Bắc tạo nhiều thuận lợi cho việc mua bán.

Sắp đặt nội thất

Bàn nên có hình bầu dục, tạo vẻ hài hòa.

-Bàn làm việc cũng quan trọng không kém trong việc chi phối hoạt động của doanh nhân. Bàn nên có hình bầu dục, tạo vẻ hài hòa. Vị trí ngồi làm việc không nên quay lưng ra cửa. Bạn hãy sắp xếp sao cho các chỗ ngồi có thể quan sát khắp phòng và kiểm soát được người ra vào.

- Sau lưng chỗ ngồi không nên có cửa sổ nhưng nên có vách tường hoặc bức họa núi non để tạo điểm tựa.

- Cửa sổ hướng ra khoảng không bao la, vườn cây xanh tốt... sẽ mang nhiều vận may cho việc kinh doanh.

- Xây hòn non bộ và hồ nước có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, tượng trưng cho sự thịnh vượng. Các dòng suối nhỏ nên chảy từ Bắc xuống Nam vì hướng Bắc liên kết với hành Thủy, tăng tài lộc.

- Không nên trang trí các vách tường với gương phản chiếu. Chúng sẽ tạo "sát khí" với ánh sáng chói lòa, làm mất cân bằng âm - dương. Ngoài ra, cầu thang không nên đặt ở hướng Tây Bắc hoặc đối diện với cửa ra vào.

Mua bán nhà đất 'cậy' thầy phong thủy

Thương vụ mua căn nhà trên phố Phan Đình Phùng (Phú Nhuận, TP HCM) gặp chút trục trặc, lo sẽ không xong, bà Hạ dành cả buổi chiều đến chùa hỏi ý kiến sư thầy để xin quyết định mua vào hay bỏ qua món hàng này.

Hòa thượng trụ trì chùa bận tiếp khách đã hẹn trước, lại sắp đến giờ tụng kinh nên từ chối không gặp, bà Hạ đứng trước cửa chùa kể lể, hỏi vọng vào trước con mắt kinh ngạc của nhiều phật tử. "Nó đã hứa bán cho con rồi lại thôi, bẵng đi một thời gian giờ lại đòi bán. Thầy giúp con xem có nên mua hay không. Con thấy việc này phiêu lưu quá nên cậy thầy xem phong thủy", bà Hạ tha thiết khẩn cầu.

Cuối cùng sư thầy phải bước ra cương quyết mời bà Hạ về với lời khuyên: "Những chuyện mua bán này thí chủ phải tự quyết định lấy", người phụ nữ này mới chịu rời đi nhưng vẫn lầm bầm chuyện mua bán dở dang của mình.

Đây không phải là trường hợp hy hữu "xin ý kiến về phong thủy" trong việc mua bán nhà đất. Câu chuyện của anh Lâm, một nhà đầu tư chuyên mua đi bán lại và môi giới địa ốc tại TP HCM, hễ đi ký hợp đồng mua nhà hay thu gom đất dự án đều mặc áo vàng, có phần khôi hài hơn.

Theo nhân viên của nhà đầu tư này, sở dĩ sếp giữ thói quen hơi lạ đời vì ông ấy mạng kim, được khuyên áp dụng phong thủy bằng cách mặc áo màu vàng (Thổ) khi đi ký kết hợp đồng thì mọi thương vụ đều thành công tốt đẹp (Thổ sinh Kim). "Không những thế, nhà sếp cũng sơn màu vàng để việc làm ăn được vượng phát", người nhân viên tiết lộ.

Một khu căn hộ tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng được thiết kế thoáng 4 mặt, theo phong thủy được giải mã là thoáng khí, nhận nhiều ánh sáng và luồng khí đối lưu. Ảnh: Đức Quang.

Nhiều trường hợp các vụ thương lượng nhà đất, ký kết hợp đồng, tổ chức lễ động thổ không chỉ có hai bên mua và bán mà ở giữa còn có một "chuyên gia" am hiểu phong thủy làm tư vấn. Thông thường, sự can thiệp này chỉ dừng lại ở việc phân tích tuổi tác của gia chủ, hướng nằm của ngôi nhà, màu sắc trong ngoài, không gian trước và sau căn hộ, cửa nẻo, nhà bếp, ngày động thổ...

Không những thế, khi rao bán nhà ở cá thể và căn hộ, đất nền dự án, các chủ đầu tư đều khéo léo "đánh đòn tâm lý phong thủy" bằng các chiêu căn hộ có view đẹp, lộng gió thông thoáng, hướng ra sông, nằm bên bờ hồ, nhiều cửa sổ... để thu hút sự chú ý của "thượng đế".

Theo ước tính của đại diện một đơn vị tư vấn và thiết kế kiến trúc, đối với người mua và xây nhà đất để ở, cứ 10 người thì có đến 7 khách hàng chú trọng đến vấn đề này. Trừ trường hợp người mua đi bán lại mới không quan tâm nhiều đến phong thủy mà chỉ chú ý đến địa thế phía trước và sau nhà.

Thông thường, điều mà khách hàng mua nhà cửa quan tâm nhất vẫn là tuổi tác của gia chủ và hướng mà căn nhà xoay mặt ra, cứ 10 trường hợp lại có trung bình 8 chủ nhà quan tâm đến việc này.

Dự án nằm gần bờ sông thường được giải thích theo phong thủy là đón nhiều vượng khí.

Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc sàn ACBR Phạm Văn Hải cho biết: "Phong thủy ít nhiều ảnh hưởng đến việc kinh doanh nhà đất, đây là một trong những nghiệp vụ khá cơ bản hầu hết nhân viên môi giới tại sàn phải nắm rõ để hỗ trợ khách hàng có nhu cầu".

Theo ông Hải, đây không phải là hiện tượng mê tín dị đoan mà là đời sống tâm linh của khách hàng, cần được tôn trọng. Chính vì vậy, các nhân viên môi giới đều có bảng hướng dẫn về đặc điểm này vì trong một số trường hợp đặc thù phong thủy ảnh hưởng 5-10% giá trị bất động sản.

Lãnh đạo sàn ACBR lấy ví dụ, nhà dự án hướng ra công viên có giá cao hơn 5-10% các căn ở vị trí bình thường. Tương tự, dự án quay mặt ra sông, có hồ nước lớn bên cạnh hoặc 4 mặt thông thoáng sẽ đắt hơn 10% so với dự án bị nhà khác che khuất tầm nhìn.

Tuy nhiên theo ước tính của ông Hải, trừ trường hợp mua để ở khách hàng xem kỹ phong thủy, còn lại người mua đi bán lại chỉ chiếm 3-4%. Riêng những trường hợp khách hàng quá cực đoan trong chọn lựa theo phong thủy, ông Hải cho rằng, giao dịch loại này chiếm tỷ lệ thành công rất thấp.

Một chuyên gia bất động sản cho rằng, phong thủy là tổng hòa các mối quan hệ văn hóa, hình dáng căn nhà, không gian sống, tâm linh của cá nhân và xã hội. Nếu xây dựng đúng phong thủy, không chỉ tạo vẻ ngoài thông thoáng, trang nhã cho ngôi nhà, tiện lợi sinh hoạt bên trong mà còn làm tăng giá trị bất động sản. "Tuy vậy, không nên quá đặt nặng phong thủy mà làm cho sản phẩm bất động sản bị gò ép theo các khuôn mẫu lý thuyết. Cần hiểu đây là khoa học thể hiện vẻ hài hòa tạo sự thoải mái chứ không phải dựa trên ý chí chủ quan của "thầy bà" thiếu cơ sở khoa học", ông nói.

Phòng vệ sinh bài trí hợp phong thuỷ và những điều kiêng kỵ

Phong thuỷ hiện đại cũng đề ra những đặc thù riêng cho khu vệ sinh, khác với những quan niệm cũ và nêu bật tầm quan trọng hàng đầu của khu vệ sinh tương đương với hệ thống cửa (Môn) và bếp (Táo) trong ngôi nhà đương đại

Trong ngôi nhà truyền thống Việt Nam trước đây, khu vệ sinh đã có sự tách bạch khô - ướt, bẩn - sạch, dẫn đến nhà tắm thường không ở chung một chỗ với nhà xí. Một số nơi trên thế giới còn tổ chức thành nhà tắm công cộng (như ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc) và nâng việc tắm rửa thành một nghi thức, một thú vui thiết thân chứ không chỉ là tẩy rửa cho cơ thể thanh sạch. Phong thuỷ hiện đại cũng đề ra những đặc thù riêng cho khu vệ sinh, khác với những quan niệm cũ và nêu bật tầm quan trọng hàng đầu của khu vệ sinh tương đương với hệ thống cửa (Môn) và bếp (Táo) trong ngôi nhà đương đại

Một ví dụ về trang trí ốp lát phòng vệ sinh theo đặc trưng hành Thuỷ

Nhất vị nhị hướng

Trong bài trí không gian hợp phong thuỷ, có được vị trí phù hợp thì sẽ dễ dàng xoay chuyển phương hướng và bố cục. Theo nguyên tắc toạ hung thì khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, các hướng bất lợi về khí hậu và phối hợp được ngũ hành, âm dương. Ví dụ, hướng bắc thuộc hành Thuỷ, hướng tây và tây bắc thuộc hành Kim, do Kim sinh Thuỷ nên những hướng này phù hợp đặt khu vệ sinh (vốn thuộc Thuỷ). Về mặt khí hậu, các hướng này có nhiều nắng gắt và ở cuối hướng gió (so với hướng gió chủ đạo của nước ta là nam và đông nam) nên phòng tắm đặt tại đây sẽ vừa giúp đón được bức xạ nhiệt giúp luôn khô ráo lại vừa không gặp phải gió đột ngột khi mới tắm xong. Thậm chí khi nhà có mặt tiền là hướng tây nắng gắt, có thể đưa phòng tắm trên lầu ra phía trước nhằm tạo nên không gian đệm che chắn bớt nóng nực cho phòng bên trong cũng như hình thành mảng khối đặc - rỗng (âm - dương) cho mặt tiền nhà. Tất nhiên, cách đặt này cần lưu ý phòng vệ sinh không "đè" lên trục cửa ra vào chính, hay đi đường ống thoát nước xuống cạnh các chỗ ngồi trang trọng tại phòng khách

Việc xem xét hướng đặt phòng vệ sinh cũng cần chú ý đến hướng mệnh trạch của gia chủ, dân gian gọi là cách "dĩ độc trị độc" để hung gặp hung hoá cát, đặt khu vệ sinh vào vị trí xấu sẽ hợp hơn là đặt vào vị trí tốt.

Vài điều kiêng kỵ

Tranh ảnh có tác dụng thư giãn và tạo điểm nhấn cho không gian phòng vệ sinh vừa và nhỏ

Một số sách vở và truyền tụng dân gian có thêm những lời khuyên mang tính kiêng kỵ khi bố trí khu vệ sinh, có thể lý giải dưới góc độ khoa học và kiến trúc như sau:

a. Tránh đặt khu vệ sinh lên trên đầu bếp hoặc tránh nằm ngủ dưới phòng vệ sinh: khi phòng vệ sinh nằm vào vị trí hung thì dĩ nhiên không gian kề cận cũng nằm trong hệ thống liên quan như đường ống, hộp kỹ thuật, thông thoáng, lối đi... cho nên các phòng vệ sinh trên dưới thẳng hàng nhau thì hợp lý về phương vị hơn. Nếu đưa bếp (Hoả) vào khu có Thuỷ bên trên thì sẽ gặp xung khắc ngũ hành. Còn vị trí giường ngủ luôn cần toạ cát nên không thể trùng phương vị toạ hung của khu vệ sinh được.

b. Kiêng kỵ mở cửa phòng vệ sinh thẳng với cửa chính, lối vào chính của nhà: điều này ngoài ý nghĩa về giữ gìn thẩm mỹ, che chắn tầm nhìn, còn liên quan đến trục dẫn truyền khí trong nội thất. Thay vì mở cửa trực xung đối môn như vậy rất dễ gây gió lùa thì có thể đặt bình phong hoặc tạo vách ngăn che chắn nếu như không thể xoay chuyển cửa được.

c. Kỵ đặt phòng vệ sinh ngay trung cung của nhà: vì phần trung tâm của mọi cuộc đất - ngôi nhà vốn thuộc Thổ (khắc Thuỷ), là nơi trang trọng và đòi hỏi sự cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng và trang nghiêm nhất (nhà xưa luôn đặt bàn thờ tại trung cung). Nếu đặt phòng vệ sinh tại trung cung thì vừa làm hỏng nội khí của nhà, vừa bất lợi cho khu vệ sinh vì rất khó thông thoáng, đồng thời khu vệ sinh cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các công năng khác.

Tiện nghi và kỹ thuật

Tuy hiện nay đa số gia đình làm nhập chung cả ba tiện nghi tắm - lavabo - bàn cầu trong một phòng vì những hạn chế về diện tích và kinh phí, nhưng tốt nhất là nên tách riêng chúng ra nếu có thể bằng những cách ngăn chia "cứng" - như xây tường, làm vách kính - hoặc "mềm" như dùng rèm che, cửa lùa...

Trong khu vệ sinh, chỗ tắm thường bị tụ ẩm nên cần đánh dốc thoát nước tốt và mở được cửa sổ ra ngoài để thoáng khí và dẫn dương quang (ánh sáng mặt trời) vào nhiều hơn. Nếu muốn tách phần tắm với khu vệ sinh, có thể dùng khung cửa kính, vách di động nhằm tạo một trường khí riêng. Đơn giản hơn chỉ cần dùng tấm vải nhựa không thấm nước với ray kéo trên cao sẽ giúp kín đáo và tránh nước rơi vãi ra sàn. Những màu sắc dịu đem lại cảm giác thư giãn (như tông màu trắng và xanh thuộc các hành Kim, Thuỷ và Mộc là ba hành tương sinh với Thuỷ). Những màu đậm và ấm cũng có thể sử dụng cho phần nền và tường, nhưng hạn chế dùng màu chói lọi hoặc quá tương phản trong khu vệ sinh vì tính thư giãn nhẹ nhàng luôn cần được tôn trọng.

Hệ thống nước phòng tắm cần luôn thông suốt, nếu có sự cố phải sửa chữa ngay, tránh tình trạng nước bị rò rỉ, thất thoát, bởi nước sinh hoạt cũng chính là nguồn khí trong nhà. Cửa khu vệ sinh hay chỗ đặt lavabo có thể nhìn thấy từ cửa chính, nhưng chỗ tắm và bàn cầu thì không nên, bởi tính riêng tư và kỵ trực xung của khu vực này. Nếu không tránh được, đặt thêm mành chắn, bình phong gỗ hay cây xanh để ngăn tầm nhìn từ cửa chính vào.

Phong thủy phòng khách ngày Tết

Theo phong thuỷ, vị trí vượng khí của ngôi nhà nằm ở phòng khách, tập trung nhiều tại vị trí góc đối chéo với cửa chính. Để tăng thêm vận khí, tại không gian này nên đặt cây cảnh có màu xanh để hỗ trợ cho vận thế của ngôi nhà, nhất là trong dịp Tết.

Trong bố cục ngôi nhà, phòng khách có vị trí quan trọng nhất. Phòng khách cũng là không gian đáng quan tâm nhất trong những ngày lễ Tết. Khi bố trí bàn ghế trong căn phòng này, ngoài yếu tố hình dáng hay kích thước, bạn còn phải chú ý đến những yếu tố phong thủy.

Không nên treo hình thú dữ, trưng bày binh khí (gươm đao) trong phòng khách, nhất là dịp Tết. Ảnh: FH

Cần lưu ý ghế trong phòng không nên bố trí quay lưng ra hướng cửa chính, mà ngược lại, nên đặt vị trí người ngồi hướng ra cửa để khách đến nhà cảm nhận được sự chào đón. Người ngồi ở vị trí này còn không bị giật mình khi có người đột ngột bước vào nhà.

Phòng khách nhất thiết phải tạo không khí thân mật, hoà thuận và đoàn kết. Hình tròn trong phong thuỷ tượng trưng cho sự hài hoà, thống nhất, cho nên khi trang trí bằng các vật dụng có kiểu dáng hình tròn sẽ có tác dụng hỗ trợ thêm hòa khí. Nếu bàn ghế không "tròn", hãy cố gắng làm mềm những góc nhọn bằng cách trải khăn hay đặt chậu cây cảnh xung quanh...

Nên chọn ghế ngồi có chỗ dựa lưng hoặc dạng ghế bành êm ái. Những kiểu ghế này mang lại tính che chở, nâng đỡ cho người ngồi. Tránh kê bàn ghế quá gần nhau để luồng khí có thể lưu thông dễ dàng. Nên chọn bàn ghế có màu sắc tươi sáng, mang lại cảm giác dồi dào sinh khí cho năm mới.

Không nên treo hình thú dữ, trưng bày binh khí (gươm đao) trong phòng khách, nhất là dịp Tết. Tranh để treo trong phòng khách tốt nhất là các bức hoạ sơn thuỷ, hoa cỏ xanh tươi, hạc, phượng hoàng... là những biểu tượng cho sự cát tường, thịnh vượng. Nếu trưng bình binh khí trong phòng khách sẽ khiến ngôi nhà mang nặng sát khí. Nếu gia chủ muốn treo hình của cọp beo, chim ưng... để bảo vệ gia trạch thì phải chú ý hướng đầu của chúng ra phía cửa. Không để đầu của chúng quay vào trong để đề phòng chúng quay lại uy hiếp chính người nhà của mình.

Trần của phòng khách nên có màu nhạt vì theo phong thuỷ trần nhà phòng khách tượng trưng cho trời, nền nhà tượng trưng cho đất. Màu sắc của trần nên nhạt còn nền nhà lại có màu sắc đậm hơn để phù hợp với ý nghĩa "trời nhẹ, đất nặng". Màu sắc trong phòng khách mang ý nghĩa chủ đạo, có tác dụng điều hoà tất cả màu sắc trong ngôi nhà. Màu sắc của phòng khách phải phù hợp với phương hướng của phòng. Màu sơn vách tường trong phòng khách phải khéo léo hết hợp được với ánh sáng đèn làm phòng khách trở nên sáng sủa mới có thể đem lại thịnh vượng may mắn cho gia đình.

Bố cục của phòng khách với cửa phòng nhìn về hướng đông là lý tưởng nhất. Những vật gia dụng to lớn nặng nề đặt ở phía nam, khoảng trống ở phía tây là hợp lý nhất.

Phong thủy tốt giúp khỏe mạnh

Bố trí, sắp xếp các vật dụng trong nhà đúng phong thủy cũng có thể giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn luôn có thân hình gọn gàng và tràn đầy sức sống.

Tránh để người bước vào cửa chính nhìn thấy nhà bếp. Nếu không thể thay đổi điều này, cố gắng tạo điểm nhấn ở một góc nhìn khác trong phòng khiến ánh mắt người bước vào cửa không tập trung ở khu bếp. Một giải pháp là sử dụng các tấm rèm vải mà các cửa hàng ăn uống tại Nhật Bản thường sử dụng ở cửa, không tạo sự ngăn cách rõ rệt, nhưng vẫn có thể đánh lạc hướng tầm mắt.

Có thể sử dụng khăn trải bàn hoặc các tấm lót trên mặt bàn màu đen, có tác dụng giảm bớt hoạt động ăn uống. Gam màu đen cùng xanh dương được dùng ở khu vực xung quanh nơi đăt tủ lạnh cũng đem lại tác dụng tương tự.

Dọn dẹp, làm mọi không gian trở nên sạch sẽ. Hãy tạo thói quen mò mẫm vào những nơi mà bạn thường xuyên tránh lâu nay. Hoạt động sẽ là cách để bạn vận động nhiều và chắc chắn sẽ làm giảm cân.

Với những người theo đạo Thiên chúa, đừng quên cầu nguyện trước mỗi bữa ăn. Nếu bạn không theo đạo, hãy nghĩ đến một số việc trong lương lai trước khi ăn. Tỉnh táo vào những thời điểm trước bữa ăn có thể giúp bạn có được thói quen giảm ăn, khi mà thân thể quá trọng lượng cho phép. Điều này sẽ khó khăn trong thời gian đầu, nhưng lâu dần sẽ trở thành thói quen.

Sử dụng gương trong nhà bạn để tạo năng lượng cho cơ thể và để cơ thể luôn ở trạng thái chuyển động. Có thể bạn sẽ giữ được mình khi đi qua nơi bàn ăn. Nếu bạn ở trong phòng tập thể dục, hãy nghĩ đến số lượng gương ở bên trong. Bây giờ, hãy nghĩ đến việc bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu không có gương ở trong đó. Một cách khác là đặt một vài đồ dùng bằng kim loại ở những không gian mà khi bước vào bạn thường xuyên có cảm giác buồn ngủ.

Đỏ là gam màu rất năng động, có tính chất kích thích cao. Sử dụng màu đỏ ở những khu vực xung quanh bạn với ý định giữ phong độ cho cơ thể và năng lượng của bạn có thể cũng sẽ mang lại lợi ích.

Phong thủy với đồ trang trí

Khi phong thủy cơ bản (hướng, nắng, gió...) đã ổn định, hãy chú ý đến các chi tiết "hoàn thiện mềm", trong đó có các đồ trang trí, để tạo nên một không gian sống hoàn hảo.

Khác với đèn chiếu sáng cơ bản, đèn trang trí (đèn chùm, đèn rọi tranh, đèn cây đứng...) thường nên mua sau khi đã hoàn thành xây dựng để có thời gian chọn lựa, cân nhắc kỹ. Nếu nhà bạn không phải là lâu đài, cung điện quá hoành tráng, tránh các loại đèn cầu kỳ, vừa dễ bám bụi, lại vừa là điểm xung sát không tốt. Khi bước vào phòng, không có ánh đèn nào làm chói mắt, gây khó chịu là ánh sáng đã được kiểm soát tốt. Ánh sáng theo ngũ hành cũng cần hài hòa với chủ nhà. Chẳng hạn, phòng ngủ nên dùng ánh sáng vàng nhẹ (Thổ) có thể thêm ánh xanh (Thủy), phòng làm việc nên lấy ánh sáng trắng (Kim)... làm chủ đạo.

Một căn phòng quá nhiều gỗ cũng không phải tốt. Ảnh: Homeart

Vật kỷ niệm, trang trí là thứ mà mỗi gia đình luôn có khá nhiều và tăng dần số lượng theo thời gian. Nhưng cần cẩn thận để căn nhà của mình không trở thành một nhà kho. Hình dáng, chất liệu, màu sắc của vật trang trí cũng phải tuân theo ngũ hành. Chẳng hạn như bình gốm thuộc Thổ và Kim, gỗ mỹ nghệ hay mây tre thuộc Mộc, vật dụng màu đỏ cam và có hình tam giác nhọn thì thuộc Hỏa, còn màu xanh, đen và vật có gắn gương, hình dáng uốn lượn thuộc Thủy. Vì thế, ngoài yếu tố thẩm mỹ, những đồ vật này cũng tác dụng lên thị giác và cảm nhận của người cư ngụ về sự bình ổn.

Ngoài ý nghĩa trang trí mỹ thuật thì trang ảnh còn góp phần kích hoạt luồng khí, nâng cao sức sống và tạo tâm lý thoải mái. Người phương Đông chuộng treo các loại tranh phong cảnh, thủy mặc như một giải pháp đưa thiên nhiên vào nội thất. Đặc biệt, tại các vị trí không thể trổ cửa, một bức tranh thiên nhiên sẽ đóng vai trò khung cửa giả, bổ sung cảnh trí, tăng sự linh hoạt của nội khí. Những bức tranh hay ảnh buồn, mô tả những bất hạnh hoặc màu sắc đen tối, ảm đạm chỉ nên là sưu tập cá nhân, không nên đem treo tại các không gian sinh hoạt vì sẽ gây tâm lý xấu.

Người Việt hay sử dụng nhiều đồ gỗ trong nội thất để thấy ấm cúng, sang trọng và hòa hợp hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là tâm lý và thị hiếu chuộng gỗ, còn thực ra ngôi nhà luôn cần sự phối hợp của cả Ngũ hành, chứ không nên thiên về hành Mộc. Cụ thể, cần chọn bàn ghế, đồ nội thất có hình dáng, tính chất, màu sắc sao cho tương sinh theo mệnh trạch của chù nhà và hành của phòng ốc, chứ không phải chỉ theo ý thích riêng.

Phong thủy với phòng "SếP"

Việc sắp đặt phòng làm việc lý tưởng nhất cho người lãnh đạo là phía sau ghế ngồi phải có tường chắc chắn, bên trái chỗ ngồi là cửa sổ, nhìn qua cửa sổ thấy một phong cảnh thiên nhiên đẹp, không khí thoáng đãng.

Theo phong thủy học, việc đặt phòng làm việc đúng phương vị tốt lành sẽ giúp các sếp thêm đảm lược, trí tuệ, ảnh hưởng đến sự hưng suy trong quản lý, thành bại trong sự nghiệp. Vị trí bàn làm việc đặt ở trung tâm nhiệm sở là tốt nhất. Nếu là nơi kinh doanh, bàn làm việc của người chủ phải đặt ở tầng một hoặc tầng hầm. Ngoài ra, khi bố trí bàn làm việc như vậy, cần chú ý tới một số yếu tố.

Phía sau lưng người ngồi nên có một chỗ dựa vững chắc, và tốt nhất là không nên đặt cửa sổ. Ảnh: Natcom

Bàn làm việc không được kê đối thẳng với cửa ra vào để tránh không bị những tạp âm bên ngoài quấy nhiễu và người ngoài nhòm ngó. Làm như vậy để ngăn "sát khí" rất không lợi cho người ngồi điều hành.

Sau lưng người ngồi phải có "chỗ dựa" như bức tường. Khoảng cách giữa lưng người ngồi với tường không được quá lớn. Phong thuỷ học cho rằng, làm như vậy sẽ tăng thêm tính tự tin cho người ngồi làm việc, tránh không có cảm giác trống trải.

Trong trường hợp gian phòng làm việc có cửa sổ, thì cửa sổ không được đối diện với những biểu tượng không lành theo quan điểm của phong thủy, như ống khói, cột điện... Tốt nhất là nhìn qua cửa sổ thấy khoảng rộng bao la, vườn cây xanh tốt, cảnh núi non xanh biếc... Bên ngoài cửa sổ không nên có đường đi qua.

Cửa ra vào ở góc bên phải phía trước bàn sẽ không bị tạp âm quấy nhiễu và không bị người ngoài nhìn ngó bất thường. Cửa ra vào mở ở phía bên trái bàn làm việc có thể thay đổi vị trí một chút, hiệu quả vẫn tốt.

Kỵ bày đặt bàn viết đối diện với cửa và khi ngồi làm việc quay lưng ra cửa. Phong thủy cho rằng, cửa là khí khẩu vừa nạp sinh khí mà đồng thời cũng nạp sát khí. Ngồi quay lưng ra cửa thì sau lưng không có "chỗ dựa", thường xuyên thấy cột sống bị ớn lạnh vì sát khí.

Cả tạp âm từ ngoài truyền vào sẽ kích thích sống lưng làm cho đại não không yên. Người lãnh đạo ở vị trí này luôn ở trạng thái căng thẳng, tâm trí sẽ rối loạn, dễ mắc sai lầm khi ra quyết định.

Đặt bàn viết nên ở bên phải cửa ra vào, bàn làm việc với cửa ra vào hơi chếch với nhau và xa ra một khoảng cách. Nếu gần cửa ra vào quá, sẽ bị sát khí quấy nhiễu, sẽ giảm hiệu suất lãnh đạo, không những thế, phong thuỷ cho rằng sẽ gây bệnh.

Kỵ sau chỗ ngồi có cửa sổ. Nếu kê bàn làm việc theo lối này, người ngồi sẽ ngăn đường đi của gió và ánh sáng, theo cách nói của phong thuỷ là chặn lại sự lưu thông của khí, biến sinh khí thành sát khí, người ngồi làm việc ở tư thế này, trước sau cũng bị suy vi.

Kỵ gần cửa sổ có đường đi qua. Cửa sổ cũng là nơi nạp sinh khí và sát khí. Nếu gần đường qua lại, thường nạp vào phòng tiếng bước chân người đi, tiếng cười, tiếng nói, tiếng ta thán... chúng đều là sát khí theo cách nói của phong thủy, rất bất lợi cho việc điều hành và sự nghiệp của người làm việc tại đó. Nếu vì một lý do nào đó phải kê bàn làm việc ở đây, phải có rèm che kín. Nhưng tốt nhất là dời phòng làm việc đi nơi khác.

Không kê bàn làm việc ở giữa phòng, vì sau lưng quá xa tường nhà, không có "chỗ dựa", người lãnh đạo trước sau sẽ bị cô lập.

Phong thủy học cho rằng, người ngồi làm việc phải được tiếp nhận sinh khí tốt thì thì mới minh mẫn trong điều hành công việc. Để có điều đó, trên bàn làm việc nên phải đặt cột thuỷ tinh trong không màu. Vật dụng này được phong thủy gọi là tháp văn xương. Nếu đặt 4 tháp văn xương trên 4 góc bàn làm việc, sẽ tăng thêm lòng hăng say công việc và sự minh mẫn cho người lãnh đạo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tong#van