Phỏng vấn KTS Tadao Ando, Michael Auping thực hiện

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trò chuyện cùng KTS Tadao Ando (Phần 1)

Phỏng vấn KTS Tadao Ando, do Michael Auping thực hiện.

MA: Từ hồi trẻ, ông đã thích thú với các công trình xây dựng chứ ?

TA: Từ hồi còn bé xíu, tôi thích quanh quẩn bên các tác phẩm (hồi đó tôi gọi là công trình xây dựng) mà họ xây dựng cạnh nhà tôi, ở Osaka.Tôi đã luôn và vẫn nghĩ rằng, vai trò của người thợ mộc là vô cùng quan trọng; Tôi đã thú vị biết bao khi tự bàn tay chính mình làm nên mọi thứ, và tôi đã quan sát họ, những người con người đó, với một lòng ngưỡng mộ, cảm phục. Từ cách họ đánh mốc xác định vị trí đặt căn nhà, với cách họ làm, tôi thấy họ tin tưởng rất mãnh liệt và tự hào rằng những ngôi nhà như vậy có thể tồn tại hơn 100 năm trên chân của chúng. Tất cả những điều đó đã in đậm và ấn tượng mạnh mẽ với tuổi thơ của tôi. Họ nói với tôi rằng, cần phải xây dựng công trình với lòng tin tưởng và tự hào, và rằng vật liệu không làm cho công trình khoẻ thêm, chắc thêm, chính kiến trúc sư phải tự làm điều đó, cũng giống như những việc xảy ra tương tự với các ngành khác, phải làm từ từ, từng bước một. Sự tin tưởng tuyệt đối của người thợ gỗ, và niềm tự hào của một người thợ thủ công - chúng giúp tôi có một cái nhìn tổng hợp, và làm tôi nghĩ rằng sự kết hợp này có thể trở thành cách kiến thiết xây dựng bất cứ công trình nào trong xã hội.

MA: Ông đã lớn lên trong căn nhà như thế nào, thưa ông ?

Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Ðại.

TA: Tất cả những kinh nghiệm mà chúng ta có, chúng ta trải qua trong thời thơ ấu, sẽ theo chúng ta suốt quãng đời, căn nhà mà tôi sinh ra và lớn lên thật sự đã rất quan trọng với tôi. Người ta đã dựng căn nhà Nhật Bản nhỏ, và cổ bằng gỗ, căn nhà được chia thành từng đơn vị, một căn nhà mái dốc kiểu Nagoya, rất dài. Khi bạn tiếp cận căn nhà từ ngoài đường, bạn sẽ đưa mắt tới hành lang dài, tiếp đến là một sân trong nhỏ, và tới một không gian dài, từ đó, bạn tiếp cận trực tiếp vào bên trong căn nhà (interior).

Sân trong thực sự rất quan trọng, chính bởi vì căn nhà quá dài, nên ánh sáng vào nhà là rất giới hạn, ánh sáng, đó là một thứ rất quý giá, hay sẽ được làm để trở nên quý giá. Khi bạn sống trong một không gian như vậy, bạn nhận ra rằng sự cần thiết của ánh sáng trong ngôi nhà, trong một không gian nội thất, đối với tôi, đó là một kinh nghiệm trong việc phân tích cuộc sống, cùng với tác động qua lại của ánh sáng và bóng tối một cách liên tục.

MA: Tất cả những điều trên, người ta đều có thể thấy trong các tác phẩm của ông, nơi mà ánh sáng đi qua, với sự mãnh mẽ, mãnh liệt khác nhau, chúng tạo ra không khí, một hiệu quả cũng rất khác nhau trong từng không gian. Ông cũng dựng những bức tường rất dài, hứng sáng tự nhiên thay đổi theo ngày, ông có tin là cá tính đó, phong cách đó chính là bởi tiếp nhận từ căn nhà đó không?

Japan Pavillion, Expo ''92, Sevilla, Spain.

TA: Có chứ, nhưng dưới một dạng vô thức và rất tự nhiên. Kỷ niệm và ký ức về ngôi nhà vẫn theo tôi liên tục, ngôi nhà mà các căn phòng của nó dường như được vẽ nên bởi bóng tối và ánh sáng. Khi tôi 15 tuổi, tôi tham gia vào việc sửa chữa lại ngôi nhà, như vậy, đó đã là một cách để thử nghiệm không gian, bởi tôi nhớ rất kỹ căn nhà, nên những thợ thủ công, công nhân xây dựng đã để tôi giúp đỡ họ. Đó thực sự là một kinh nghiệm sống về kiến trúc và đã rất quan trọng đối với tôi. Tôi đã rất tự hào về khả năng kiến tạo của mình. Như vậy căn nhà đã trở thành kinh nghiệm, sự phát triển đầu tiên, và là một điều gì đó quan trọng với tôi trong việc thiết kế sau này.

MA: Đó hẳn phải là một căn nhà được thiết kế rất tốt ?

Naoshima Contemporary Art Museum, interior,

Kagawa, Japan.

TA: Đó là một căn nhà thông dụng, rất đặc trưng, được xây dựng 10, 15 năm trước Đại chiến thế giới thứ 2. Lúc họ cải tạo căn nhà, nó có khoảng 65, 70 năm tuổi. Loại nhà này có rất nhiều ở Nhật Bản. Thực ra mà nói, loại nhà này không có gì quá đặc biệt. Căn nhà cũ đó nằm ở một phố công nhân lao động, phía trước mặt có một xưởng thủ công, nơi mà làm những công việc mộc, hay liên quan đến đồ mộc, đồ gỗ. Bởi thế, tôi lớn lên trong khu phố ấy và quan sát người ta làm việc cùng với đôi bàn tay. Điều đó làm tôi ý thức về mọi vật, mọi thứ, họ xây dựng, họ làm việc với một niềm khoái cảm rằng họ đang làm ra những sản phẩm bằng chính đôi tay họ. Tôi đã may mắn khi có những điều ấy. Cùng chính lúc ấy, tôi nhớ là đã rất ngạc nhiên khi mà những thứ làm được thì cần phải đem bán, bởi đơn giản, đó là chuyên môn, là công việc của bạn mà. Tôi nhớ những lúc như thế, thật khó khăn cho những nguời thợ thủ công, những con người không muốn bán, phá hỏng những thứ mà chính tay họ tạo nên, duy có một điều an ủi, một điều ở lại là họ tự hào vì sản phẩm của họ đi khắp thế giới và đôi khi, nó được khắc tên của người làm ra chúng nữa. Cho dù đó chỉ là một khía cạnh nhỏ. Bây giờ thi tôi hiểu cặn kẽ cảm xúc đó, căn nhà khu phố mà tôi lớn lên, chúng đã hình thành cho tôi cách nghĩ cách quan sát mọi thứ, những người thợ ấy đã hướng tôi cảm xúc khi làm mỗi công việc, mỗi vật. Lúc nào tôi cũng nghĩ rằng, khu phố đã tạo khuôn mẫu trong cặp mắt và trái tim tôi. Họ đã biến việc xây dựng thành một điều gì đó rất đam mê và khóai cảm, đối với họ, khi xây dựng một công trình, không phải chỉ đơn thuần là xây dựng, mà còn là dạng khác của cuộc sống nữa.

MA: Có vẻ như những kinh nghiệm thuở nhỏ ấy chúng đến trước và điều chỉnh việc tự học và nghiên cứu của mỗi chúng ta nhỉ? Thế thì việc dạy dỗ sẽ chẳng là kinh nghiệm được áp đặt cho mọi người. Chắc chắn rằng ông đã học một khóa ngắn hạn về nhà ở, và hầu như là tự học?

Suntory Museum, Osaka, Japan.

TA: Tôi khẳng định một điều là mỗi kiến trúc sư có cho riêng mình một câu chuyện về việc bắt đầu vào nghề, việc tìm ra con đường riêng của chính mình. Ví dụ, bố của Mies van der Rohe là một thợ xây đá, và từ khi còn rất nhỏ, Mies đã có kinh nghiệm thông qua công việc của cha mình, và cha ông đồng thời ảnh hưởng lại ông một cách gián tiếp để tiếp cận với cuộc sống và chuyên môn của ông sau này. Cha mẹ của Luis Kahn lại đều là nghệ sỹ, bố nhạc, mẹ họa. Bố của Ler lại là người chữa đồng hồ, nhưng người thầy đầu tiên của ông ta cũng là họa sỹ và đưa tới việc ông dùng cặp mắt và bàn tay như một điều quyết định khi thao tác. Như thế, việc học tập, nghiên cứu sẽ mang anh ta đi một cách tự nhiên hướng tới chuyên môn của anh ta.

MA: Vậy là thực hành cần phải nhiều hơn lý thuyết ?

TA: Ừ đúng quá, ít ra là với tôi.

MA: Ông có nhớ công trình nào khác trong tuổi thơ của mình không ?

TA: Có, đọng lại trong tâm trí tôi hình ảnh mạnh mẽ về những ngôi làng Nhật Bản cổ xưa. Những ngôi nhà không ngạo nghễ khoe khoang chúng mộc mạc, có cái gì đó chân thật, ấm áp qua vẻ ngoài giản dị đó, với mái ngói như chức năng bảo vệ che chở phía trên, nhà không gì khác hơn là một sự bảo bọc, chở che. Cùng với khí hậu như ở Nhật Bản, người ta duy trì những trụ vững chắc để căn nhà có thể tồn tại cùng với thiên nhiên, sự hiển hiện mạnh mẽ, mãnh liệt.

Rokko Housing I and II, an aerial view

Hyogo, Japan.

Ngoài ra, việc sử dụng Engawa (Engawa như hiên ở Việt Nam, hành lang, không rộng lắm, nối nội thất và sân ngoài, hoặc vườn đá) trong những căn nhà ấy cũng góp phần tạo nên sức mạnh của ngôi nhà có một dạo, ngài nói là đã từng đánh giá rất cao về vườn đá (rioanji) nhưng tôi lại nghĩ rằng, cái quan trọng với tôi là căn nhà mà nhìn đối mặt ra vườn đá đó. Và nhất là, dưới nền, bóng nắng đổ xuống lối đi lại giữa trong và ngoài, chính là không gian Engawa đó. Vậy thì Engawa là nơi đựơc thiết kế như một không gian để có thể quan sát vuờn đá, và đá cũng đã được chọn lọc tinh khiết, không pha tạp.

MA: Có phải là một giới hạn quan trọng lắm không, khi đề phòng việc "chơi" quá trong khi thiết kế một bảo tàng ?

TA: Kiến trúc bao giờ cũng có quan hệ với các giới hạn, ví như anh xây các giới hạn để bảo vệ nhưng lại chính là mở ra một sự họat động đấy chứ (trong - ngoài).

MA: Khi ông còn trẻ, ông đã bắt đầu đi xem xét kiến trúc, cũng như là một dạng của việc học tập, nghiên cứu, những công trình đầu tiên nào ông đã in đậm trong ông ?

TA: Khoảng trên dưới 20 chuyến đi quanh Nhật Bản, tại Hiroshima, tôi đã nhìn thấy Trung tâm tưởng niệm hòa bình của Kenzo Tange, một công trình đựơc làm từ bê tông và đứng trên các pilotis. Nó đã để lại cho tôi hình ảnh mạnh mẽ và tôi tin rằng ấn tượng đó chính là bởi công trình được đặt tại Hiroshima, sự kết hợp mạnh mẽ giữa công trình và lịch sử của mảnh đất này. Nơi ấy nói lên khả năng của nhân loại, sức mạnh của con người để vuợt lên tồn tại và sống sót.

đây là bài cũ mình đã tìm, cho mình hỏi cái ông Michael Auping là ai thế?

Tôi muốn nói 1 tí về cái sự "chuyển mình" của Tadao Ando, theo sách vở thì nó là 2 cái Journey Inward va Outward (tiếng Anh đúng ko nhỉ), ngoài ra, nó còn là sự chuyển đổi từ hướng tâm đến ly tâm, từ nhất nguyên, nhị nguyên đến đa nguyên (cái này ko dám hót tiếng Tây vào). Sự chuyển mình này làm tôi hơi bị sốc (tức là trong quá trình ngâm cứu ấy mà), có thể tôi hơi khác người, nhưng quả thực tôi lại thích Tadao Ando thời trước 1985, tức là lúc ông vẫn đang ở trong con đường Journey Inward ấy. Thời điểm này, ông có rất nhiều sáng tạo trong thủ pháp và quan niệm thiết kế, có thể gọi là những phát minh. Sau này, ông lại thay đổi bằng cách phủ định những quan niệm cũ của mình. Sự thay đổi này hoàn toàn khách quan và hợp thời (nhưng mà tôi vẫn sốc), và sắp tới, có thể ông sẽ còn có những thay đổi lớn hơn nữa. Có thể, sắp tới, tôi cũng sẽ "chuyển mình" chăng, một cách khách quan và hợp thời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#art