Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc kế toán

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc kế toán

Câu hỏi 1: Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn

Đây là câu hỏi đầu tiên khi bạn tiếp xúc với nhà tuyển dụng. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khá nhiều kỹ năng của bạn, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết phục. Đừng bao giờ kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân ở đây! Điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe chỉ là một đoạn mô tả ngắn gọn chừng 2-3 phút về bạn và “vốn” bạn đã chuẩn bị để có thể ứng tuyển vào vị trí này (bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thành tích đã đạt được…).

Hãy chuẩn bị một vài điểm nhấn để "quảng bá" bản thân, nhưng phải phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển để tránh gây phản tác dụng

Câu hỏi 2: Bạn nghĩ lý do gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Nếu bạn gặp dạng câu hỏi này, bạn nên mừng vì đây là một cơ hội tốt để bạn tạo sự nổi bật cho bản thân. Hãy chuẩn bị tối thiểu ba điểm mạnh để nhưng phải phù hợp với vị trí bạn nộp hồ sơ, vì nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển “đúng người” cho “đúng việc”.

Câu hỏi 3: Đâu là điểm yếu của bạn?

Một câu hỏi khá hóc búa nhưng nhà tuyển dụng vẫn thường hay áp dụng để đánh giá ứng viên. Nhiệm vụ của bạn là cần phải đưa ra câu trả lời vừa trung thực lại vừa “ghi điểm” quả là một điều không dễ dàng. Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là thành thật thừa nhận điểm yếu của bạn, nhưng đồng thời phải chỉ ra được cách thức bạn đã khắc phục nó.

Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý thời gian thì hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục, như lên lịch làm việc chi tiết vào đầu ngày rồi xếp mức ưu tiên cho từng công việc. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người luôn quyết tâm cải thiện năng lực bản thân.

Câu hỏi 4: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng năm năm tới là gì?

Không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển dụng một ứng viên không có kế hoạch và định hướng phát triển rõ ràng. Điều đó thể hiện bạn là một người không có mục tiêu nghề nghiệp và sẽ rất nguy hiểm khi chính bạn không biết mình thích gì và muốn làm gì.

Nếu bạn đã lập kế hoạch nghề nghiệp thì bây giờ chỉ việc sử dụng những thông tin trong đó để giới thiệu với nhà tuyển dụng. Ví dụ: “Trong vòng năm năm tới, tôi muốn trở thành trưởng phòng tín dụng của một ngân hàng. Chính vì thế, hiện nay tôi đang theo học một khóa...”.

Câu hỏi 5: Bạn đề nghị mức lương ra sao?

Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những người ít kinh nghiệm. Thật ra, khi được đặt câu hỏi này, bạn nên phấn khởi vì đã nhận được dấu hiệu khả quan từ nhà tuyển dụng. Nhiệm vụ còn lại là đi đến mức lương thỏa thuận giữa hai bên. Thông thường, với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, các bạn thường thiếu tự tin khi bước vào phần thương lượng lương. Bạn nên tự tin để không mất điểm trước nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng vấn bạn hãy tìm hiểu mức lương phổ biến trên thị trường đối với vị trí bạn ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về công ty bạn tham dự phỏng vấn về quy mô, chính sách đào tạo, lương thưởng để kết hợp với mức lương bạn mong muốn. Tốt nhất là bạn nên đề nghị mức lương kiểu "khoảng" hơn là một con số chính xác. Đối với nghề kế toán, mức lương khởi điểm có thể 3-4 triệu đồng.

Riêng đối với ngành nghề kế toán, bạn nên chuẩn bị thêm những kiến thức chuyên môn, những nội dung bạn đã học ở bởi vì nhà tuyển dụng sẽ có thêm những câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ công việc của bạn. Đó thường là những tình huống thực tế mà bạn sẽ tiếp xúc trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thể hiện mình đã trau dồi các kỹ năng liên quan nhưng bổ trợ rất hiệu quả cho công việc của bạn như thế nào: kỹ năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm (giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm…).

_______________________________---

Các câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp

Bạn đang chuẩn bị một cuộc phỏng vấn, bạn cần tham khảo các câu hỏi phỏng vấn kế toán để buổi nói chuyện hiệu quả hơn, sau đây xin mời bạn xem các câu hỏi thường gặp dành cho dân kế toán. Chỉ có câu hỏi, không có câu trả lời vì nội dung trả lời nằm trong kiến thức và suy nghĩ mỗi người nên không thể áp đặt được. Để trả lời tốt các câu hỏi dưới đây, thay vì chúng ta suy nghĩ câu trả lời thì theo tác giả là nên tìm hiểu và đáp ứng cho yêu cầu câu hỏi để mỗi ngày chúng ta hoàn thiện mình hơn.

Cùng trả lời các câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp!

1. Bạn hãy cho biết tại sao Bạn theo nghề kế toán?

2. Bạn hiểu mục đích của công việc kế toán là thế nào?

3. Bạn có những tố chất nào phù hợp với công việc kế toán?

4. Nghề kế toán có những điểm nào làm cho Bạn thích và Bạn không hài lòng?

5. Bạn sẽ theo nghiệp kế toán bao lâu?

6. Nghề kế toán có điều gì giúp Bạn trong cuộc sống không?

7. Bạn là Sinh viên kế toán mới ra trường, Bạn làm thế nào để thuyết phục Chúng tôi là Bạn ó thể làm tốt công việc đó?

8. Bạn là kế toán mới ra trường, lý thuyết đối với Bạn vẫn còn nóng hổi, vậy Bạn hãy nói về lý thuyết cho công việc bạn dự tuyển?

9. Bạn hãy cho chúng tôi biết tầm quan trọng của công tác kế toán?

10. Bạn hãy cho chúng tôi biết vai trò và chức năng của công tác kế toán?

11. Bạn dụ tuyển vào vị trí kế toán trưởng vậy Bạn có biết soạn thảo quy chế kế toán không ? Mục đich của quy chế này là gì ? Có cần thiết để có quy chế không?

12. Những tố chất nào mà người kế toán cần phải có? Để làm gì?

13. Bạn đã có kinh nghiệm về kế toán, vậy những kinh nghiệm đó thuộc phần hành nào?

14. Nếu số liệu do Bạn làm sai có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh lời, lỗ của Công ty thì Bạn chịu trách nhiệm như thế nào?

15. Bạn là kế toán kho, vậy nếu số liệu của Bạn không trùng khớp với số liệu của thủ kho thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

16. Bạn là kế toán tiền mặt, vậy nếu số liệu của Bạn không trùng khớp với số liệu của thủ quỹ thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

17. Bạn là Kế toán thuế, nếu Bạn làm sai kéo theo việc Công ty phải đóng thuế GTGT của tháng đó thì bạn sẽ xử lý thế nào?

18. Bạn dự tuyển vào vị trí kế toán bán hàng, vậy theo nghiệp vụ kế toán Bạn biết làm những gì ? bạn cần loại chứng từ, hóa đơn nào, các tài khoản nào Bạn cần phải sử dụng thường xuyên (Tương tự như câu hỏi này dành cho kế toán kho, kế toán thuế, kế toán thu, chi, kế toán công nợ ..v . .v. .)

19. Bạn có quyền hạn gì trong công viêc của mình?

20. Bạn có trách nhiệm gì trong công việc của mình? Trách nhiệm đó thể hiện như thế nào?

21. Điều gì quan trọng nhất khi làm công việc kế toán?

22. Điều gì quan trọng nhất đối với người làm kế toán?

23. Khả nằng ứng dụng vi tính vào công việc kế toán của Bạn được bao nhiêu %? (Hoặc ở mức độ nào ?) bạn hãy kể ra?

24. Bạn có tự tin vào năng lực ứng dụng vi tính của mình không, nếu chúng tôi kiểm tra năng lực đó bằng thực tế ngay bây giờ?

25. Hiện nay việc ứng dụng phần mếm kế toán vào trong công việc đã được rộng rãi, theo Bạn, Bạn thích làm bằng phần mêm hay làm trực tiếp trên excel, tại sao?

26. Người ta cho rằng phần mềm kế toán là con dao hai lưỡi, bạn có thể giải thích và chứng minh điều đó không?

27. Bạn đã và đang làm kế toán tại Công ty cũ được thời gian khá dài vây tại sao bạn lại muốn tìm công việc khác?

Chúc các Bạn có câu trả lời tốt nhất và hay nhất để sớm nhận được công việc theo mong muốn!

Hocketoan.vn sưu tầm

Có rất nhiều bạn trẻ mới ra trường, khi đi phỏng vấn xin việc kế toán đều gặp thất bại, điều đó gây ra tâm lý hoang mang cho những lần phỏng vấn tiếp theo. Sau đây, Trung tâm Kế toán Bình Minh xin chia sẻ một số kinh nghiệm đúc rút ra từ những người đi trước, hy vọng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình xin việc.

Để có thể lọt vào mắt của các nhà tuyển dụng khó tính, vào được vị trí của một kế toán viên, các bạn cần phải hoàn thiện được đầy đủ từ Hồ sơ xin việc, quá trình phỏng vấn và kể cả giai đoạn thử việc.

Thứ nhất, về hồ sơ xin việc:

Hồ sơ xin việc là một giấy tờ cực kỳ quan trọng, vì nó là bản mô tả một cách tổng quan nhất về bạn, là chiếc cầu nối để bạn tỏ ý mong muốn được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng. Bạn cần trau chuốt hồ sơ xin việc của mình ở các thông tin:

Mục tiêu nghề nghiệp: đây là thông tin đầu tiên trong hồ sơ xin việc, cho biết định hướng và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn nên nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc xem nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên. Bạn cần viết mục tiêu rõ ràng, chi tiết nhưng đừng quá “khiêm tốn” khiến nhiều nhà tuyển dụng không thèm chú ý đến hồ sơ của bạn.

Thành tích học tập: là sinh viên mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nổi bật. Bù lại, bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng về thông tin học vấn của mình. Rất nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập vượt trội, vậy thì bạn hãy trình bày “trình độ học vấn” ngay sau phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Đừng quên giới thiệu thành tích học tập và trình bày những khóa học bạn đã tham gia hay bằng cấp đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Kinh nghiệm làm việc: với các bạn mới ra trường, nhà tuyển dụng không khó để biết được bạn chưa có một kinh nghiệm chính thức và dài hạn tại một công ty. Vì vậy, hãy trình bày những kinh nghiệm quý báu bạn đã có trong thời gian thực tập hay việc làm bán thời gian trước đây. Nêu bật những thế mạnh cho thấy bạn sẽ là một nhân viên tích cực, sẽ đóng góp nhiều lợi ích cho công ty. Nếu đã từng làm công việc bán thời gian, bạn cũng nên cho biết những thành tích đã đóng góp ở các công ty trước. Đặc biệt là đối với nghề kế toán, rất yêu cầu bạn phải có những kinh nghiệm thực tiễn hay là những kiến thức thực tế.

Kỹ năng: nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng làm việc. Bạn có thể nêu tốc độ đánh máy nhanh, khả năng giao tiếp xuất sắc như những kỹ năng nổi bật của mình. Ngoài ra, nếu bạn có tham gia những khóa đào tạo kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm… hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng ngay, chắc chắn bạn sẽ được cộng thêm điểm. Những kỹ năng này rất cần thiết cho một kế toán viên.

Người tham khảo: đây là một phần khá quan trọng trong hồ sơ. Bạn có thể nhờ thầy cô ở trường hay sếp trực tiếp tại công ty bạn đã thực tập làm người tham khảo cho bạn. Được người có uy tín đánh giá “có tinh thần làm việc theo nhóm”, “cẩn thận” hay “có tư duy sáng tạo”, bạn sẽ có trong tay bằng chứng xác thực nhất về khả năng của mình.

Thông tin khác/ thông tin bổ sung: hầu như rất nhiều ứng viên đều bỏ qua phần này nhưng để có một hồ sơ hoàn chỉnh, bạn cần đầu tư thêm cho mục cuối cùng này. Bạn có thể tận dụng phần thông tin khác trong hồ sơ để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tính cách, sở thích và những thói quen cá nhân của mình. Nếu bạn là người tỉ mỉ, cẩn thận và chăm chỉ, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn phù hợp vị trí kế toán mà họ đang cần.

Ngoài những thông tin trên, bạn cũng cần ghi lại những hoạt động ngoại khóa, những hoạt động xã hội mà bạn đã từng tham gia, điều này cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy.

Thứ hai, quá trình phỏng vấn:

Khi đã gây ấn tượng được nhà tuyển dụng ở vòng tuyển chọn hồ sơ, bạn sẽ được gọi đến phỏng vấn, khi đó bạn hãy chuẩn bị cho mình thật chu đáo những kiến thức, kỹ năng căn bản cho buổi phỏng vấn nhé

Tìm hiểu kỹ công ty mà bạn sắp tham gia phỏng vấn: bạn có thể tìm hiểu thông tin công ty thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, website hoặc các phương tiện thông tin khác. Vì đôi khi họ hay hỏi rằng bạn biết gì về công ty để xem thử mức độ quan tâm của bạn đối với nơi mà bạn sẽ làm việc. Nếu bạn chứng tỏ được sự hiểu biết, điều đó sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Dự tính thời gian đến địa điểm phỏng vấn: đến tham gia phỏng vấn trễ là điều tối kỵ và làm bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng. Trong trường hợp bạn chưa bao giờ đến nơi sẽ phỏng vấn, bạn nên đến thử xem đó ở nơi nào, mất thời gian bao lâu để đến. Nếu bạn biết rõ địa điểm và thời gian cần thiết để đến nơi đó thì cũng nên trừ hao thời gian đến trước tối thiểu là 10 phút. Với thời gian trừ hao đó sẽ hữu ích cho bạn nếu phát sinh một trục trặc nào đó hoặc sắp xếp lại hổ sơ, các vật dụng cần thiết đã chuẩn bị ở nhà và chuẩn bị cho mình một phong thái tự tin, bình tĩnh trước khi vào cuộc phỏng vấn.

Xin thông tin của người phỏng vấn: đây là việc làm cần thiết và vô cùng hữu ích cho bạn trong trường hợp vì một lý do nào đó mà bạn không đến kịp, khi đó bạn sẽ liên hệ để giải thích vì sao đến trễ và xin họ thông cảm chờ bạn nếu có thể.

Trang phục khi phỏng vấn: bạn nên chuẩn bị trang phục phù hợp vị trí mà bạn phỏng vấn. Điều này giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn cần lưu ý không nên mặc trang phục quá thời trang như quần jean, áo thun. Những trang phục có màu sắc sặc sỡ hay lòe loẹt sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng.

Đặc biệt đối với vị trí kế toán, thông thường sẽ có một vòng phỏng vấn tuyển nghiệp vụ: Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh, sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần bạn nắm chắc kiến thức đã học.

Thứ ba, giai đoạn thử việc:

Chinh phục được nhà tuyển dụng ở hai giai đoạn nộp hồ sơ và phỏng vấn không có nghĩa là bạn được vào làm chính thức tại công ty đó, mà để có được vị trí kế toán viên thực thụ bạn cần làm tốt giai đoạn thử việc. Mỗi công ty đều có những đặc trưng riêng, có những văn hóa doanh nghiệp riêng, dó đó bạn cần có được tinh thần thoải mái, hòa đồng, sẵn sàng làm bất cứ việc gì được giao, chuẩn bị tốt những kiến thức nghiệp vụ để có thể tiếp tục chinh phục các nhà tuyển dụng của bạn.

__________________________________-

MỘT BUỔI PHỎNG VẤN

Các bạn đã bao giờ đi thi tuyển cho một công việc nào đó chưa? Chắc rằng rất đông các bạn sẽ trả lời là “đã từng”. Bởi vì các bạn là những sinh viên rất năng động và hiện nay có quá nhiều công việc past-time dành cho những người còn đang đi học. Tuy nhiên, đó chỉ là công việc làm thêm và đối với các bạn thì nó chưa quan trọng bằng việc là một sinh viên trên giảng đường đại học. Nhưng nếu bạn đã ra trường thì điều này hoàn toàn khác.

Áp lực phải có một công việc khiến các bạn cảm thấy có đôi chút gánh nặng. Vừa muốn kiếm tiền để nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho bố mẹ, vừa muốn khẳng định mình, các bạn sẽ tìm việc bằng tất cả những nguồn thông tin nào mình có. Trừ một số ít bạn đã được gia đình chuẩn bị sẵn một công việc hoàn hảo còn lại đa số những sinh viên mới ra trường đều phải lang thang đi tìm việc với một chồng hồ sơ xin việc được rải khắp nơi. Có những bạn thì thành công ngay từ công ty đầu tiên nhưng có bạn đi tới mười công ty cũng vẫn bị từ chối? Năng lực là một phần quan trọng trong việc thành bại của các bạn. Tuy nhiên, một phần không nhỏ đó là “kinh nghiệm xin việc”.

“Kinh nghiệm xin việc” là gì? Đó chính là những kỹ năng để các bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những đặc thù riêng nhưng họ cũng có những đặc tính tâm lý chung. Ở đây, tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện về một buổi phỏng vấn tuyển kế toán viên mà tôi có dịp được tham gia.

Thông thường, vị trí kế toán sẽ phải có ít nhất 2 vòng tuyển (trừ vòng tuyển hồ sơ). Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra của công ty (ví dụ: bằng tốt nghiệp trung cấp, yêu cầu mức lương quá lớn…) thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học. Mỗi một công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi các bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm. Sau khi xem xét, công ty chọn ra 5 ứng viên có bài làm tốt nhất để vào vòng phỏng vấn.

Người đầu tiên tôi gặp là một cô bé khá xinh xắn, bước vào chào và cười. Chúng tôi cũng cảm thấy dễ chịu. Câu đầu tiên bao giờ cũng mời ứng viên giới thiệu về mình. Cô bé nói là mình cũng mới tốt nghiệp, đã đi làm cho một công ty và hiện nay vừa đỗ cao học về kế toán. Chúng tôi hỏi: “ Em đã làm cho công ty kia được bao nhiêu lâu? Tại sao lại nghỉ việc và hiện nay em đi học thì làm việc thế nào”. Cô bé đó trả lời: “Em làm được 2 tháng” (cười), hiện nay em đi học vào buổi tối nên ban ngày có thể đi làm được. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một sổ kế toán tiền mặt, hỏi em có thấy gì bất hợp lý không? Em nhìn và cười. Từ khi gặp em tới giờ, chúng tôi chỉ thấy em cười và cười. Sau một hồi cười em bảo cũng không thấy gì bất hợp lý. Sau đó, chúng tôi hỏi tiếp về nghiệp vụ lại thấy em cười. Thế là chúng tôi cũng đành cười và cảm ơn, mời em ra về.

Người thứ hai thì ngược lại với cô bé đầu tiên, bước vào phòng không một lời chào hỏi, không cười, không căng thẳng. Một vẻ gì đó hơi bất cần. Chúng tôi mời em ngồi xuống. Em ngồi theo cái cách (có lẽ) không phải là của một người con gái. Em nói em có 5 năm kinh nghiệm trong nghề kế toán. Chúng tôi hỏi câu gì, em trả lời câu đó, ngắn gọn tới mức cụt lủn. Đôi lúc trong câu nói không có chủ ngữ. Được một vài phút, không biết cảm giác của em thế nào nên bắt đầu gác chân lên chân kia. Chúng tôi không hiểu một người như vậy có thể thích hợp với công việc kế toán cần người vừa kiên trì, nhẫn nại, vừa phải trung thực, tận tụy không. Không ai bảo ai, chúng tôi đều nói không còn câu hỏi gì nữa dành cho em và nhanh chóng mời em ra về.

Người thứ ba là một cô gái khá bình thường, không một chút ấn tượng. Cô ấy cũng đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm nhưng trong một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực mà chúng tôi hoạt động. Khi hỏi tới những tình huống cần phải giải quyết ở công ty, cô ấy gần như cảm thấy khá xa lạ. Điều này cho chúng tôi cảm giác không khác gì một người mới ra trường. Những kinh nghiệm mà cô ấy có chẳng giúp ích gì cho cô ấy ít nhất tại thời điểm này.

Người thứ tư là người mang lại cho chúng tôi cảm giác phù hợp nhất trong những người đã từng gặp. Cô ấy đã có kinh nghiệm 4 năm trong cùng lĩnh vực chúng tôi hoạt động. Cô ấy đã làm kế toán viên cho một công ty khá nổi tiếng. Hầu hết những câu hỏi của chúng tôi cô ấy đều trả lời rõ ràng và hợp lý. Cô ấy tự tin và hết sức thoải mái. Tuy nhiên, câu hỏi của chúng tôi là :”tại sao em lại chuyển công ty” thì cô ấy trả lời “vì em muốn có một mức lương cao hơn” Cô ấy cần một mức lương là 5 triệu đồng trong khi chúng tôi chỉ dự định trả lương cho kế toán viên là 2 triệu đồng. Điều này khiến cho chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều.

Người cuối cùng chúng tôi gặp là một người khá điềm đạm. Kinh nghiệm làm việc không nhiều. Cô ấy là người có số điểm thấp nhất trong vòng thi nghiệp vụ. Chúng tôi có hỏi ngay cô ấy “Em có biết là em có số điểm thấp nhất không”. Cô ấy trả lời “Em cũng không biết điều đó”. Chúng tôi lại hỏi “Em có biết em bị mất điểm phần nào không?” Cô ấy nói: “Em nghĩ đó là phần về tài sản cố định. Thật ra phần này em không chắc lắm, thêm vào đó, thường kế toán trưởng làm phần này nên thật lòng là một kế toán viên, em cũng không vững lắm”. Câu trả lời không ngập ngừng khiến chúng tôi khá ấn tượng vì em biết rất rõ về mình và cũng biết rất rõ về yêu cầu của đề thi. Bản thân trong công ty tôi thì phần về tài sản cố định đúng là công việc dành cho kế toán trưởng. Càng nói chuyện, em càng tỏ ra một người có tính cách phù hợp với nghề kế toán như cẩn thận, kiên trì, rõ ràng và trung thực. Khi hỏi đến mức lương, em nói đề nghị mức lương 2,5 triệu. Chúng tôi có hỏi em nếu chúng tôi mời em vào làm cho công ty với mức lương thấp hơn thì em có chấp nhận không? Em trả lời là “không, vì đây là mức lương mới đủ cho cuộc sống của em và cũng là mức lương chung trên thị trường lao động”.

Sau buổi phỏng vấn. Chúng tôi có họp và quyết định lựa chọn. Hầu hết mọi người đều lựa chọn người cuối cùng. Vậy các bạn thấy đấy, không hoàn toàn phải có kinh nghiệm nhiều, không hoàn toàn tự tin nhiều hay không hoàn toàn có bằng cấp cao là có thể được lựa chọn. Việc lựa chọn ứng viên còn bởi rất nhiều yếu tố, đó là:

- Kiến thức thực sự của bạn đến đâu, có đáp ứng được công việc hay không (điều này không phụ thuộc vào việc bạn mới ra trường hay đã đi làm lâu)

- Sự tự tin của bạn có phù hợp hay không (nếu không sẽ trở thành rất phản cảm)

- Bằng cấp của bạn chỉ cần đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc

- Thái độ của bạn đối với công việc thế nào (thường người tuyển dụng rất mong gặp những ứng viên có thái độ tích cực, yêu thích công việc và mong muốn được làm việc)

- Tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không

- Bạn có hiểu biết rõ về mình hay không (Nhiều công ty họ còn cho bạn tự nói về điểm mạnh, điểm yếu của mình, nếu bạn còn chẳng biết mình là ai hay chẳng biết mình thế nào thì chắc chắn bạn chẳng làm được cái gì nên hồn cả).

Tôi hy vọng với câu chuyện nhỏ này, các bạn có thể có một chút “kinh nghiệm xin việc” và dễ dàng thành công trong công cuộc tìm kiếm công việc lý tưởng của mình.

( Đây là bài viết của một Giảng viên trường mình, đã đi làm thực tế rất nhiều. Xin chia sẻ với các bạn! )

-----------------------------

Phỏng vấn xin việc kế toán – Cần chuẩn bị những gì?

hững yêu cầu đối với một kế toán tổng hợp là:

Các đức tính cần thiết:

+ Cẩn thận, chặt chẽ, chính xác.

+ Minh bạch, thật thà, đáng tin cậy.

+ Có khả năng giữ kín thông tin.

+ Tiết kiệm, liêm chính.

+ Thích sự ổn định, ít thay đổi.

Kỹ năng vi tính:

+ Sử dụng thành thạo MS Excel.

+ Nếu từng có kinh nghiệm sử dụng phần mềm kế toán thì càng tốt.

+ Biết soạn thảo văn bản, báo cáo (sử dụng thành thạo MS Word).

+ Khả năng truy cập Internet tìm kiếm các thông tin, văn bản cần thiết cho công việc kế toán như: luật thuế, các hướng dẫn thi hành…

+ Sử dụng thành thạo email văn phòng (MS Office Outlook).

Kỹ năng lập và lưu trữ chứng từ đầy đủ, chính xác, sắp xếp khoa học trên máy tính, cũng như trong tủ hồ sơ.

Kỹ năng tính toán chính xác, làm việc tốt với các con số, tư duy logic các vấn đề liên quan đến số liệu, tiền bạc, tài chính.

Kỹ năng quản lý tiền mặt, tiền luân chuyển qua ngân hàng.

Kỹ năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, chính xác, vừa đủ (không nhiều chuyện), kỹ năng đàm phán thương lượng khéo léo, chặt chẽ.

Kỹ năng sắp xếp công việc hợp lý, khoa học, ngăn nắp, trật tự. giải quyết vấn đề khéo léo, hợp lý, hiệu quả, công tư phân minh, phù hợp với quy định pháp luật, biết dứt khoát và cứng rắn khi cần thiết, đảm bảo sổ sách chứng từ kế toán được lưu trữ đầy đủ theo đúng quy định, theo dõi được số liệu đầy đủ chính xác để lập báo cáo.

Kiến thức và hiểu biết cơ bản về chuyên môn kế toán, quy định pháp luật cập nhật.

Kinh nghiệm thực tế nếu có. Đối với sinh viên mới ra trường, thường các công ty chỉ đòi hỏi ứng viên từng tham gia những việc đơn giản có liên quan như: nhập liệu, quản lý tiền mặt, lập báo cáo thuế hằng tháng, theo dõi thu chi trên sổ sách, lập bộ chứng từ thu chi, quy trình thanh toán, đòi nợ, giao dịch với ngân hàng…

Các câu hỏi thường đặt ra đối với một sinh viên mới ra trường khi phỏng vấn vào vị trí kế toán:

Các câu hỏi sẽ rất đa dạng tùy từng nhà tuyển dụng, nội dung xoay quanh việc tìm hiểu sinh viên mới ra trường có đủ những tố chất cần thiết cho công việc này hay không (những đức tính, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm như đã nêu trên).

Bạn cần lưu ý nên tìm hiểu kỹ mô tả và yêu cầu công việc của công ty bạn ứng tuyển, vì mỗi công ty sẽ có yêu cầu khác nhau đối với vị trí kế toán tổng hợp. Nên tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ, mô hình kinh doanh, quy mô, phạm vi hoạt động của công ty, cơ cấu tổ chức của phòng kế toán.

Khi biết rõ yêu cầu công việc, bạn sẽ rà soát lại bản thân có những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức gì có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Sau đó liệt kê ra, tập cách diễn đạt trước để có thể trình bày mạch lạc thuyết phục trước nhà tuyển dụng.

Mức lương trung bình của một kế toán:

Hiện tại, mức lương kế toán thông thường dao động từ 3-9 triệu đồng/tháng tùy công ty và tùy năng lực ứng viên, có thể nhiều hơn đối với vị trí kế toán tổng hợp có nhiều năm kinh nghiệm, tiếng Anh tốt, từng có kinh nghiệm làm ở công ty nước ngoài hoặc công ty sản xuất có quy mô lớn.

Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, mức lương chỉ 3-5 triệu đồng/tháng tùy năng lực ứng viên.

Nếu được hỏi về mức lương mong muốn khi kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, bạn có thể trả lời là mình không quá quan trọng về lương trong thời điểm này, điều mình cần là chứng tỏ được năng lực bản thân, được làm công việc phù hợp với chuyên môn và sở thích, có nhiều cơ hội trải nghiệm học hỏi để sau đó được nhận mức lương xứng đáng, và rằng mình sẽ chấp nhận mức lương tùy vào chính sách và đánh giá ban đầu của công ty.

__________________________________-

_____________________________________--

1. Mẫu CV xin việc bằng tiếng anh và tiếng việt

Letter of Application

Tên ứng viên:……………. Địa chỉ:………………..

Mobile: ............................. Email: [email protected]

Ảnh

Personnel Manager………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Dear Sir/ Madam:

I would appreciate your kindness in considering my application for an accountantposition. A brief resume of my background is enclosed.

I graduated from Ha Noi University of Industry, majoring in the accounting. I can speakEnglish and use MS – Word, Excel, Access, and Power Point rather well, Misa, Bravo,Aexell, APDC, VBMS.I have more than 6 years experience in general accounts (General accountant (follow uppayable and receivable account, salary, tax report, summary expenses, cost, profit andloss report)- From August 2004 to August 2006, I worked at …… Co,.Ltd- From August 2006 to September 2007, I worked at ………. Co,.Ltd.- From September 2007 to march 2009, I worked at ………… Co,.Ltd.- From mảrch 2009 to now , I worked at ,,,,,,,,,,,,, JSC.With experience of balances the account, tax balances-sheet, drafting a contract…., Ibelieve that this position for which I am particularly well qualified.

Beside, I am a happy,self-starter, creative, confident, reliable and invoke the spirits. I enjoy working withpeople very much, I work exactly. In addition, with the knowledge I had learnt and done.I’ll do well in this position.Your review of the enclosed details of my background will be greatly appreciated. Shouldyou wish to arrange a personal interview, I am willing to come to your office at a timeconvenient to you.Thank you for your valuable time, and I look forward to hearing from you in the nearesttime. Respectfully yours.

2. Tên của bạn

CURRICULUM VITAE PART 1: BASIC INFORMATION

Position Chief AccountantApplying:  Full Name: …… ……….. …….Gender: Male

Date of Birth: ……….Place of Birth: ……..

District, Nationality: Vietnam

Ảnh …….

Province

Height: centimeters Weight: kilograms165 52Marital

Status: Single

Desired Salary:

Religious: No

Passport: No

Permanent …………. District, ……….. Province

Phone:Address: ………………..Contact OBT4, O so no3 KDT Dich vong, Cau giay, Ha Noi Phone:Address:Mobile Phone ………….. Email Address: ………………..No.:

3. PART 2:

EDUCATIONS HISTORY School Name From….. To….. Faculty(ies) Degree ReceivedHIGH SCHOOL: 1998 - 2001 Student Yes…………… high school of ……… provinceUNIVERSITY: 2001 - 2004 Accounting Yes…….. University Of IndustryOTHER 〇 Yes 〇 NoMore information on overleaf

PART 3: FOREIGN LANGUAGE(S) KNOWLEDGE Language(s) Speaking Listening ReadingEnglish Fair Fair FairOther: _________ ___

PART 4: QUALIFICATIONS & SKILLS (please specify)I can use fluently with MS Windows Operating System with Microsoft offices (MicrosoftWord, Excel and AccessExperience in General AccountExperience in Payable and Receivable account, salary, tax report, summary expenses,cost, profit and loss reportAbility of working in group or aloneI believe I am able to perform a higher duty and more challenging positionFriendly, like sport, music, and travel PART 5: WORKING EXPERIENCE Company Name From … To … Position Briefly Job Describe 03/2009- To Chief Follow up payable and now Accountant receivable account, salary, tax report, summary expenses, cost, profit and loss report

4. 09/2007-> Chief Follow up payable and 03/2009 Accountant receivable account, salary, tax report, summary expenses, cost, profit and loss report 08/2006- General Follow up payable and >9/2007 Account receivable account, salary, tax report, summary expenses, cost, profit and loss report 08/2004->08/06 General Follow up payable and Account receivable account, salary, tax report, summary expenses, cost, profit and loss reportI HEREBY ATTEST THAT ALL INFORMATION GIVEN ABOVE ARE TRUE ANDCORRECT TO THE BEST OF MY KNOWLEDGE. IN ADDITION, I DOUNDERSTAND THAT ANY FALSE STATEMENT FOUNDED HEREIN MAYLEAD TO THE CANCELLATION OF MY EMPLOYMENT CONTRACT WITH THECOMPANY.

                                                                                                                Signature …………………..

5. SƠ YẾU LÝ LỊCH ẢnhTHÔNG TIN CÁ NHÂN:

Họ và tên: NGUYỄN VĂN A

Tên thường gọi:Giới tính NAM

Chiều cao: 1.65m Cân nặng: 52 Kg

Ngày sinh ……./……../……… Nơi sinh: ……………………………

Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Tôn Giáo: Không

CMND số: 151336237 Ngày cấp: 15/2/2005 Nơi cấp: CA ……………

.Điạ chỉ thường trú: ……………………..Điện thoại: ………………

E-mail:………………@gmail.com

Địa chỉ tạm trú: Số nhà 1014 Nơ 6A, Bánh Đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà NộiA.

QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC

Nơi làm việc hiện tại: Công ty ……………………Địa chỉ: ………………………………..Điện thoại:

Ngày bắt đầu: 10/03/2009                 Vị trí: Kế toán trưởngLập hệ thống kiểm soát nội bộ và phụ trách hệ thống kiểm soát nội bộ.Tổ chức bộ máy kế toán và phânchia công việc kế toán, theo dõi giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của hệ thống kế toán, quan hệ vớingân hàng, thuế, lập các báo cáo tài chính vay vốn, các báo cáo tài chính nội bộ, phân tích hiệu quả đầutư vốn, lập kế hoạch chiến lược tài chính, bán hàng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sảnxuất kinh doanh và tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.Tập hợp số liệu lập báo cáo tài chính năm, quyết toán thuế nămChức vụ: Kế toán trưởng, cố vấn tài chính và chính sách – Trưởng ban kiểm soát nội bộ.Mức lương khởi điểm : 5.000.000 vnd Mức lương cuối : 9.500.000vndMô tả công việc:+ Hằng ngày: * Kiểm tra hệ thống kế toán, giá thành, công nợ, tài sản,.. mà các kế toán viên đang thực hiện, kiểmtoán tính chính xác và phù hợp của chi phí nội bộ để kịp thời phát hiện sai xót sửa chữa. * Xử lý số liệu, tổng hợp và chi tiết phục vụ cho quản lý doanh nghiệp * Tính giá thành sản phẩm * Thực hiện việc lập dự toán tài chính, phân bổ tài chính trong doanh nghiệp * Thực hiện các báo cáo quản trị nếu có yêu cầu bất thường + Cuối tháng: * Kiểm tra chứng từ, báo cáo thuế của nhân viên. * Đối chiếu Công nợ phải thu , phải trả của nhân viên * Báo cáo chi tiết theo yêu cầu quản lý về tất cả các mảng. Báo cáo tình hình dòng tiền thu chi và hiệuquả sử dụng tiền, quá trình thu hồi dòng tiền, kế hoạch kinh doanh đạt được trong tháng, Báo cáo TổngGiám Đốc các mảng còn yếu kém và đề xuất phương án giải quyết thúc đẩy. * Xác Định và báo cáo kết quả kinh doanh trong tháng.+ Công việc khác * Lập dự án vay vốn, hoàn thành thủ tục pháp lý hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài chính doanh nghiệp phục

6. Tài liệu tham khảo:Tải các tình huống kế toán, hỏi đáp hóa đơn mời vào:http://ketoancanbiet.blogspot.com/Tải bài tập kế toán, báo cáo thực tập kế toán, tài liệu kế toán mờivào:http://maubaitapketoan.blogspot.com/Theo hoc ke toan tai ha noi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro