phan2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chap 52:

Nằm viện độ gần tuần tôi mới ra ngoài được. Không biết có phải do năm hạn của tôi hay không mà hết hè về quê suýt chết xong giờ ra đây lại dính thêm trận sốt xuất huyết. Đúng là đời đen như chó mực. Nhưng lạ là mấy hôm đến thăm tôi trong viện, mặt con An lúc nào cũng buồn thiu, chẳng biết bị làm sao nữa. Con hâm! Đã cấm không cho vào, sợ lây ốm từ tôi rồi mà nó còn cố len vào cho bằng được, có hôm nó chỉ vào ngó xem tôi đang làm gì xong lại tót đi luôn. Bị tôi cấm không cho lấn qua vạch cửa phòng, nó cứ lấp ló bên ngoài rồi thò đầu vào trêu, chốc chốc lại cười tít mắt, rung rung cái chỏm tóc lên.

*****

Ra viện, tôi vẫn giữ thói không chịu đi học hè mà dùng thời gian đó vào việc lang thang chỗ này chỗ kia. Thỉnh thoảng đi qua bãi bồi cũ, tôi bất giác nhớ lại tầm này năm ngoái, đằng xa xa kia có hai đứa tung tăng cười đùa, thằng con trai ngồi làm mẫu cho đứa con gái vẽ, đứa con gái vẽ xong, ngắm ngắm rồi đưa cổ tay chùi ngang mặt, cười hì hì, nhọ than bám trên mặt, thằng kia nhẹ nhàng bước tới, mỉm cười vuốt khẽ gò má nhem bụi. Nhưng giờ thì hết rồi, hóa ra tất cả chỉ là giả tạo hết. Lắm lúc tôi cứ tự dối mình, hi vọng ngày đó tình cảm Trang dành cho tôi có phần nào là thật sự rung động. Vậy mà không, mà có thật giả thế nào tôi cũng chẳng bao giờ biết được. Một thằng ngố thì cứ mãi là một thằng ngố mà thôi. Cuộc đời tôi là những lần trốn chạy, trốn chạy vì yêu vì hận, trốn chạy quá khứ tối tăm,... không rõ đến bao giờ tôi mới dám đứng lại.

Hôm nay, thơ thẩn dạo thế nào tôi lại rẽ vào con đường đất ra bãi bồi. Bao lần tự dặn mình là không bao giờ đến đây nữa, vậy rồi ma đưa lối quỷ dẫn đường thế nào, tôi vẫn cứ đi về lỗi cũ. Chẳng muốn ở lại đó lâu, tôi quay xe vòng về trường, tầm này chắc chúng nó đang tan học.

Đứng sát vào gốc cây bàng, tránh không để bọn cùng lớp chú ý là tôi đang ở đây. Ngó mãi cổng trường mà chưa thấy con An ra, có lẽ nó về từ nãy rồi mà mình không để ý. Đang định về thì tự nhiên yên sau tôi trùng xuống, có bàn tay nhỏ nhỏ vỗ vào vai gọi:

- Thằng dở người! Đứng đây ngắm em nào đấy?

Tôi mỉm cười, bảo:

- Ngắm mày, được chưa! Khiếp thật! Lủi như ninja, ra sau lưng mình từ bao giờ mà không biết

Nó cười hì hì, xòe rộng hai bàn tay ra úp lên đầu che nắng, giục:

- Nhong nhong! Ngựa ngu đi nhanh!

- A con này láo! Mày bảo ai ngựa ngu?

Tôi sừng sộ nạt, ăn liên tiếp mấy phát véo đùi đau điếng của con An, nó lườm lườm nhìn tôi, tủm tỉm cười:

- Đi về đi! Rẽ qua chỗ công viên bí mật, tao chỉ cho mày cái này hay lắm.

Tôi chẳng biết làm sao, đành mặc cho nó chỉ đâu thì đi đó. Tới nơi, nó chạy lon ton đằng trước, ngoắc tôi theo sau. Bỗng nó nhìn quanh quất, ngó nghiêng như tìm vật gì, tôi thấy lạ, hỏi:

- Tìm gì đấy! Bảo tao, tao tìm cho.

Đột nhiên nó reo lên, mắt long lanh, níu áo tôi nhảy tưng tưng, tíu tít cả lên:

- Kìa kìa! Ra đằng kia, tao cho mày xem này.

Nói rồi nó lôi tôi xềnh xệch, chỉ vào một khoảng đất xong bảo:

- Đây này, chôn ở đây được đấy!

Tôi tá hỏa, hỏi:

- Mày điên à? Tự nhiên đi chọn sẵn đất lo hậu sự. Tội nghiệp, trên đời còn nhiều mảnh đời bất hạnh quá!

Con An dậm chân tru tréo:

- Tao đã nói hết đâu, nghe hết đã chứ, mày suốt ngày tìm cớ để bắt nạt tao.

- Ờ rồi rổi! Thế Búp thích gì, một phát đấm nhé!

- Mày liệu hồn đấy!

- Bố thách!

Nó không thèm đôi co với tôi nữa, mở túi xách ra, lấy trong đó một cái ống sứ, hình như là cái “bình hoa” hai đứa nặn chung hôm đi Bát Tràng. Xong nó lại lấy ra một cái xẻng cầm tay bé tý, cỡ chắc gần bằng cái xẻng công binh. Nó dúi cái xẻng vào tay tôi, chỉ xuống khoảng đất bảo:

- Đào đi! Đào xong tao cho xem cái này!

Tôi cau có:

- Mày cho người vừa ốm dậy lao động nặng nhọc thế này à? Tự đào đê!

Nó quát:

- Lao động là hạnh phúc, mày có đào không?

Tôi làu bàu cầm cái xẻng, hì hục đào đào xới xới, con này chơi ác thật, cái xẻng bé tẹo, đã thế đào còn sợ nó gãy mất xẻng, xắn từng tí đất một, trời thì nắng chang chang ra, không có cái bóng cây che thì tôi dám cầm xẻng tương cho nó một nhát lắm. Trong lúc đó, nó lấy trong cặp ra tờ A4, hí hoáy vẽ cái gì đó. Lúc tôi đào cái hố được chừng nửa mét cũng là lúc lưng mỏi nhử, vươn người đứng dậy mà xương cốt kêu răng rắc, con An ngó sang, nhìn tôi cười toe, vẫy vẫy tôi vào xem cái hình nó vẽ. Tôi nhìn bức tranh, trầm trồ, nó vẽ hình Chibi đẹp thật, hình một đứa con gái để mái chéo, tóc đuôi gà là nó, đang nắm tay một thằng bảnh chọe, ngực áo một đứa ghi chữ Búp, một đứa ghi chữ Bi. Tôi cười, hỏi nó:

- Vẽ cái này làm gì thế?

Nó câng mặt lên, hỏi:

- Mày quên nhanh thế! Năm ngoái đi Bát Tràng chơi, mày chẳng hứa với tao là sẽ làm một bản giao kèo giữa tao với mày, làm bạn nhau mãi mãi còn gì. Này nhé, tao ghi cả điều khoản rồi nhé, làm sai là bị trời phạt đấy.

Nói rồi nó giở mặt sau tờ giấy cho tôi xem, đằng sau ghi 5 điều:

1. Bi và Búp Bông mãi mãi là bạn tốt của nhau

2. Bi không được đánh Búp Bông.

3. Bi không được làm Búp Bông buồn, khóc.

4. Phải dỗ nếu Búp Bông buồn.

5. Chủ nhật hàng tuần, Bi phải nấu cho Búp Bông ăn một món bất kỳ.

Tôi đọc xong, sừng sộ:

- Con này mày không nhỉ? Điều khoản quái gì mà toàn Bi phải thế này thế nọ thế? Đổi lại nhanh!

Nó nhõng nhẽo:

- Đi mà Bi! Nhường con gái tí có sao đâu! Đi mà.

Con An cứ túm lấy tay tôi, lắc lắc rồi làm mặt đáng yêu, dỗ tôi chấp nhận bản điều khoản “công bằng” kia. Tôi sốt cả ruột, gật đầu lia lịa:

- Ừ rồi rồi! Mày muốn gì cũng được.

Tôi tiện mồm hỏi luôn:

- Mà sao mày biết hôm nay tao đến mà chuẩn bị sẵn thế?

- Cái đó gọi là linh cảm của con gái đấy, mày không hiểu đâu!

Tôi lầm bầm:

- Linh với chẳng cảm, có mà giác quan của bệnh nhân tâm thần thì có.

Nó cười hì hì, hai đứa kí tên vào rồi nó bỏ tọt cuộn giấy vào bình, khệ nệ vác ra rồi nhẹ nhàng thả xuống hốc đất tôi đào sẵn. San lấp chỗ đất phẳng phiu, con An lại thảy xuống một nhúm hạt giống hoa gì gì đó, nhón tay vun vun đất lại, lấy trong cặp ra cái súng phun nước bé tí, phun lấy phun để vào chỗ gieo hạt.

Mải chơi, quá 1h chiều rồi vẫn còn ngồi đây, tôi với nó phóng như ma đuổi, về nhà nó hình như không có ai, nó chào tôi xong lỉnh luôn vào. Tôi thì run rẩy đạp xe về nhà, trong đầu cố viện lý do cho việc về muộn này. Về đến đầu ngõ, tôi không vào hẳn mà dừng xe trên dốc, ngó ngó vào sân nhà tôi. Thoáng thấy bố tôi đang cầm cái roi mây ngồi ngoài hè, tôi đã sợ vỡ mật, lủi ngược lại, vòng qua nhà con An lánh nạn chứ về giờ này dám là ăn đòn nát đít. Con An thấy tôi quay trở lại, nó nghiêng nghiêng đầu nhìn tôi xong cười bảo:

- Sợ bố đánh nên trốn sang đâu cầu cứu tao chứ gì! He he! Không dễ đâu.

Tôi chắp tay vái nó:

- Thôi tao lạy mày! Mày cái gì cũng biết, mày giỏi! Giỏi thì cứu tao phát, đừng quên là mày cũng có trách nhiệm vì tội rủ tao đi chơi nhé.

Nó cười khúc khích, dắt tôi vào nhà xong thả ở phòng khách, lát sau đem ra một ca nước mơ, rót cho tôi uống xong quạt quạt:

- Hạ hỏa hạ hỏa! Để ta cứu vớt kẻ khốn cùng nhé!

Rồi nó chạy lịch bịch vào trong nhà, ở bên ngoài tôi chỉ nghe tiếng nó véo von: 

- Dạ! Bác ạ, cháu An đây ạ!

…..

- Thằng Hưng nó đi đến trường lấy tài liệu, bị cảm nắng ạ!

- Dạ. Cháu với mấy đứa cũng lớp đem vào phóng y tế rồi ạ, xong đem nó về nhà cháu cho nằm nghỉ rồi ạ.

- Vâng ạ, cháu cũng bảo chúng nó là bị ốm thế này đừng đem nó đi đường xa, về nhà cháu cho gần ạ, chiều nó khỏe hơn thì bọn cháu đưa về ạ.

- Dạ, không có gì đâu bác, nó bạn cháu thì cháu phải lo chứ ạ. Dạ

- Vâng ạ! Cháu chào bác ạ!

Tôi ôm ở ngoài ôm bụng cười rũ rượi, cơ mà vẫn cố nén để không lọt tiếng vào trong điện thoại. Con An đi ra, nhìn tôi tủm tỉm cười xong hỏi:

- Đói chưa?

Tôi gật gật, nó chạy vào bếp rồi bưng mâm cơm ra, toàn là món ngon cả. Tôi hỏi xách mé:

- Mẹ mày đi vắng nên nấu sẵn chứ gì?

Nó chống nạnh, vênh mặt lên:

- Hơi bị coi thường nhau đấy! Tao tự nấu nhé, không ăn thì thôi, tao ăn hết! 

- Hóa ra biết tự nấu rồi cơ à? Búp Bông siêu thế nhỉ?

Tôi cười khích lệ, bẹo má nó cái. Con An ngượng nghịu cúi đầu, hai má đỏ hồng lên. Xong nó bày biện mâm ra, xới cơm, so đũa chỉn chu, gắp thức ăn cho tôi. Bỗng nhiên, nhìn cái dáng nó đảm đang bên mâm cơm, tôi lại bắt đầu tưởng tượng đủ thứ, nào là tôi đi làm về, nó chờ ở nhà, rồi hai đứa ăn cơm, đầm ấm, yên vui đủ kiểu,….. Giật mình lắc lắc đầu liên tục, mình đang nghĩ cái quái gì thế nhỉ? Đúng là điên hết sức, quá điên, không biết mặt tôi lúc mơ mộng khi nãy có gì khác biệt không nữa. Con An lúc nào cũng như đi guốc trong bụng tôi, nhỡ nó nhìn mặt tôi mà đoán ra thì xấu hổ chết mất.

Ăn uống xong xuôi, hai đứa chí chóe đùn đẩy nhau đi rửa bát, loanh quanh mãi mất gần nửa tiếng mới rửa xong mấy cái bát. Ra ngồi ngoài phòng khách xem TV, đang xem, tôi buột miệng hỏi:

- Này! Sao tao thấy bố mẹ mày thả mày ở nhà suốt thế?

Đang cười toe toét, nó xụ mặt ra:

- Tao cũng chẳng biết nữa, bố tao suốt ngày hứa là đi chơi với tao, xong lại khất lần vì công tác này công tác nọ, hết Úc, Mỹ, Hàn, Nhật lại Pháp, Đức, có mỗi nhà mình thì chẳng bao giờ ở. Mẹ tao thì chỉ đạo ở nhà hàng, 9h tối mới về, có mỗi tao với lão Bủn ở nhà, buổn lắm.

Biết mình lỡ lời, tôi vội dỗ dành nó:

- Có tao này! Bao giờ mày buồn, tao đưa mày đi chơi nhé. Tao hứa không bao giờ để mày buồn hết.

Nó rơm rớm nước mắt, tôi cuống cả lên, hỏi:

- Sao thế, tự dưng lại khóc?

Nó đứa tay lên lau nước mắt, bảo:

- Không! Tao không sao cả, tao vui quá thôi!

Tôi cú nhẹ vào đầu nó, mắng:

- Thế mà làm tao hết hồn, con nỡm!

Chuyện trò một lúc, tôi thiu thiu ngủ, tay chống vào má, tựa người ra ghế ngủ ngon lành. Được một lúc, tôi bỗng giật mình tỉnh giấc vì tiếng sột soạt, lạo xạo quen tai. He hé mắt nhìn ra, thấy con An đang chăm chú nhìn tôi xong lại cắm mặt vào cái bảng, tay cầm thỏi than tô tô vẽ vẽ. Cái cách vẽ đó, tôi quá quen rồi, chỉ là tôi đã quen nhìn thỏi than trong tay người con gái khác thôi, không ngờ lần này lại là nó? Tôi im lìm không làm gì, chỉ hé mắt quan sát nó. Khẽ cựa mình một cái dò thử, con An vội vàng giấu biến đồ vẽ ra sau ghế, ngồi im thin thít dò xét tôi, thấy tôi không dậy, nó tiến lại gần, huơ huơ tay trước mặt, gọi nhỏ:

- Hưng! Hưng!

Lát sau, dám chắc là tôi vẫn ngủ yên, nó mới nhẹ nhàng lôi bảng vẽ lên, cặm cụi vẽ tiếp, cái chỏm tóc lại rung rinh, rung rinh. Tôi nằm im, băn khoăn không biết vì cớ gì mà nó lại giấu tôi chuyện này.

Chap 53:

Nằm im không động đậy, tôi chỉ dám he hé mắt nhìn con An. Nó hí hoáy vẽ một hồi thì xong, giơ bức vẽ lên nhìn rồi lại nhìn sang tôi so sánh, gật gật đầu mỉm cười. Cơ mà mắt phải nhắm lim dim nên không tài nào xem xem nó vẽ tôi xấu đẹp thế nào. Khó chịu thật. Tôi bất thần choàng dậy, hét toáng lên:

- Woaaaaaaaa! Bắt quả tang con ỉn đang vẽ nhé!

Con An giật mình thét lên, luống cuống giấu cái bảng vẽ đi. Tôi chụp lấy cổ tay nó giữ lại, nhích sát vào cạnh nó dọa:

- Khai mau! Ai cho phép mày in sao trái phép hình ảnh của thiên tài?

Nó đỏ bừng mặt, cố gỡ tay ra, líu ríu nói:

- Ơ…không! Tao…tao…!

- Không cãi nhiều! Đưa đây xem nào?

Nó đỏ bừng mặt lên, cúi gằm xuống, giấu bảng vẽ ra sau lưng rồi đi giật lùi, chạy tót lên phòng. Tôi thì đang ngỡ ngàng không hiểu làm sao nó lại xấu hổ đến mức thế, cho xem tí có chết ai đâu chứ. Đúng là đồ ngẫn, đã thế không thèm xem nữa. Nhưng tự nhủ thế mà tôi vẫn tò mò lắm, lúc nó xuống rồi tôi vẫn gặng hỏi, nằn nì nó cho xem bức tranh. Đáp lại nó chỉ lắc đầu lia lịa, kèm theo là khuôn mặt khó hiều. Năn nỉ ỉ ôi mãi nó không chịu, tôi hỏi:

- Thế làm sao không cho xem?

Con An cứng họng, ấp úng mãi, lúc sau nó mới nói:

- Tại mày bị ngố!

Xong nó nằng nặc tống tôi về, tôi ngơ ngác không biết làm sao hôm nay con này dở chứng, đành ngậm ngùi lượn đi.Trước lúc ra khỏi cửa, tôi còn với lại bẹo má nó phát xong mới đi về. Con An cau có nhìn tôi rồi đóng ập cửa lại, dí sát mặt vào chỗ khe cửa nhòm xem tôi về chưa. Đúng là tổ thật, cái chỏm tóc thế kia mà cứ nhấp nhổm, lại thò lên phất phơ mấy sợi tóc. Tôi thò tay vào nắm lấy túm tóc, lắc cho một cái. Nó hét ầm lên, chạy tót vào tít trong rồi đứng đó chửi vọng ra ngoài. Tôi thò mặt vào ô cửa, cười khanh khách rõ to xong chạy thẳng. Nó mà điên lên, chạy ào ra túm tôi lại tẩn cho một trận thì đúng là oan mạng.

Chạy lòng vòng hồi lâu, ban đầu tôi định ra chỗ quán net mà hội ăn chơi chọn làm trụ sở, nhưng đến nơi thì full máy, mà có mỗi thằng Quý cổ cò đang ngồi chat với con nào. Ngán ngẩm đi chỗ khác, tôi băn khoăn chẳng biết đi về đâu, thật như thằng vô gia cư. Giờ mà về nhà, lộ ra nói dối thì bố đánh cho tuốt xác, mà quay lại nhà con An thì không ổn chút nào, chẳng phải vì nó vừa dỗi tôi mà vì dẫu thân đến mấy thì nó con gái, tôi con trai, nhà thì chẳng có người lớn. Mình ở lâu hàng xóm nhà nó thấy lại dị nghị, điều tiếng con An ra. Đi ngược về cầu Long Biên, tôi thong thả dắt xe dạo trên cầu. Tầm này vắng quá, chẳng có ai đi cả. Lang thang lúc lâu, lôi điện thoại ra xem giờ thấy hơn 3h rồi, tôi mới chầm chậm đạp xe về. Vừa về đến nhà là bố mẹ tôi đã cuống cả lên, sờ trán, sờ tay, hỏi dồn dập xem cảm sốt thế nào. Tôi ậm ừ đáp để bố mẹ đỡ lo rồi tót lên phòng ngủ, cả buổi trưa không ngủ được mấy, giờ mệt mỏi thật.

Liền mấy tuần sau đó, hôm nào tôi cũng đi lang thang chỗ này chỗ nọ, chờ đến học chính mới bắt đầu vác sách vở đến trường. Ngày khai giảng năm nay cũng không có gì mới, đám con trai vẫn tiếp tục luyện Byakugan với áo dài, tôi thì tha hồ ngắm con An. Kề ra có đứa bạn xinh gái cũng thích thật đấy, tha hồ ngắm nghía, liếc trộm mà không sợ bị “người ta” bắt gặp. Đã thế lúc đi trong sân trường, bọn con trai nhìn tôi đi kè kè cạnh con An thì đứa nào đứa nấy cũng như sôi tiết lên, chắc trong đầu chúng nó đều nghĩ: “Thằng lấc cấc kia có gì hay mà nó có đứa “bồ” ngon thế nhỉ? Đời đúng là bất công mà!”. Lắm lúc bị chúng nó cà khịa, chơi đểu nhưng tôi mặc kệ, coi như ruồi bâu, đến thì xua đi. Chỉ cần mỗi ngày đi chơi với nó, thích thú nhìn hai má nó ửng hồng lên những lúc ngượng, nhìn đứa con gái trắng bóc chạy lon ton, nghịch như con trai ở bên cạnh mình, lại được gọi: “Búp Bông! Búp Bông” thoài mái. Chao ôi! Sao nó có cái biệt danh ngộ thế nhỉ, gọi mãi mà không thấy chán.

Tuần đầu tiên đi học, theo thói quen cũ, tôi lại tụ tập đánh cờ với hội dì Minh và Hoàng nghiêm túc, còn bài vợ thì mặc xác. Hôm thứ ba, đang ngồi dí Mã thằng Hoàng thì đột nhiên cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Rút kinh nghiệm như quả dính phốt với thầy chủ nhiệm, tôi nghếch lên ngó xem thầy Lý về chưa. Vẫn chưa có ai, vậy thì ta lại cờ quạt tiếp. Nhưng không hiều làm sao mà đúng đến hồi gay cấn thì thằng Hoàng chạy biến về chỗ. Tôi cười hô hố chỉ:

- Con gà! Chấp nhận đi, đời mày không khá món cờ này được đâu. Gì chứ mày hay cả sư phụ mày tao cũng chấp một mắt.

Bỗng nhiên bên cạnh tôi có giọng ồm ồm chen vào:

- Sao? Sư phụ nó đây! Anh có chấp không? Về chỗ nhanh không tôi cho vào sổ ghi đầu bài.

Tôi ngó sang, kinh hoàng nhận ra thầy Lý đã vào lớp từ bao giờ. Giáo viện hình như ai cũng có võ công thượng thừa thì phải, toàn lướt vào sát bên cạnh mình, đứng rõ lâu mà không biết. Lùi thủi về chỗ trong tiếng cười râm ran của lũ quỷ sứ, tôi lầm bầm rủa đứa nào canh thầy mà không kêu lên một tiếng, để mình chết tại trận thế này. Về chỗ ngồi, tôi hằn học chép bài, lớ ngớ thế nào mà lại bị gọi lên bảng. Không làm được bài, 0 điểm về chỗ, khai sổ đầu năm luôn. Tiếp sau đó, bực tực còn dồn nén trong tiết Sinh khi tôi ăn thêm con 2 vì tội chép thiếu bài, sang giờ Toán thì một phát 0 vả vào mặt do không thuộc lượng giác. Trong một buổi mà bị combo 3 hit liền, tôi tức lộn ruột mà không làm gì được, bọn cùng lớp thì xì xấm vì kỉ lục Triple Kill của cán sự Văn. Thật là đời đen như chó mực. Nhưng đỉnh điểm là tiết Sử, khi con An quay sang hỏi tôi Ý nghĩa lịch sử của Duy Tân Minh Trị, đang nóng mà nó lại hỏi lí nhí không nghe rõ, tôi gắt :

- Cái đm! Nói bé như gì….hỏi hổi cái loz ý!

Vừa phọt ra câu đó xong, tôi ngớ người ra. Chết thật, giận cá chém thớt, tôi lại to tiếng với con An, đã thế còn nói bậy nữa. Tôi vội vàng túm tay nó lại, xuýt xoa:

- Chết! Tao…tao xin lỗi! Tao lỡ mồm mà!

Nhưng không kịp mất rồi, nó bắt đầu mều mếu, sụt sịt rồi vùng vằng quay lên, úp mặt xuống bàn khóc hu hu. Cả lớp đang học bỗng im bặt, tất cả đồng loạt nhìn về chỗ con An. Cô Sử xuống dưới vuốt đầu, dỗ dành nó mãi mà không nín, mấy đứa con gái xung quanh cũng xúm xít lại vỗ về nó, cô Sử hỏi:

- Thôi An! Ngoan không khóc! Thế lúc nãy thằng Hưng nó làm gì để em khóc nào? Nói đi, nói rồi cô trị cho nó một trận. 

Con An mếu máo:

- Hức…hức! Em thưa cô….bạn Hưng bạn ý mắng em….hức…hu!

Cô chặc lưỡi, quay sang nhìn tôi bảo:

- Anh Hưng! Anh đã nghe câu “On ne doit pá battre les femmes même avec des fleurs” chưa? Là không được đánh phụ nữ dù chỉ bằng cành hoa. Bạn con gái chân yếu tay mềm, vậy mà anh bắt nạt bạn, để bạn khóc thế này là không được.

Xong cô tủm tỉm cười, nói:

- Vậy thì liều liệu mà xin lỗi nhé! Cái đôi này đúng là lạ lùng nhất trong các đôi tôi từng dạy.

Tôi méo xệch mặt, lo lắng không biết nên làm cách nào xin lỗi con An. Phát này chắc nó giận tôi ghê lắm đây, đúng là bệnh từ mồm vào, họa từ mồm ra mà. Đã thế lúc cuối giờ, lũ vịt giời trong lớp còn túm tụm lại xỉa xói tôi, nói tôi cậy to, vô tâm, bắt nạt con An này nọ, làm tôi kẹt lại không đuổi theo để xin lỗi con An được. 

Mấy hôm sau đến lớp, tôi cố bắt chuyện với nó mà không được, đem đủ thứ quà vặt ra dụ khị mà nó vẫn kiên quyết dỗi tôi. Rốt cục chỉ béo lũ ngồi quanh, tha hồ ăn nem chua rán, kẹo bánh miễn phí. Cứ thế suốt tuần, con An đến lớp xong tót về, đi bộ luôn chứ không thèm lên xe tôi đèo về, mặc cho tô cứ dắt xe lẽo đẽo bên cạnh nó, xin lỗi mãi mà nó cứ trơ trơ ra. Đến khổ với bọn con gái, sinh vật khó hiều!

Mọi chuyện cứ như vậy cho đến tuần sau, chiều thứ Bảy đang giờ sinh hoạt lớp thì trời tối sầm lại. Trong lớp, lắm đứa bắt đầu lo lắng bảo nhau:

- Chết rồi, tao không mang áo mưa!

- Tao cũng thế!

- Ai mang 2 áo mưa không?

……

Ngó lên bàn trên, thấy con An vẫn im lìm không tỏ vẻ gì lo lắng, tôi thấy hơi yên tâm, chắc nó mang áo mưa rồi. Vậy thì tốt, nó mà ướt mưa lại ôm cho xem, lần này thì tôi không đi bên cạnh để che cho nó được nữa rồi. Giá như có thể quay ngược thời gian thì tốt, lúc đó ta có thế sửa lại những lỗi lầm trong quá khứ, đơn giản chỉ là nói một câu nên nói thôi, vậy là được rồi, nhưng tiếc là chẳng bao giờ có giá như cả.

Chiều về, mưa tầm tã, mọi người đứng đầy hành lang, quay ngang quay dọc mặc áo mưa, người thì mặc áo, người thì cố nán lại đợi ngớt mưa, cả hành lang chật cứng những người, len lỏi mãi tôi mới đi sang văn phòng Đoàn được. Họp hành mất gần nửa tiếng, tôi chạy tắt qua sân về lớp học, túm vội lấy cái balo rồi phóng ào xuống tầng 1, mưa này về sớm cho rảnh, thế mà mấy bố tướng A1 còn ở lại bóng bánh nữa. Xuống chân cầu thang, tôi chợt đứng khựng lại. Con An đang đứng ở sảnh hành lang, vươn tay ra ngoài nghịch nước mưa. Lúc này, nhìn nó như thiên thần vậy, làn da trắng bóc, khuôn mặt thanh tú, thơ ngây man mác buồn nhìn ra ngoài trời, mấy ngón tay bé xíu chìa ra ngoài vờn lấy những hạt mưa xối xả. Bần thần một lúc, tôi mới giật mình như người tỉnh dậy sau cơn mê. Mải đứng đây nhìn nó, tý nữa thì bị nó phát hiện ra đang nhìn trộm. Khổ thân, hóa ra không mang áo mưa nên kẹt ở đây, chắc định chờ bố nó đến đón. Cơ mà chờ thì đến đời nào, bố mẹ nó đi làm suốt, tối mới về nhà, còn ông anh nó thì ở trường, có khi nó đang nắng mưa thế nào, nhà nó cũng chẳng biết. Nghĩ thế nào, tôi lại chạy ngược lên phòng thể chất, gọi con Yến ra. Đang tập múa, thấy tôi xuỵt xuỵt bên ngoài, con Yến tách nhóm chạy ra hỏi:

- Tao tưởng họp Đoàn xong lâu rồi cơ mà, sao mày còn ở đây?

Tôi ậm ừ đáp:

- À…tao ở lại làm nốt tý việc. Mày ra đây tao nhờ cái này!

Nói đoạn, tôi loay hoay lôi áo mưa ra, đưa cho con Yến bảo:

- Mày đem ra chỗ con An đứng kìa, chỗ sảnh ấy! Bảo nó mặc mà về cho khỏi ướt. À mà nhớ đừng có bảo tao đưa nhé, cứ bảo là mày có 2 cái áo mưa, nên đưa cho nó mượn một chiếc.

Con Yến thắc mắc:

- Sao không bảo mày đưa cho nó? Thế có phải nhanh không?

Tôi ậm ừ:

- Thì mày cứ giúp tao đi. Tao mà đưa là nó không chịu đâu, con này bướng lắm!

Con Yến lắc đầu, chạy ra đưa áo mưa cho con An, tôi đứng nấp cạnh cầu thang giữa, nhìn ra sảnh thấy hai đứa đang tíu tít chuyện trò, con An cảm ơn rồi vẫy vẫy tay chào con Yến. Lát sau, nó loay hoay dũ cái áo mưa ra, trùm lên người. Bất giác tôi lại mìm cười, người nó lẫm chẫm như đứa trẻ con, chui vào trong cái áo mưa to đùng, người tôi thì cao mà nó thì thấp hơn, vạt áo quét lòe xòe ra đất, nhìn cứ như cây nấm di động. Đợi cho nó đi khuất, tôi ngó ra trời mưa nhìn nhìn quanh. Thôi, thế là tắm mưa rồi, nhưng mà sao phải xoắn?

Đội mưa về nhà, tôi bị ăn chửi một trận vì tội: bỏ áo mưa ở đâu không nhớ nên cứ thế đi về. Tôi bị ăn chửi mà mặt cứ phởn phởn, bố tôi thấy lạ, hỏi:

- Gia đình chẳng có ai có tiền sử bị thần kinh, thế mà đến đời thằng này lại nảy nòi ra. Thôi, thằng trưởng lên nhà mà tắm, gớm quá thôi, bệnh Y dờ mờ lờ rồi!

Tắm táp chán chê, hát inh ỏi trong nhà tắm, tôi quấn cái khăn tắm lên đầu xong chạy rầm rầm về phòng, tí tởn ngồi bắn CoD. Giờ này chắc nó về nhà rồi nhỉ? Có lẽ đang phồng mang trợn má ăn bánh hay nhấm nhách cái gì đấy. Ôi con gấu lười ham ăn ham ngủ, may mà mày không ướt mưa, không cảm ra đấy lại khò khè, nhõng nhẽo làm nũng tao.

Sáng hôm sau, tôi như thằng tâm thần đi đến trường, cười nhăn nhăn nhở nhở. Suốt 5 tiết học, tâm hồn tôi treo ngược cành cây, vơ vẩn tận chốn nào. Đang lên cao, sắp chạm đến đỉnh của sự tự kỷ thì một giọng lạnh te cất lên:

- Hưng! Tôi có chuyện muốn nói với cậu.

Tôi giật mình quay về mặt đất, nhín lại mới thấy đứa vừa gọi tôi là thằng Long. Quái lạ, từ hồi đến lớp, nó sống khép kín, có mấy giao tiếp với ai đâu, mà tôi thì càng không, tự nhiên hôm nay lại gọi mình ra ngoài. Tôi theo nó đi ra sau trường, nhìn quanh không thấy ai, hất hàm hỏi:

- Có gì thì nói luôn đi!

Chưa dứt câu, bất ngờ một quả đấm tung thằng vào mặt tôi...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro