phuong phap cay lya cai tien SRI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hà Tĩnh ứng dụng SRI

SRI cho năng suất cao trên đất Hà Tĩnh.

Vụ hè thu 2008 Hà Tĩnh được Tổ chức Oxfam chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI). Nơi nhận chuyển giao đầu tiên là một số xã ở huyện Can Lộc, do cơ quan BVTV tỉnh, huyện trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao. >> Mở rộng phương pháp thâm canh lúa cải tiến SRI? Dương Đình Tường ...

Mở rộn>> Cấy lúa theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp Dương Đình Tường ...

Cấy lúa theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp Dương Đình Tường (25/09/2008 10:30) In trang này

Thực hiện cấy theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp

Anh Nguyễn Văn Khoát - Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông Bắc Ninh - đơn vị thực hiện đề tài bảo tôi về nguyên cớ của kỹ thuật cấy mới do quan sát thực tế trong thời gian lúa uốn câu đến khi thu hoạch, trong một ruộng lúa các hàng lúa ở ven bờ đều sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh ít, số bông hữu hiệu/khóm cao.

Nhìn chung các chỉ tiêu về năng suất đều cao hơn so với các hàng lúa ở bên trong ruộng, chính vì vậy mà năng suất thực thu ở vùng rìa bờ cao hơn, lý do chính là các hàng ở rìa bờ, các khóm lúa được sử dụng ánh sáng mặt trời nhiều hơn, từng lá lúa được quang hợp tốt nhất...

Chính vì thế, mà tạo điều kiện tích luỹ chất khô tốt nên năng suất cao nhất. "Căn cứ vào tình hình thực tế, chúng tôi thấy cần phải thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, làm cho tất cả các khóm lúa trong một ruộng được sử dụng ánh sáng tốt như hàng, khóm ở rìa bờ. Mục đích tạo điều kiện cho tất cả các khóm lúa trong ruộng được sử dụng ánh sáng mặt trời tốt nhất".

Trung tâm khuyến nông Bắc Ninh đã thực hiện đề tài: "Áp dụng biện pháp kỹ thuật cấy mới theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp" trên diện tích: 40 ha tại xã Mộ Đạo; Cách Bi: 20 ha; HTX Đông Xá, Đông Mai: 20 ha. Thời gian thực hiện vào vụ mùa năm 2007. Phương pháp cấy: Cấy theo hướng đông - tây để cây lúa tận dụng được ánh sáng tốt nhất, từ sáng đến chiều cây lúa trong từng khóm lúa, hàng lúa không che khuất nhau. Xác định khoảng cách hàng sông: Một hàng sông, hàng cách hàng 15 cm; một hàng sông, hàng cách hàng 30 cm.

Đối với hàng con tuỳ theo giống, trình độ thâm canh, chân đất tốt hay xấu mà bố trí hàng con cho hợp lý. Như vậy hàng sông phải cố định còn hàng con biến động sao cho phù hợp từng giống. Còn các khâu làm đất, tưới tiêu, chăm sóc cho từng giống thì không có gì thay đổi. Về sinh trưởng phát triển giữa phương pháp cấy mới và phương pháp cấy cũ, phương pháp cấy mới đẻ nhánh sớm hơn, cụ thể sau cấy 13 - 15 ngày đã bắt đầu đẻ nhánh còn phương pháp cấy cũ 18 - 22 ngày mới đẻ nhánh. Phương pháp cấy mới có số dảnh hữu hiệu cao hơn phương pháp cấy cũ từ 10 - 15% vì phương pháp cấy mới đẻ nhánh sớm hơn và đạt số dảnh/khóm sớm hơn phương pháp cấy cũ.

Về chiều cao cây của phương pháp cấy mới cao hơn phương pháp cấy cũ từ 7 - 10 cm, lá đứng và thế cây khoẻ hơn. Phương pháp cấy mới trỗ tập trung và bông dài hơn. Chính nhờ các yếu tố đó mà năng suất vượt 15 - 20%. Đánh giá về tình hình chống chịu sâu bệnh, phương pháp cấy mới: Do ánh sáng chiếu trực tiếp trên mặt ruộng, đến từng cá thể trong hàng lúa, chính vì vậy mà phát huy hiệu quả phân bón, lúa đẻ sớm, cứng cây, sinh trưởng phát triển khoẻ, nên khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn phương pháp cấy cũ nhất là bệnh khô vằn. Nhờ sự thông thoáng giữa các hàng lúa, trong ruộng lúa mà các hộ dễ dàng chăm bón, làm cỏ tốt hơn.

Thông qua việc điều tra việc thực hiện phương pháp cấy mới về chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh... giữa phương pháp cấy cũ và phương pháp cấy mới không có gì thay đổi. Song phương pháp cấy mới cho năng suất cao hơn từ 7 - 8 tạ/ha (25 - 30 kg/sào) xấp xỉ 100.000 - 120.000 đ/sào. Nhưng thực tế khi phỏng vấn các hộ nông dân tham gia đề tài về phương pháp cấy mới so với phương pháp cấy cũ có: 50% số hộ trả lời phương pháp cấy mới tốn công lao động hơn (một sào nông dân thường cấy một ngày, song phương pháp cấy mới phải mất thêm 1/4 - 1/2 ngày nữa).

Theo suy nghĩ của chúng tôi, nếu như cấy theo phương pháp mới có tốn đi 1/2 ngày mà cho năng suất vượt 25 - 30 kg/sào (100.000 - 120.000 đ/sào) thì giá trị ngày công cũng rất cao. Chính vì vậy mà ngoài diện tích 40 ha trong khuôn khổ đề tài các HTX cũng đã mở rộng ra trên 100 ha. Năm nay, phương pháp cấy mới đã được chính những nông dân truyền dạy cho nhau theo kiểu "vết dầu loang" nên toàn Bắc Ninh đã cấy khoảng trên 200 ha. Theo anh Khoát, cứ với đà này, chẳng bao lâu nữa sẽ có nhiều nông dân Bắc Ninh cũng áp dụng cấy hàng rộng, hàng hẹp bởi nó quá dễ và hiệu quả rõ ràng.

Theo BAONONGNGHIEPVN

Cấy lúa theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp (25/09/2008)

Sử dụng Đôlômít thay vôi bột trong sản xuất lạc (24/09/2008)

Mở rộng phương pháp thâm canh lúa cải tiến SRI? (24/09/2008)

Bão, Áp thấp nhiệt đới? (24/09/2008)

Hà Tĩnh ứng dụng SRI (23/09/2008)

Hai giống lúa mới của Viện cây lương thực và CTP (22/09/2008)

Ba giống khoai lang rau mới (22/09/2008)

Đặc cách công nhận giống sắn KM98-7 (19/09/2008)

Bình Thuận: Diện tích cây thanh long tăng đột biến (18/09/2008)

FLORFENICOL LA - bước tiến mới trong điều trị bệnh trên gia súc (18/09/2008)

g phương pháp thâm canh lúa cải tiến SRI? Dương Đình Tường (24/09/2008 08:00) In trang này

Lớp học SRI ngay tại đồng ruộng

Hiện nay có 14 tỉnh đang áp dụng mô hình diện hẹp SRI, riêng Hà Tây (cũ) là 68.500 ha, 13 địa phương còn lại khoảng xấp xỉ 300 ha. Theo đại diện của Chi cục BVTV Hà Nội thì Hà Tây cũ đã triển khai thực hiện chương trình "3 giảm 3 tăng" rộng khắp trên địa bàn 14 huyện, thành phố mà biện pháp kỹ thuật chủ đạo là thực hiện SRI.

>> Hà Tĩnh ứng dụng SRI

>> Thái Nguyên: ứng dụng thành công hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI

>> Mô hình canh tác lúa cải tiến SRI tại Nghệ An

Đặc biệt từ vụ mùa năm 2007 đến nay, được sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam Mỹ đã tiến hành ứng dụng tại 2 xã thuộc huyện Mỹ Đức cho hiệu quả cao, dần trở thành tập quán canh tác của nông dân. Tại HTX Đại Nghĩa, lúc đầu triển khai kỹ thuật mới lạ này, nhiều người còn bảo: "Việt Nam là cái nôi của văn minh lúa nước lại để mấy anh mắt xanh, mũi lõ đến dạy trồng lúa là sao?", nhiều người chưa tin tưởng vì sợ cấy thưa năng suất thấp còn cán bộ HTX lo ngay ngáy sợ đền năng suất cho dân nếu ứng dụng không thành công...

Khi triển khai thực hiện, HTX thành lập nhóm nòng cốt gồm những giảng viên nông dân, khuyến nông viên, chủ nhiệm HTX để hướng dẫn và giám sát nông dân thực hiện. Vụ mùa năm 2006 HTX tổ chức gieo mạ tập trung và cấp cho xã viên cấy song song với việc hướng dẫn làm ruộng cấy phẳng và đánh luống để tưới tiêu nước cho thuận tiện. Từ vụ mùa năm 2007 đến nay nông dân đã ứng dụng SRI trên toàn bộ diện tích cấy lúa của địa phương (178 ha). Cũng tương tự như vậy là xã Hợp Tiến với 100% diện tích đã cấy theo hệ thống thâm canh cải tiến. Vì sao một phương pháp canh tác mới lại có thể được người dân chấp nhận nhanh đến như vậy?

Nông dân Nguyễn Minh Toàn ở Thọ Sơn (Đại Sơn) cho biết lúc đầu nhà mình chỉ trồng 1 sào theo SRI nhưng sau 2 năm đã áp dụng tất trên cả 6 sào: "Cấy theo SRI tiết kiệm được khối thứ. Thứ nhất là giống, trước cấy 1 sào hết 1,5 kg thóc nay chỉ hết độ 5 lạng. Thứ hai là giảm được lượng phân bón, nhất là đạm từ 7-8 kg/sào xuống 5 kg/sào. Chính vì cấy thưa nên công cấy cũng đỡ hơn, ruộng lúa thông thoáng, độ ẩm không cao nên sâu bệnh ít, thuốc BVTV cũng được giảm hơn rất nhiều. Nhà tôi vụ này không phun thuốc lần nào, một số hộ có dùng cũng chỉ phun một bận.

Cái mà SRI hấp dẫn nông dân là năng suất lúa cao hơn cỡ 10%, tốt cho sức khoẻ vì ít phải dùng thuốc BVTV và đặc biệt là chi phí lại giảm đi tương đối". Vì sao mà lợi ích đã rõ ràng như vậy nhưng chỉ có Hà Tây cũ phát triển được rộng SRI còn các tỉnh khác vẫn đang loay hoay với những mô hình vài ha, vài chục ha? Điều thứ nhất phải khẳng định là sức ì của nông dân. Họ không muốn làm theo cái mới nếu chưa tận mắt thấy, tận tay sờ.

Do đó, ngoài việc cho nông dân đi học tập mô hình rất kỹ lưỡng, các HTX ở Hà Tây cũ đã phải cam kết với xã viên cấy theo phương pháp SRI sản lượng không bằng phương pháp truyền thống thì xuất tiền đền. Thứ nữa, vì là phương pháp thâm canh lúa mới nên không thể áp đặt một diện tích lớn được mà phải làm từ từ, phải được đào tạo kỹ. Nông dân tham gia được hỗ trợ 53.000đ/sào vụ thứ nhất, 10.000 đ/sào vụ thứ hai để làm "mồi". Sau đó, thấy hiệu quả tự khắc nông dân bảo nhau làm mà không cần đến "mồi" nữa. Kinh nghiệm thứ ba dẫn đến thành công SRI ở đây chính là sự mạnh dạn của chính quyền cơ sở, làm sao phải tạo điều kiện tốt nhất cho việc áp dụng phương pháp thâm canh cải tiến này như về truyền thông, về chính sách, về thủy lợi...

Thâm canh lúa cải tiến là gì?

Thâm canh lúa cải tiến (SRI) là phương pháp canh tác dựa trên các nguyên tắc/kỹ thuật phù hợp giúp cho cây lúa phát triển một cách tốt nhất.

* Chú ý: Một số kỹ thuật áp dụng trong phương pháp canh tác truyền thống đã cản trở và làm giảm sức sống và tiềm năng phát triển của cây lúa.

Cây lúa chỉ khỏe mạnh và cho năng suất cao khi:

- Cây có bộ rễ phát triển tốt

- Cây đẻ nhiều nhánh

- Mỗi nhánh cho nhiều bông

- Mỗi bông có nhiều hạt

- Hạt lúa phải to và chắc

5 nguyên tắc SRI làm cho cây lúa mọc khỏe và cho năng suất cao

Nguyên tắc 1: Cấy mạ non. Cấy khi mạ mới chỉ có 2-2,5 lá đối với đất thường, 4-5 lá đối với đất phèn, mặn.

Nguyên tắc 2: Cấy 1 dảnh, cấy thưa.

Cấy 1 dảnh, cấy nông và cấy nhẹ tay, tránh làm tổn thương bộ rễ. Mạ phải được cấy ngay để rễ nhanh bám đất và mạ non chóng hồi phục.

Cấy thưa có nhiều khoảng trống, nhiều ánh sáng, cây quang hợp tốt sẽ đẻ nhánh nhiều.

Cấy thưa bộ rễ có nhiều chỗ trống để ăn sâu, ăn rộng, hút được nhiều dinh dưỡng, cây sẽ khỏe và đẻ nhiều nhánh.

Nguyên tắc 3: Quản lý nước.

Rút nước ruộng, để ruộng ẩm hay khô nẻ chân chim, đất được thông khí, rễ phát triển tốt.

Rút nước 3-4 lần trong suốt giai đoạn sinh trưởng và sinh dưỡng. Tránh giữ nước liên tục trong ruộng lúa.

Giai đoạn sinh trưởng, sinh thực giữ nước liên tục ở mức 3- 4cm.

Trước 25 ngày khi lúa chín rút kiệt nước để dễ thu hoạch.

Chú ý: Mỗi khi bón phân, giữ nước trong ruộng ở mức 3-4 cm, sau đó 5 ngày mới rút kiệt nước.

Nguyên tắc 4: Làm cỏ sục bùn.

Kết hợp làm cỏ, sục bùn, phá váng mặt ruộng tạo độ thông thoáng khí cho đất.

Làm cỏ ít nhất 3 lần vào 10 - 12 ngày, 25 - 27 ngày và 40 - 42 ngày sau cấy.

Nguyên tắc 5: Bón phân hữu cơ.

Bón phân chuồng hoai mục 200 - 300 kg/sào trước khi bừa lần cuối. Bón thêm phân đạm, lân, kali theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa.

Theo BAONONGNGHIEPVN

Cấy lúa theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp (25/09/2008)

Sử dụng Đôlômít thay vôi bột trong sản xuất lạc (24/09/2008)

Mở rộng phương pháp thâm canh lúa cải tiến SRI? (24/09/2008)

Bão, Áp thấp nhiệt đới? (24/09/2008)

Hà Tĩnh ứng dụng SRI (23/09/2008)

Hai giống lúa mới của Viện cây lương thực và CTP (22/09/2008)

Ba giống khoai lang rau mới (22/09/2008)

Đặc cách công nhận giống sắn KM98-7 (19/09/2008)

Bình Thuận: Diện tích cây thanh long tăng đột biến (18/09/2008)

FLORFENICOL LA - bước tiến mới trong điều trị bệnh trên gia súc (18/09/2008)

Sau một vụ mùa thực nghiệm áp dụng chương trình này, kết quả cho thấy: giảm chi phí, giảm công làm, tiết kiệm nước, phân bón, giống và đặc biệt là không sử dụng thuốc trừ sâu nhưng cây lúa vẫn bảo đảm sạch bệnh, năng suất cao...

Mục đích của dự án là nhằm nâng cao năng lực của bà con trong sản xuất nông nghiệp. SRI bắt đầu được thử nghiệm ở Việt Nam năm 2003 và có hiệu quả rất cao về kinh tế, môi trường cũng như đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt, SRI đáp ứng phát triển nền nông nghiệp sạch, hiệu quả và bền vững.

SRI là một công nghệ thích hợp tăng năng suất lúa thông qua việc thay đổi tập quán quản lí, giảm thiểu đầu vào về giống, thuốc bảo vệ thực vật và tiết kiệm nước nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao. Hiện, Viện quốc tế về lương thực nông nghiệp và phát triển Cormell đang lưu giữ kết quả của rất nhiều nghiên cứu về SRI tại nhiều quốc gia khác nhau. Việc triển khai thực hiện có hiệu quả ngay lần đầu ở Hà Tĩnh là một tín hiệu vui!

Sở NN-PTNT tỉnh cấp kinh phí triển khai mô hình, Trạm BVTV Can Lộc chọn xóm Ban Long - HTX Thanh Hương - xã Quang Lộc để triển khai canh tác lúa theo phương pháp SRI kết hợp lồng ghép chương trình ICM ("3 giảm, 3 tăng"). Kết quả sản lượng đạm của ruộng thí nghiệm giảm 2kg/sào so với ruộng sản xuất theo tập quán của địa phương; không cần sử dụng thuốc BVTV; lượng giống sử dụng ở ruộng thí nghiệm chỉ 0,8kg/sào, trong khi ruộng sản xuất theo tập quán địa phương sử dụng từ 2-2,5kg/sào...

Hiệu quả kinh tế cho thấy, nếu cấy theo công thức: 21 khóm/m2, năng suất đạt 342,4kg/sào (500m2); 25 khóm/m2, năng suất 347,5kg/sào; 30 khóm/m2, năng suất 362,8kg/sào; 39 khóm/m2, năng suất 361,9kg/sào. Ruộng sản xuất theo tập quán của địa phương tại vùng so sánh chỉ đạt trung bình 310,7kg/sào. Tính theo đơn giá hiện thời, theo công thức 21 khóm/m2, lãi 782.000 đồng/sào; 25 khóm/m2, lãi 792.500 đồng/sào; 30 khóm/m2, lãi 854.000 đồng/sào; 39 khóm/m2, lãi 824.500 đồng/sào. Trong khi đó, ruộng sản xuất theo tập quán của địa phương tại vùng so sánh chỉ đạt lãi trung bình 503.000 đồng/sào.

Theo tính toán, với hiệu quả trên, Hà Tĩnh có 95.000 ha diện tích canh tác (2 vụ), nếu chỉ lấy số lượng 50% diện tích (tức 45.000ha) để áp dụng SRI thì giá trị kinh tế mang lại sẽ cao hơn so với phương pháp canh tác tập quán của địa phương mỗi năm là 137 tỷ đồng. Riêng huyện Can Lộc (huyện được áp dụng SRI) đầu tiên, nếu sản xuất đại trà cho 8.000ha theo phương pháp SRI thì cả huyện sẽ lãi 39 tỷ đồng/năm so với canh tác tập quán của dân địa phương.

Với những kết quả ưu việt của việc thực hiện hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI đã đạt được vừa qua ở Hà Tĩnh, Chi cục BVTV tỉnh đang đề nghị nhân rộng mô hình trên diện tích lớn (từ 8-10ha) ở xóm Ban Long trong vụ đông xuân tới, xem đây là mô hình hạt nhân.

Nguồn: NNVN

Nong Thon Viet Nam http://www.nongthon.net/apm

--------------------------------------------------------------------------------

Hiệu quả của phương pháp thâm canh lúa ở Lâm Thao

30/07/2008

Vừa qua, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đã tiếp nhận Dự án "Thâm canh lúa cải tiến- SRD giai đoạn 2008-2010" do tổ chức Oxfam (Mỹ) tài trợ kinh phí và Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) quản lý, triển khai thực hiện tại 2 xã Cao Xá và Kinh Kệ, huyện Lâm Thao.

Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian 3 năm, năm đầu tiên từ tháng 9-2007 đến tháng 9-2008. Phú Thọ là một trong 6 tỉnh được hưởng lợi từ dự án, tổng kinh phí hỗ trợ năm thứ nhất là 68.400 USD, trong đó Chi cục BVTV tỉnh quản lý 13.500 USD, SRD quản lý 41.500 USD để triển khai các hoạt động chung (nghiên cứu điều tra hiện trạng, nghiên cứu giống, đánh giá cuối kỳ, vận động chính sách, truyền thông, sản xuất video về SRI, kiểm tra giám sát, chi phí cho việc hỗ trợ kỹ thuật từ chuyên gia...), còn lại là ở các tỉnh khác.

Đây là một trong những chương trình thực nghiệm đồng ruộng có sự tham gia của nông dân để khẳng định kha năng ứng dụng Hệ thống các biện pháp thâm canh tổng hợp đối với cây lúa cấy (gọi tắt là SRI) để có "cây lúa khỏe", giảm nguy cơ gây hại của sâu bệnh, ngoại cảnh, tiến tới một nền sản xuất lúa theo hướng bền vững, sạch và hiệu quả.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Tuyển- Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao cho biết: "Vụ chiêm xuân 2008 là vụ đầu tiên huyện áp dụng SRI với tổng diện tích là 6.584m2, trong đó: 3.402m2 ở xã Cao Xá với 5 hộ tham gia (1ruộng/hộ, 387-1.260m2/ruộng), 3.181m2 ở xã Kinh Kệ với 7 hộ tham gia. Giống cấy là lúa lai 2 dòng Bồi tạp sơn thanh, đồng thời cũng dùng chính giống này để cấy đối chứng theo tập quán canh tác địa phương. Kết quả cho năng suất cao, đạt 66,4 tạ/ha (theo SRI), còn cấy theo tập quán canh tác địa phương đạt 64,4 tạ/ha.

Vụ mùa này, huyện tiếp tục mở rộng triển khai ở Cao Xá, Kinh Kệ và Vĩnh Lại, trong đó: sẽ áp dụng trên 3 khu đồng khác nhau tại xã Cao Xá với diện tích 8.962m2 với 17 hộ tham gia; 13.593m2 ở Kinh Kệ, 13 hộ tham gia. Riêng xã Vĩnh Lại, sau khi thấy được hiệu quả tại 2 xã trong dự án, đã chủ động bỏ kinh phí ra trồng với diện tích gần 1ha... Chúng tôi cũng yêu cầu Trạm BVTV huyện tăng cường hướng dẫn, tập huấn cho nhiều bà con nông dân hơn nữa. Phương hướng trong thời gian tới, huyện mong muốn mở rộng diện tích ngày càng nhiều, vì ưu điểm của phương pháp này: chi phí thấp hơn, tiết kiệm được giống, phân bón, nước, năng suất ổn định, chất lượng lúa cao hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn...".

Được biết, vụ Chiêm xuân 2008, năng suất lúa trung bình của huyện đạt 58,6 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay, trong đó diện tích lúa cấy theo SRI cho năng suất cao hơn nhiều. Qua trao đổi với các cán bộ của phòng Nông nghiệp, Trạm BVTV huyện, chúng tôi được biết: SRI được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ trong kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Sự khác biệt của SRI so với phương pháp thông thường là: cấy mạ non, cấy 1 dảnh/khóm, cấy thưa, bón phân chuồng hoai mục, điều tiết nước ở một số giai đoạn sinh trưởng (rút nước đi rồi lại cho vào 3 lần); bón phân theo Bảng so màu lá lúa; làm cỏ thủ công bằng tay (không phun thuốc); phòng trừ sâu bệnh theo ngưỡng... Qua áp dụng thực tế tại địa phương, cây lúa có tốc độ đẻ nhánh khỏe, nếu cấy theo mật độ 16-25-30-45 khóm/m2 thì tính trung bình số nhánh tương ứng sẽ là 18,1-14,2-13,6-14,3 nhánh/khóm.

Trên diện tích lúa tại 2 xã thuộc dự án, sẽ áp dụng đồng thời một số thí nghiệm như: Về phân bón: bón ở những liều lượng đạm khác nhau: 2-4-6-8kg/sào, ở mức 6kg/sào cho năng suất 66,2 tạ/sào, mức 8kg/sào cho năng suất 65,6 tạ/sào, khuyến cáo người dân thực hiện, còn ở các mức khác năng suất thấp hơn, không khuyến cáo người dân; về tuổi mạ: khi cấy 2-2,5 lá cho năng suất tốt nhất, còn cấy 3-3,5 lá, 4-4,5 lá thì năng suất kém hơn; về mật độ, cấy 25-30 khóm/m2 cho năng suất 65,5-65,8 tạ/ha, còn ở mật độ 16 khóm/m2 và 45 khóm/m2 thì năng suất kém hơn.

Trong vụ chiêm xuân 2008, huyện đã tổ chức được 2 lớp tập huấn với 30 học viên/lớp, trong thời gian 14 tuần (1 buổi/tuần) với kinh phí hỗ trợ bà con nông dân là 10.000 đồng/buổi, ngoài ra còn hỗ trợ 50.000 đồng/sào tiền công làm cỏ, hỗ trợ 4kg đạm Kali/sào... Về chi phí, đối với SRI là 2.532 đồng/kg lúa, còn cấy theo tập quán là 2.736 đồng/kg lúa. Nếu tính hiệu quả kinh tế thì SRI sẽ tiết kiệm được 2,803 triệu đồng/ha so với cấy theo tập quán, cụ thể sẽ giảm về: giống (SRI: 11,11kg/ha, tập quán: 33,33kg/ha), phân bón (tiết kiệm đạm: 83,4kg/ha, thuốc BVTV: 767.000 đồng/ha cả thuốc và công), thủy lợi phí (tiết kiệm được 203.000 đồng/ha)... Vui vẻ dẫn chúng tôi ra ruộng lúa, bà Nguyễn Thị Lý, khu 4A, làng Nguyễn, xã Cao Xá cho biết: "Vụ chiêm xuân tôi cấy 1,2 sào, đạt năng suất gần 2,5 tạ/sào, vụ mùa này tôi cấy 5,12 sào (với 3,5kg giống) trong tổng số diện tích 1 mẫu trồng lúa.

Khi tham gia dự án, tôi không bỏ buổi học tập huấn nào cả, ngoài ra còn được hỗ trợ về tiền và phân bón. Vì đã được học, lại thấy năng suất lúa cao nên tôi tiếp tục làm. Qua thực tế tôi thấy: cây lúa đẻ nhánh rất mạnh, đạt từ 18-25 nhánh/khóm, nếu bón đạm ở mức 8kg/sào thì năng suất đạt 2,8 tạ/sào trở lên (Khang dân chỉ đạt 2,3-2,3 tạ/sào), tiết kiệm được rất nhiều về giống (50-80%), công cấy, phân bón, nước... Không những thế mà còn được "môi trường sạch, hạt lúa sạch" vì không phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ...". Cùng chung niềm vui, bà Nguyễn Thị Hiền, khu 3A, làng Tề Lễ nói: "Vụ Chiêm xuân vừa rồi, nhà tôi là người đi tiên phong trong làng cấy trên diện tích 2,5 sào. Vì tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật nên tiết kiệm được nhiều thứ, năng suất đạt 2,7-2,8 tạ/sào, với hơn 400 hạt/bông. Vụ mùa này tôi xin tham gia cấy với diện tích 1,5 mẫu nhưng vì không lấy kịp nước, không đạt yêu cầu kỹ thuật nên không tham gia được. Sang năm tôi lại tham gia...".

Từ đầu vụ mùa đến nay, trong chương trình của dự án, Trạm BVTV huyện đã tập huấn được 2 buổi cho bà con. Nhờ được học tập huấn và sự kiểm tra đôn đốc thường xuyên về tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, đến nay cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đang ở giai đoạn "đứng cái- làm đòng", huyện đang chỉ đạo người dân chuẩn bị bón phân đón đòng và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Ngoài ra, khi trao đổi với chúng tôi, nhiều hộ dân tham gia và không tham gia dự án cũng đều đồng tình về ưu điểm của phương pháp này trên đồng đất địa phương. Từ hiệu quả của phương pháp thâm canh lúa cải tiến tại 2 xã trong dự án, đến nay, có nhiều lãnh đạo và người dân tại các xã ở những huyện, tỉnh khác về tham quan học hỏi mô hình và đã áp dụng cục bộ tại địa phương... Hy vọng với vào cuộc của các cấp, các ngành và sự tham gia, đồng lòng nhất trí của người nông dân, SRI sẽ tạo bước đột phá trong việc nâng cao sản lượng lương thực trên địa bàn huyện, tỉnh góp phần thay đổi nhận thức để bà con thấy hiệu quả mà làm theo, tạo hiệu quả kinh tế, phát triển kinh tế- xã hội của huyện, từ đó làm ra những "cây lúa sạch, môi trường sạch", tiến tới một nền sản xuất lúa theo hướng bền vững, sạch và hiệu quả.

--------------------------------------------------------------------------------

URL của bản tin này::http://www.nongthon.net/apm/modules.php?

HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là phương pháp kỹ thuật do Fr. Henri de Laulanié (người Pháp) tổng hợp trong những năm 80 của thế kỷ trước, sau hơn 30 năm ông làm việc và nghiên cứu ở Madagascar. Mục đích áp dụng SRI nhằm tăng năng xuất, sản lượng lúa giảm chi phí sản xuất, giảm tác động tiêu cực tới môi trường. Nguyên tắc cơ bản của SRI là bảo đảm sự phát triển tối đa của bộ rễ lúa nhờ việc sử dụng mạ non ở tuổi 2-2,5 lá, giảm đến mức thấp nhất sự tổn thương và sự cạnh tranh của bộ rễ trong và sau khi cấy. Vì thế, yêu cầu phải cấy lúa một rảnh, vuông mắt sàng, mật độ thưa tùy theo chất lượng đất trồng mà điều chỉnh ở mức 10, 16, 21, 25, 30, 39 khóm/m2. Đồng thời phải rút cạn và điều tiết nước hợp lí trong quá trình sinh trưởng của cây lúa.

SRI mới được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 2003 và được thí điểm ở một số tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc. SRI đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là một tiến bộ kỹ thuật. Cuối năm 2007, Trung tâm SRD bắt đầu triển khai thí điểm và ứng dụng SRI trên địa bàn 2 tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ. SRD đã xác định việc ứng dụng SRI ở cộng đồng cần theo lộ trình sau:

Giai đoạn trình diễn diện hẹp (vụ thứ nhất): Nông dân tham gia nghiên cứu về SRI, nghiên cứu đồng ruộng (mô hình FFS). Diện tích thí nghiệm và trình diễn khoảng 20 sào.

Giai đoạn trình diễn diện rộng: (vụ thứ hai): Từ những kiến thức, kỹ năng nông dân thu được khi tham gia vụ thứ nhất, họ sẽ ứng dụng SRI trên mảnh ruộng của nhà mình. Quy mô trình diễn sẽ vài hecta

Giai đoạn ứng dụng SRI trên quy mô hàng chục hecta

Giai đoạn mở rộng ứng dụng SRI trên quy mô toàn xã

Trong thời gian tới, Trung tâm SRD sẽ triển khai thí điểm và ứng dụng SRI trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

>> Cấy lúa theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp Dương Đình Tường ...

Cấy lúa theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp Dương Đình Tường (25/09/2008 10:30) In trang này

Thực hiện cấy theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp

Anh Nguyễn Văn Khoát - Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông Bắc Ninh - đơn vị thực hiện đề tài bảo tôi về nguyên cớ của kỹ thuật cấy mới do quan sát thực tế trong thời gian lúa uốn câu đến khi thu hoạch, trong một ruộng lúa các hàng lúa ở ven bờ đều sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh ít, số bông hữu hiệu/khóm cao.

Nhìn chung các chỉ tiêu về năng suất đều cao hơn so với các hàng lúa ở bên trong ruộng, chính vì vậy mà năng suất thực thu ở vùng rìa bờ cao hơn, lý do chính là các hàng ở rìa bờ, các khóm lúa được sử dụng ánh sáng mặt trời nhiều hơn, từng lá lúa được quang hợp tốt nhất...

Chính vì thế, mà tạo điều kiện tích luỹ chất khô tốt nên năng suất cao nhất. "Căn cứ vào tình hình thực tế, chúng tôi thấy cần phải thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, làm cho tất cả các khóm lúa trong một ruộng được sử dụng ánh sáng tốt như hàng, khóm ở rìa bờ. Mục đích tạo điều kiện cho tất cả các khóm lúa trong ruộng được sử dụng ánh sáng mặt trời tốt nhất".

Trung tâm khuyến nông Bắc Ninh đã thực hiện đề tài: "Áp dụng biện pháp kỹ thuật cấy mới theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp" trên diện tích: 40 ha tại xã Mộ Đạo; Cách Bi: 20 ha; HTX Đông Xá, Đông Mai: 20 ha. Thời gian thực hiện vào vụ mùa năm 2007. Phương pháp cấy: Cấy theo hướng đông - tây để cây lúa tận dụng được ánh sáng tốt nhất, từ sáng đến chiều cây lúa trong từng khóm lúa, hàng lúa không che khuất nhau. Xác định khoảng cách hàng sông: Một hàng sông, hàng cách hàng 15 cm; một hàng sông, hàng cách hàng 30 cm.

Đối với hàng con tuỳ theo giống, trình độ thâm canh, chân đất tốt hay xấu mà bố trí hàng con cho hợp lý. Như vậy hàng sông phải cố định còn hàng con biến động sao cho phù hợp từng giống. Còn các khâu làm đất, tưới tiêu, chăm sóc cho từng giống thì không có gì thay đổi. Về sinh trưởng phát triển giữa phương pháp cấy mới và phương pháp cấy cũ, phương pháp cấy mới đẻ nhánh sớm hơn, cụ thể sau cấy 13 - 15 ngày đã bắt đầu đẻ nhánh còn phương pháp cấy cũ 18 - 22 ngày mới đẻ nhánh. Phương pháp cấy mới có số dảnh hữu hiệu cao hơn phương pháp cấy cũ từ 10 - 15% vì phương pháp cấy mới đẻ nhánh sớm hơn và đạt số dảnh/khóm sớm hơn phương pháp cấy cũ.

Về chiều cao cây của phương pháp cấy mới cao hơn phương pháp cấy cũ từ 7 - 10 cm, lá đứng và thế cây khoẻ hơn. Phương pháp cấy mới trỗ tập trung và bông dài hơn. Chính nhờ các yếu tố đó mà năng suất vượt 15 - 20%. Đánh giá về tình hình chống chịu sâu bệnh, phương pháp cấy mới: Do ánh sáng chiếu trực tiếp trên mặt ruộng, đến từng cá thể trong hàng lúa, chính vì vậy mà phát huy hiệu quả phân bón, lúa đẻ sớm, cứng cây, sinh trưởng phát triển khoẻ, nên khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn phương pháp cấy cũ nhất là bệnh khô vằn. Nhờ sự thông thoáng giữa các hàng lúa, trong ruộng lúa mà các hộ dễ dàng chăm bón, làm cỏ tốt hơn.

Thông qua việc điều tra việc thực hiện phương pháp cấy mới về chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh... giữa phương pháp cấy cũ và phương pháp cấy mới không có gì thay đổi. Song phương pháp cấy mới cho năng suất cao hơn từ 7 - 8 tạ/ha (25 - 30 kg/sào) xấp xỉ 100.000 - 120.000 đ/sào. Nhưng thực tế khi phỏng vấn các hộ nông dân tham gia đề tài về phương pháp cấy mới so với phương pháp cấy cũ có: 50% số hộ trả lời phương pháp cấy mới tốn công lao động hơn (một sào nông dân thường cấy một ngày, song phương pháp cấy mới phải mất thêm 1/4 - 1/2 ngày nữa).

Theo suy nghĩ của chúng tôi, nếu như cấy theo phương pháp mới có tốn đi 1/2 ngày mà cho năng suất vượt 25 - 30 kg/sào (100.000 - 120.000 đ/sào) thì giá trị ngày công cũng rất cao. Chính vì vậy mà ngoài diện tích 40 ha trong khuôn khổ đề tài các HTX cũng đã mở rộng ra trên 100 ha. Năm nay, phương pháp cấy mới đã được chính những nông dân truyền dạy cho nhau theo kiểu "vết dầu loang" nên toàn Bắc Ninh đã cấy khoảng trên 200 ha. Theo anh Khoát, cứ với đà này, chẳng bao lâu nữa sẽ có nhiều nông dân Bắc Ninh cũng áp dụng cấy hàng rộng, hàng hẹp bởi nó quá dễ và hiệu quả rõ ràng.

Theo BAONONGNGHIEPVN

Cấy lúa theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp (25/09/2008)

Sử dụng Đôlômít thay vôi bột trong sản xuất lạc (24/09/2008)

Mở rộng phương pháp thâm canh lúa cải tiến SRI? (24/09/2008)

Bão, Áp thấp nhiệt đới? (24/09/2008)

Hà Tĩnh ứng dụng SRI (23/09/2008)

Hai giống lúa mới của Viện cây lương thực và CTP (22/09/2008)

Ba giống khoai lang rau mới (22/09/2008)

Đặc cách công nhận giống sắn KM98-7 (19/09/2008)

Bình Thuận: Diện tích cây thanh long tăng đột biến (18/09/2008)

FLORFENICOL LA - bước tiến mới trong điều trị bệnh trên gia súc (18/09/2008)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cài#tien