Nội Dung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1.Thơ là gì?

Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu

2. Truyện là gì?

Truyện là tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn. Để được gọi là một "truyện", tác phẩm cần có 2 yếu tố: nhân vật và sự kiện.

3. Đặc điểm của thơ là gì?

Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú; thơ được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng dù thuộc loại hình nào thì yếu tố trữ tình vẫn giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm.

Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.

Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại, đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên khắp thế gian này.

Thơ thường không trực tiếp kể về sự kiện, nhưng bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện làm nảy sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà văn bản thơ là sự thể hiện của niềm rung động ấy

Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác

Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.

4. Đặc điểm của truyện là gì?

Truyện biểu hiện qua lối văn , trong đó lấy việc mở rộng thế giới mà nhân vật đi vào, dòng chảy cuộc đời, sự đổi thay các ấn tượng về người và cảnh mà nhân vật tiếp xúc, là mục đích của cũng như nghệ thuật. Chất giọng của tác giả đóng vai trò lớn tạo nên thể loại.

5. Vai trò của các tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non

* Tác phẩm văn học với giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non

+ Giá trị thẩm mĩ

Giá trị thẩm mĩ có thế có ở :

-Những sự vật và hiện tượng tự nhiên;

-Bản thân con người ( dáng vẻ, hoạt động, hành vi, ứng xử ...);

-Những đồ vật do con người sáng tạo ra ( tự nhiên thứ hai );

-Các tác phẩm nghệ thuật thuộc mọi loại hình

+ Văn học nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù của việc sáng tạo và thể hiện cái đẹp

văn học đem lại cho các em những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng, gợi mở trong các em những cảm xúc thẩm mĩ và thị hiếu thẩm mĩ.

Những hình ảnh được miêu tả trong thơ thường rất sinh động, trong trẻo,giúp các em không chỉ cảmnhận được vê đẹp của thiên nhiên, mà còn thêm yêu thiênnhiên, yêu cuộc sống.

Những hình tượng văn chương tốt đẹp đầy lòng nhân ái sẽ giúp các em tự rút ra được các khái niệm về thẩm mĩ, tự phân biệt được cái đẹp, cái xấu, cái đáng yêu, cái không đáng yêu

Không chỉ cung cấp cho các em những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng, văn học cho trẻ lứa tuổi mầm non còn giúp các em phát huy trí tưởng tượng phongphú, bay bổng để tự tạo ra cái đẹp hoặc tìm đến và thưởng thức cái đẹp

* Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em

Thế giới được tạo ra trong văn học nghệ thuật và bằng văn học nghệ thuật từ xưa đến nay ( trong văn học dân gian, văn học cổ đại, trung đại và hiện đại ) là một thế giới mà trong đó con người luôn luôn đấu tranh chống lại mọi thế lực tù địch xuát hiện dưới mọi hình thức để khẳng định mình, khẳng định quyền năng và sức mạnh của mình, đồng thời thể hiện khát vọng là người mãnh liệt và cao đẹp của mình. Lòng yêu thương, ưu ái với con

người, thân phậncon người luôn luôn là sự quan tâm hàng

đầu của các nhà văn, nhà nghệ sĩ

+ Lòng yêu thương giữa con người với con người

VD Bồ nông có hiếu, ba cô gái

+ Tình cảm thái độ của con người với thiên nhiên

* Giáo dục nhận thức,ngôn ngữ cho trẻ em lứa tuổi mần non

+ Hiểu biết môi trường xung quanh

+ Phát triển ngôn ngữ phong phú và mạch lạc

6. Đọc diễn cảm là gì?

Đọc diễn cảm là quá trình truyền đạt những văn bản viết thành văn bản đọc. Chuyển đổi nội dung ý nghĩa của văn bản qua âm thanh nhịp điệu, tốc độ...

Đọc diễn cảm phải thể hiện được sự đánh giá, sự cảm thụ đúng đắn độc đáo của bản thân người đọc về tác phẩm mà mình đọc.

7. Các thủ thuật để đọc, kể diễn cảm

- Xác định giọng điệu cơ bản (nắm bắt nội dung tác phẩm mới có thể xác định giọng điệu cơ bản)

-Xác định ngữ điệu ( ngữ điệu là toàn bộ sắc thái đa dạng trong giọng điệu người đọc, Bộc lộ tình cảm của chính người đọc, giúp họ vẽ ra những hình tượng trong tác phẩm nghệ thuyaatj bằng giọng đọc)

-Xác định nhịp điệu

- Cách ngắt giọng, điều chỉnh cường độ giọng đọc phù hợp nội dung tác phẩm ( ngắt giọng trong giây lát để lấy hơi. Thể hiện ý tứ của tác phẩm. đảm bảo tác phẩm mạch lạc. Có vai trò quan trọng. Dựa vào dấu . , ! ? trong tác phẩm)

- Lựa chọn tác phẩm phù hợp

- Đọc và kể phải linh hoạt, sinh động hấp dẫn người nghe

9. Một số tiêu chí lựa chọn tác phẩm VH chuyển sang đóng kịch cho trẻ lứa tuổi mầm non

+ Tác phẩm có cốt truyện mạch lạc, các tình tiết hấp dẫn mang kịch tính thu hút được sự chú ý của trẻ thơ

+ Phải chứa nhiều mâu thuẫn, xung đột ( không lựa chọn mâu thẫn mang tính rời rạc)

+ Phải có tuyến nhân vật rõ ràng

+ Phải có hệ thống ngôn ngữ giản dị dễ hiểu phù hợp với trẻ thơ

à Kịnh phản ánh các xung đột đang phá triển trở thành các xung đột gay gắt trong XH, triển khai xung đọt bằng các nhân vật thông qua những hành động cử chỉ ngôn ngữ bằng một cốt truyện.

10. Các bước tiến hành trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học cho trẻ

- có kịch bản tập trung vào cốt truyện (kịch bản trước hết tự nó phải là một tác phẩm hoàn chỉnh và độc lập, thể hiện đầy đủ những đặc điểm của một tác phẩm văn học) trong đó ghi rõ tính cách, giọng điệu, cử chỉ của các nhân vật

- Cho trẻ tiếp xúc với kịch bản

_ Phân vai cho trẻ: nếu trẻ thích nhan vật nào cho trẻ đóng vai í. Phải để cho bé sáng tạo nhân vật.

_ Chuẩn bị đạo cụ, trang phục

11. Ngôn ngữ kịch

- Độc thoại ( nói một mình) là lời nhân vật tự nói với mình, qua đó bộc lộ những dằn vặt nội tâm và những ý nghĩa thầm kín. Ðây là biện pháp quan trọng nhất nhằm biểu hiện nội tâm nhân vật nhưng không phải là biện pháp duy nhất. Ðể biểu hiện nội tâm, bên cạnh độc thoại, người ta có thể thay thế bằng những phút yên lặng, những tiếng vọng, tiếng đế...

- Đối thoại ( 2 nhân vật nói chuyện với nhau) Ðây là dạng ngôn ngữ chủ yếu trong kịch. Các lời đối thoại trong kịch phải sắc sảo, sinh động và có tác dung hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính.

- Đàm thoại ( nhân vật nói trức tiếp với khán giả) bỗng dưng nhân vật tiến gần đến và hướng về khán giả nói vài câu để phân trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần được chia xẽ, một điều bí mật: loại này chiếm tỉ lệ thấp trong ngôn ngữ kịch.

à Ngôn ngữ hành động của nhân vật phải phù hợp với nhân vật

12. Vai trò của đọc kể diễn cảm

- Dễ tác động vào tâm hồn của trẻ, để trẻ nắm bắt được tình cảm của các nhân vật trong tác phẩm

- Cho trẻ cảm nhận những giá trị thẩm mĩ của văn bản.
- Hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ

- Phát triển ngôn ngữ nói của trẻ

- Hấp dẫn được sự chú ý của trẻ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro