Phương pháp GD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PPGD là tổ hợp các cách thức hoạt động của nhà GD và người được GD, được thực hiện trong sự thống nhất vs nhau , nhằm hoàn thành những nhiệm vụ gd phù hợp vs mục đích gd

·         Thành tố quan trọng, sự thống nhất biện chứng, tác động chủ đạo, qtr gd là lâu dài, ptap biện chứng

Hệ thống ppgd được chia thành 3 nhóm:

1.      Nhóm các pp hình thành ý thức và tình cảm cá nhân: đàm thoại, kể chuyện, giảng giải khuyên răn

2.      Nhóm các pp tổ chức các hoạt động để hình thành kinh nghiệm ứng xử xh: giao công việc, tập thói quen, rèn luyện

3.      Nhóm các pp kích thích và điều chỉnh hành vi ứng xử; thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt

a.       Pp đàm thoại

Là pp trò chuyện, trò chuyện giữa nhà gd và người được gd veefchur đề có lien quan đến những chuẩn mực xh, nhằm làm sang tỏ các khái niệm đạo đức, thẩm mỹ...; những biểu hiện sai lầm, có tác dụng củng cố nhận thức, tình cảm và niềm tin cho học sinh

Cố thể đàm thoại với 1 hs, 1 nhóm hs hay cả lớp.

Trong thực tiễn gd, đàm thoại đạo đức được sử dụng phổ biến nhất.

Đàm thoại gợi mở: thông qua buổi đàm thoại, nhà gd có thể dẫn dắt người được gd đi đến chân lý có lien quan đến những chuẩn mực đạo đức xh

Đàm thoại củng cố, hệ thống hóa: qua đây nhà gd có thể mở rộng, đào sâu,, hệ thống hòa những điều đã được gd.

Mục đích của đàm thoại là nhằm lôi cuốn người được gd vào các sự kiện, các hiện tượng trong xh. Trên cơ sở đó mà hình thành ý thức và thái độ đứng đắn vs hiện thực cuộc sống.

Muốn sử dụng pp đàm thoại đạt kết quả cao thì cần:

·         Chuẩn bị những câu chuyện thật sinh động, hấp dẫn, sâu sắc và có ý nghĩa gd.

·         Đề tài phải được thông báo trước để mọi người có sự chuẩn bị

·         Khi đàm thoại phải biết khêu gợi, tạo tình huống có vấn đề để lôi cuốn hs tham gia.

·         Cuối buổi đàm thoại nên có đánh giả tổng kết để chốt lại những quan điểm, những giải pháp đúng đắn cho hs noi theo.

b.      Pp giảng giải, khuyên răn

Là pp mà trong đó nhà gd dùng lời nói để giải thích, chứng minh các chuẩn mực xh đã được quy định, nhằm giúp cho người được gd hiểu và nắm được ý nghĩa, nội dung và quy tắc của việc thực hiện các chuẩn mực này.

Nhờ vậy mà người được gd có cơ hội để lĩnh hội một cách tích cực những chuẩn mực xh, hình thành được tình cảm niềm tin để có thể tự giác thực hiện những chuẩn mực này vs thái độ và động cơ đúng đắn.

Những điều cần lưu ý:

·         Chuẩn bị nội dung về một chuẩn mực nào đó để giảng giải phải đầy đủ, chính xác.

·         Khi giàng giải phải dùng lời nói rõ rang, khúc chiết, không dài dòng, lan man.

·         Lập luận phải lô gic, chính xác dễ hiểu

·         Có thể minh họa bằng tranh, ảnh, bằng những ví dụ thực tế, những gương điển hình gần gũi vs đời sống hang ngày của hs

·         Cần phải thu hút người được gd tham gia vào quá trình giảng giải.

c.       Pp khen thưởng

Là pp kích thích sp bằng cách khẳng định và biểu dương thành tích, ưu điểm của hs sau khi đã nhận xét, đánh giá những thành tích và ưu điểm đó.

Là phương thức biều hiện sự đánh giá của tập thể, xh1 cách tích cực đối vs hành vi ứng xử của mỗi cá nhân hoặc tập thể hs. Vì vậy pp này có ý nghĩa quan trọng trong qtgd:

·         Khẳng định hành vi đã có là đúng đắn, phù hợp vs những chuẩn mực xh đã quy định

·         Giúp cho cá nhân và tập thể có thể tự khẳng định những hành vi tốt của mình, củng cố và phát triển được niềm tin về những chuẩn mực đạo đức xh có lien quan đến những hành vi đã thực hiện

·         Kích thích được việc tiếp tục duy trì và phát triển những hành vi tích cực, đồng thời tránh được những hành vi tiêu cực, không phù hợp.

Để khen thưởng đạt hiểu quả cao cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

·         Phải dựa vào cơ sở  hành vi thực tế của người được gd.

·         Không chỉ đánh giá kết quả hành động mà còn chú ý đến cả động cơ và phương thức để đạt được kết quả đó.

·         Phải công bằng

·         Đảm bảo khen thưởng kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ

·         Phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và tính cách của hs khi được khen thưởng

·         Tạo tâm thế đúng đắn cho hs khi được khen

d.      Pp trách phạt

Là pp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, sự phê phán những hành vi sai trái của người được gd so vs các chuẩn mực xh đề ra.

Là pp gây cho người có lỗi cảm giác hối hận, khiến họ từ bỏ hành vi, thói quen k phù hợp yêu cầu chung hoặc có hại cho cơ thể, cho xh, giúp cho người được gd biết kết hợp đúng đắn giữa hành vi của mình vs yêu cầu chung của tập thể, của xh.

Trách phạt có thể được thực hiện giữa nhiều biện pháp khác nhau: nhắc nhở, phê bình, cảnh cáo, buộc thôi học...

Khi vận dụng vào những trường hợp cụ thể cần căn cứ vào:

·         Từng loại hành vi sai lệch: nghiêm trọng hay k, vô tình hay cố ý...

·         Phạm vi và mức độ tác hại của hành vi sai lệch là nhiều or ít...

Khi tiến hành trách phạt cần lưu ý:

·         Phải khách quan, công bằng, đúng mức

·         Phải làm cho người bị trách phạt nhận thấy rõ sai lầm của mình và tự nguyện chấp nhận hình thức và mức độ trách phạt.

·         Phải tôn trọng nhân cách của người bị trách phạt

·         Có thể hoãn hoặc bãi bỏ trách phạt khi người có lỗi tỏ ra ăn năn, sửa chữa

·         Phải tranh thủ sự đồng tình của tập thể

·         Không nên trách phạt thường xuyên vì sẽ gây nên sức ép tâm lý

·         Không nên sử dụng các hình thức trách phạt quá nặng đối vs những lỗi không nghiêm trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro