phuong phap nghien cuu trong kinh doanh 131

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phần 1:Phần mở đầu

I.Lý do chọn đề tài:

1. Lý do khách quan:

Đà Nẵng, một thành phố trực thuộc Trung Ương, là mảnh đất trung gian nối liền hai miền Nam Bắc, là trung tâm kinh tế, văn hóa thể thao lớn của cả nước.

Nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn là một trong những đặc điểm chủ yếu của thành phố biển xinh đẹp này.

Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển quyến rủ nhất hành tinh, nổi tiếng là trung tâm quá cảng trong việc đi lại của miền Trung. Đồng thời nhắc đến Đà Nẵng người ta nhắc ngay đến đây là một thành phố trẻ năng động bậc nhất trong cả nước. Thuận lợi là như vậy nhưng thiên nhiên cũng rất khắc nghiệt với nơi này. Mỗi năm vào mùa mưa bão, thành phố này trở thành một trong những nơi gánh chịu bão nặng nề nhất.

Biển cho Đà Nẵng nguồn lợi dồi dào, những khu du lịch nổi tiếng, những bãi biển trải dài hàng cây số...nhưng cũng chính biển đã gây ra bao nhiêu mất mát, bao hậu quả khôn lường.

2. Lý do chủ quan:

Sinh ra và lớn lên ở thành phố đầy nắng gió này, chứng kiến bao sự đổi thay của thành phố sau nhiều năm phát triển đổi mới đi lên. Một công dân của thành phố như tôi không tránh khỏi những băn khoăn trăn trở.

Với đề tài này, tôi mong muốn góp một tiếng nói, một vài kiến nghị cho sự phát triển chung.

II. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu một cách có hệ thống về kinh tế biển Đà Nẵng bao gồm hai lĩnh vực: đánh bắt thủy hải sản và du lịch biển. Có thể nói rằng đây là hai ngành kinh tế mũi nhọn trong sự phát triển của thành phố hiện nay và trong tương lai.

Đề tài sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về thành phố Đà Nẵng về những ngành kinh tế có tác động mạnh mẽ đến con người cũng như cuộc sống nơi đây.

III. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:

1. Nêu tên từng phương pháp và mục đích sử dụng cụ thể

Thực địa: dựa vào những hiểu biết nhất định về địa phương, khảo sát thực tế sự phát triển của thành phố dựa vào hai ngành kinh tế mũi nhọn: du lịch và đánh bắt thủy hải sản

Phỏng vấn: đưa ra những cái nhìn có tính khách quan hơn về sự phát triển của thành phố, cũng như những gì làm được chưa làm được của thành phố. Tư liệu này sẽ giúp tôi có được cái nhìn xác thực nhất về thành phố.

Nghiên cứu tài liệu: những nguồn tin đáng tin cậy trong các loại sách viết về thành phố. Những thông tin mới nhất về các ngành kinh tế, về sự phát triển của thành phố trên internet

2. Lựa chọn các nguồn tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu:

Sách báo: cung cấp những tư liệu về thành phố, những kiến thức cơ bản về đề tài cũng như cách xây dựng chỉnh thể của bài nghiên cứu.

Internet,báo chí: thu thập thông tin mới, cập nhật về sự phát triển của thành phố.

IV. Bố cục của luận văn:

1. Lý giải về số lượng chương:

Bài làm gồm có 4 chương chính :

Chương 1: Khái quát về kinh tế biển Đà Nẵng

Chương 2: Tiềm năng kinh tế biển Đà Nẵng

Chương 3: Thách thức kinh tế biển Đà Nẵng

Chương 4: Kết luận(kết luận cho toàn đề tài, đề ra một số giải pháp)

2. Lý giải về thứ tự các chương:

Đề tài được sắp xếp theo thứ tự đi từ việc trình bày các mặt mạnh, đến những khó khăn trở ngại. Cuối cùng là việc đề xuất những giải pháp

Phần 2: Nội dung chính:

Chương I: Khái quát về kinh tế biển Đà Nẵng

I. Vài nét về thành phố Đà Nẵng:

Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055' đến 16014' vĩ Bắc, 107018' đến 108020' kinh Đông, phía Bắc giáp Tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông

Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc-Nam về đường bộ đường sắt, đường biển và đường hàng không

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa.

II. Những ngành kinh tế biển mũi nhọn:

Về các ngành kinh tế biển mũi nhọn có thể kể đến các ngành nghề sau:

1. Nuôi trồng thủy hải sản

2. Đánh bắt thủy hải sản

3. Du lịch biển

Nhưng trong đó 2 ngành đánh bắt thủy hải sản và du lịch biển là được chú trọng và phát triển hơn cả.

Đây là hai ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, đem lại không ít lợi nhuận cũng như sự tăng trưởng đáng kể hằng năm cho thành phố.

Chương II: Tiềm năng kinh tế biển Đà Nẵng:

I. Tiềm năng trong đánh bắt thủy hải sản:

Thành phố Đà Nẵng sở hữu ngư trường rộng lớn trên hàng chục hải lý.

Cảng biển Tiên Sa là một trong những cảng biển lớn của Đà Nẵng Cảng biển này là một trong những nơi mà hằng năm tàu thuyền xuất nhập cảng rất nhiều. Đồng thời nơi đây cũng là điểm đến của các tàu thuyền giao lưu mang tính quốc tế.

Mỗi khi mưa bão, sông Hàn còn là một nơi trú bão an toàn, là nơi neo đậu tàu thuyền lý tưởng.

Ngư dân cần cù, siêng năng, ham học hỏi, những đức tính rất đáng quý của nhân dân miền Trung chịu thương chịu khó

Nhà máy đóng tàu lớn đóng những chiếc tàu thuyền kích cỡ lớn bậc nhất trong cả nước

II.Tiềm năng trong ngành du lịch biển:

Với lợi thế có trên 30 km bờ biển và nhiều bãi biển đẹp như Mỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Trà, Bắc Mỹ An, Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Non Nước... đã tạo cho Đà Nẵng một thế mạnh để phát triển du lịch biển.

Tạp chí Forbes của Mỹ mới đây đã bình chọn bãi biển Đà Nẵng của Việt Nam là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh

Khu Furama resort là một trong những khu nghỉ dưỡng lớn không chỉ ở Đà Nẵng mà ngay cả ở Việt Nam.

Đà Nẵng còn nổi tiếng với nhiều bãi tắm đẹp.

Bãi tắm Non Nước: Bãi tắm trải dài gần 5km với bãi cát dài, thẳng và sạch, nước biển ở đây trong xanh và môi trường chưa bị ô nhiễm, bãi cát thoai thoải. Bãi tắm nằm gần kề dưới chân Ngũ Hành Sơn, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 12km.

. Năm 1993, tại đây đã được chọn diễn ra cuộc thi lướt sóng quốc tế với gần 40 vận động viên từ nhiều nước trên thế giới đến tham dự.

Bãi tắm Bắc Mỹ An: cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía đông nam. Biển Bắc Mỹ An gồm 5 điểm có bãi tắm đẹp gồm :T18, Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama. Bãi tắm rất được du khách ưa thích với nước biển trong xanh, cát trắng mịn.

Bãi tắm Mỹ Khê: Cách trung tâm thành phố khoảng 2km; không gian bãi tắm rộng kéo dài đến Nam Thọ, Mỹ Khê có phong cảnh đẹp. Mỹ Khê còn có khu biệt thự sang trọng hơn 100 phòng nằm sát biển, các nhà hàng đặc sản biển với nhiều món ăn ngon và hấp dẫn.

Bãi tắm Thanh Bình -Xuân Thiều - Nam Ô: Từ Thanh Bình đến Liên Chiểu dài hơn 12km có những bãi tắm sát đuờng lộ. Đường du lịch ven biển Nguyễn Tất Thành vừa đưa vào sử dụng năm 2003 đã mở ra cơ hội tốt để khai thác thế mạnh của các bãi tắm này.

Các bãi tắm thuộc bán đảo Sơn Trà: từ trung tâm thành phố qua cầu Sông Hàn đi khoảng 8km là đến Sơn Trà. Quanh Sơn Trà có nhiều bãi tắm đẹp và vẫn giữ được nét hoang sơ như bãi Tiên Sa, bãi Bụt, bãi Rạng, bãi Con, bãi Nam, bãi Bắc...Các bãi tắm này đều có chung một điểm là độ dốc khá lớn, nước trong xanh; phù hợp với các loại hình du lịch : nghỉ dưỡng biển, lặn biển, câu cá, leo núi...

Mới đây, tại khách sạn Furama, Đà Nẵng đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng BH cho dự án khách sạn Crowne Plaza - Casino Đà Nẵng giữa Cty BH BIDV (BIC) và Cty Liên doanh Du lịch và Giải trí quốc tế.

Theo đó, BIC sẽ thực hiện BH trọn gói cho dự án, trong quá trình triển khai dự án này với tổng vốn đầu tư lên tới 85 triệu USD. Các hạng mục chính của dự án bao gồm: Khách sạn 5 sao và các khu biệt thự cao cấp; Casino 4 tầng và Trung tâm hội nghị quốc tế 1.000 chỗ ngồi. Dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng Bộ Chính trị về phát triển TP Đà Nẵng trong thời kỳ đổi mới, CNH - HĐH đất nước.

Trong khi đó, ông Lương Minh Sâm, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết: công tác quy hoạch du lịch của TP hiện tập trung vào các khu, điểm du lịch chạy dọc theo tuyến ven biển như các khu nghỉ biển ở Đông Nam bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Làng Vân, khu vực phía Nam và phía Bắc Non Nước. Đến nay, quy hoạch chi tiết đã phủ kín các vùng trọng điểm du lịch. Lợi thế rất lớn của Đà Nẵng là biển nằm trong lòng TP và môi trường biển rất tốt. Khi tuyến đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc hoàn thành thì lợi thế du lịch của Đà Nẵng sẽ còn nổi trội hơn nữa.

Trong tháng 7/2009 thành phố đã có chỉ thị các khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ cao cấp phải có sự phân biệt rõ ràng. Các khách sạn phải đạt chuẩn 1-5 sao, nếu không sẽ phải đổi thành nhà trọ, nhà nghỉ cao cấp. Đây cũng là một động tác tích tực của Ủy ban nhân dân thành phố góp phần vào sự phát triển du lịch của thành phố

III. Tiểu kết:

Tiềm năng trong ngành kinh tế biển là rất phong phú và đa dạng. Đây là một trong những lợi thế giúp thành phố Đà Nẵng phát triển kinh tế cũng như phát huy những thế mạnh trong ngành biển.

Chương III: Thách thức đối với kinh tế biển Đà Nẵng

I. Những khó khăn trong việc đánh bắt thủy hải sản:

Đối với các tàu đánh bắt xa bờ, các trang thiết bị cần thiết cho việc lênh đênh giữa biển vài tháng không được trang bị một cách thật đầy đủ. Các phương tiện liên lạc với đất liền trong trường hợp khẩn cấp thiếu về số lượng cũng như chất lượng. Trận bão Chanchu lịch sử năm 2006 đã khiến cho Đà Nẵng thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Ước tính thiệt hại lên đến 24 tỷ đồng (số liệu do Sở Thủy sản Nông lâm (TSNL) TP Đà Nẵng công bố)

Các tàu thuyền ở đây thường làm ăn theo quy mô nhỏ lẻ, không có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình hay khu vực. Bởi vậy các tàu thuyền thường là các loại có công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ nên năng suất chưa cao.

Không có sự đồng bộ quy hoạch trong khai thác tiềm năng biển cho nên số lượng hải sản còn lại không đáng kể.

Thái độ chủ quan khi được thông báo tình hình thời tiết trên biển hoặc là không thông báo cho các ngành chức năng biết được vị trí của tàu thuyền khi ở xa bờ.

II. Những trở ngại lớn trong việc phát triển du lịch biển:

Về nguyên nhân khách quan

Thành phố khai thác du lịch còn khá mới mẻ, non trẻ, không thể nào bì kịp các thành phố du lịch lớn lâu đời trong cả nước.

Ngoài ra, mỗi năm thành phố làm du lịch chỉ có thời gian rất hạn chế, thường thường là từ tháng 3 đến tháng

Về nguyên nhân chủ quan

khách du lịch cho rằng: các dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu du lịch biển dường như quá thiếu và nghèo nàn. Bên cạnh đó, chất lượng, giá cả các loại hình kinh doanh dịch vụ tại các khu du lịch biển cũng cần phải xem lại

Vấn đề ô nhiễm môi trường..

Thành phố thiếu đi lực lượng hướng dẫn viên có kinh nghiệm cũng như trình độ ngoại ngữ.

III. Tiểu kết:

Những thách thức cũng là những khó khăn trở ngại làm cản trở sự phát triển các ngành kinh tế biển.

Chương IV: Giải pháp cho kinh tế biển Đà Nẵng

I.Giải pháp cho ngành đánh bắt thủy hải sản:

Tập trung các hộ làm ăn nhỏ lẻ thành các tập thể lớn

Có sự liên kết chặt chẽ với các quốc gia có vùng biển đảo gần nhau để thảm tải thấp nhất những rủi ro trong khi đánh bắt xa bờ.

Đánh bắt kết hợp với nuôi trồng để tạo sự cân bằng hệ sinh thái biển, góp phần bảo vệ môi trường, cũng như hệ sinh thái biển.

Bảo vệ môi trường biển, đảo không khai thác bừa bãi tài nguyên biển để đảm bảo có một sự phát triển về lâu dài.

II. Giải pháp cho ngành du lịch:

Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường bãi biển, đồng thời chú trọng đến hệ thống xử lý nước thải cũng như ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng rong xả rác làm ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó, cần phải đầu tư tăng cường các loại hình dịch vụ, đa dạng sản phẩm du lịch biển như câu cá, lặn biển, lướt ván, nghỉ dưỡng... nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Tập trung cho việc đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao phục vụ cho ngành du lịch.

Tăng cường các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến thành phố, đây là một trong những điều kiện thiết yếu nhất để thu hút khách du lịch

Tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, trung ương và xa hơn nữa là với bạn bè quốc tế.

Chuyên môn hóa trong công tác du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng.

III. Kết luận:

Với những gì đã làm được trong quá khứ và hiện tại. Tôi tin rằng trong một ngày không xa thành phố sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa thể thao, du lịch thực sự lớn trong cả nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro