phuong phap thien, luyen tho, luyen khi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp

Muốn vô được Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp thì trước tiên phải biết thiền học. Một cơ thể bất an thì không vận khí được và thế giới trẻ em khó thâm nhập được vào vì chúng cần phải hoạt động lớn lên và trưởng thành. Những người lớn mà bận rộn nhiều công việc qúa không thể an tâm được thì cũng khó thâm nhập vào thiền. Có những người muốn trả thù sinh ra độc ác, man trá lừa đảo … cũng không vào thiền được. Tôi sẽ không bình nhiều về đạo lý, chỉ biết rằng thiền học chỉ có ân huệ với những người có tấm lòng trong sáng, thành khẩn, thiện tâm, hài hoà trong cuộc sống. Ta biết làm tất cả những việc đó nhưng ta không làm vì vậy không ai được coi thường ta. Những việc mà ta làm thuận với ý trời đất thuận với loài người. Nhân phẩm ta hiền lương, ý chí ta mạnh mẽ ta sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống mà vẫn giữ được tấm lòng thành … chúng ta đang tiến dần đến Tâm của con người, chúng ta đang đi vào thiền học.

Thiền học:

Bạn hãy dành cho mình vài phút nhàn rỗi. Bạn hãy ngồi yên tư thế thoải mái. Có thể tựa lưng vào ghế tay chân duỗi thẳng không căng cơ, mắt mơ hồ (lim dim). Có thể nằm thẳng trên giường gối đầu bằng gối mỏng chân hơi dang tự nhiên, tay để hơi xuôi theo người. Cũng có thể bạn bước đi trong vườn, rừng xanh, suối nước … Tuy nhiên, tốt nhất là ngồi trên ghế cao sao cho đầu gối gập thành vuông góc, hãy quên hết đi công việc người đời, người yêu trong giây lát. Hãy thả hồn nhẹ nhõm không suy nghĩ gì nữa trong giây lát, bạn cảm giác rằng mình vừa tắm xong, khí mát lạnh chảy từ đầu xuống thân mình xuống hai chân, thấm vào lòng đất. Nên nhớ rằng khi đi vào thiền học cũng như đi vào khí học bạn không nên để cho bụng no quá, đói quá, con người phải sạch, nhẹ nhàng thư thái. Nơi bạn đang có mặt phải trong lành, không nắng quá, không lạnh quá, không khô quá, gió nhè nhẹ, không tối quá, không ẩm quá … Hãy nhìn đồng hồ nếu để đầu óc trống rỗng không suy nghĩ được một phút là tốt lắm rồi. Đầu óc của con người không quen yên lặng vì nó là một hệ mở phản ứng với mọi việc. Một phút tỉnh lặng thật là quý giá đối với chúng ta, nối từng phút một lại tức là làm cho trí não chúng ta quen dần với vô vi, 5 phút thiền là rất khó bởi vì chúng ta đang uốn nắn trí não của mình hoạt động theo ta. Thần kinh ơi hãy chậm lại hãy hết phản xạ và thông tin bởi vì ta đang êm đềm trong thiền định. Thần kinh hãy nguôi xuống hãy quên đi dĩ vãng đau khổ, những khổ nhọc trong công việc, những cuộc chiến việc làm và những xúc động trong tình yêu.

Ta hãy kéo dài thời gian thiền định lên 5 phút, 10 phút hoặc nửa giờ. Quá trình tập luyện này sẽ kéo dài mãi mãi trong cuộc sống còn lại của chúng ta. Có vài người có thể ngồi rất lâu hàng ngày quên ăn quên uống. Nhưng chúng ta chỉ cần một ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 15 phút hoặc nửa giờ là được. Cái cốt lõi là chúng ta có thể chuyển khả năng của thần kinh đang làm việc nặng sang yên tĩnh (làm việc nhẹ). Về sau này khi đi vào khí công chúng ta có thể tiếp cận trạng thái Plasma tức là yên lặng hoàn hảo gần như vô tận.

Trạng thái thần kinh chìm lắng hoặc gần như thế có thể kéo dài trong một vài giờ nhàn rỗi của chúng ta. Sau 10 phút ngồi yên ta có thể đi lại, tưới cây trong vườn, xem một đoạn phim, xem vài trang báo. Thậm chí bắt đầu làm việc kiếm tiền. Điều quan trọng là ta đã hướng đạo được thần kinh dũ bỏ dĩ vãng khó chịu và tràn ngập niềm tin êm đềm trong hôm nay vào cuộc sống. Trong trí óc ta những câu chuyện nhỏ nhiều khi được suy luận rất lâu, những câu chuyện buồn như thất bại trong công việc, trong cuộc sống gia đình bạn bè như trĩu nặng vào lương tâm. Sự suy diễn của não bộ chứng tỏ một sự lệ thuộc thái quá của con người với xung quanh. Cần phải tỉnh ngộ vì thực chất tất cả các quá trình đó rồi ra cũng rất ít ảnh hưởng đến bản thân của bạn sau này. Các quá trình suy diễn của não bộ chỉ làm ta có nhiều dĩ vãng không vui vẻ và sự lặp lại ngày một nhiều thêm đó sẽ làm chúng ta mau già mà thôi

luyen tho

Động tác thở:

Thở chẳng qua để sống cho sâu cho rộng. Người thanh niên thường thở sâu rộng vì họ hoạt bát, náo nhiệt, hiếu động, ưa chuộng thể dục thể thao. Đến khi con người trở nên lớn tuổi họ có thể trở thành chủ nhà hay chủ doanh nghiệp nên học hay ngồi nhiều, ăn nhiều, uống rượu nhiều … nói chung vì không vận động thường xuyên nên cơ thể tích mỡ, tích tụ nhiều thành phần thừa. Hơi thở họ không sâu, không hết dung tích phổi, dần dần oxy không đủ nuôi một cơ thể béo hơn, quá trình trao đổi chất kém dần, thể chất thoái hoá dần, con người đang đi vào lão hóa …

Động tác thở là dành cho mọi lứa tuổi của con người. Chúng ta cần thở sâu hết dung tích của phổi, vì sau này khi đã thành công trong đạo học Trường Sinh chúng ta sẽ có hơi thở kiểu khác. Hôm nay chúng ta chuyên mục vào nhịp thở của con người:

Hãy để cho tâm hồn lắng đọng, não bộ ngừng tư duy, ta chỉ nghĩ đến phong cách thở. Đó là cách thở 4 kỳ:

2.1.     Từ từ hít vào không vội vàng, từ từ hít sâu cho lồng ngực tràn đầy không khí (10 – 20 giây).

2.2.     Ngưng hít vào không chèn ép lắm, không căng cơ ngực mà cũng không thở ra mà giữ lại một số giây nhất định.

2.3.     Từ từ thở ra không khí buông thả, không căng cơ, tinh thần tĩnh lặng thuần khiết, nhả gần hết khí ra.

2.4.     Ngưng thở ra mà cũng không hít vào hãy tĩnh lặng vài giây đó là giờ của đạo tiên ta sẽ cảm giác thanh khiết bâng khuâng … sau đó bắt đầu hít vào.

Trong cách thở 4 kỳ chúng ta nên tập thở bụng. Khi hít vào, ta dồn hơn căng lá phổi, làm đầy phình bụng ra, nâng bên trong lên. Khi xả hơi ra, ta ép phổi xuống dưới và thóp bụng lại. Đó là phương pháp thở vận động ngũ tạng.

Công phu của thở là ý thức điều hành động thức. Ban đầu ta thở cho đúng luật lệ, sau đó ta cần ý thức rằng thở phải luyện đến tự giác, thở như thế không cố gắng mà vẫn đạt được phong cách. Từ đó, tư duy nhẹ nhàng tâm can không vướng đọng. Ta ngồi im mà tư tưởng cũng im lìm, ta tự thân không cần cảm giác về hơi thở nữa mà ta cảm giác một không gian vô biên mà thôi. Như vậy, ta đang ăn, đang đưa các sự kiện cuộc sống và một không gian siêu lớn đến nỗi chúng không còn quan trọng nữa. Có những điều quan trọng hơn đang chờ đợi ta chăng? Thở cho sâu, cho dài hơi, cho êm đềm, cố tình nhưng không cố sức, về sau khi đã quen thì ta chỉ có ý thức mà thôi. Đó là bài tập cho vĩnh hằng mãi mãi không sao nhãng, chỉ riêng một số động tác thở thôi thì bạn có thể tráng kiện và khỏi một số bệnh lý thông thường rồi. Hơi thở bình thường của chúng ta là để duy trì một nhiệp điệu sống sinh học nhất định: về đêm thở đều sâu tổng lượng oxy cần thiết không nhiều bằng ban ngày. Khi bình tĩnh như ngồi xem báo, xem phim chúng ta thở ít hơn khi chạy nhảy thể thao nhiều lần. Khi chúng ta bình an ngồi thiền cùng tập thở sâu, dài thì lượng oxy tăng lên làm cho dòng máu trong cơ thể phồng lên, lưu lượng tăng lên nhưng dòng chảy vẫn bình thản, thậm chí tim đập mạnh nhưng chậm hơn. Cường độ dòng máu tăng nhưng tốc độ dòng chảy giảm. Quá trình tuần hoàn của máu theo kiểu này sẽ có lợi cho tế bào hơn vì tế bào được bình tĩnh thanh hóa sàn lọc trong một dung môi đầy đủ tràn ngập. Qua một thời gian nhất định cơ thể sẽ có một năng lượng toàn vẹn có thể dôi dư, cơ thể đó dễ dàng đón nhận những hiểm họa hoặc những công việc khó khăn tốt hơn.

Cách thở mà chúng ta đang theo dõi gọi là hơi thở thứ nhất của con người. Sau này khi đã học cao hơn ở hơi thở thứ hai (khí công), hơi thở thứ ba (nhập năng lượng) thì phương pháp thở của chúng ta mới đủ hoàn thiện

luyen khi

huyet dao va cach day huyet

Cách day ấn huyệt, châm cứu là môn y lý bao la chúng ta chỉ cần biết những điều quan trong nhất bởi vì so với ngành học đó thì chúng ta không đủ thời gian trãi hết qua trong học hành tổng thể.

Huyệt đạo của khí hải trong con người là những vị trí tương đối không cố định tuỳ từng người có thể xích qua, lại một chút. Huyệt đạo là một mắt xích của dòng khí chạy nó giống như một buổi gặp gỡ của nhiều đường khí điện sinh học sinh ra trong cơ thể con người. Y lý huyệt đạo cổ điển thường gọi là huyệt đạo bằng những tên nhất định. Tuy nhiên, để dễ nhớ điều đó tôi kể thêm số.

Huyệt đỉnh đầu (số 1): Đó là một huyệt cự kỳ quan trọng nối thông mạch khí điện sinh học từ đỉnh đầu xuống ngực bụng vòng qua hậu môn chạy từ xương cùng lên lưng, cổ và trở về đỉnh đầu. Sự thành công của đạo tiên là khai mở huyệt đạo này và sinh thành bông hoa ngàn cách phía trên đầu sau khi huyệt một được mở ra.

Huyệt số 2: Giữa trán và chân tóc đầu tiên.

Huyệt số 3: Lưỡi để lên vòm họng trên sát chân răng.

Huyệt số 4: Đầu xương ức phía trên giữa hai ngực.

Huyết số 5: Ngang tim, ngang cuốn dạ dày xương chùn nối xương sườn ngang ức – người ta gọi là đám rối thần kinh.

Huyệt số 6: Dưới rốn hai đốt ngón tay.

Huyệt số 7: Dưới xương mu.

Huyệt số 8: Giữa đường tiểu và hậu môn. Nối cơ thể với đất.

Huyệt số 9: Khớp nối xương chậu và xương sống.

Huyệt số 10: Xương sống ngang thắt lưng.

Huyệt số 11: Xương sống ngang tim phổi.

Huyệt số 12: Khớp sống lưng và xương sống cổ.

Trên đây là các huyệt đạo chính để khai mở luân xa khí hải chạy vòng trong cơ thể trước hạ sau thăng gọi là vòng Tiểu Châu Thiên

Thực ra, khi muốn đả thông kinh mạch để chuẩn bị vận khí ta cần làm một cuộc day ấn huyệt đạo toàn thân như sau:

Các huyệt đạo chủ yếu cần được khai mở trước khi vào vận khí, các vị trí là tương đối. Nên tuỳ từng người cần rà soát khác nhau. Người mở huyệt đạo là người biết y lý huyệt đạo, thầy thuốc thông thạo có thể cảm nhận huyệt đạo khi rà tay theo đường khí hải. Khi day huyệt học sinh cần thông tin là có đau hay không để biết là vị trí huyệt có chính xác không? Đây là bài day ấn huyệt chữa bệnh thần kinh tọa cho người bị đau nhức cơ thể, già cả có bệnh. Tuy nhiên, bài này trùng hợp với phương pháp khôi phục sức khoẻ thông thường và trùng hợp với phương pháp khai mở huyệt đạo trước và sau khi luyện khí công (bài này do ông Đại tá Trần Nam Trung Bệnh xá trưởng Bệnh xá quận 3 – Tp. HCM đã dạy tôi để tự chữa bệnh cho má tôi cách đây 20 năm), ngày nay bệnh xá đã trở thành bệnh viện quận 3.

4.1.  Cách day ấn huyệt:

Dùng ngón tay trái hoặc ngón tay trỏ kẹp thêm ngón khác cho đủ sức mạnh. Người thâm hậu khí thường dùng ngón trỏ vì ngón này phát khí sắc bén mạnh mẽ. Trong khi đó ngón tay cái thuộc khí phân nhánh nên yếu hơn. Tuy nhiên để đả thông các huyệt đạo sống lưng tì có thể dùng cùi chỏ tay nếu thấy thật cần thiết. Các huyệt đạo trong cơ thể rất nhạy cảm có huyệt bị bế tắc lâu ngày thầy thuốc rờ đến là rất đau. Các thầy thuốc, học giả và học trò cần phải nương nhẹ tuỳ huyệt tuỳ người. Mỗi huyệt đạo muốn khai mở phải dày công không phải làm một lần là được. Có những học giả khí công khi trúng phong một số huyệt đạo vẫn bị tắc nghẽn tổn thương cần phải day ấn thông lại.

Các huyệt đau bệnh cần day nhẹ xoáy theo chiều kim đồng hồ một lúc sau đó xoáy ngược lại. Có thể xoáy tại chỗ nếu không đau nhiều, xoáy nhẹ và nhấn mạnh dần để cơn đau không nhẹ quá. Mỗi huyệt đạo cần day khoảng 3 phút là được. Khi day huyệt ngón trỏ mỏi thì day ngón cái, ngón cái mỏi thì day bằng cạnh lòng bàn tay. Khi huyệt đạo xương sống đủ khoẻ mạnh ta có thể day sâu, nhấn bằng sức mạnh toàn thân và có thể dùng tới cùi chỏ tay để chữa các khu rối nằm bên trong cơ thể.

4.1.1.   Khai mở huyệt đạo:

Huyệt đạo thì nhiều cách khai mở cũng đơn giản, học giả chưa cần biết nhiều huyệt đạo cũng không sao, sẽ được học thêm.

4.1.2.   Day huyệt trên đầu, mặt:

Ta day huyệt số (2) giữa trán và chân tóc chi đôi nửa mặt ra, xích lên hoặc xuống một chút sao cho học sinh cảm thấy hơi đau. Nhấn tay mạnh khoảng mười giây. Ta day ngược lên đỉnh đầu đi tìm huyệt đạo số (1). Cách khoảng 1 cm, ta day một lần vì các huyệt đạo phụ cận nằm rất gần nhau nếu học sinh nói đau là chạm phải một huyệt bị nghẽn. Huyệt số (2) cách huyệt số (1) khoảng 5 – 6 cm. Khi đã day đến huyệt số (1) ta tiếp tục day theo đường chia nửa đầu xuống huyệt số (13) (nửa đầu giữa phần trên hai lỗ tai). Trong khoảng từ huyệt số (2) đến huyệt số (1) rồi đến (13) ta ghi nhớ những huyệt đạo bị đau nhất để trở lại day một lần nữa khoảng 5 – 10 giây. Sau khoảng 5 – 10 phút ta day xong dòng chính là dòng kinh lạc nửa đầu. Hai bên dòng chính cách 5 – 6 cm là hai dòng phụ, ta day theo cách tương ứng bắt đầu là thái dương phải hoặc trái cạnh chân tóc day lên về phía sau. Ta day mãi ra phía sau cho đến huyệt (13). Tương tự như vậy day phía bên kia (đối xứng). Không nên cùng lúc day hai huyệt đối xứng vì năng lượng có thể bị rối loạn. Thật ra đối với thầy thuốc chỉ cần rà tay là biết huyệt bệnh, huyệt tốt. Và ta chỉ cần day ấn huyệt bệnh thôi để tiết kiệm thời gian day ấn những huyệt khác.

4.1.3.   Day huyệt trên mặt:

Đây là bài học thêm làm cho con người thư thái khỏe tạm thời, vượt qua những cơn cảm mưa nắng.

Dùng hai bàn tay chạm vào ngang đầu, hai ngón cái xoa vào đầu lông mày (23) xoáy ép vuốt ra hai thái dương (22), hai ngón cái tiếp tục xoáy ép lên trán (21), tại đây có thể dùng ngón trỏ xoáy ép lên số (2). Hai ngón trỏ vuốt sát da ép xuống khu vực giữa hai lông mày, vuốt sáng hai bên lông mày đến thái dương. Hai ngón trỏ xoáy từ (2) vuốt ra (21) và vuốt về thái dương dồn hết về thái dương, nặn hai bên thái dương cho bị bầm nhẹ nếu nốt bấm đỏ bầm là bị trúng mưa. Dùng hai ngón trỏ xoáy giữa cánh mũi (dưới mắt), ngón cái vuốt xuống má đến phần cuối lỗ tai (33) và xoáy nhẹ nơi này. Ngón trỏ xoáy ở thái dương trên hai lỗ tai vuốt về gò má trước lỗ tai, xoáy nhẹ ở trước tai sau đuôi mắt vuốt xuống dái tai.

Xoáy ở huyệt số (3) dưới mũi vuốt sang hai bên về huyệt dưới tai. Vuốt từ dưới tai sang hai bên cổ vuốt xuống số (4). Từ số (4) bóp dọc sang vai (41).

Day huyệt trên mặt còn có tác dụng làm chống nhăn miền da dày. Cùng với một số mỹ phẩm nhất định, động tác xoa mặt nhằm làm tươi trẻ con người.

4.1.4.   Xoa hai tai, giật tóc:

Dùng ngón trỏ và ngón cái xoa hai tai bên trong, bên ngoài, trên và dưới tai. Xoa các huyệt vòng quanh lỗ tai phía trên hai bên và phía dái tai. Xoa bóp khoảng 5 phút, kéo nhẹ tai ra, gấp lại búng một cái. Hai tai sau khi xoa bóp sẽ nóng lên dễ chịu.

Sau khi là động tác xoáy đầu, mặt, hai tai, có thể nắm từng lọn tóc cạnh các huyệt mới xoáy giật nhẹ nghe thấy cốc một cái là được. Làm như vậy khắp trên đầu.

4.1.5.   Day huyệt trên cổ và lưng:

Học sinh nằm sắp xuống tay chân buông xuôi. Sau khi xoáy phía sau đầu, kết thúc ở huyệt thứ (13), ta tiếp tục xuống huyệt thứ (12), đây là khớp xương cổ và xương sống là đường độc đạo từ cơ thể lên đầu. Khi ai bị nghẹt mũi khó thở chỉ cần day huyệt (12) là thở thông ngay.

Xuống nữa là huyệt số (11), ngang tim. Tuy nhiên, ta phải dò từ huyệt (12) xuống cách 1 – 2 cm, phải xoáy thử một lần xem trên đường đi có bị nghẽn hay không. Huyệt (11) là huyệt chính nhưng trên và dưới huyệt có thể các đốt xương đều đau ta cần kiên trì xoáy các huyệt trên. Tương tự như vậy bàn tay ta lần xuống huyệt số (10). Trong khoảng 10 – 11 – 12 là khoảng tập trung thần kinh khí quản, thực quản, hai tay, toàn bộ thần kinh ở sườn đây là cái nôi của khí hải, là sức mạnh của con người. Mở huyệt đạo khu này cần phải kiên trì thường xuyên, nếu xoáy bằng ngón tay xong mà không đau thì phải xoáy bằng cùi chỏ tay, ấn gần hết sức lên học sinh để dọn sạch luồng thông khí hải.

4.1.6.   Huyệt số 9 – 10

Huyệt số (9) là thắt lưng, tuy nhiên cần phải rà lại quãng đường từ số (10) xuống. Huyệt số (10) rất quan trọng vì nó là mối nối của thần kinh, dạ dày, gan, ruột, lá lách và thận. Giữa số (9) và số (10) là một dọc những khu quan trọng nên khi day huyệt phải rà soát không bỏ qua. Số (9) rà xuống cùng là bó giây cuối cùng thần kinh sống lưng. Huyệt này là khởi đầu của dòng hỏa xa bốc từ điểm giáng cuối cùng của mạch nhâm (mạch chạy từ đầu ra phía trước mặt xuống bụng và kết thúc ở gân hậu môn), và chính là điểm bốc hỏa đầu tiên của mạch Đốc. Dòng hỏa xa được sinh ra nhờ quá trình vận khí hạ đan điền (mạch số 6), dòng khí được qui tụ tại đây rồi hạ tiếp xuống mạch số (7) và số (8). Dòng khí chuyển động khuếch trương ở huyệt số 6,7,8,9 tạo thành một trường năng lượng lớn dần và bốc lên dọc theo cột sống đến đỉnh đầu. Tuy nhiên, phần day huyệt chưa kết thúc chúng ta cần phải theo dõi và thực tập phần tiếp theo.

Ta gọi phần dưới là âm để có các số huyệt là Âm (cho dễ nhớ). Ta bắt đầu một đợt xoáy huyệt cho xương chậu và hai chân. Ta bắt đầu rà tay vào huyệt (-8) và (-81), bó dây thần kinh và xương cụt đường nhánh mạch máu chính từ sống lưng chẻ ra hai chân. Tất cả các huyệt (-8) đều rất quan trọng cho hai chân. Các huyệt tiếp theo như số (-7) và số (-6), thì quan trọng hơn cả là huyệt số (-6) có hai huyệt (-6A) và (-6B) là hai búi thần kinh cửa khẩu thông thương qua đầu gối. Huyệt (-63) trên mu bàn chân và giữa lòng bàn chân và điểm nối cơ thể con người với đất.

Ở cẳng chân ta cần chú ý rằng từ đầu gối trở xuống thì cách kích thích huyệt đạo là rà soát phía dưới chân, hai bên cạnh xương cánh trước chân, huyệt quan trọng nhất là rà sát đầu gối xuống ba bốn phân.

4.1.7.   Day lòng bàn chân:

Đây là một phương pháp rất tốt kích thích cơ thể hoặt hóa và đả thông lục phủ ngũ tạng.

Cách day bàn chân: một tay giữ cổ chân, một tay day bàn chân vòng khẽ qua phải, một tay day bàn chân vòng khẽ qua phải, qua trái chừng một phút. Tiếp theo nắm lòng bàn chân day toàn bộ các khớp ngón chân vòng tròn khoảng 30 giây. Bấm huyệt 3 – 4 – 5 – 6 – 7, nếu bấm phải chỗ nào đau thì phải day khu vực các ngón đó là một lần nữa, các huyệt này tương đương cảm mạo. Bấm tiếp các huyệt số 10 – 11 – 12 – 13 – 14 – 15 , tiếp theo bấm huyệt số 2, tương ứng với ức và cuốn họng, số 9 tương ứng với thần sắt gan thận lách ruột… các dãy biến số 16 – 17 tương ứng với điều tiết hai chân… số 18 tương ứng với trực tràng.

Nói chung, các giả thuyết tương ứng đó điều là gần đúng kinh nghiệm dân gian trải qua hàng năm đã xác định như vậy

Sau khi ấn huyệt toàn phần, ta lắc hai bàn chân và chà tay cho ấm áp là xong. Các kỹ thuật day chân có nhiều nơi đem kinh doanh phục vụ đời sống xã hội thấy cũng có một ít lợi ích. Nhiều người cảm giác thích thú

4.2.  Khai mở trí đạo:

Khi ta có cảm giác là đã học được nhiều điều thì tâm can bớt sợ hãi, tinh thần càng phấn khởi tự tin. Khi ta học được nhiều điều thì trí não, bản chất thành ung dung, tự hãnh diện. Khi ta đã vượt qua mọi thử thách thường nhật và mọi thử thách nguy hiểm thì tự thấy mình hùng mạnh, khiêm tốn thanh thản. Đúng lúc bấy giờ ta mới có thể chạm một tay vào Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp. Sau khi đã vượt qua thiền học và khai mở huyệt đạo, học sinh hãy bắt đầu tạo ra một thời khóa biểu vận khí

tieu chau thien

Thời gian thường cho phép ta vào sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều tối; những người rãnh rỗi thì lúc nào cảm giác thư thái là được. Không gian thoáng mát không nóng quá, buổi tối thì đừng ngồi nơi lạnh giá. Không khí cần trong lành, không bụi bặm. Không nên ngồi trong phòng lạnh, vì ở đó không được thoáng khí lắm, trừ khi có bố trí cây xanh chậu cảnh khí hậu hài hòa thì cũng chấp nhận được.

Cũng có thể ngồi trên ghế đẩu hai chân chạm đất, tuy nhiên nên lót dưới chân tờ báo hoặc vật thể cách điện, lưng vuông góc với đùi, chân cũng gập thành góc vuông. Tuy nhiên, cơ thể phải được thả lỏng hoàn toàn tự nhiên, quần áo rộng, không ép dây lưng. Hai tay đặt lên đầu gối, ngón cái chạm vào ngón giữa. Lưỡi đặt lên vòm họng sát chân răng. Mắt nhắm hờ, răng không cắn chặt, đầu hơi ngẩng lên. Hãy nhen lên nụ cười nhẹ bâng trong tâm hồn mình, tắt các lượng ý nghĩ và thủ vào thiền học, thở 4 kỳ thật nhẹ nhàng sâu lắng. Ta hãy nhớ về 12 huyệt chính, từ số 1 đến số 7 hạ, từ số 7 đến số 12 là thăng. Tập trung ý nghĩ vào số 1, chuyển dần đến số 2, rồi số 3, số 4 … theo một tốc độ chậm chậm. Khẩu huyết lúc này là khí hải đan điền (đan điền là huyệt số 6 dưới rốn hai đốt ngón tay). Khi ta cảm nhận một cách mơ hồ là một dòng khí nhẹ đang hạ vào đan điền (6) thì ta tập trung nhìn vào đó bằng vô thức. Mắt nhắm hờ ta hãy tưởng tượng một quả cầu ánh sáng nhỏ đang phát huy. Lúc này ta sẽ có cảm giác hơi ấm ở bụng. Khí đan điền là lò lửa tập trung ở lục phủ ngũ tạn tạo ra. Dòng khí ở đây xoay vòng và tạo ra một dòng điện từ có đường kính tiếp giáp một số huyệt bên dưới nó, nên nhiều khi ta có cảm giác là khí xuyên qua lưng lên thẳng. Học sinh mới tập chỉ nên cho khí từ đan điền hạ xuống số 7, 8. Từ đây một dòng điện nóng từ từ dịch chuyển theo sống lưng đi lên cho tới đỉnh đầu, ta lại cho khí hạ xuống từ từ tới đan điền. Khi tập vận khí ta thấy trong miệng có dòng nước bọt ngọt ngào, ta hãy nuốt nó vào bụng đó là dòng nước tiên mà lần đầu tiên học sinh được nếm qua

Khi đang tập ta cảm giác nóng, tiết mồ hôi thì nên trở về trạng thái thiền tỉnh không vận khí nữa. Nếu thấy buồn nôn chống mặt là ngưng tập ngay chuyển qua tập bài thể dụng phổ thông hoặc giả tưới hoa, đá cầu. Sở dĩ có những cảm giác khó chịu là do cơ thể bị căng thẳng cơ và sự chống đối của con người với một cái gì đó mới. Sự xung khắc nho nhỏ đó cần phải được hiểu biết cụ thể và tự khắc phục.

Trong lúc tập vận khí công chúng ta sẽ nhận thấy có nhiều lúc lạ trong hành vi tư tưởng của mình, giống như ta dần xuyên qua moat không gian khác. Từ không gian quen thuộc mà ta đang sống chuyển qua không gian biến đổi từ phong cách, quan điểm về xã hội, bạn bè, gia đình. Đó là một thế giới mới rất gần vớí xứ sở của thần tiên mà ai cũng ước mơ.

5.1  Làm quen với người bạn mới:

Dĩ nhiên người bạn ở đây là mới sinh ra trong người học sinh, một khi dòng khí tiên thiên bắt đầu chảy qua cơ thể. Thực ra nó chính là đứa con của chính mình sinh ra nhưng là đứa con hộ mệnh của mình. Đó là một vị thần, một đứa con, một người bạn, một người thầy dạy mình phải làm quen với tập tục mới.

5.2  Làm quen với cơn đói bụng:

Thật đói bụng không phải lúc nào cũng là tín hiệu tốt đẹp. Vì người càng mập càng quen ăn nhiều và càng ăn nhiều càng mập. Khi ta chuyển dịch một dòng khí trong người thì dòng khí đó sẽ mạnh mẽ nếu như ta không no quá. Nói cách khác đi là khi chuẩn bị đói ta chuyển dịch dòng khí tốt nhất. Ấy là vì năng lượng trong con người sinh ra từ những kho dự trữ torng lục phủ ngũ tạng, từ ruột non đến thận, lá lách tim phổi, dạ dày tủy sống và não bộ. Khi cơ thể no bụng, tất cả những “cơ sở” trong con người phải hoạt động điều tiết hóa học tiêu hóa thức ăn và phân phối các nơi. Như vậy, khi ta no dòng khí sẽ yếu đi.

Trong xã hội ngày nay, nhiều người đã ăn vượt định mức so với tỷ trọng của mình. Đáng lẽ anh ta (cô ta) chỉ nặng 60 kg là đủ thì lại nặng tới 70 kg. Từ đó cơ thể cần thêm một số thức ăn nhất định để nuôi sống 10 kg thêm đó. Lục phủ ngũ tạng phải làm việc nhiều hơn, trong khi con người đó sẽ cảm thấy yếu hơn vì phải tải thâm 10 kg, yếu về lực, cơ bắp và yếu về bệnh lý sau khi cơ thể làm việc quá nhiều. Cái đói của người đó suy cho cùng thì nên vượt qua mà không cần ăn gì cả, có thể chỉ cần uống ly nước là đủ.

Thực ra, khi vận công ta sẽ cảm giác không đói. Năng lượng của cơ thể đang tiềm tàng dưới dạng vật chất nằm trong cở thể sẽ được thanh hóa, nó là quá trình xúc tác phân giải chuyển hóa Hyđro giải phóng khí oxy và giải phóng điện tích sinh học tạo ra dòng điện. Quá trình vận chuyển của dòng khí sinh học đến đâu sẽ phân tích Hydro, H2O đến đó. Oxy sẽ nằm lại trong tế bào mà dòng khí đi qua giống như một sự nuôi dưỡng thứ 2. Quá trình vận khí sẽ làm cơ thể ta nóng lên hơn người bình thường 0,50C cho đến 10C. Khi năng lượng vận động (dòng điện sinh học), nó đánh động quá trình chuyển hóa của cơ thể lên một chút và tăng cường bài tiết. Ta có thể cảm giác bụng đầy hơi đánh dấm liên tục, cơ thể nóng rang, mồ hôi đầm đìa. Quá trình thanh hóa cơ thể đó đã vượt qua sự ổn định tiềm ẩn nơi ADN điều tiết cơ thể người làm cho cơ thể phải vượt qua một sự đối kháng nào đó cho đến khi thích nghi với cái tốt hơn, hay hơn. Rồi đây cơn đói bụng sẽ hợp lý hơn vì ta không thấy đói nhiều nữa.

5.3  Làm quen với một chính khách hoàn hảo:

Ta hãy hiểu chính khách hoàn hảo là một nhân vật chính trực cao cả giống như một vị thánh, Đức Phật Tổ, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Chúa Trời, Đứa Thánh Ala, nhà tiên tri … Như vậy, họ là hoàn hảo còn ta chưa hoàn hảo. Vì ta vẫn ganh ghét, vì ta vẫn tham lam, thích buông thả ăn chơi, bạn bè trác táng, vì ta tàn bạo và bao nhiêu tật xấu ở con người vẫn không kể hết. Tuy nhiên, một khi bước vào thiền học và tiến lên luyện công thì mọi ý nghĩ cảm súc và mọi hành động của ta dần dần được trong sáng đúng mực. Ý thức của sự công bằng danh dự vị tha và tình yêu thương bao hàm dành cho tất cả chung quanh ta. Vì sao ta có thể thay đổi được như thế? Bởi vì khi luyện khí công là ta tự đưa mình vào Đúng và xóa hết điều Sai. Đúng như số 0,1. Đúng như cấu tạo phân tử vô cơ, hữu cơ và các thể tồn tại của nó, như một con người đang tồn tại không ai có thể giống người đó được, không ăn dùm, uống dùm, không thể học tập suy nghĩ dùm, cũng như hiện thân đó từ sinh thành đến khi chết đi đó là đúng và không thay thế được. Có hàng tỷ điều đúng liên tục trong vũ trụ bao la và cuối cùng đã sinh ra Đúng – đó là con người. Còn Giăng – Van – Giăng (những người khốn khổ) đã ăn cướp một đồng tiền của một cậu bé thợ thông ống khói và cái đúng đã truy tìm ông ta trong suốt cuộc đời còn lại đến nỗi tất cả những hành động yêu thương khác cũng không bù đắp được.

Tuy nhiên, không ai có thể là hoàn hảo. Bởi vì con người chỉ hoàn hảo phần nào đó trong không gian và thời gian bao la. Con người đang đặt ra luận lý xã hội, luật pháp xã hội, hiến pháp nhà nước, luân lý gia đình, luân lý trong làm ăn kinh doanh, nhưng cũng chính con người trong giai đoạn hoàn thiện đã thay đổi tất cả các luân lý đó.

Trong thiền học, khí đạo học chân lý là vô biên trong đó chứa đựng tất cả chúng ta và tư tưởng của chúng ta, tất cả trái đất, hệ mặt trời, tất cả các vì sao, hệ thiên hà, tất cả các vật thể vũ trụ tồn tại dạng đậm đặc hoặc rất loãng dưới dạng vật chất vô thức. Nếu vật chất vô cơ trong giai đoạn tiến hóa ngẫu nhiên xác suất đúng một tỷ lần đã sinh ra con người. Vậy thì cái gì điều gì đã xảy ra như thế? Có phải có một ý thức trước đó sinh ra môi trường tiến hóa có định hướng rồi không? Có phải trước vụ nổ BingBang đã tồn tại một trường năng lượng siêu việc có ý thức? Và cho đến khi loài người của tương lai xa xôi sẽ bắt đầu tạo ra một trường năng lượng ý thức trước khi vũ trụ quay trở được một vòng vĩ đạo của nó.

5.4  Làm quen với một chính khách có tư tưởng tự do:

Một người chồng tốt thường làm tốt các công việc nhỏ như sáng đưa con đi học, chiều về nhà xem tivi, đi tắm rửa ăn cơm cùng gia đình. Đó là một điều đúng. Tuy rằng, sau khi thực hiện một ngàn lần những việc đúng thì anh ta sẽ làm một điều sai là hẹn hò và đi chơi với một người bạn gái khác. Hoặc giả anh ta về muộn và cùng bạn bè đi ăn uống và nói dối tới khuya mới về. Những việc ấy rất nhiều, trên góc độ xã hội học đó là những điều cần hạn chế. Khi đi sâu vào tâm sinh học, từng trường hợp cụ thể chúng ta sẽ thấy đúng không sai và sai không sai. Trước đây, chúng ta đã đề cập đến vấn đề là trong gia đình là không nên tồn tại tính gia trưởng. Sự phát triển hai nhân cách nam, nữ hợp thành gia đình theo năm tháng đã trải qua quá trình tiến hóa sinh học, quá trình cảm nhận về xã hội học, tinh thần và vật chất so sánh đã làm biến thiên về cảm xúc ban đầu. Để bảo vệ gia đình đó cần phải thấu hiểu nguyên lý vị tha tôn trọng người bạn của mình. Tình cảm là nguồn gốc của ý thức nếu không còn tình yêu thương nồng thắm ban đầu thì còn tình cảm tôn trọng bạn hữu ban đầu, trách nhiệm nuôi sống con và trách nhiệm kiếm tiền nuôi sống gia đình, trách nhiệm xây tổ ấm gia đình. Sự ra đi một phần của người đàn ông hay đàn bà trong gia đình là để bù đắp tinh thần riêng đang thiếu, là để hoàn thiện trường năng lượng so sánh giữa cá nhân xã hội.

Khi ta liên tục đi vào trong khí công thiền tông ta luôn sống gần gũi với khoảng trống vô biên và ta luôn định hướng cho dòng chảy trong khoảng trống đó. Đó là ý thức tự do có định hướng và đó là chuẩn mực của Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp. Sự mạnh khỏe của đạo pháp này không tính tuổi (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) người già cả 70 tuổi trông vẫn có thể tựa như 50 tuổi và vẫn mạnh mẽ như người 40 tuổi. Ấy là do phong cách sống sự phụ thuộc vào gia đình xã hội, những định kiến định lượng và tôn giáo đã đẩy con người vào sự nô lệ của cuộc sống. Khí công sẽ trả lại anh sự tự do. Tình yêu cuộc sống, vượt qua trở ngại bệnh tật, trở ngại công việc làm trở ngại xã hội thoát xác và hồn nhiên trẻ trung. Khi ta liên tục định hướng dòng chảy của khí ta đã chuyển hóa tinh thành dòng khí và khí thành thần. Thận là vị trí gốc vật chất của tinh như quá trình hưng phấn trai gái (đực cái) ở mức độ tột đỉnh đã hun đúc các vật chất khác trong toàn bộ cơ thể lục phủ ngủ tạng, thần kinh não bộ, thần kinh sống lưng, thần kinh tứ chi tạo ra một dòng khí điện sinh học mang toàn bộ thông tin về thời gian sức khỏe của hai người kết hợp lại. Một bên là trứng phóng vào phễu dẫn, một bên đột biến hình thành một tập hợp tinh trùng có độ xác suất mạnh mẽ ngẫu nhiên cao độ và đó là nguồn gốc của chúng ta. Bởi vậy mọi ý thức về sinh sản vô tính đều không có căn cứ.

Khi chúng ta luyện công phu chúng ta đã dùng tinh hoa của cơ thể dẫn đạo trong cơ thể theo một định hướng nhất định dòng điện sinh học đó gọi là khí. Một người mới luyện tập khí thì định thần mới luyện khí được, người đã luyện thành thục thì đi, đứng, nằm, ngồi luồng khí vẫn sinh ra, nếu ta vẫn định liên tục mọi lúc mọi nơi. Điều đó gọi là ung dung điềm tĩnh. Quá trình chuyển hóa năng lượng một lần nữa như vậy gọi là hơi thở thức hai. Tuy nhiên, con người sinh ra là một động vật đến một thời khắc nào đó sự cộng hưởng của quá trình cần phải xuất tinh và phải rụng trứng đã luôn luôn đưa hai người nam – nữ về với nhau và đó là đạo pháp thần tiên. Và như thế con người đã tôn trọng luật lệ của khoa học đúng. Quá trình trẻ hóa, tự do, sức khỏe và sự tôn trọng lẫn nhau đã đưa con người đến một góc độ khác hoàn hảo hơn. Càng hoàn hảo hơn nữa khi chúng ta chuyển đổi kiến thức bỏ cũ lấy mới và sáng tạo mới hơn. Vòng luân chuyển về với không không là chúng ta sẽ biến sinh – sống – chết – sinh thành ra sinh – thành – sinh, biến tình cảm và ý chí thành hiện thực mong muốn, biến xã hội trắc trở thành xã hội tươi đẹp. Chính điều đó chúng ta đưa cõi niết bàn đến cho loài người và biến loài người thành ra thần tiên.

5.5  Luôn có một bác sĩ bên mình:

Chúng ta về cơ thể là toàn phần động vật, trong đó chừng 20% là thực vật. Hệ động thực vật là một hệ thống đang hoàn thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên, đã có một bác sĩ bên mình, một học sinh trường sinh học luôn là một bác sĩ tổng quát giỏi. Thứ nhất, anh ta biết luyện cách thở cho đúng, biết luyện tinh thần cho thông thoáng tao nhã, biết day ấn huyệt đạo quan trọng nhất, có kiết thức kỹ thuật cao cấp và luôn thay đổi theo thời gian và hiện đại hóa kiến thức của mình liên tục.

Chúng ta biết thuật âm dương, vận khí âm dương, điều thần điều tức, nội tiết tố hài hòa. Chúng ta sẽ biết hơi thở thứ hai và thức ba. Trong quá trình thanh hóa cơ thể chúng ta đã tự ổn định lục phủ ngũ tạng. Trong quá trình thể thao chúng ta đã đưa cơ thể luôn hoạt động và chuyển đổi bài tiết tiệm cận đến toàn phần – có nghĩa là một cỗ máy vĩnh cửu.Với một nhà kỹ thuật siêu việt, quản lý kinh tế tuyệt vời, một nhà thông tin tiên tiến nhất.

Thực tế, sau ngần ấy năm miệt mài Đại học Trường Sinh và một đại học nào đó để hành nghề làm ăn sinh sống quá trình trưởng thành về kiến thức là không thể tin nổi sự vượt bậc của nó, là do sự minh mẫn đầy sáng tạo của quá trình chuyển về không không đi tiếp và lại chuyển về không không đi tiếp. Quá trình thống nhất năng lượng riêng trong môi trường chung vĩ đại, một khi đã hình thành sẽ đưa chúng ta tiến tới sáng tạo, sáng tạo và đột biến đến kỳ ảo …

Quá trình tìm hiểu về tiến hóa trạng thái động thực vật ở con người trong đại học trường sinh sẽ đưa chúng ta vào những lĩnh vực khoa học tinh vi, ví dụ như phương tiện bay hài hòa với trường năng lượng người và đảm bảo an toàn 100%. Quá trình nhân bản hợp theo sự sống nhưng có định hướng như một chương trình kép giữa ADN người và hệ điều tiết trường sinh học với kỹ thuật điều khiển hạ nguyên tử.

Qua một số những cao vọng mà chúng ta đã nêu trên; khi trở lại với hiện thực, tôi thấy rằng ngày hôm nay những cá nhân uyên bác của học thuyết Trường Sinh thường là với nhiều tài năng và có thể làm nhiều việc khác nhau mà việc này không ảnh hưởng việc kia.

5.6  Có một đứa trẻ hồn nhiên thái quá:

Quả thật là kỳ dị khi bạn đã là 50 tuổi nhưng tâm hồn và phong cách lại như một người trẻ tuổi. Sự quay lại tuổi thơ của quá trình chuyển đến không không đã làm cho chúng ta (người lớn) từ từ bị thấm nhuần phong cách trẻ, như là: thể dục thể thao, thích tụ tập bạn bè nói dóc, chơi với những bạn thanh niên khác mà không mặc cảm. Tự nhiên học trò sẽ trở thành kỳ dị trong lứa tuổi của mình. Cuộc tranh đấu giữa già và trẻ luôn diễn ra trong con người của học trò trường sinh. Có lúc người ta thấy bạn lớn lao uyên bác thông thái hơn lứa tuổi thật của bạn, có lúc người ta thấy bạn thật hồn nhiên trẻ hơn nhiều so với tuổi học trò, người ta hiểu rằng đó làm một điều tiến hóa. Sự xung đột không chỉ trong phong thái và tập tính, trong đời sống xã hội hàng ngày mà sự xung đột diễn ra trong cơ thể, mạch máu, thần kinh vô cơ …

Sự xung đột giữa tuổi trẻ và tuổi già thực ra là một sự kết hợp hòa điệu giữa vô cơ và hữu cơ. Con người là hữu cơ, quá trình trở về với trẻ sơ sinh thực ra là một qua trình tiến đến trạng thái hư không, trạng thái của trường năng lượng vô cơ (trường năng lượng vũ trụ) con người chuyển từ sự thích nghi hạn chế quanh mình thành sự thích nghi vũ trụ thì không có giới hạn. Lúc bấy giờ tri thức vũ trụ (mà chúng ta biết rất ít) bắt đầu nhen lên trong chính chúng ta, ngọn lửa tri thức mới sẽ khai sáng chúng ta theo một định hướng rộng hơn bao quát hơn và từ đó sự đột biến về sáng tạo và biến thiên của con người có một nhịp điệu khác, không như cũ nữa loài người đang bước vào một trang sử mới.

5.7   Một nhà khoa học về ăn uống:

Ăn và uống là những điều cực kỳ quan trọng. Chúng ta sẽ thấy những người luyện khí công thường không mập không gầy. Cái ăn của người luyện khí là âm dương hài hòa phần thịt, cá, rau, cơm (tinh bột) có tỷ trọng vừa phải. Khi vận khí giống như chúng ta tiêu hóa lại thức ăn. Một số dạng năng lượng thừa như mỡ dưới da sẽ bị đồng hóa lại tức là phân hóa thêm thành năng lượng nuôi cơ thể. Các nguồn dự trữ năng lượng trong lục phủ ngũ tạng, trong cơ, trong thần kinh thường tìm ẩn sẵn sàng được phóng thích ra nuôi sống cơ thể. Sự tích cực vận hành của động thái vận khí và kích thích hệ mạch máu, phổi tim, hoạt động từ tốn, mạnh mẽ. Dòng chảy mạch máu tăng cao nhưng tốc độ chảy giảm (huyết áp hơi thấp hơn bình thường), quá trình làm sạch tế bào trở nên hiệu quả hơn, nhịp điệu hoạt động của tế bào chậm lại nhưng quá trình thanh hóa tăng cao. Sự luân chuyển thần kinh động vật khi đạt vào hóa không tiệm cận trạng thái không không (Plazma sinh học) sẽ hình thành trong ta trường điện từ gần gũi với các vật thể vô tri, gần gũi với cây cỏ hoa lá, với nước đá và với linh hồn trong trường năng vũ trụ.

Khi người ta vận khí cái ăn chỉ còn ½ lúc bình thường chỉ cần có đủ hợp chất duy trì cấu tạo xương, thịt, da, lục phủ ngũ tạng, không cần nhiều tinh bột nữa. Vì vậy nhà khí công lúc nào cũng thừa năng lượng. Tuy nhiên, do nghề nghiệp cần làm việc nặng nhọc, thì năng lượng khí vẫn chưa đủ để làm việc đó. Những người cần dùng sức nên luyện tập khí công để không bị kiệt lực bất ngờ. Nếu một ngày nào đó chúng ta không cần ăn nữa vì đã tích lũy năng lượng từ môi trường sống (chưa lý giải được) chúng ta vẫn cần uống nước. Hiện tại chúng ta cấu tạo từ oxy, cacbon, và hydro (phần lớn) và các nguyên tố khác.

Dưới góc độ một nhà chuyên gia ăn uống, tôi khuyên các bạn nên hạn chế uống rượu mạnh tràn lan. Chúng ta chỉ nên uống một một ít rượu cho dễ tiêu hóa thôi. Tuy nhiên, bia và rượu vang thì rất bổ ích, với một nồng độ cho phép cơ thể chúng ta bài tiết bia trong vòng bốn tiếng. Quá trình lọc bia qua gan bài tiết gần hết có thể tỷ lệ như sau: 1 lít ® 1 giờ, 2 lít ® 2 giờ, 3lít ® 3 giờ, 10 lít ® 10 giờ. Trên cơ sở đó, nếu uống ít trong một khoảng thời gian dài thì cơ thể sẽ bài tiết được lượng bia đó.

Bia rượu trộn lẫn thức ăn khác là một hợp chất khó bài tiết. Cho nên cách tốt nhất là chúng ta hãy thực hiện việc ăn kiêng như người phương tây thường làm. Không nên ăn uống vô độ, ăn thật nhiều, uốn thật nhiều, làm như thế hệ bài tiết suy nghĩ không ra hợp chất hóa học tiêu hóa mớ thực phẩm đó mà cơ thể chậm tiêu hóa sẽ bị ứ đọng cặn bã một cách khủng khiếp. Đó là nguyên nhân tàn phá con người làm giảm tuổi thọ không phù hợp với thần công Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp, đi ngược đường với thế giới chúng ta. Thực ra người luyện khí công thường ít có dục vọng ăn uống, vì thường xuyên quen với sự thanh tao trong người. Quá trình liên tục vận khí cho ta không thích ăn no, mà chỉ cần một ít cho ngon.

5.8   Tóm tắt lại, luôn có một thiên thần ở trong ta:

Khi chúng ta tập thở 4 thời kỳ chúng ta quen với 2 lần nhịn thở. Một lần từ từ hít vào và một lần từ từ thở ra. Thật là giản đơn và cũng thật là kỳ diệu ở chỗ chính chúng ta phát hiện ra rằng nếu ta tạm ngưng thở thì thiên thần ở trong ta thở giùm ta. Tôi thường đi xe máy vừa khoẻ mạnh vừa dẻo dai, phải một nỗi môi trường bụi bặm rất nhiều. Tôi quen với việc là qua nơi có bụi là nhịn thở có thể nhịn qua quãng đường 1000 m. Cũng như hồi còn thanh niên, lúc đó cơ thể khoẻ mạnh tôi không biết khí công là gì, lúc đó tôi có thể lặn qua một bể bơi dài 50 m, cho đến ngày nay nếu cần tôi có thể lặn qua bể nước đó. Chính vì trong cơ thể 50 tuổi của tôi có một thiên thần hộ mệnh thở giùm mình. Người đó có tiềm năng là một người bạn mới, một chính khách hoàn hảo, một con người tự do một bác sĩ thông thái, nhà kỷ luật siêu việt, nhà quản lý kinh tế, một nhà thông tin, một đứa trẻ hồn nhiên và một nhà khoa học về ăn uống. Nói tóm lại, đó là một linh hồn thần linh hộ mệnh cho ta, là đức chúa trời, là thần Zew, là Phật Tổ Như Lai, Phật Bà Quan Âm, đó là Đấng tiên tri sáng tạo – Thánh Ala. Đó là sự hòa quyện của ta và vũ trụ, thánh thần ở trong ta và ta cũng chính là hiện thân của hào quang vũ trụ. Giữa cái không có gì (con người) và vũ trụ bao la cũng chỉ là một mà thôi.

5.9   Công pháp Tiểu Châu Thiên mở rộng:

Thực ra Tiểu Châu Thiên còn gọi là đạo thiền công, đan điền là huyệt nằm dưới rốn 2 đốt ngón tay. Đan điền công thường áp dung cho nam giới. Nữ giới sợ ảnh hưởng dạ con khi luyện công nên có thể dùng huyệt số (5), vùng ngực ngang tim. Đây là khu vực nối liền giữa tim và phổi, ức, cuốn dạ dày và phần trên của gan. Sau lưng là huyệt số (10 – 11) là búi thần kinh xương sống, be sườn hai tay và hội tụ từ ót xuống. Khu này rất quan trọng có thể trở thành điểm tập hợp năng lượng lớn. Thực ra, khi vận khí trước hạ sau thăng ta có thể cho dừng lại ở đan điền để quy tụ khí hải cho mạnh mẽ. Dòng khí tại đan điền được hồi bởi hai tập hợp lực. Một là từ đại não qua mắt, miệng, tim, phổi, gan, dạ dày tụ lại. Hai là từ huyệt số (7 – 8 – 9) đi vòng qua lưng trở về đan điền. Đó là năng lượng của ruột tinh hoàn – họa âm – thận và hai chân dòng khí hải, từ  trên xuống dưới lên sẽ tạo ra một nguồn âm dương hài hòa mạnh mẽ. Chúng ta tiếp tục cho các dòng chảy từ trên xuống dưới cho đến một lúc thấy nóng ở đan điền. Lúc này ta bắt đầu dồn xuống hội âm (giữa tinh hoàn và hậu môn) và chúng ta hoàn toàn cảm nhận năng lượng (ấm, nóng) tại xương cùng nguồn châu hỏa bốc lên theo dọc sống lưng qua (8 – 9 – 10 – 11 – 12 – 13 ) và lên lại đỉnh đầu.

Thực ra ý thức của chúng ta cho dòng chảy năng lượng trước hạ sau thăng. Chúng ta cũng chỉ tạm nghĩ như vậy bản năng của hội tụ năng lượng nhiều khi không theo cách đó dòng năng lượng có thể tập trung rất khó. Trong đó, có cả quá trình từ đan điền ngược lên gan, dạ dày tỳ vị, phổi tim và trả về đan điền. Chúng ta chỉ dùng ý dòng chảy chính. Chúng ta không lãnh đạo tất cả ý thức của ta chỉ là bạn của sự điều tiết nội bộ không thái hóa, không câu nệ chằn ép. Nếu tự thấy hai cá nhân trong ta xung khắc thì lập tức hóa an nguy trở về trạng thái ung dung lắng đọng trạng thái vô thần điều hòa hơi thở và tắt nguồn năng lượng. Nhiều khi huy động năng lượng 20 phút nhưng hóa an mất 30 phút. Người Trung Hoa hay phát động thành một số động tác thể dục để cốt thông thương huyệt đạo. Bắt chước loài chim thú vươn vai sãi cánh, lượn vòng, vồ mồi, co duỗi chẳng qua là làm hòa điệu khoảng thời gian ngồi yên lặng. Khi mà dòng khí thái hóa chảy qua các huyệt đạo làm các khu vực này không bình thường, quá trình trao đổi chất cũng hưng phấn hơn trong khi cơ thể không hoạt động nhiều sinh ra tăng nhiệt và tích lũy thêm một số hợp chất khác cho nên sau khi bất động ta phải động. Trong sự yên trí tĩnh lặng vận khí sẽ đem đến hiệu quả nhanh hơn là vừa hình thành các động tác vừa vận khí thì nhất thiết người luyện công theo phương pháp tĩnh sau đó phải tập thể dục thể thao thường xuyên. Chính cơ thể cho phép chúng ta như vậy. Đó là điều các học sinh không được phép lãng quên.

Như những phần trước đây tôi đã trình bày, quá trình vận khí tiểu châu thiên có thể ngược lại tức là từ đỉnh đầu chạy xuống dọc sống lưng qua hội âm đi ra phía trước vào đan điền và đi lên. Thông thường khi qua hội âm ta nên thắt cơ hậu môn cho mạch này thông thoáng cũng như khi đi đến miệng lưỡi ta luôn đặt lên vòm họng sát chân răng để nối năng lượng với bách hội (đỉnh đầu). Những người có cảm giác nhạy bén có thể hiểu được sự hòa điệu âm dương, quá trình dòng khí đi ngược cũng chỉ nên phát đông vừa phải. Nếu thấy không vui thì lại bắt đầu như cũ.

Công pháp Tiểu Châu Thiên xuất phát từ Trung Quốc rất tương đồng với chuyển pháp luân xa Ấn Độ. Thực chất quá trình dùng ý hóa khí và dẫn truyền trong người là một phương pháp tương đồng. Sức mạnh của khí công không so sánh được giữa hai công pháp. Sức mạnh đó tuỳ thuộc vào nhà vận khí và khả năng kỳ diệu của từng người. Chung quy đều thống nhất ở quá trình sinh khí như sau : Ý thức vận khí – thức tĩnh các trung tâm khí – vận chuyển dòng khí theo chiều nhất định – sửa chữa những khu vực dồn khí chính – những kênh dẫn khí trên đường đi của nó – hoàn thiện tổng hòa cơ thể và trường năng lượng bao quát tích luỹ thế năng năng lượng – sử dụng năng lượng tự chữa bệnh hoặc chữa bệnh cho người khác.

Chúng ta đều biết rằng trong quá trình sinh tồn động vật nói riêng và loài người nói chung đều phải có qúa trình sinh sản lưỡng tính – đực và cái. Trong một cuộc giao hoạn nồng ấm và mạnh mẽ khí của lục phủ ngũ tạng đem theo thông tin định hình đã tự dồn lại vào những tế bào mầm tinh trùng, bên phía nữ cũng trong cơn phấn khích cao độ đã kích thích quả trứng đủ chín để được bắn ra rơi chúng phễu dẫn trứng quá trình trên đây tạo ra một sinh thể mạnh nhất trong lúc hoạn ca âm – dương (nam – nữ).

Chúng ta vẫn nói nôm na : tinh sinh khí – khí sinh thần – thần hoàn hư. Quá trình sinh ra tinh ở người đàn ông là một quá trình bắt buộc ở thế tái tạo nòi giống, quá trình đó không thể tái tạo được không thể ngăn chặn được, chúng ta chỉ lợi dụng nó để duy trì tái tạo năng lượng cho cơ thể. Quá trình tiết dục liên tục của con người dẫn đến sự suy yếu rất nguy hiểm. Mất tinh – yếu khí – hại thần đó là cách nói nôm na thực chất là quá trình tiết dục đã mất mát mỗi lần khoảng 5 triệu tế bào mầm, tế bào này mang theo trí lực của lục phủ ngũ tạng và mang theo một phần dự trữ ADN cực kỳ quan trọng, vì đó là dòng ADN đầy đủ nhất, ưu tú nhất, thống nhất và toàn thể.

Tuy nhiên, không thể tiết dục hoàn toàn ở cơ thể con người được. Chúng ta chỉ có thể lưu chuyển dòng tinh khí trong một thời hạn nhất định mà thôi. Quá trình tái tạo con người vẫn định nghĩa rằng đã đến lúc không dừng lại được nữa. Có nghĩa là thế hệ tinh hoa này bắt buộc phải phóng thích ra khỏi cơ thể tuân thủ theo một cơ chế tổng hoà của sinh vật chúng ta. Để tiết chế sinh lý, chúng ta cần có học thuật phòng trúng thuật mà tôi sẽ phân tích sau này.

Hệ luân xa của Ấn Độ là một giải pháp khí công mở rộng nó khó bởi vì nó không nói rõ vòng tuần hoàn nhất định. Sự quán tưởng ý thức tới từng vùng nhất định  giống như từng quá trình quán tưởng dồn khí vào vị trí của khí công. Khi từng vị trí mạnh lên thì nó sẽ được nối thông lại và đi từ xương cùng lên tới đỉnh đầu gọi là quá trình hợp khí.

Vị trí xương cùng: gọi là Maladhra, dưới chóp xương sống ta gọi là bông sen 4 cánh khai mở. Khi bắt đầu dồn khí vào đó, ta thấy nóng lên, khí dẫn lan lên trên. Huyệt này là tín hiệu đầu tiên của luồng hoả xa dâng tràn. Trong khí công đây là huyệt trường cường số 7 – điểm cuối cùng của mạch đốc.

Điểm thứ 2: gọi là Svadischtana, khi khí tụ tại đây sẽ khai mở hoa sen 6 cánh. Điểm này tương ứng với bộ phận sinh dục, gần với huyệt hội âm số 7. Khi khai mở huyệt này người sẽ thấy nhẹ nhàng vượt qua sắc giới, thân pháp bay bổng.

Điểm thứ 3: gọi là Manipura, vị trí sát dưới rốn gần với đan điền công. Khí hải từ nhẹ bổng đến thư thái, đó là tinh khí của sự sống là hợp khí của ruột non, gan và thận. Nếu thành công thì con người tạo nên thần thông am hiểu ý nghĩ, quá khứ, vị lai,

Điểm thứ 4: gọi là Svadhishana, vị trí trên rốn gần ức tương ứng với lá lách, dạ dày, tụy. Tương ứng với vị trí và tỳ khí. Trạng thái hòa tan vào không gian xuất, nhập và vô hình.

Điểm thứ 5: gọi là bông sen một cánh nằm giữa ngực, vị trí quả tim. Thành công ở luân xa này khiến con người hiểu biết thông cảm với mọi người che trở cho lương tâm và thống khổ của con người.

Điểm thứ 6: gọi là Vischada, nằm tại yết hầu gần huyệt thiên đốt mạch nhâm, phát động luân xa này sẽ cho ta có đôi tai thích nghe xa những âm thanh dù nhỏ bé. Luân xa này tương thích với phế khí.

Điểm thứ 7: gọi là Ajna, nằm giữa hai lông mày, là bông sen 2 cánh. Vị trí luân xa này nằm ở huyệt ấn đường trên mạch đốc phát dòng luân xa này có thể nhìn thấy tất cả gọi là thiên nhãn thông. Có thể điều khiển ý nghĩ của người khác giống như một sự thông cảm sâu sắc có định hướng khuyên bảo.

Điểm thứ 8: gọi là Sahasrara, là bông sen 1000 cánh vị trí này tương ứng với huyệt bách hội và tứ thần thông thuộc mạch đốc, khi huyệt này đã khai mở con người sẽ trở nên thần thông, hiểu biết quá khứ, hiện tại, vị lai và càng khôn vũ trụ, người Trung Hoa gọi việc này là người biết thần công.

Điểm thứ 9: gọi là Mulhadhara, là bông sen 100 cánh, vị trí tương ứng huyệt mệnh môn thuộc mạch đốc, vị trí giữa xương hông và đốt sống lưng. Khi luân xa khai mở con người được cải lão hoàn đồng, vô bệnh tật, tự trở nên dẻo dai khỏe mạnh.

12 kinh lac

Chúng ta ghi nhớ sơ đồ trên để tiện việc nhớ tên và công năng của 12 kinh lạc.

6.1  Kinh thủ thái âm phế: (Hình 14)

Mạch khởi ở trung tiêu, xuống liên lạc đại trường, theo vị lên các mô (cơ hoành), nối liền ở phổi, đi ra dưới nách theo mé trong bắp tay đi trước đường kinh mạch của Kim thái thiếu âm tâm chủ, xuống phía trong cùi chỏ lấn theo phía trong cánh tay lên xương quay tay và thốn khẩu lên cổ tay đi ra đầu ngón tay cái. Có đường nhánh từ sau cườm tay (huyệt liệt khuyết) thẳng ra phía trong ngón tay trỏ, đầu nối giao tiếp với kinh thái dương minh đại trường.

Kinh này nhiều khí, ít huyết, đến giò dần là khí kinh mạch chạy đến đây. Đó là tạng tân kim

Sơ đồ tuần hoàn của Thái thủ âm phế kinh

1.      Vân môn

2.      Trung phủ

3.      Thiên phủ

4.      Hiệp bạch

5.      Xích trạch

6.      Khổng tối

7.      Liệt khuyết

8.      Kinh cừ

9.      Thái uyên

10. Ngư tế

11. Thiếu thương

12. Thượng quản

13. Trung quản

14. Thủy phân

15. Liệt khuyết

16. Nhánh mạch từ phía cổ tay thẳng đến đầu mép ngón trỏ, nối tiếp vào Thủ dương minh kinh

17. Bắt đầu từ Trung tiêu chếc xuống lạc của đại trường.

18. Vòng về dạ dày

19. Lên họng, từ họng ngang xuống nách

20. Lên cơ hoành cách

21. Vào hệ thống phổi

22. Men mép trong cánh tay qua phía trước Thủ thiếu âm và Thủ quyết âm

23. Xuống đến mặt trong khớp khủy

24. Men mép trong của cẳng tay qua mé dưới chỗ xương nhô cao của mu bàn tay

25. Vào thốn khẩu

26. Lên huyệt Ngư tế ở tay

27. Đi men mép Ngư tế

28. Đến đầu ngón tay cái

6.2  Kinh thủ dương minh đại trường:

Kinh khởi ở đầu ngón trỏ lần theo mé trên ngón tay liên hiệp cốc, khoảng giữa hai xương rẽ lên giữa hai gân – lần theo mé trên cánh tay vào mé ngoài cánh trỏ lần theo mé ngoài bắp tay ra phía trước lên vai, ra phía trước xuống vai đi lên xương trụ cột hội xuống khuyết bồn liên lạc với phổi xuống cánh mô nối liền đại trường.

Đường nhánh từ khuyết bồn lên cổ xuyên qua hàm vào trong lợi răng lại cặp qua miệng giao chéo qua nhân trung qua bên đố diện lên cặp sống mũi tại nghinh hương để giao tiếp với kinh túc minh vị. Kinh này khí huyết đến nhiều đến giò mẹo thì khí huyết chạy đến đây giao với kinh thủ thái âm phế

Sơ đồ tuần hành của kinh thủ dương minh đại trường

1.      Thương dương

2.      Nhị gian

3.      Tam gian

4.      Hợp cốc

5.      Dương khê

6.      Thiên lịch

7.      Ôn lưu

8.      Hạ liêm

9.      Tam lý

10. Khúc trì

11. Trửu liêu

12. Kiên nhu

13. Nhu hội

14. Kiên ngung

15. Cự cốt

16. Đại chùy

17. Khuyết bồn

18. Thiên đỉnh

19. Phù đột

20. Thủy câu

21. Nghinh hương

22. Hòa liêu

23. Bắt đầu ở ngón tay trỏ

24. Đi men mép trên cạnh phía giáp ngón cái, len qua kẽ xương bàn tay thứ nhất – thứ hai, lên cổ tay, vào chõ lõm giữa hai đường gân ở cuối ngón cái.

25. Đi dọc mặt trước của cẳng tay

26. Đến mép ngoài của cùi trỏ

27. Lên mép ngoài cánh tay

28. Lên vai

29. Qua mặt trước mỏm vai

30. Gặp các dương kinh ở huyệt Đại chùy trên sống lưng

31. Quặt xuống Khuyết bồn

32. Liên lạc với phổi

33. Xuống cơ hoành

34. Vào ruột

35. Một chi nhánh từ Khuyết bồn lên cổ

36. Đi qua má

37. Quay xuống, luồn vào chân răng

38. Đi vòng môi trên. Mạch trái thì vòng sang phải, mạch bên phải thì vòng sang trái, chéo nhau ở Nhân trung, đi dọc hai cạnh mũi, nối nhau ở túc dương minh kinh

6.3  Kinh túc dương minh vị:

Đường kinh mạch từ lỗ mũi giao chéo nhau ở trán đi ra theo đường kinh mạch của kinh thía dương tiểu trường vào bàng quang đi xuống lần theo ngoài lỗ mũi lăn vào răng. Ra cặp miệng vòng theo môi đi xuống giao chéo nhau ở huyệt thừa lương. Lại dần theo mé dưới sau xương hàm ra huyệt đại nghinh, cặp theo doãn xa lên trước lỗ tai, qua huyệt khánh chù nhơn lần theo lên trán. Đường nhánh đi từ trước hột đại nghinh theo cuống họng vào lõm vai xuống cánh mô vào nối liển với vị – tỳ (dạ dày). Từ miệng dưới dạ dày lần theo bụng xuống khí xung rồi hiệp lại đi xuống bề quang đến phúc thọ xuống đầu gối, vào xương bánh chè. Xuống theo mé ngoài ống chân đến bàn chân, vào mé ngoài ngón chân giữa.

Một nhánh nữa tách riêng từ trên bàn chân vào khoảng ngón cái từ đó nối với kinh túc thái âm tỳ. Kinh này nhiều huyết nhiều khí, mỗi ngày đến giờ tý là khí huyết vận hành đến đây làm cho ngũ tạng yên ổn

Sơ đồ tuần hành của Túc dương minh vị kinh

1.      Thừa khấp

2.      Tứ bạch

3.      Cự liêu

4.      Thủy câu

5.      Địa thương

6.      Thừa tương

7.      Đại nghinh

8.      Giáp xa

9.      Hạ quan

10. Thương quan

11. Huyền ly

12. Huyền lư

13. Hăm yến

14. Đầu duy

15. Thần đinh

16. Nhân nghinh

17. Thủy đột

18. Khí sá

19. Khuyết bồn

20. Khí hộ

21. Nhũ trung

22. Nhũ căn

23. Bất dung

24. Hoạt nhục môn

25. Thiên khu

26. Thủy đạo

27. Khí xung

28. Bễ quan

29. Phục thỏ

30. Âm thị

31. Lương khẩu

32. Độc ty

33. Túc tam ly

34. Hạ cư hư

35. Phong long

36. Giải khê

37. Xung dương

38. Lệ đoài

39. Bắt đầu từ chỗ lõm hai bên sống mũi

40. Vị trí bên cạnh kinh mạch Túc thái dương bàng quang

41. Men xuống mép ngoài mũi

42. Vào trong chân răng hàm trên

43. Lại trở ra vòng miệng

44. Giao nhau ở huyệt Thừa tương ở dưới môi

45. Lui trở về dưới hàm, ra phía sau đến huyệt đại nghinh

46. Đi men huyệt Giáp xa

47. Lên trước tai

48. Dọc theo đường mép chân tóc

49. Đến trên trán

50. Chi mạch từ trước Đại nghinh đi xuống huyệt Nhân nghinh, đi men theo họng

51. Vào khuyết bồn

dai chau thien

Đại Châu Thiên là phương pháp tổng hợp ngũ khí để vận thành dòng nhất định mà ngũ khí thì tập hợp từ 12 kinh lạc. Trong khí công Trung Hoa người ta không nói rõ hệ khí thứ 6 và thứ 7, đó là não bộ và tuỷ sống lưng. Đó là hai khu vực quan trọng bậc nhất trong hệ kinh lạc và là trung tâm sinh thần khí, não bộ là dương khí, tuỷ sống là âm khí. Khí đi từ não xuống là đường hóa âm khí, đi từ đốt sống cùng lên là âm hóa dương. Chính não bộ và tuỷ sống tạo thành đối trọng của ngũ khí. Não bộ và tuỷ sống cộng lại là dương khí, ngũ khí cộng lại là âm khí. Khi khí đi tròn một vòng âm thành dương thì công năng bằng vòng tròn dương thành âm. Giả sử vận Tiểu Châu Thiên trước hạ sau thăng, âm rồi đến dương ta gọi là quá trình dương khí, nếu ta đứng thẳng vận khí từ nhân trung xuống đan điền gọi là hạ, ta hạ thêm nữa vào bộ phận sinh dục vào bên trong cẳng chân, bắp chân xuống bàn chân ngón chân, hai lần hạ đó là quá trình âm âm khí. Từ ngón chân ra mặt chân tụ vào xương cùng đi dọc theo sống lưng lên gáy, đầu đó là quá trình dương dương. Đó chính là phần đầu của cách vận khí Đại Châu Thiên. Chúng ta có thể mô tả kỹ lưỡng khí Đại Châu Thiên (khí dương) như sau 

7.1.     Vòng tuần hoàn cơ bản của Đại Châu Thiên:

Trong hình mô tả cách vận khí dương trước hạ sau thăng quen thuộc ta có thể khái quát nó như một môtơ sinh khí một chiều. Trong thực chất nếu sinh dương khí nhiều thái quá hóa con người nóng nảy khó chịu thì ta phải vận khí ngược lại, lúc bấy giờ môtơ vận khí quay theo chiều ngược lại dòng khí sinh ra vẫn như nhau về cường độ. Bởi vì luôn trong dương có âm, trong âm có dương. Quá trình trước hạ sau thăng tổng hợp cho cùng là sinh dương khí. Quá trình sau hạ trước thăng là sinh âm khí. Chúng ta luôn luôn nhớ rằng đầu lưỡi phải đặt vào vòm họng trên gần chân răng để nối mạch trên, nếu muốn tăng cường khí cho mạnh cần phải nhốn hậu môn lại (khép mạnh dưới). Nhờ như vậy mà dòng khí vận chuyển rất mạnh. Cách này thường được sử dụng trong khi trị bệnh cho mình hoặc cho người khác. Luyện Đại Châu Thiên cho đạt được năng lượng phải tốn mất 5 – 10 năm, cùng với Tiểu Châu Thiên quá trình học tập này tốn mất 10 – 15 năm. Tuy nhiên, trong thời gian đó chúng ta không chỉ biết cách vận khí chữa bệnh mà chúng ta còn được tiến hóa nhờ vào quá trình thích nghi của cơ thể chúng ta với năng lượng mạnh mẽ hơn, thích nghi với sự tiến hóa của trí tuệ, sự minh mẫn của bộ não và quá trình tự soi xét bên trong của nó (quá trình tư duy tích cực) đã thúc đẩy hệ thần kinh chúng ta nhẹ bổng hoạt hoá đầy năng động dành cho sự sáng tạo mãi mãi.

Khi nhà năng lượng đã thành thục thì khí tự vận hành trong cơ thể theo ý chí của họ. Chỉ cần gợi ý nhẹ nhàng là khí có thể vận hành sôi động. Người xưa nói một phút vận khí là sống thêm một phút, một ngày vận khí là sống thêm một ngày, mười năm vận khí là sống thêm mười năm. Ấy là lúc chúng ta thành công đã làm cho hệ tuần hoàn lọc hoá hết cặn bã trong cơ thể, tuỷ sống và não được thanh hoá trong sạch. Ấy là lúc chúng ta tiệm cận cơ thể thuỷ tinh (trong suốt).

Thật sự con đường học vấn trường sinh không thuận buồm xuôi gió các bạn hãy bình tâm để tự vấn soi xét bên trong cơ thể mình sửa chữa cỗ máy mới vận hành sao cho thông suốt. Tuyệt đối không được gò ép khi vận khí mà phải lệ thuộc vào cơ thể của chúng ta, cơ thể tự nảy sinh ra ý chí chứ ý chí không làm chủ cơ thể. Ta phải thuận với cơ thể trong sự tĩnh lặng với bên ngoài của chúng ta, lắng nghe cơ thể, soi xét vào trong cơ thể, tiệm cận với nhịp sinh học của cơ thể, khích lệ cơ thể bắt đầu chuyển động với luồng khí song song, với hệ thần kinh tuần hoàn và hệ bài tiết của cơ thể.

7.2.    Dòng khí hoạt hoá và những biến chứng xảy ra trong cơ thể chúng ta:

Thay đổi trong hệ hô hấp và tuần hoàn : như chúng ta đã biết, quá trình thở sâu nhẹ và quá trình vận khí quay vòng trong cơ thể dẫn đến nhiều nguyên nhân và hậu quả sâu sắc đối với cơ thể con người. Đó là một tiến trình tuyệt vời đem đến cho con người sinh lực mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thích nghi cơ thể chúng ta phải trải qua quá trình không bình thường như sau :

Mồ hôi toát ra nhiều khi vận khí, thời gian 2 năm đầu luyện tập chúng ta luôn luôn gặp phải tình trạng này. Quá trình vận khí sinh ra một luồng khí điện sinh quay vòng trong cơ thể đi xuyên qua các khu huyệt nối hệ huyệt lại với nhau, kích thích hệ thần kinh lưu chuyển hệ tuần hoàn của máu với một lưu lượng lớn hơn nhưng tốc độ dòng chảy chậm hơn vì hơi thở sâu, dài, tim đập chậm lại. Tuy nhiên, quá trình trao đổi dưỡng chất trong cơ thể tăng lên, làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng gây ra hiện tượng xuất mồ hôi. Cơ thể năng lượng nhiệt độ trong 37 0C, hơn người thường 0,50C. trong lúc vận công chữa bệnh nơi tiếp xúc giữa cơ thể năng lượng và cơ thể người thường sinh ra bức xạ nóng nhiệt độ nơi tiếp xúc có thể lên đến 38 – 400C. đối với người luyện khí lâu năm hiện tượng mồ hôi thoát ra nhiều sẽ biến mất vì con người này đã được thích nghi thành người năng lượng hài hòa.

Quay trở về cường độ dòng trong máu. Thật ra không chỉ do tim đập chậm lại mà còn do quá trình phân tích oxy của dòng khí điện sinh chảy trong cơ thể. Quá trình này xảy ra hai hiện tượng cơ bản, thứ nhất cung cấp thêm oxy cho cơ thể tại các tế bào có dòng điện sinh chạy qua, thứ hai tăng cường hô hấp trên da. Tại các điểm giao nhau (gọi là huyệt đạo) của các dòng khí điện sinh học xảy ra quá trình trao đổi năng lượng phát điện sinh và thu điện sinh. Quá trình này gọi là bức xạ hào quang con người. Nhà năng lượng học có cường độ bức xạ rất cao có thể ảnh hưởng chữa bệnh rất tốt cho người khác kể cả khi không chạm vào bệnh nhân. Lại nói về dòng máu dưới da, sau khi máu đỏ chuyển thành máu đen thì nó tiếp thu một phần oxy do dòng điện sinh sinh ra cho nên hồng cầu nấn ná thêm một thời gian nữa mới quay về tim. Cũng chính vì vậy mà dòng chảy của huyết chậm lại, cường độ dòng chảy tăng lên. Khí đi đến đâu huyết theo đến đó. Khí mạnh thì thần kinh mạnh vì khí huyết là âm đối với thần kinh là dương, đó là cặp đối trọng mà trong đó thần kinh đi với thần hồn và khí đi với huyết.

Quá trình vận khí làm cơ thể thăng gián nhanh trong quá trình tạo oxy, cơ thể cần nhiều H2O2 -> O + H2O -> H2O2 -> O + H2O. Dĩ nhiên quá trình phân tích hoá học là cực kỳ phức tạp. Các chất thải là mồ hôi, nước tiểu, đờm, hơi ợ và phân. Ngoài ra còn năng lượng xấu cũ và các hào quang bệnh lý cũng bị đào thải.

Tuy nhiên, tăng cường trao đổi hóa học theo hướng thanh hoá là quá trình ngược lại với động thái ăn nhiều uống nhiều rượu bia. Quá trình phân tích nước làm tiêu hóa thức ăn, tinh bột và các hợp chất độc của rượu, khói thuốc lá. Đó là một quá trình chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cơ thể. Nhiều khi cơ thể chúng ta mắc kẹt trong mớ hỗn độn thức ăn, đồ uống, thuốc lá làm đình trệ tiêu hóa vì các cơ quan tạo hợp chất tiêu hóa không cáng đáng nổi. Từ đó sinh ra kéo dài thời gian tiêu hóa, sinh ra nhiều phần tử độc hại ẩn trong cơ thể chúng ta ngày càng nhiều, lâu dần dần đến suy hô hấp ở phổi và nhiều mỡ cặn ở lục phủ ngũ tạng dưới da và nguy hiểm hơn là các lớp cặn bã đóng trong thành mạch máu làm suy yếu dòng chảy của máu.

Nhà khí công luôn có quá trình phân tích nước mạnh mẽ có thể luôn sinh ra một bức xạ lượng tử trải ra một hào quang năng lượng xung quanh mình, quá trình phân tích nước đang thanh hóa này có tác dụng cực kỳ khích lệ với cơ thể sống. Trước hết quá trình tiêu hóa lại được thực hiện bằng cách phân tích mỡ, đường, đạm của cơ thể cùng nước dự trữ trong cơ thể thành năng lượng, quá trình thu hút năng lượng từ bên ngoài nhờ dòng hào quang năng động đã biến đổi năng lượng vũ trụ thành năng lượng cơ thể. Biến trạng thái lượng tử thành trạng thái nguyên tử và thành phân tử sinh hóa nhờ năng lượng dưới da. Đối với người bình thường thì trạng thái thở của da chiếm 5% trao đổi oxy thải CO2, nhà năng lượng học có trạng thái thở dưới da khoảng 10 – 15%, thậm chí có thể tăng lên đến 30%. Nhờ dòng chảy xung kích của khí hải được vận hành theo ý chí của ta mà ta đã thành công được ở khâu tồn tại trong cuộc sống một cách tiết kiệm hơn, mạnh mẽ hơn, trong sạch hơn. Ta chỉ ăn bằng 1/2, 1/3, 1/4 lúc trước. Lúc đi đường gặp bụi nhiều nhiều không khí dơ bẩn có thể nhịn thở phổi để thở bằng da khoảng vài phút, khi hết quãng đường bụi bẩn ta lại thở bằng phổi như cũ.

Có thể nhờ học thuyết của ta mà trong tương lai con cháu của ta có thể phân tích oxy từ nước qua da và có thể sống như cá vậy.

7.3.    Thay đổi trong hệ tiêu hóa bài tiết:

Như trên ta đã nói về khẩu phần ăn giảm đi chỉ còn khoảng 1/4 bình thường đối với nhà khí công. Trong tương lai các nhà chế tạo hợp chất vitamin và chất thô vừa phải làm thức ăn cho con người sẽ tính toán phù hợp với bộ khung cấu tạo cơ thể sống. Còn lại tự cơ thể đó sẽ lấy năng lượng từ vũ trụ, dĩ nhiên quá trình chuyển hóa năng lượng bao giờ cũng phụ thuộc vào một khối lượng nhất định một quần thể cơ đặc của vật chất nhất định giống như cơ thể người của chúng ta, một quả đấm thông thường tác động vào một vật thể nào đó dĩ nhiên là mạnh hơn sức mạnh ẩn thị của một nhà năng lượng học lên vật thể đó.

Quá trình nhiệt hóa của hệ thống hoá học làm tăng cường tiêu hoá thức ăn. Người bình thường khoảng 8 – 10 giờ sau thức ăn mới tiêu hóa hết, nha năng lượng học có hệ thống tiêu hóa nhanh hơn nhiều, khoảng 4 – 5 giờ sau thức ăn đã tiêu hóa hết. Có nghĩa là lục phủ ngũ tạng được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nhà khí công đánh thức ngũ tạng và bắt chúng vào tiến trình tiêu hóa lại một cách tích cực. Đó là quá trình tạo năng lượng sống và đồng thời cũng là quá trình thanh hóa cơ thể khỏi các hợp chất cặn bã thừa thải, tống khứ chúng ra ngoài bằng hệ thống bài tiết : nước bọt, đờm, mồ hôi, nước tiểu, đánh rắm, ợ hơi, phân và khí xấu cũ (năng lượng bị vẩn đục). Trong thực tế, dù con người có biến thành một thực thể năng lượng thì cũng vẫn đang là con người. Vì vậy, lượng thức ăn nhất định để cố định đạm trong cơ thể là không thể thiếu được. Năng lượng hấp thụ từ bên ngoài vào cơ thể là một dòng chảy năng lượng rất loãng và hấp thụ nó rất nhiều thời gian. Cũng như ta tích điện vào một điện thoại di động thông thường phải mất 2 giờ cho một cục pin nhỏ – cơ thể ta cũng cấn một khoảng thời gian như vậy để tối thiểu hoán chuyển năng lượng cũ lấy năng lượng mới hoặc tích luỹ thêm năng lượng. Trong khi đó chỉ cần một bữa ăn đơn giản là đã có sẵn một số năng lượng nhất định khả dĩ đầy đủ cho cơ thể.

Như vậy, một nhà năng lượng có thể ăn bình thường như mọi người dĩ nhiên khẩu phần ăn sẽ ít hơn. Tiếp theo cơ thể thanh hóa năng lượng đó thành năng lượng tinh khiết hơn, đó là bữa ăn thứ 2, tiếp theo khi trực tiếp lấy năng lượng từ bên ngoài vào là ta ăn bữa ăn thứ 3. cơ thể ta không thể chỉ có hệ tiêu hóa và bài tiết thông thường nữa mà nó bắt đầu với hệ thống ăn ba mới : ăn bằng miệng, uống bằng miệng, vận hành khí – nhập khí từ bên ngoài.

Nói cách khác lục phủ ngũ tạng trước kia chỉ có một chức năng tiêu hóa và bài tiết thức ăn, ngày nay có thêm chức năng là trung tâm điều hòa năng lượng trong cơ thể cùng với não bộ và tủy sống tạo thành đối trọng chuyển dịch âm – dương vòng quanh cơ thể. Lớp da trước kia có hệ số trao đổi chất bằng 5% so với lục phủ ngũ tạng thì nay bằng 10 – 15%. Thở dưới da tức là năng lượng chuyển hóa năng lượng dưới da ở bất kỳ chỗ nào mà mạnh nhất là ở tại các huyệt đạo ở đó có thể thu phat năng lượng ra ngoài. Và đó chính là khiếu thứ 6, 7 của con người.

7.4.    Các biến chứng quan trọng nhất:

Các biến chứng quan trọng nhất thường xảy ra ở các huyệt đạo chính trên toàn thân (xem phần bấm huyệt mở huyệt đạo trước khi luyện công, trong khi luyện công và hàng ngày nếu như thấy đau nhức). Đường khí chạy qua các khu vực giao nhau dễ sinh bị tắc nghẽn huyệt đạo ngay tại những huyệt xung yếu nhất. Những huyệt bị tắc nghẽn thường là dọc sống lưng (từng đôi sống một), cánh tay, bắp tay, bàn tay và ngón tay – hai bả vai, cổ – lòng bàn tay, bàn chân. Bởi vậy, mỗi một nhà khí công cần phải rất thuộc các bài day ấn huyệt đạo, mát xa toàn thân để làm cho năng lượng tự nhiên lưu thông thỏa mãn.

Để cho hoạt hóa cơ thể đả thông năng lượng con người cần có một nhịp điệu thể dục thể thao thích hợp. Nói nhịp điệu, vì thể thao thanh hóa cơ thể không phải cố ý gắng hết sức để đạt được một đỉnh cao nào đó mà là thể dục nhịp nhàng dĩ nhiên vẫn phải mạnh mẽ dứt khoát và đều đặn.

Các cơ bắp thông thường sau khi động công có thể tự điều tiết được năng lượng nước bị mất. Tuy nhiên, các khu vực huyệt đạo thường là chỗ gân kheo và xương đồng thời điều tiết nước khó hơn các chỗ khác. Chính vì vậy, người mới luyện công hay đau nhức gân cốt, khớp sụn nối các xương sống, đầu gối, cổ tay, lưng, xương vai, … chính vì vậy, hàng ngày người luyện công cần uống nhiều nước hơn một chút, có thể uống bia thay nước (không nên uống rượu, vì rượu có nồng độ cồn quá cao làm suy giảm điều tiết của con người).

Khi đường khí vận hành không nhuần nhuyễn, chỗ có chỗ không có thể gây cho ta biến chứng mồ hôi toát đầm đìa cơ thể lúc nóng lúc lạnh tạo ra cảm phong, nặng thì bệnh tật. Vì vậy, khi luyện công không nên gắng quá, cần phải thư thái an tĩnh đứng xem chứ không cùng làm. Mắt dõi vào trong tự nhận thấy năng lượng vận chuyển … Nhà khí công rất cần biết bắt gió, cạo gió, vì trong thời gian đầu luyện tập cơ thể phải trải qua sự thích nghi cơ thể hóa lý tiến hóa dung hòa với cơ thể hóa lý hiện tại hai hình thái muốn kết hợp phải trải qua 5 – 10 năm.

7.5.    Thay đổi thời gian ngủ:

Con người năng lượng thường có giấc ngủ sâu nhưng không kéo dài, thường thì họ trầm tĩnh ít tiêu khí ý chí (tàn phá ý chí, tức tàn phá cơ thể con người). Vì họ giữ được sự tùng tĩnh nên không cần ngủ lâu cũng phục hồi ý chí.

Nếu vận động ban đêm cần coi chừng cho giấc ngủ của mình: bởi vì sau khi vận công tính hoạt hoá của cơ thể tăng đột biến chính vì vậy, giấc ngủ khó đến. Muốn ngủ được cần phải hạ xuống xoáy huyệt trên đầu phải giải phóng các quần thể hào quang kỳ dị sinh ra khi vận công.

Người năng lượng thường ngủ 7 tiếng/ngày, đôi khi ham luyện công thì chỉ ngủ được 5 tiếng/ngày mà thôi.

7.6.    Ăn những gì? Uống những gì?

Ở đây tôi không chủ trương ăn uống như tăng ni phật tử. Mà nhà năng lượng vẫn ăn, uống bình thường gần gũi với sở thích con người. Khi ăn không cần phải kiêng thịt  ăn nhiều rau và tinh bột. Tuỳ theo quá trình luyện công càng về sau càng không thích ăn nhiều thịt. Tuy nhiên, như trước đây tôi có trình bày cần phải ăn đủ rau, thịt, cá, đậu, tinh bột, càng nhiều Vitamin càng ít các loại tích đầy khó tiêu như thịt gà, tôm, cua, nghêu sò, một số loại rau muống, xà lách xoang, cần tây …

Tinh bột cũng không nên ăn nhiều quá, bữa ăn cũng nên ăn 1,5 chén mà thôi. Nếu là công nhân lao động cật lực thì cũng nên ăn 3 chén.

Uống nước thì vẫn có thể uống bia, rượu. Tuy nhiên, không nên uống rượu nhiều và phải thuận âm dương khi ăn uống.

Ví dụ, uống rượu ăn mực, cá, tôm, nghêu sò, rau… uống bia tốt nhất là uống riêng, ăn riêng, khi uống thì ăn rất ít, sau đó khi ăn thì không uống nữa. Các loại nước trái cây là tinh khiết nhiều vitamin thì nên uống. Những đồ uống mà quá nhiều cồn thì không tốt cho cơ thể chúng ta, tốt nhất là nên uống bia với nồng độ thấp từ 4 – 5% alchol. Độ cồn này không đủ sức đánh gục cơ thể như rượu. Trái lại còn tăng tính hoạt trong cơ thể lọc được những độc tố trong gan thận, tùy, phổi. Tuy nhiên, chỉ nên uống khi nước tiểu trong vắt là tốt nhất.

Ở Việt Nam có loại thuốc gọi là thanh huyết tiêu phong hoàn, những người trên 40 tuổi uống lọc máu rất tốt, những người này nên mỗi năm uống một đợt kéo dài một tháng theo toa thuốc hướng dẫn.

Nói chung các biến chứng xấu không nhiều, các biến chứng tốt thì nhiều hơn, ví dụ: mắt sáng, trí nhớ tốt hơn, cơ thể khoẻ mạnh không bị cảm cúm lặt vặt. Càng ngày càng cảm giác thấu hiểu, thông minh hơn lên

Dùng năng lượng để chữa các bệnh thoái hóa theo tuổi già

Trong cơ thể năng lượng sự hoạt hoá thanh hoá cơ thể giúp cho trẻ hoá mô cơ. Tuy nhiên, một số lĩng vực khác như xương và các nguyên tố vi lượng thì có thể bị mất đi dần mà nhà khí công không tự qui nạp trong không gian quanh mình được. Trong chừng mực nhất định chúng ta phải cần đến hợp chất hòa tan tốt cho cơ thể giống như người Mỹ sáng chế ra thức ăn dinh dưỡng có nhiều hợp chất cho người già, chống loãng xương, chống thất thoát những hợp chất vi lượng …

Cơ thể năng lượng rất mạnh mẽ trong thể thao hạng nặng như: tennis, đá banh, bơi lội … Tuy nhiên, theo di truyền thì cơ thể con người bắt đầu lão hoá từ 33 tuổi trở đi. Đến 40 tuổi thì xương không còn dẻo và chắc nữa. Đến khi đó cơ thể năng lượng cần phải hoạt động mạnh mẽ và kèm theo là uống thêm các hợp chất chống loãng xương và các hợp chất vi lượng khác rất cần cho sự bài tiết, đào thải cặn bã và tiếp nhận thành phần thiếu hụt từ bên ngoài đưa vào. Thức ăn dinh dưỡng là một bước đi đúng hướng, tuy nhiên cần phải hiểu rằng trong đó không nên tạo ra một chất keo làm màng ngăn ảnh hưởng ngược lại với nghi thức trao đổi chất mạnh nhất, thanh lọc sạch sẽ nhất.

Sự cân đối trong thể thao trong suốt sự sống của con người là một việc sắp đặt quan trọng. Toàn bộ quá trình thể dục thể thao phải nhịp nhàng thích ứng không quá yếu, không thái quá, vượt ra khỏi khuôn phép dung hoà là không tốt sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu làm sai lệch tố chất chính của con người dẫn đến suy yếu về già không dễ gì khắc phục được. Tuy nhiên, thể dục thể thao là mãi mãi không ngừng cho đến khi lớn tuổi nếu cảm giác không tập được  nữa thì quá trình tất yếu của con người là cái chết sẽ xảy ra, lý thuyết về sự đồng hoá thanh hoá vĩnh cữu sẽ hết hiệu lực cho người đó.

Con người không nên lười biếng thể dục thể thao, trong một tuần cần phải có thời gian thể dục thể thao nặng từ một đến hai lần. Trong cuộc sống cần năng động, thể trạng cơ thể béo mập cần có đủ nghị lực để làm cho ốm lại bình thường lại, nếu muốn mình được trường sinh

Điều hòa âm dương

Khái niệm âm dương còn có ý nghĩa rộng hơn là sự quân bình, quân bình cá thể, quân bình vũ trụ. Ở đây chúng ta nói về sự điều hoà âm dương trong cơ thể con người, và sơ qua về âm dương vũ trụ. Quá trình vận khí trước hạ sau thăng được phân tích về điều tiết âm dương như sau:

Đầu, ngực, bụng đều là khu vực tăng khí dương, khí dương đi theo chiều âm hạ xuống hội âm. Luồng khí nóng hội âm đi theo đường sống lưng lên là khí dương theo chiều dương lên đầu cứ như thế dòng khí tích tụ gọi là dương khí, luyện Tiểu Châu Thiên còn gọi là luyện dương dương khí. Nếu dòng năng lượng đi ngược chiều lại gọi là chuyển về am khí. Trong một khoảng thời gian dài luyện dương dương khí, ta có thể quay lại một chút âm khí để làm dịu mát dòng khí dương. Nói rộng ra khi cơ thể bừng bừng nóng thì ta luyện ngược dòng để cơ thể mát lại. Khi cơ thể ớn lạnh cảm cúm thì ta vận dương khí cho nóng ran khắp người. Nói chung là quân bình trạng thái cảm xạ của chính cơ thể ta

Quá trình vận khí mở rộng từ đầu hạ xuống bụng và xuống ngón chân cái vòng qua gót chân lên hội âm và lên đầu. Quá trình này gọi là Dương âm Dương _  cũng là quá trình dương khí mạnh mẽ nhưng hài hoà hơn vận khí Tiểu Châu Thiên: tư thế vận khí có thể là đứng vận khí khi luyện tập, thành thục thì có thể ngồi, đi qua đi lại thư thả cũng vận khí được.

Còn khi vận khí ngược lại khí cánh trên tức là khí từ đầu xuống lưng xuống xương cùng, xuống gót chân vòng qua ngón chân trỏ theo bẹn lên phía trước bụng lên ngực và đầu. Đó là quá trình vận khí Đại Châu Thiên. Đó là quá trình rèn luyện cho con người có sức mạnh nhưng huyết áp hơi thấp, do đó quá trình này như luyện “cửu âm chân kinh”, trong đó quá trình Tiểu Châu Thiên là “cửu dương chân kinh”. Dĩ nhiên trong quá trình dẫn tuần hoàn năng lượng chảy theo một chu kỳ nhất định, những học sinh nào thuộc bài của 12 kinh lạc thì cuộc vận hành khí tổng thể càng tăng tiến hơn bởi tổng vận hành khí hải toàn cơ thể là một hiệu ứng tuyệt vời của sự thanh lọc toàn diện.

Rộng hơn nữa là điều hoà giữa ta và vũ trụ, những học sinh sau khi thuần thục Đại Châu Thiên thuận và nghịch điều hoà cơ thể được thì có thể chuyển hoá được khí hải kỳ diệu hơn.

Gọt rửa khí dơ bẩn: tạo ra một soáy khí xung quanh đầu và hạ dần xuống bụng và chân thải xuống đất. Cơ thể là dương khí, đất là âm khí, quá trình thải khí lâu mau phụ thuộc vào cảm giác nhanh nhẹ trong đầu và cơ thể. Khi cơ thể thải khí dơ sẽ nảy sinh sự thiếu hụt khí vẫn cân bằng từ trước giữa ta và vũ trụ, cho nên phải tạo một soáy khí trên đỉnh đầu, được hút vào cơ thể, cơ thể thải ra bao nhiêu khí thì lấy vào bấy nhiêu khí mới, quá trình vừa miêu tả là xả dương khí. Nếu hút âm khí từ chân qua đầu nhả ra gọi là quá trình xả âm khí. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rộng ra thêm về ngôn từ âm dương. Con người ban ngày trời nắng là âm so với đất. Vào ban đêm con người là dương so với trời và đất, … trái đất là âm so với mặt trời, là dương so với mặt trăng. Vật chất bừng cháy là dương, vật chất khô hạn là âm. Khoảng trống bao la của vũ trụ là âm, toàn bộ vật chất còn lại là dương. Trong khoảng không vũ trụ bao la tồn tại sự trống rỗng là âm và định hướng vật thể vũ trụ là dương (không có gì là âm, nghi thức là dương).

Trong nghi thức vũ trụ định hướng không gian nguyên tử là dương, định hướng của mỗi thiên hà là dương, định hướng của vũ trụ là dương. Định hướng các hạt nước trong chén nước là âm (vô định), định hướng độ nóng sôi nham thạch là âm, nóng sôi của mặt trời là âm. Hình thành mặt trời, hình thành thiên hà là âm, tuy nhiên tổng thể của độ tuổi vũ trụ, thiên hà, mặt trời … là định hướng của dương .

Khoảng từ 160 nguyên tố đến 200 nguyên tố đã hình thành toàn bộ vũ trụ dưới một vũ điệu định hướng tổng thể. Hoặc nói cách khác khoảng 200 dòng hạt nguyên tử trong vũ trụ diệu kì đã hình thành biển vũ trụ không tận cùng _ về không gian, thời gian và khối lượng. Dưới mắt của loài người chúng ta không thể phân tích được quá trình này, bởi vì chúng ta chỉ nhìn xuyên qua 5 tỷ năm ánh sáng, mà theo luật âm dương điều hoà thì trong khoảng không vũ trụ (không có vật thể mang khối lượng) thì vẫn tồn tại vật thể không khối lượng, nhưng mang năng lượng đó chính là các lực vũ trụ chi phối toàn bộ vũ trụ, tạo ra các độ cong của không gian, có nghĩa là trong các khoảng cong độ thời gian không gian và khối lượng vật thể khác nhau.

Có những phần vũ trụ trải dài vô tận mà con người không đọc hết được. Có những đoạn vũ trụ thu nhỏ lại mà con người không hiện diện ở chỗ đó nên không đọc được. Tuy nhiên, sự hình thành từng phần có thể là ngẫu nhiên mang dấu âm, trong khi bức tranh thực của vũ trụ là một quá trình định hướng tổng thể, một không gian không đều, thời gian lượn vòng và vật chất với mật độ tỷ trọng so với tổng thể vùng là rất khác biệt từ vô cùng đến không có gì.

Chính chúng ta là những cấu tạo nhỏ bé từ vũ trụ bao la, ai hoà vào được vũ trụ thì sống lâu và ngược lại. Tuy nhiên, biên độ thời gian sống của con người có thể rất lớn hoặc rất nhỏ nhưng ngày mai con người có thể tiến hoá song hành với vũ trụ trong thời gian đó sẽ có những sự kiện tiến hoá không lường trước được

Ý thức vượt qua luân thường về vô cực của đạo tiên

Khi chúng ta luyện trường sinh, chúng ta phải chấp nhận sống cùng lúc trong hai môi trường, tư duy hiện đại (trong luân thường) tư duy theo đạo tiên hướng về vô cực. Chúng ta không thể bộc lộ rõ ràng lối sống khác trong một xã hội tiêu biểu ngày nay. Sự khác biệt trong lối sống: quan hệ khác giới là quan trọng hơn cả trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ khác giới ngoài gia đình. Giá trị của gia đình sẽ thay đổi ít nhiều không còn khuôn phép đã có từ ngàn năm nay nữa. Ví dụ, mối quan hệ gia trưởng không còn tồn tại mặc nhiên. Đối xử vợ chồng uyển chuyển hơn, bố mẹ con cái uyển chuyển hơn, có nhiều người sống độc thân hơn, có thể một vợ nhiều chồng hoặc ngược lại. Các lập luận về tuổi già bị phá vỡ. Người ta không bắt đầu luyện công ở tuổi 50, quá trình thanh hoá cơ thể làm cho con người có nghi thức thanh xuân rất lâu dài và vì từ lúc luyện trường sinh sở thích dục vọng tình dục không còn cháy bỏng nữa mà chỉ cảm nhận cân bằng với quá trình sinh sản tự nhiên của chu kỳ tinh trùng hay chu kỳ rụng trứng. Con người không chỉ nằm với nhau trên giường khi là vợ chồng, cũng không phải tu hành hay uống thuốc diệt dục. Trong quá trình vận công trường sinh khi đạt đến điểm tới hạn của phân hoá năng lượng tức là tinh biến thành khí hải nuôi nấng cơ thể hài hoà âm dương giải toả cái cảm giác bắt buộc xuất tinh, cơ thể hoá thân theo một góc độ hoà quyện ái ân cao cả và như thế là quá đủ. Chính vì vậy sự bảo toàn chất sống mạnh hơn làm cho ta khoẻ hơn không mất mát quá nhiều. Dĩ nhiên, đối với tạo hoá quá trình sinh trưởng của tinh trùng khi chín muồi là phải được phóng thích. Sự điều hoà giữa cảm giác thần tiên của chuyển hoá năng lượng lúc cần lúc không cần là thuận theo cơ thể chúng ta. Đó cũng chính là biết cách sống thuận theo âm dương hài hoà với trời giúp cho chúng ta kéo dài tuổi thọ

Biết định tâm trong môi trường khắc nghiệt của cuộc sống khi vận công cũng là đang thiền định hướng. Trong tất cả các thời gian còn lại cũng vậy. Hãy gạt bỏ hết những vấn đề không cần thiết xảy ra trước mặt ta. Ví dụ: vào 17 giờ chiều hàng ngày ta có thể tạm quên toàn bộ công việc được giao phó của mình để tận hưởng thời gian nhàn hạ. Rồi ngày mai lúc 8 giờ sáng ta lại nhớ lại và cố làm tốt công việc đó cho đến 17 giờ chiều.

Khai mở dòng sông ngầm sức sống (tủy sống)

Khai mở dòng sông ngầm sức sống (tủy sống):

     Cột sống là trụ đỡ chính của con người về sức chịu lực và sức sống của cơ thể đang sống. Cột sống nối với não bộ, hai tay, hai chân và toàn bộ lục phủ ngũ tạng con người. Mỗi đốt sống đều có chức năng nối liền với một bộ phận cơ thể nào đó.

Tủy sống nằm trong cột sống là dòng sông ngầm sức sống. Trường năng lượng Trường Sinh luôn luôn lấy tủy sống làm kênh chính trong vận hành, trong đó não bộ là khu vực chỉ đạo Trường Sinh hệ thần kinh nối não bộ, tủy sống, tay và chân, … là kênh “thần kinh” các mạch máu là kênh “huyết mạch” trong toàn cơ thể là kênh “tế bào cơ thể” Trong toàn bộ quá trình luyện trường sinh, chúng ta không chỉ khai mở các huyệt đạo chủ yếu trước khi luyện công, mà chúng ta phải luôn phục hưng khai mở trở lại hệ thần kinh tọa, não bộ, tủy sống và lòng bàn chân, … nhất là các đốt sống lưng. Soáy huyệt các đốt sống lưng là một bài thể dục liên tục và mãi mãi trong suốt cuộc đời chúng ta. Nếu nói ngược lại sự khỏe mạnh của cột sống chính là sự khỏe mạnh của chúng ta, dòng sông ngầm sức sống khỏe mạnh thì hệ trường năng lượng Trường Sinh mới vận hành hiệu quả, mỗi một đốt sống bị đau là đau một bộ phận lục phủ ngũ tạng nào đó. Nếu soáy huyệt chữa trị mà bệnh không thuyên giảm thì chúng ta cần dùng thuốc, tốt nhất là thuốc nam, thuốc bắc, vẫn có thể dùng thuốc tây để loại bỏ những vi khuẩn bệnh trong thời gian ngắn. Bất cứ những khu vực bị đau trên đầu hoặc đốt nào đó của xương sống sẽ làm rung rinh hệ tuần hoàn năng lượng Trường Sinh, và gây phương hại nghiêm trọng đến sức sống của chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải năng vận động thể dục thể thao, khai mở huyệt đạo bằng phương pháp soáy huyệt bằng ngón tay, cùi chỏ, lòng bàn tay và nắm tay (đấm nhẹ đều cột sống) và quan trọng là vận luồng khí Trường Sinh đều đặn hàng ngày

Công pháp Đại Châu Thiên Dương kinh mở rộng

Công pháp Đại Châu Thiên Dương kinh mở rộng:

    Quán tưởng trường năng lượng hạ trước mặt thăng sau lưng ,đồng thời hút trường năng lượng không gian từ trên xả xuống đất (giữa hai chân) gọi là xả Dương khí. Ta thấy vòng tròn năng lượng xoáy ngược chiều kim đồng hồ đi từ đầu xuống chân. Đồng thời ta có thể thu năng lượng tay này và truyền năng lượng tay kia cho bệnh nhân.

Dương nhiều thì sinh âm ta có thể vận nghịch đảo một chút giống như công pháp Đại Châu Thiên Âm kinh, ngược lại là sau hạ trước thăng và đường kinh xả dương đi từ đất giữa hai bàn chân lên đầu và xả ra, ta gọi là xả Âm khí. Khí dơ sẽ được xả ra và khí mới mạnh khỏe sẽ được thu nạp vào cơ thể.

Khi vận một luồng chân khí trước hạ sau thăng (Đại Châu Thiên) vòng khí bao trùm bên ngoài cơ thể đồng thời với luồng hóa dương, xả dương từ Bách Hội xuống Dũng Truyền dòng khí xoáy theo ngược chiều kim đồng hồ đi từ trên đỉnh đầu xuống đất. Năng lượng khí Dương thâm nhập vào ta qua hai lòng bàn tay, qua Bách Hội, Đan Điền, … khí Dương sạch thế chỗ khí Dương cũ. Lúc này quanh ta bao bọc với đám bụi các hạt hạ nguyên sinh. Khi tâm ta đạt đến tĩnh không tức là lúc ta hòa quyện vũ trụ giữa ta và không gian. Các hạt hạ nguyên sinh (hạt lượng tử sinh hóa) bứt phá ra khỏi trường lượng tử của ta và theo một định hướng của chính ta sẽ hòa nhập vũ trụ với một buớc sóng vô tận trong một thời gian gần bằng không

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#yuko