Phuong tien day hoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11. Hãy nêu các yêu cầu khi sử dụng bảng dạy học.

•         Phải ghi chép một cách có hệ thống, phản ánh được quá trình phát triển của nội dung bài học.

•         Vạch rõ bản chất được bản chất vật lí của vấn đề nghiên cứu, nhất là trong trường hợp có suy luận toán học.

•         Tập trung được sự chú ý của học sinh vào những vấn đề cần thiết và quan trọng.

•         Củng cố được nội dung nghiên cứu trong giờ học.

•         Hướng dẫn được nội dung nghiên cứu trong giờ học.

•         Hướng dẫn được học sinh ghi chép vào vở và học tập ở nhà.

•         Muốn đạt được các yêu cầu về mặt sư phạm khi ghi bảng cần phải tuân theo những qui tắc sau:

•         Không viết lên bảng quá nhiều vấn đề . Trình bày cô đọng những điểm quan trọng sẽ gây ấn tượng sâu sắc cho học sinh.

•         Lời văn chính xác, không nên viết những đoạn văn dài

•         Trước khi lên lớp, trong giáo án phải dự định những vấn đề cần viết trên bảng và cách trình bày, bố cục bảng (nếu cần)

•         Những dụng cụ cần thiết cho việc vẽ hình trên bảng (phấn màu, thước, compa...) phải được chuẩn bị trước để vẽ hình trên bảng được rõ ràng.

•         Tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào bảng

•         Chữ viết trên bảng phải đủ lớn để tất cả học sinh có thể thấy được. Phấn màu chí nên dùng để nhấn mạnh hay phân biệt sự khác nhau.

•         Xóa ngay những nội dung không liên quan đến sự kiện đang giảng dạy để học sinh khỏi bị phân tán tư tưởng.

•         Bảng dạy học phải luôn sạch sẽ, không để bụi phấn làm bẩn.

•         Trong lúc viết hoặc vẽ hình phải luôn luôn giữ đúng nhịp độ của lời giảng với những gì xuất hiện trên bảng.

•         Nét phấn phải vững vàng, không quá nhẹ mà cũng không quá mạnh. Khi viết nên xoay viên phấn để viên phấn mòn về một bên, luôn luôn thay đổi đầu phấn cho mỗi loại câu viết hoặc đường nét của hình vẽ.

Câu 13. Vai trò của phương tiện dạy học sản xuất bằng kỹ thuật in như phiếu hướng dẫn và phiếu công nghệ, chương trình luyện tập. 

Trả lời:

-         Phương tiện dạy học sản xuất bằng kỹ thuật in có rất nhiều loại: các phiếu ghi, thuật toán, mẫu trắc nghiệm, phiếu hướng dẫn, phiếu công nghệ, chương trình môn học, sách giáo khoa...

*Phiếu hướng dẫn và phiếu công nghệ:

•         Phiếu hướng dẫn là các phiếu có nội dung chỉ dẫn cho học sinh trong quá trình làm thí nghiệm hoặc trong giờ học sản xuất để học sinh có thể tự nghiên cứu. Nhờ có phiếu hướng dẫn học sinh có thể tự giải bài tập mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

•         Phiếu công nghệ là các phiếu hướng dẫn học sinh thực hiện một qui trình công nghệ trong học tập hay sản xuất. Phiếu công nghệ tạo cơ sở cho hoạt động định hướng của học sinh, góp phần áp dụng một cách sáng tạo các kiến thức đã học trong quá trình sản xuất và tự đánh giá một cách khách quan chất lượng công việc thực hiện.

•         Việc sử dụng phiếu công nghệ trong quá trình sản xuất giúp cho học sinh khả năng nắm công nghệ hợp lý, nhanh và tốt hơn. Học sinh được chuẩn bị để làm quen với các tài liệu được sử dụng trong các nhà máy, làm cho học sinh mau chóng nâng cao tay nghề và dần dần tăng năng suất lao động.

•         Trong quá trình làm việc theo phiếu hướng dẫn hay phiếu công nghệ, học sinh thể hiện dần năng lực cá nhân và giáo viên mau chóng đánh giá được trình độ học sinh để có biện pháp giúp đỡ.

•         Như vậy phiếu hướng dẫn và phiếu công nghệ là những phương tiện dạy học có tính sư phạm cao, tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực cá nhân, thể hiện mức độ tiếp thu bài giảng, giúp giáo viên quản lý chất lượng và đánh giá học sinh nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức của giáo viên trên lớp.

•         Khi hướng dẫn chung cho toàn lớp thì có thể dùng phiếu hướng dẫn in trên giấy transparency hay slide.

*Chương trình luyện tập

•         Chương trình luyện tập, dùng trong dạy học chương trình hóa, bao gồm tài liệu học tập và phương pháp học tập.

•         Về cơ bản, chương trình luyện tập có thể được coi như là phương tiện tổ chức việc tự học của học sinh. Chương trình luyện tập có thể giúp học sinh nắm kiến thức một cách chủ động và tích cực ngay tại lớp. 

•         Chức năng sư phạm chính của chương trình luyện tập là hình thành thói quen tự học, làm việc độc lập, tạo cho học sinh khả năng thực hiện việc tự kiểm tra một cách thường xuyên, trên cơ sở đó học sinh tự điều chỉnh việc học tập của mình.

•         Việc áp dụng chương trình luyện tập cho phép rút ngắn thời gian diễn giải tài liệu, tăng lượng làm việc độc lập của học sinh một cách thích hợp, loại bỏ những động tác thừa không liên quan trực tiếp đến hoạt động nhận thức đối tượng (việc chép lại đầu bài tập, vẽ lại các hình...)

•         Sử dụng chương trình luyện tập ở nhà có tác dụng rất lớn đối với học sinh ngay cả trong trường hợp vì một lý do nào đó học sinh vắng mặt trong bài học trên lớp.

•         Việc lập ra những chương trình luyện tập không phải là vấn đề đơn giản. Thực tế xác nhận rằng việc lập chương trình luyện tập không kém phần phức tạp so với việc viết sách giáo khoa và muốn lập được chương trình luyện tập người giáo viên phải có kinh nghiệm lâu năm.

•         Chương trình luyện tập có tác dụng giáo dục lớn đối với học sinh. Nó ghép học sinh vào khuôn khổ, phát triển lòng yêu lao động, tính cẩn thận, sự tập trung tư tưởng, tài ứng phó, hình thành tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao và niềm tin vào khả năng của mình.

Câu 14. Tại sao nói bảng là một phương tiện dạy học quan trọng và gần gủi nhất trong quá trình dạy học?

•         Bảng là một phương tiện dạy học quan trọng và gần gủi nhất với các lý do sau:

•         Có thể ghi chép trên bảng theo tiến trình dạy học.

•         Học sinh thấy được rõ ràng các nội dung ghi trên bảng.

•         Có thể xóa sửa một cách dễ dàng.

•         Học sinh có thể trình bày bài giải trên bảng cho cả lớp cùng xem.

•         Có thể minh họa bằng hình vẽ, cách bố trí các thí nghiệm biểu diễn, cơ cấu hoạt động    của các dụng cụ máy móc.

•         Yêu cầu về nội dung và kỹ thuật ghi chép trên bảng

•         Bảng dạy học là một phương tiện hỗ trợ cho giáo viên để truyền thụ kiến thức cho học sinh.

•         Ngày nay, tuy đã có nhiều phương tiện khác như máy chiếu, slide, video... bảng dạy học vẫn được sử dụng rộng rãi trong lớp học, phòng diễn thuyết và các phòng thí nghiệm.

•         Do hình vẽ trên bảng có nhiều ưu điểm đối với quá trình nhận thức của học sinh (xem phần trước) và chỉ được sử dụng khi có sự có mặt của giáo viên nên bảng dạy học là một phương tiện đặc biệt cần thiết để dạy ngôn ngữ, khoa học cơ bản, kỹ thuật... Sử dụng bảng dạy học là một nghệ thuật, giúp cho buổi dạy thêm sinh động, giúp cho học sinh tiếp thu bài giảng dễ dàng và tập trung.

•         Bảng dạy học tạo điều kiện thuận lợi (mà nhiều phương tiện khác không có được) cho giáo viên trình bày nội dung bài giảng, hình vẽ biểu diễn và nêu trọng tâm vấn đề cần truyền thụ cũng như nhấn mạnh các đặc điểm cần ghi nhớ của vấn đề trình bày.

Câu 15. Yêu cầu đặc biệt đối với các phương tiện nghe, hình phóng trên giấy và Transparency .

a.    Các phương tiện nghe

-         Tài liệu học tập phải là một trong các dạng đọc, kể chuyện, phóng sự tham quan, kịch truyền thông.

-         Nội dung cơ bản của bài học là phát triển trình độ phát âm(quốc ngữ, ngoại ngữ…) hoặc hình thành thính giác nghề nghiệp.

-         Đối với các băng ghi âm để thành thính giác nghề nghiệp thì phải nghiên cứu tỉ mỉ trình tự nghe. Việc ghi âm thường được chia làm hai giai đoạn để dễ so sánh.

-         Khi ghi âm phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật.

-         Ngôn ngữ dùng trong băng ghi âm phải là ngôn ngữ chuẩn, phù hợp với vốn từ có trong từ điển và với mức đọ hiểu biết của học sinh. Lời đọc phải chuẩn mực về phát âm và âm thanh phải rõ rang.

-         Tâm lý chung của học sinh là có đặc trưng thụ cảm thuộc loại nhìn nên kéo dài thụ cảm nghe mà không có nhìn kèm theo dễ làm cho học sinh chóng mệt mỏi. Bởi vậy nên bố trí cho học sinh vừa nghe vừa nhìn (phim, tranh ảnh, slide…)

b.    Hình phóng trên giấy

-         Tùy theo kích cỡ của máy chiếu, thước kích thước hình vẽ thường lấy cỡ 140x140mm hay 150x150mm.

-         Hình vẽ phải rõ rang và cụ thể.

-         Các từ để giải thích phải in trên giấy trắng, khổ lớn để tăng giải thích và học sinh có thể đọc được trên màn ảnh.

-         Nói chung, khi vẽ hình nên dùng mực đen, dùng mực màu khi cần phân biệt các chi tiết.

-         Chỉ dùng hình phóng trên giấy khi không thể dùng các Phuong tiện khác đẻ thay thế.

c.     Transparency

-         kích thước của transparency tùy thuộc vào các loại máy chiếu, thường cỡ A4 trở xuống.

-         Transparency có thể được chế tạo bởi bằng cách in (photocoppy) hoặc tự chế (viết, vẽ…).

-         Chữ và hình vẽ trên transparency phải đủ lớn, không nên dùng quá nhiều chữ và hình trên một tấm transparency.

-         Trong trường hợp hình vẽ gồm tổ hợp nhiều bộ phận, có thể vẽ mỗi bộ phận trên 1 tờ transparency rồi đóng thành tập theo thứ tự lắp ráp.

-         Transparency được bảo quán trong hộp đựng dặc biệt, cách xa nguồn điện.

Câu 16. Sách giáo khoa, tuyển tập các bài tập, sách tra cứu và sách khoa học phổ thông có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình dạy học?

•         Lượng tin trong những phương tiện dạy học này được truyền đạt qua các bài khóa, hình vẽ, đồ thị... Các loại phương tiện này có nhiều điểm giống nhau, có thể truyền đạt được các lượng tin bất kỳ nào từ các hiện tượng bên ngoài đến các diễn biến phức tạp bên trong các quá trình và các qui trình sản xuất.

•         Sách giáo khoa:

•         Ở hệ giáo dục tại trường, sách giáo khoa được xem như là phương tiện phục vụ cho công việc tự học của học sinh để nắm kiến thức ngoài thời gian lên lớp.

•         Ở hệ thống giáo dục tại trường, sách giáo khoa là cơ sở cung cấp toàn bộ kiến thức.Học sinh dùng sách giáo khoa để nắm kiến thức lý thuyết, làm các bài tập theo các bài mẫu và có thể nghiên cứu các vấn đề khoa học được áp dụng trong thực tế.

•         Sách giáo khoa phải đạt được yêu cầu quan trọng là dễ hiểu và rõ ràng.

•         Giáo viên có thể sử dụng sách giáo khoa ttrong quá trình giảng bài. Nhờ máy chiếu phản quang, giáo viên có thể chiếu các hình vẽ, đồ thị, hoặc bài khóa trong sách lên màn ảnh.

•         Sách giáo khoa đặc biệt cần thiết khi ra bài tập làm ở nhà, khi cần định hướng chú ý của học sinh  vào những khía cạnh cơ bản của các hiện tượng và đối tượng học tập.

•         Tuyển tập các bài tập

•         Phương tiện này được học sinh sử dụng trong quá trình thực hiện các bài tập thực tế ở lớp cũng như ở nhà. Giáo viên có thể dùng tuyển tập bài tập để lập các phiếu ghi, ra bài tập cho từng cá nhân, kiểm tra và giao việc cho học sinh tự làm.

•         Trong tuyển tập thường có những bài giải mẫu giúp học sinh có thể tự làm các bài tập tương tự khác. Dùng tuyển tập này học sinh được làm quen với cách tra cứu tài liệu, giúp họ tự giải quyết các nhiệm vụ công nghệ nhất định trong quá trình thực hiện các công nghệ sản xuất.

•         Tài liệu khoa học phổ thông

•         Tài liệu khoa học phổ thông đóng vai trò rất lớn trong việc tích lũy kiến thức khoa học ngoài giờ học của học sinh. Học sinh sử dụng các tài liệu này để chuẩn bị các đề cương báo cáo, hội thảo khoa học kỹ thuật...

•         Tài liệu khoa học kỹ thuật có nét đặc trưng  là tính dễ hiểu và sự hấp dẫn. Nó truyền lượng tin về các hiện tượng khoa học kỹ thuật phức tạp bằng cách diễn giải dễ hiểu, phù hợp với trình độ hiểu biết của học sinh, giúp học sinh làm quen với các môn khoa học kỹ thuật mà họ sẽ học và mở rộng tầm nhìn của mình.

Câu 17. Hãy nêu các yêu cầu chung đối với các phương tiện dạy học.

a. Tính khoa học sư phạm

•         Tính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lương phương tiện dạy học. Chỉ tiêu này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạy học với cấu tạo và nội dung của phương tiện.

•         Tính khoa học sư phạm thể hiện ở chỗ:

•         + Phương tiện dạy học phải bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học, giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề... làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.

•         + Nội dung và cấu tạo của phương tiện dạy học phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyết và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản.

•         + Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của học sinh.

•         + Các phương tiện dạy học hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi cái phải có vai trò và chỗ đứng riêng.

•         + Phương tiện  dạy học phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học tiên tiến.

b. Tính nhân trắc học

•         Thể hiện ở sự phù hợp của các phương tiện dạy học với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, gây được sự hứng thú cho học sinh và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò. Cụ thể là:

•         + Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m. Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân học sinh không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học.

•         + Phương tiện dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

•         + Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật (nếu là mô hình, tranh vẽ)

•         + Bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò.

c. Tính thẩm mỹ

•         Các phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm.

•         + Phương tiện dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống như các công trình nghệ thuật.

•         + Phương tiện dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ.

d. Tính khoa học kỹ thuật

•         Các phương tiện dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối lượng và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới.

•         + Phương tiện dạy học phải được bảo đảm về tuổi thọ và độ vững chắc.

•         + Phương tiện dạy học phải được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể

•         + Phương tiện dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản.

e. Tính kinh tế

•         Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trong khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu.

•         + Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải được tính toán để với một số lượng ít, chi phí nhỏ vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất.

•         + Phương tiện dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp.

Câu 18. Hãy nêu các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng lúc, đúng chỗ và đúng cường độ.

•         Sử dụng phương tiện dạy học có ý nghĩa là đưa phương tiện vào lúc cần thiết, lúc học sinh mong muốn nhất (mà trước đó thầy giáo đã dẫn dắt, nêu vấn đề, gợi ý...) và được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm sinh lý thuận lợi nhất.

•         Hiệu quả của phương tiện dạy học được nâng cao rất nhiều nếu nó xuất hiện đúng vào lúc mà nội dung, phương pháp của bài giảng cần đến nó. Cần đưa phương tiện vào theo trình tự bài giảng, tránh việc trưng ra hàng loạt phương tiện trên giá, tủ trong một tiết học hoặc biến phòng học thành phòng trưng bày, triển lãm. Phương tiện dạy học phải được đưa ra sử dụng và cất giấu đúng lúc.

•         Nếu các phương tiện dạy học được sử dụng một cách tình cờ, chưa có sự chuẩn bị trước cho việc tiếp thu của học sinh thì sẽ không mang lại kết quả mong muốn, thậm chí còn làm tản mạn sự theo dõi của học sinh.

•         Với cùng một phương tiện dạy học cũng cần phải phân biệt thời điểm sử dụng: khi nào thì được đưa vào trong giờ giảng, khi nào thì dùng trong buổi hướng dẫn ngoại khóa, trưng bày trong giờ nghỉ, trưng bày ở ký túc xá... hoặc cho học sinh mượn về nhà quan sát.

•         Cần cân đối và bố trí lịch sử dụng phương tiện dạy học hợp lý, thuận lợi trong một ngày, một tuần nhằm nâng cao hiệu quả của từng loại phương tiện. Ví dụ nên bố trí chiếu phim vào cuối buổi học trong ngày. Không chiếu phim liên tiếp một lúc nhiều nội dung.

*Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ

•         Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ tức là phải tìm vị trí để giới thiệu, trình bày phương tiện trên lớp hợp lý nhất, giúp học sinh có thể đồng thời sử dụng nhiều giác quan để thiếp thu bài giảng một cách đồng đều ở mọi vị trí trên lớp.

•         Một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc giới thiệu phương tiện dạy học trên lớp là phải tìm vị trí lắp đặt sao cho toàn lớp có thể quan sát rõ ràng, đặc biệt là hai hàng học sinh ngồi sát hai bên tường và hàng ghế cuối lớp.

•         Vị trí trình bày phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu chung và riêng của nó về điều kiện chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kỹ thuật riêng biệt khác

•         Các phương tiện phải được giới thiệu ở những vị trí tuyệt đối an toàn cho giáo viên và học sinh trong và ngoài giờ giảng, đồng thời phải bố trí sao cho không ảnh hưởng đến quá trình làm việc, học tập của các lớp khác.

•         Đối với các phương tiện được cất tại các nơi bảo quản, phải sắp xếp sao cho khi cần đưa đến lớp giáo viên ít gặp khó khăn và mất thời gian.

•         Phải bố trí chỗ cất giấu phương tiện ngay tại lớp sau khi sử dụng để không làm mất tập trung tư tưởng của học sinh khi nghe giảng.

*Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng cường độ

•         Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp, vừa với trình độ và lứa tuổi của học sinh.

•         Mỗi loại phương tiện dạy học có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn phương tiện dạy học hoặc dùng lặp đi lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của nó sẽ giảm sút.

•         Theo nghiên cứu của những nhà sinh lý học, nếu như một dạng hoạt động được kéo dài quá 15 phút thì khả năng làm việc sẽ bị giảm sút rất nhanh.

•         Việc áp dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn ở trên lớp sẽ dẫn đến sự quá tải về thông tin do học sinh không kịp tiêu thụ hết khối lượng kiến thức được cung cấp. Sự quá tải lớn về thị giác sẽ ảnh hưởng đến chức năng của mắt, giảm thị lực và ảnh hưởng xấu đến việc dạy và học. Để bảo đảm yêu cầu về chế độ làm việc của mắt chỉ nên sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá 2-3 lần trong tuần và mỗi lần không quá 20-30 phút.

•         Những vấn đề xét ở trên chỉ mới vạch ra con đường giải quyết và những khó khăn gặp phải khi sử dụng phương tiện. Việc áp dụng có hiệu quả phương tiện dạy học còn tùy thuộc vào khả năng sáng tạo, kinh nghiệm nghề nghiệp của giáo viên.

Câu23. Yêu cầu đặc biệt đối với phiếu hướng dẫn và phiếu công nghệ, chương trình luyện tập và vật thật như thế nào?

F. Phiếu hướng dẫn và phiếu công nghệ

•         + Khi soạn phiếu nên sử dụng phương pháp hệ thống hóa bao gồm tất cả các phương pháp dạy sản xuất

•         + Nội dung của phiếu được xác định trên cơ sở phân tích hoạt động lao động của người thợ với nghề thích hợp căn cứ vào điều kiện thực tế của quá trình học tập

•         + Phân chia quá trình làm việc ra các công việc đơn giản, trọn vẹn và lập trình tự thực hiện chúng.

•         + Cần xem xét các vấn đề liên quan đến chế độ công nghệ và điều kiện thực hiện được chúng.

•         + Phải đề phòng những khả năng sai sót của học sinh và giải thích những nguyên nhân của sai sót đó

•         + Phải bảo đảm việc kiểm tra và tự kiểm tra nhận thức về công việc đã làm, góp phần nâng cao văn minh lao động trong giờ học sản xuất.

•         + Lập phiếu hướng dẫn và phiếu công nghệ cần phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, điển hình, ngắn gọn, đúng văn phạm kỹ thuật.

•         + Hình dạng, kích thước của phiếu hướng dẫn và phiếu công nghệ phải bảo đảm khả năng sử dụng chúng trực tiếp tại nơi làm việc của học sinh.

G. Chương trình luyện tập

•         + Chương trình luyện tập phải được soạn thảo sao cho học sinh nắm được kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình tiếp thu kiến thức một cách tích cực.

•         + Chương trình luyện tập phải có mục tiêu sư phạm lớn, tổ chức hoạt động định hướng cho học sinh và phản ảnh những yêu cầu của chương trình học tập.

•         + Lượng kiến thức phải được phân ra nhiều phần nhỏ và học sinh phải nghiên cứu theo một chu trình (nghiên cứu thực hiện các bài tập, so sánh với lời giải, củng cố độ chính xác của kiến thức đã tiếp thu, giải thích các sai sót mắc phải và các công việc cần làm)

•         + Tài liệu của chương trình luyện tập cần phải được phân hóa theo trình độ học sinh. Bên cạnh lượng tin chính cần có lượng tin phụ đạo, kiểm tra.

•         + Chương trình học tập phải đóng vai trò hiệu chỉnh quá trình học tập của học sinh

•         + Trong chương trình luyện tập nên đưa vào các dạng khác nhau theo hình thức và nội dung bài học nhờ đó tạo nên sự liên kết hệ thống nội tại và học sinh thực hiện việc kiểm tra các hoạt động của họ.

•         + Bố cục của chương trình luyện tập phải đáp ứng các yêu cầu của sách giáo khoa

H. Vật thật

•         + Vật thật chỉ được sử dụng khi không thể sử dụng các phương tiện khác để thay thế. Trong quá trình làm việc ở phòng thí nghiệm hay phòng thực hành có thể dùng vật thật đêr nghiên cứu theo một chương trình đã định trước.

•         + Các vật thật phải được chọn từ các sản phẩm tiên tiến nhất, các mặt hàng mới nhất từ các cơ sở sản xuất.

•         + Các vật thật dùng để dạy học phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m

•         + Khi trưng bày các vật thật có kích thước lớn cần phải xếp đặt theo đặc thù các bộ phận riêng biệt, màu sơn của các chi tiết phải rõ ràng, dễ phân biệt được các chi tiết quan trọng của thiết bị.

•         + Các dụng cụ đo dùng ở lớp học phải có thang chia, kim chỉ rõ ràng. Có thể phóng to kích thước của dụng cụ đo nhưng sẽ ảnh hưởng đến độ nhạy của dụng cụ, vì vậy chỉ chế tạo những dụng cụ đo có độ dày nét vạch trên thang chia cỡ 2mm và khoảng cách giữa các vạch là 10mm.

•         + Các vật thật phải có cấu tạo thuận tiện cho việc thao tác khi chuẩn bị thử nghiệm, bảo đảm tốn ít thời gian, làm việc ổn định, độ bền dự phòng quá tải lớn, có độ bền cao.

•         + Cấp chính xác của dụng cụ đo trong khi làm thí nghiệm phải đạt từ cấp 1 đến cấp 4 tùy theo nội dung công việc

•         + Bộ sưu tập các vật thật phải được gắn vào giá và có nắp đậy bằng kính hay nhựa trong, bên cạnh có thể có những vật mẫu cho học sinh có thể cầm tay để xem. Dưới mỗi sản phẩm cần có chú thích đầy đủ.

•         + Các giá đỡ và phụ tùng kèm theo không phải là đối tượng chính nên phải có màu mờ nhạt để tránh thu hút chú ý của học sinh. Chúng chỉ cần bảo đảm yêu cầu về độ bền vững và thuận tiện khi sử dụng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro