Câu1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Phân tích

a, Khái niệm Quy phạm pháp luật

b, Đặc điểm Quy phạm pháp luật

c, Cơ cấu quy phạm pháp luật

d, Điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật vs điều luật

Bài làm:

a. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo lập trật tự ổn định cho sự phát triển của xã hội.

- Hệ thống quy tắc xử sự phải do NN ban hành ban hành đúng theo trình tự thủ tục, đúng cả tên gọi; phải phù hợp với trình độ kinh tế, trình độ văn hoá. Như vậy quy phạm pháp luật mang tính chất khách quan của xã hội.

- Hệ thống quy tắc xử sự phải được NN bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước, bắt buộc toàn xã hội phải thực hiện.

- Hệ thống quy tắc xử sự phải thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện trong pháp luật: thiết lập và bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị, đồng thời đảm bảo một xã hội ổn định, phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

- Hệ thống quy tắc xử sự là nhân tố rất quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội làm cho xã hội ổn định, công bằng tiến bộ.

b. Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó mang đầy đủ những đặc tính chung vốn có của một qui phạm xã hội như : là qui tắc xử sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Thông qua quy phạm pháp luật ta biết được hoạt động nào có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào không có ý nghĩa pháp lí, hoạt động nào phù hợp với pháp luật, hoạt động nào trái với pháp luật.v.v.

Ngoài những đặc tính chung của qui phạm xã hội thì quy phạm pháp luật còn có những đặc tính riêng là :

- Tính giai cấp: + QPPL thể hiện ý chí giai cấp thống trị được hợp pháp hóa thành ý chí nhà nước. Nó được đặt ra để bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị

+ QPPL dùng để điều chỉnh về mặt giai cấp của các quan hệ xã hội, hướng các QHXH phát triển theo một "trật tự" phù hợp với ý chí giai cấp thống trị.

- Tính xã hội: Bên cạnh việc phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị, pháp luật còn phải bảo đảm cho lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội -> QPPL phản ánh các nhu cầu, quy luật tồn tại khách quan của cộng đồng xã hội.

- Tính quy phạm: Nói đến tính quy phạm là nói đến tính phổ biến, bắt buộc chung:

+ Tính phổ biến: QPPL được áp dụng rộng rãi với mọi cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của VBPL tương ứng; đồng thời, QPPL được áp dụng nhiều lần với nhiều đối tượng trong không gian và thời gian xác định.

+ Tính bắt buộc chung: QPPL là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Dù muốn hay không thì mọi người đều phải tuân theo các QPPL.

- Tính nhà nước: QPPL thể hiện ý chí nhà nước, do nhà nước ban hành, tổ chức và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước với các biện pháp như thuyết phục, giáo dục, cưỡng chế,...

c. Cơ cấu quy phạm pháp luật : gồm có giả định, quy định, chế tài.

* Giả định

- Khái niệm.

Giả định là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) hoặc những đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật đó.

Chẳng hạn, Khoản 1 Điều 76 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định: "Cán bộ, công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng" thì phần giả định ở đây là "cán bộ, công chức có thành tích trong công vụ", trong đó nêu lên chủ thể "cán bộ công chức" và hoàn cảnh "có thành tích trong công vụ".

- Phân loại giả định:

+ Giả định tuyệt đối (nêu chính xác, rõ ràng hoàn cảnh cụ thể được áp dụng QPPL) và giả định tương đối (không nêu rõ đặc điểm cụ thể mà chỉ nêu những đặc điểm chung của tình tiết, sự kiện).

+ Giả định đơn giản (chỉ nêu một hoàn cảnh, điều kiện)

Ví dụ: Điều 29 Hiến pháp 2013: "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân" -> Giả định chỉ nêu lên chủ thể "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên".

hoặc giả định phức tạp (nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện). Ví dụ: "Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm" (Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999) -> Giả định nêu chủ thể "người nào" và hoàn cảnh "thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng".

+ Giả định cụ thể có tính chất liệt kê một vài trường hợp đặc biệt nào đó

Ví dụ: Khoản 2 Điều 142 BLHS: "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a. Phạm tội nhiều lần;

b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c. Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

d. Tái phạm nguy hiểm.

è Các điểm a, b, c, d là giả định cụ thể

Hoặc giả định trừu tượng nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện chung có khả năng vận dụng rộng rãi vào nhiều trường hợp cụ thể khác nhau.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 16 Luật Cán bộ công chức 2008: "Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc" -> Giả định "Trong giao tiếp ở công sở", "cán bộ, công chức" là giả định trừu tượng.

* Quy định.

- Khái niệm.

Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép, không đuộc phép hoặc buộc phải thực hiện.

- Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng: Cấm, không được, phải, thì, được, có...

- Phân loại các quy định:

+ Quy định mệnh lệnh: nêu lên một cách dứt khoát, rõ ràng điều không được làm hoặc điều bắt buộc phải làm.

Ví dụ: Khoản 3 Điều 26 Hiến pháp 2013: "Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới"

+ Quy định tùy nghi: không nêu dứt khoát, rõ ràng cách xử sự nhất định mà để cho các bên được tự thỏa thuận, định đoạt trong phạm vi nào đó.

Ví dụ: Điều 434 BLDS 2005: "Tài sản được giao theo phương thức thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về phương thức giao tài sản thì tài sản do bên bán giao một lần, giao trực tiếp cho bên mua".

+ Quy định giao quyền: trực tiếp xác định quyền hạn của một chức vụ, một cơ quan nào đó trong BMNN hoặc xác nhận quyền nào đó của công dân, tổ chức.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 22 Hiến pháp 2013: "Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp".

Các quy định trên tạo nên các loại QPPL tương ứng: Quy phạm mệnh lênh, quy phạm tùy nghi, quy phạm giao quyền.

* Chế tài.

- Khái niệm:

Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 100 Bộ luật hình sự 1999 đã nêu: "Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị tù từ hai năm đến bảy năm." Bộ phận chế tài của quy phạm này là "thì bị tù từ hai đến bảy năm".

- Phân loại: Chế tài được chia thành chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài hình sự, chế tài kỷ luật.

d, Điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật vs điều luật

*Giống nhau:

- Được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo những trình tự thủ tục pháp lý

- Được nhà nước đảm bảo thực hiện

*Khác nhau:

- Về bố cục: Một quy phạm pháp luật bao gồm 3 phần: giả định, quy định, chế tài. Về hình thức, các quy phạm pháp luật được phân bổ theo các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; mỗi phần, chương, mục phải có tiêu đề. Một điều luật có thể không có đầy đủ 3 phần và càng không có bố cục như văn bản quy phạm pháp luật.

- 1 điều luật có thể có nhiều QPPL. QPPL là một đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật. Do điều chỉnh cùng 1 vấn đề do đó nó được tập hợp trong 1 điều luật.

- Điều luật là bộ phận của văn bản quy phạm pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro