Câu4+5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Câu 4: Phân biệt lỗi cố ý và lỗi vô ý. Cho ví dụ minh họa.

Bài làm:

Lỗi cố ý và vô ý được phân biệt căn cứ vào nhận thức và mong muốn của chủ thể vi phạm:

- Lỗi cố ý: Chủ thể vi phạm đã nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu người này mong muốn hậu quả này xảy ra thì đó là lỗi cố ý trực tiếp; nếu không mong muốn nhưng vẫn để mặc nó xảy ra thì đó là lỗi cố ý gián tiếp.

Ví dụ: A cố tình đâm dao vào ngực B với mong muốn là B sẽ chết-> B chết -> A có lỗi cố ý giết B.

- Lỗi vô ý: Chủ thể vi phạm không mong muốn hành vi của mình sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu người này nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được thì đó là lỗi vô ý do quá tự tin; nếu chủ thể không nhìn thấy hậu quả đó mặc dù có thể hoặc cần phải nhìn thấy được thì đó là lỗi vô ý do cẩu thả.

Ví dụ: A vượt đèn đỏ và nghĩ rằng mình sẽ không gây ra tai nạn. A đâm vào B -> B chết

-> A có lỗi vô ý giết B.

Câu 5: Phân tích:

a. Vị trí, chức năng của Chính phủ

b. Mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội

c. Mối quan hệ giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

d. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành

Bài làm:

a. Vị trí của Chính Phủ: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Theo Điều 94 Hiến pháp 2013)

- Chức năng của Chính phủ căn cứ theo Điều 94 Hiến pháp 2013:

+ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, có chức năng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân.

+ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, có chức năng tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

b. Mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội

- Quốc hội: Thành lập, giám sát, xét báo cáo công tác, quy định tổ chức hoạt động của Chính phủ; quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ các văn bản của Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội (Theo điều 70 HP2013)

- Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do Quốc hội thành lập và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội. Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; đề xuất xây dựng các chính sách, dự án, quyết định thành lập, bãi bỏ các cơ quan, quyết định liên quan đến việc chia địa giới trước Quốc hội. Thủ tướng CP có quyền đề nghị UBTVQH triệu tập Quốc hội họp bất thường (Theo điều 95, 96 HP2013)

c. Mối quan hệ giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao:

- Chính phủ:

+ Kinh phí hoạt động do Tòa án dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định (Theo điều 96 Luật tổ chức TAND)

+ Công tác thi hành án, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ xét xử của cơ quan hành pháp có tác động đến hoạt động xét xử của TAND.

+ Chính phủ ban hành nhiều nghị định – VBQPPL cơ sở cho Tòa án xét xử.

- TANDTC: Có quyền xét xử thành viên Chính phủ.

Mối quan hệ giữa Chính phủ với Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

- Chính phủ:

+ Kinh phí hoạt động do Viện kiểm sát dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định (Theo điều 94 Luật tổ chức VKSND).

+ VKSND chỉ thực hiện tốt quyền công tố khi có sự hỗ trợ của cơ quan điều tra thuộc hệ thống hành pháp.

- VKSND: Có quyền truy tố thành viên Chính phủ.

d. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành

Xem Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về Nghị định của Chính phủ.

+ Kinh phí hoạt động do Viện kiểm sát dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định (Theo điều 94 Luật tổ chức VKSND).

+ VKSND chỉ thực hiện tốt quyền công tố khi có sự hỗ trợ của cơ quan điều tra thuộc hệ thống hành pháp.

- VKSND: Có quyền truy tố thành viên Chính phủ.

a. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành

Xem Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về Nghị định của Chính phủ.

e#1[

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro