Câu7+8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.

Lấy ví dụ cụ thể để minh họa cho câu trả lời.

Bài làm:

Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi mà chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra.

Ví dụ: A dùng dao đâm chết B với mong muốn B chết.

Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi mà chủ thể vi phạm nhìn thấy hậu quả xảy ra, tuy không mong muốn song để mặc nó xảy ra.

Ví dụ: Trong lúc ngồi nhậu, A và B có xích mích dẫn đến cãi nhau. Bạn bè đã can ngăn nhưng B vẫn chửi A. A tức mình nên cầm một chai bia phang mạnh vào đầu B làm B chết trên đường đi cấp cứu. Trường hợp này phải xác định hành vi của A là hành vi giết người với lỗi cố ý gián tiếp. Vì tuy A thực hiện hành vi trong lúc có nóng giận, nhưng với nhận thức của một người bình thường thì A hoàn toàn có khả năng nhận thức được cú đánh mạnh của mình có khả năng làm B bị chết, nhưng A vẫn thực hiện. Mặc dù không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng A đã để mặc cho hậu quả xảy ra.

Câu 8: Hãy phân tích khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lí? Phân loại trách nhiệm pháp lí? Mỗi loại trách nhiệm pháp lí lấy một ví dụ cụ thể để minh họa ?

Bài làm:

- Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

- Đặc điểm:

+ Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý là chủ thể vi phạm pháp luật: Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện. Điều đó có nghĩa là trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với chủ thể nhận thức được hành vi của mình, có khả năng và điều kiện tự lựa chọn cho mình cách xử sự phù hợp với những cách mà pháp luật qui định nhưng vẫn làm trái với điều đó. Nói cách khác, chủ thể của trách nhiệm pháp lý chỉ có thể là những cá nhân, tổ chức có lỗi trong phạm vi các yêu cầu của pháp luật.

+ Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm chính trị... Về mặt hình thức thì trách nhiệm pháp lý là việc thực hiện chế tài pháp luật. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng...

+ Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những sự thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do hoặc những thiệt hại khác mà phần chế tài của các quy phạm pháp luật đã quy định.

ð Tóm lại trách nhiệm pháp lý là một quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật. Trong đó nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được qui định ở chế tài qui phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. Trách nhiệm pháp lý sẽ chấm dứt khi xảy ra sự kiện pháp lý tương ứng như thực hiện xong quyết định xử phạt( nộp phạt xong, mãn hạn tù)

- Phân loại trách nhiệm pháp lý: Tương ứng với các dạng vi phạm pháp luật là các loại trách nhiệm pháp lý. Căn cứ vào mối quan hệ trách nhiệm pháp lý với các ngành luật có:

+ Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ. Hình phạt này do toà án quyết định trên cơ sở của luật hình, nó thể hiện sự lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.

VD : Công an thành phố N phát hiện trong xe của ông A có 5kg ma túy tổng hợp. Ông A đã vi phạm hình sự vì vận chuyển ma túy. Theo quy định của pháp luật, ông A sẽ chịu trách nhiệm hình sự, hình phạt dành cho ông A là tử hình.

+ Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ. Biện pháp cưỡng chế này do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

VD : Bà B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và bị chiến sĩ cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và kiểm tra giấy tờ. Bà B đã vi phạm hành chính, vì vậy, chiến sĩ cảnh sát lập biên bản và ra quyết định phạt bà B 200.000đ vì lỗi trên.

+ Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền. Biện pháp cưỡng chế phổ biến đi kèm trách nhiệm này là bồi thường thiệt hại.

VD : Anh C đi xe máy lạng lách đánh võng, va chạm với bà B đang đi xe đạp, khiến bà B bị xây xát nhẹ và xe đạp của bà B bị hỏng. Trong trường hợp này, anh C phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại cho bà B.

+ Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) đã vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ kuật nhất định theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm kỷ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp áp dụng đối với người lao động khi họ vi phạm kỷ luật lao động, kỷ luật nhà nước. Chế tài trách nhiệm kỷ luật thường là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương.

VD : Ông A làm việc cho 1 công ty, tuy nhiên, ông A thường xuyên đi làm muộn, vi phạm nội quy của công ty. Vì vậy, ông A đã bị giám đốc công ty cảnh cáo trước tập thể. Như vậy, ông A đã chịu trách nhiệm kỉ luật.

M8xi3

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro