PPNCKH_1_16

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Nêu các cách định nghĩa về khoa học; Ý nghĩa của mỗi cách định nghĩa đó?

Trả lời:

Định nghĩa:Khoa học là một hình thái ý thức xã hội( ý thức xã hội là những quan điểm về triết học, chính trị, nghệ thuật, khoa học, đạo đức … của loài người)

Ý nghĩa của quan niệm khoa học là một hình thái ý thức xã hội: xem xét sự hình thành phát triển của khoa học phải căn cứ vào và gắn liền với điều kiện xã hội tương ưng; Xem xét phát triển khoa học luôn đặt trong với các hình thái ý thức xã hội khác.

Khoa học là một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp xã hội đặc thù: (1) có đội ngũ cán bộ sống bằng nghề NCKH.(2)được nhà nước đảm bảo hộ trợ và tạo điều kiện làm việc.(3)sản phẩm của NCKH có tính đặc biệt.

Ý nghĩa KH là 1 lĩnh vực nghề nghiệp đặc biệt: (1)các nhà KH phải được đào tạo.(2)người làm KH thì phải tâm huyết,hy sinh.(3)nhà nước phải quan tâm đầu tư.(4)coi trọng ứng dụng các kết quả NCKH.

Khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại về thế giới: (1)hiểu biết về sự vật hiện tượng.(2)hiểu biết về mối quan hệ của các sự vật hiện tượng.

Ý nghĩa KH là một hệ thống tri thức của nhân loại về thế giới: (1) các phạn vi hiểu biết về thế giới(hiểu biết của nhân loại: tri thức; hiểu biết của cá nhân: kiến thức).(2)các trình độ hiểu biết về thế giới( rút ra từ thực tiễn: tri thức kinh nghiệm; tính lũy qua hệ thống: tri thức khoa học).(3)đặc điểm của tri thức khoa học(cách tìm ra: trực tiếp từ trong h/đ, từ trong thự tiễm, gián tiếp từ kiến thức,kinh nghiệm đã có; hình thức tồn tại:trong các công trình KH;trình bầy bằng ngôn ngữ KH)

Câu 2: Nêu các khái niệm:cách mạng khoa học,kỹ thuật,công nghệ,công nghệ cao?

Trả lời:

Các mạng KH: là lịch sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các lĩnh vực KH ở một giai đoạn lịch sử nhất định làm chuyển biến các lĩnh vực KH đó sang một giai đoạn lịch sử khác có quy mô,trình độ,nhịp độ phát triển mới cao hơn.

Kỹ thuật: tập hợp thiệt bị,phương tiện máy móc và công cụ được con người tạo ra để hỗ trợ và thay thế con người sản xuất ra sản phẩm.

Công nghệ: tập hợp tri thức tương ứng với tập hợp kỹ thuật nào đó,bao gồm: Tri thức về phương pháp,kỹ năng,kinh nghiệm,bí quyết…được sử dụng theo một quy trình hợp lý để tác động vào đối tượng,tạo ra sản phẩm phục vụ con người.

Cách mạng công nghệ: sự phát triển công nghệ trong một hoặc một số lĩnh vực nhưng tác động tới tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đưa công nghệ sản xuất sang giai đoạn phát triển mới cao hơn.

Phương hướng KH: là tập hợp những nội dung nghiên cứu hướng theo một số mục tiêu về lỹ thuyết hay phương pháp lập luận nhất định

Trường phái KH: là một phương hướng KH có cách nhìn,quan điểm cơ sở lý thuyết riêng để xem xét đối tượng nghiên cứu.

Bộ môn KH: là hệ thống lý thuyết và phương pháp để nghiên cứu những đối tượng xác định

Nghành KH: là lĩnh vực h/đ xh cụ thể,ở đó người ta nghiên cứu hoặc đào tạo phục vụ cho một ngành hoạt động xh xác định.

Câu 3: NCKH là gì? Phân tích các đặc điểm của hoạt động NCKH?

Trả lời:

NCKH là một loại h/đ xã hội đặc biệt của con người do các nhà KH được đào tạo ở trình độ cac tiến hành một cách có mục đích có tổ chức, có kế hoạch nhắm tìm tòi, khám phá,sáng tạo ra tri thức mới về thế giới,về con người, biện pháp ứng dụng vè triển khai những tri thức đó vào đới sống, phục vụ con người.

NCKH là một lĩnh vực h/đ rất quan trọng của đời sống kinh tế-chính trị-xã hội.

Các đặc điểm của NCKH:

+ hướng tới cái mới: tìm ra cái chưa ai biết, chưa ai nói tới; chưa có sách báo, công trình đề cập. Phạm vi cái mới càng cao thì giá trị của nghiên cứu càng cao.

+phải đảm bảo độ tin cây: không chấp nhận kế quả ngẫu nghiên và không có cơ sở KH.các kết quả phải có lý luận thực tiễn;được trình bày đúng quy định của công tác quản lý KH,công nghệ,môi trường.

+có tính thông tin: kết quả nghiên cứu phải truyền đạt,chuyển giao được(phải được trình bày dưới dạng tài liệu KH theo quy định thống nhất đảm bảo dể hiểu, đúng yêu cầu của chuyên môn)

+ tính khách quan: tức là kết quả KH phải phản ánh đúng bản chất sự vật hiện tượng(đảm bảo tính chính xác,các số liệu,tài liệu phải rõ rang trung thực,không được suy diễn không căn cứ.Nghiêm cấm ngụy tạo hay giả mạo số liệu,kết quả nghiên cứu)

+ tính rủi ro: là khi giả thuyết không được chứng minh.là sự không thành công trong nghiên cứu KH.

+tính kế thừa:NCKH luôn có sự kết hợp kế thứ lẫn nhau.Nghiên cứu sau luôn kế thừa nghiên cứu trước và đây là nhu cầu tất yếu tiết kiệm thời gian,công sức nghiên cứu để có giá trị sản phẩm cao hơn.

+tính cá nhân: là h/đ trí tuệ,nhấn mạnh vai trò của các cá nhân trong NCKH.Sản phẩm NCKH bao giờ cũng đậm dấu ấn cá nhân của nhà nghiên cứu.

+tính phi kinh tế: Sản phẩm NCKH chưa tạo ra giá trị vật chất cụ thể mà tạo ra các giá trị tinh thần,các kiến thức,hiểu biết của con người.

Câu 4: Thế nào là vấn đề nghiên cứu? Các cách phát hiện vấn đề nghiên cứu?

Trả lời:

Vấn đề nghiên cứu là câu hỏi, nhiệm vụ đặt ra trước nhà nghiên cứu cần phải trả lời,phải thực hiện để giải quyết các mâu thuẫn nào đó của đối tượng nghiên cứu.là biểu hiện cụ thể của hương nghiên cứu.

Mâu thuẫn: là sự không phù hợp, không đồng bộ hoặc đối lập nhau giữa các bộ phận,các mặt,các thời kỳ phát triển khác nhau trong một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng cẩn phải giải quyết để sự vật hiện tượng phát triển.

Phát hiện nghiên cứu là lựa chọn mâu thuẫn nào trong sự vật hiện tượng cần nghiên cứu mà ta có thể giải quyết được.

Các cách phát hiện vấn đề nghiên cưu:

-         xem xét các mặt mạnh, yếu trong nghiên cứu của đồng nghiệp:là quá trình nghiên cứu đọc các công trình nghiên cứu của người đi trước,của đồng nghiệp liên quan đến lĩnh vực hiểu biết của mình và phân tích các mặt mạnh yếu từ các luân đề,luận cứ và luận chứng của đồng nghiệm.

-         Phân tích các tranh luận khoa học là phân tích những ý kiến trái ngược nhau của nhiều tác giả khác nhau về một vấn đề từ đó phát hiện ra vấn đề

-         Lật ngược vấn đề thông thường: xem xét ngược những vấn đề đã kết luận;các cách nghỉ,cách giải quyết vấn đề đã có.

-         Phát hiện vướng mắc thực tế,tìm ra cách tháo gỡ-làm thử.

-         Lý giải những câu hỏi mới xuất hiện.

Câu 5: Thế nào là đề tài nghiên cứu? Phân tích các tính chất cần có của một đề tài?

Trả lời:

Đề tài nghiên cứu là một hay một số vấn đề có nội dung tri thức mới chưa ai biết,biết chưa đầy đủ hoặc biết chưa có căn cứ khoa học cần phải giải đáp trong khoa học hoặc trong thực tiễn

Điều kiện của một đền tài NCKH: + có chưa mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết.

+ đã phát hiện ra khả năng giải quyết được mâu thuẫn đó.

Các tính chất cần có của một đề tài nghiên cứu:

+Tính cấp thiết:sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài,giải quyết vấn đề đặt ra.

+Tính thực tiễn

+Tính tiên tiến

+Tính chính xác

Câu 6: Phân tích các căn cứ chọn đề tài nghiên cứu? Phát biểu tên đề tài cần chú ý các yêu cầu gì?

Trả lời:

Căn cứ chọn đề tài:

+Tính khái quát các thành tựu NCKH đã có đề phát hiện ra vẫn đề nghiên cứu.Xem xét chúng được nghiên cứu ntn; đã giải quyết nhưng mâu thuẫn nào còn nhưng mâu thuẫn nào chưa giải quyết từ đó phát hiện ra mâu thuẫn của mình.

+Từ phân tích kết quả nghiên cứu mới đối với thực tiễn: xem xét những kết quả nghiên cứu giải quyết vấn đề thực tiễn mới nhật liên quan tới vấn đề chúng đã đang quan tâm

+Từ phân tích các phương pháp nghiên cứu của các công trình trước đó: để đưa ra phương pháp giải quyết những vấn đề tối ưu hơn.

+Từ thế mạnh của nhà nghiên cứu và lực lượng nghiên cứ(vốn hiểu biết): các chọn mâu thuẫn giải quyết trên cơ sở khả năng của mình.

+Từ nhu cầu thực tiễn đặt ra:Là cacshc chọn đề tài qua việc tìm câu trả lời,cách giải quyết vấn đề, biện pháp đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đặt ra.

+Nguồn tài liệu tham khảo: là việc xem xét các khả năng có thể xây dựng được cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

+Các phương tiện cần thiết cho thực hiện quá trình nghiên cứu:phân tích các điều kiện thực hiện đề tài của nhà nghiên cứu.

Tên đề tài là lời văn diễn đạt mô hình tu duy về kết quả dự kiến của quá trình nghiên cứu,mong muốn của nhà nghiên cứu và cách tác động vào đối tượng nghiên cứu để đạt được mục đích đề ra.Tên đề tài được diễn đạt thành một mềnh đề KH xúc tích,ngắn gọn,rõ rang,chính xác,phù hợp với nội dung cơ bản của công trình.Cách diễn đạt tên đề tài phản ánh trình độ KH;mức độ nắm bắt đối tượng nghiên cứu,khả năng thực hiện của đề tài.Ngôn từ trong diễn đạt tên đề tài cần tránh từ có bất định cao(về,thử bàn về,tìm hiểu,suy nghĩ,bước đầu…) Hạn chế các từ chỉ mục đích trong tên đề tài(để,nhằm,góp phần…)

Câu 7: Đề cương nghiên cứu là gì?Nêu tên các mục cơ bản trong đề cương nghiên cứu?Khái quát nộng dung cấp thiết của đề tài?

Trả lời:

Đề cương nghiên cứu là bản thuyết minh về tính cấp thiết,ý nghĩa,mục đich,nội dung cơ bản và phương pháp nghiên cứu của đề tài và các vấn đề khác do cơ quan quản lý quy định.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:Nội dung này làm rõ lý do chọn đề tài,làm nổi bật ý nghĩa và sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.Khi trình bay lý do chọn đề tài cần làm rõ 3 vấn đề sau:

+Sơ lược về lịch sử nghiên cứu để khẳng định đề tài có căn cứ cơ sở lí luận;

+Làm rõ mức độ nghiên cứu của các đề tài trước đó sẽ kế thừa;chỉ rõ đề tài không lặp lại;

+Giải thích lý do chọn đề tài về lý luận và thực tiễn và về năng lực nghiên cứu của chủ nhiệm,các thành viên đề tài.

Câu 8:Làm rõ đối tượng nghiên cứu,khách thể nghiên cứu của đề tài trong bản đề cương nghiên cứu?Mối quan hệ giữa đối tượng và khác thể nghiên cứu?Ý nghĩa?

Trả lời:

-         Xét cho một bộ môn lĩnh vực khoa học,một môn học thì đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hiện tượng cần được làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.Còn khách thế nghiên cứu là tập hợp các sự vật hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau tào thành hệ thống,trong đó có chứa đựng các yếu tố liên quan tới đối tượng nghiên cứu

-         Xét cho đề tài nghiên cứu:đối tượng nghiên cứu của đề tài là một bộ phận sự vật hiện tượng cần tác động trực tiếp của nhà nghiên cứu để giải quyết vấn đề nghiên cứu đề tài.Khi đó khách thế nghiên cứu của để tài là những sự vật hiện tượng liên quan trực tiếp tới đối tượng nghiên cứu của đề tài

-         Mối quan hệ: trong một số trường hợp,đối tượng nghiên cứu là bộ phận của khác thế nghiên cứu có chưa đựng vấn đề nghiên cứu.

Câu 9:Thế nào là mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài?làm rõ nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài trong bản đề cương nghiên cứu?

Trả lời:

Mục đích nghiên cứu đề tài:là giá trị,các ý nghĩa mang lại khi đề tài nghiên cứu hoàn thành;là ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu,đồng thời là đối tượng phục vụ của sản phẩm nghiên cứu.Mục đích trả lời câu hỏi:”nghiên cứu đề tài này để làm gì?phục vụ cho cái gì?”

Mục tiêu nghiên cứu là cái đích về nội dung mà nhà nghiên cứu phải xác định trước khi tiến hành nghiên cứu và phấn đấu để đạt cái đích về nội dung.Đây là kết quả cụ thế cần đạt được.Mục tiêu trả lời cần hỏi:”làm được cái gì”.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

+Khái quát lý luận về quá trình học tập và chất lượng học tập.

+Đánh giá thực trạng,chỉ ra mạnh yếu;khái quát những nguyên nhân và kinh nghiệm.

+Đề xuất biện pháp,giải pháp khắc phục những yếu kém, hạn chế để nâng cao chất lượng học tập của học viên.

+Kiểm nghiệm những giải pháp.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giời hạn về đặc điểm, thành phần cấu trúc, thuộc tính… của đối tượng nghiên cứu sẽ được nhà nghiên cứu khảo sát,xem xét để giải quyết vấn đề nghiên cứu.Phạm vi của đề tài không phải là phạm vi về không gian và thời gian để thực hiện để tài mà nó trả lời câu hỏi:”Nghiên cứu gì ở đối tượng nghiên cứu,tức là giải quyết mâu thuần nào ở đồi tượng,là giời hạn lại những thuốc tính,tính chất, dặc đêim liên quan tới mục đích nghiên cứu”

Câu 10: Trình bày khái niệm và thuộc tính cơ bản của giả thuyết nghiên cứu đề tài?

Trả lời:

Giả thuyết nghiên cứu đề tài là dự đoán khoa học về tình trạng của vấn đề nghiên cứu và cách giải quyết vấn đề của đề tài do nàh nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ trong quá trình nghiên cứu của mình.

Các thuộc tính cơ bản của giả thuyết nghiên cứu đề tài:

+Có tính giả định:tức là điều đó chưa xảy ra nhưng có thể xảy ra.

+Có tính đa phương án.

+Có tính dễ biến đổi.

Câu 11: Trình bày các tiêu chí xem xét đánh giá một giả thuyết nghiên cứu? Ý nghĩa?

Trả lời:

Các tiêu chí xem xét đánh giá một giả thuyết nghiên cứu:

+Giả thuyết phải dựa trên cơ sở quan sát(không trái với thực tiễn hiễn nhiên)

+Giả thuyết không được trái với lý thuyết đã công nhận

+Giả thuyết có thể kiểm chứng,trình bày ngắn gọn,dể hiểu

Ý nghĩa:

Câu 12: Trình bày nội dung thể hiện giả thuyết là phán đoán đơn?

Trả lời:

Phán đoán là hình thức của tư duy nhờ liên kết các khái niệm có thể khẳng định hay phủ định thuộc tính đặc trưng nào đó của sự vật hiện tượng.Phán đoán đơn là phán đoán chỉ có một chủ từ,một vị từ.

Giả thuyết là phán đoán đơn chỉ có 2 yếu tố có thể khẳng định hay phủ định.

Giả thuyết là phán đoán đơn có các dạng cụ thể sau:

+Giả thuyết dạng phán đoán khẳng định(có hình thức là một phán đoán xác nhận mối quan hệ giữa đối tượng được phán đoán với thuộc tính của đối tượng)

+Giả thuyết dạng xác xuất là một phán đoán mà sự nhận thức về đối tượng chưa đạt đến khẳng định chắc chắn.

+Giả thuyết có phán đoán tất nhiên là một phán đoán chắc chắn xảy ra.

+Dạng phán đoán chung:được diễn đạt dưới dạng tất cả các đối tượng nghiên cứu đều có chung một thuộc tính.

+Dạng phán đoán riêng:được diễn đạt dưới dạng một hoặc một số đối tượng khác của khách thể nghiên cứu có thuộc tính được xem xét.

+Dạng phán đoán đơn nhất được diễn đạt dưới dạng chỉ có một đối tượng mang thuộc tính cần nghiên cứu.

Câu 13:Trình bày nội dung thể hiện giả thuyết là phán đoán phức?

Trả lời:

Là giả thuyết được diễn đạt bằng nhiều phán đoán đơn.

Gồm có:+Giả thuyết dạng phán đoán phân liệt:là phán đoán lựa chọn hay phán đoán phân tuyển

+Giả thuyết dang phán đoán liên kết:giả thuyết diễn đạt bằng một số yếu tố ngang nhau và được nối với nhau bằng các liên từ.

+Giả thuyết dạng phán đoán giả định:có tính chất điều kiện của nhau.

Câu 14: Thế nào là kiểm nghiệm giả thuyết?Có những phương pháp chứng minh giả thuyết nào?

Trả lời:

Kiểm nghiệm giả thuyết là hình thức suy luận,ở đó nhà nghiên cứu dựa vào các luận cứ để khẳng định(cũng minh giả thuyết)hay bác bỏ giả thuyết thông qua các luận chứng.

Các phương pháp chứng minh:+Chứng minh trực tiếp:dùng các luận cứ để luận chứng một cách trực tiếp vấn ddeef dặt ra trong giả thuyết.

+Chứng minh gián tiếp:thông qua chứng minh một cái # có liên quan với cái phải chứng minh để khẳng định nó.

+Chứng minh phản chứng:chứng minh thông qua giả thuyết đối lập vs giả thuyết đã có để khẳng định giả thuyết cần chứng minh.

+Chứng minh phân liệt:chứng minh gián tiếp dựa trên cơ sở loại bỏ những luận cứ náy để khẳng định luận cứ khác.Được sử dụng khi có nhiều tài liệ khác nhau nhưng có liên hệ trực tiếp vs nhau.

Câu 15:Thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học?Trình bày các cách phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học?

Trả lời:

Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu khoa häc lµ c¸ch thøc, con ®­êng thu thËp, ph©n tÝch, xö lý th«ng tin nh»m lµm s¸ng tá vÊn ®Ò, gi¶i quyÕt nhiÖm vô nghiªn cøu ®Ó ®¹t ®­îc môc ®Ých ®Ò ra.

Các cách phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học:

+Phương pháp chung:những phương pháp khai nhất,quát phổ biến nhất,áp dụng cho mọi lịnh vực nhận thức

+Phương pháp riêng:phương pháp có thể áp dụng cho một số lĩnh vực nhất định.

+Phương pháp đặc thù:những pp chỉ áp dụng cho một lĩnh vực nhất định hoặc bộ phận hẹp của khoa học.

Câu 16:Thế nào là phương pháp tiếp cận thông tin?Có các cách tiếp cận thông tin nào?

Trả lời:

Tiếp cận là sự lựa chọn chổ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu;là cách thức xử sự,xem xét để thu được thông tin về đối tượng;là cách thức làm cho đối tượng bộc lộ những tính chất cần nghiên cứu để thu thập.

Các cách tiếp cận thông tin:

+Tiếp cận hệ thống:tiếp cận phân tích hệ thống có cấu trúc.

+Tiếp cận hệ thống cấu trúc.

+Tiếp cận định tính và định lượng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro