Chương 12345

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ TÀI

NHU CẦU TÌM VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 3 VÀ THỨ 4 HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
   Trong xã hội hiện nay, vấn đề việc làm thêm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng được không chỉ bảo chí, các cơ quan bạn ngành, các doanh nghiệp quan tâm mặc nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đang không ngừng tích lũy kinh nghiệm, kiến thức để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tưởng lai
  Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động. Họ có thể lực, trí tuệ dồi dào. Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường
    Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều cách học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách học ngoài thực tế đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành xu thế gắn chặt với đời sống sinh hoạt, học tập của sinh viên ngay còn ở trên ghế nhà trường
   Sinh viên đi làm thêm, ngoài thu nhập, họ còn mong muốn tích lũy nhiều kinh nghiệm nhiều hơn, học hỏi thực tế nhiều hơn. Và sở dĩ việc đi làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xác hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của học sau tốt nghiệp
    Ngoài ra, sinh viên có khá nhiều khoản phát sinh cần chi mà không thể gọi điện về xin cha mẹ, vì hoàn cảnh kinh tế, các bạn ấy đi làm thêm kiếm thêm thu nhập nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí học tập cho gia đình. Hơn nữa, một người đã biết tự đi làm để trang trải cuộc sống cho bản thân (dù chỉ là một phần nhỏ) cũng sẽ hiểu tầm quan trọng của việc học.
    Rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm làm thêm. Dù việc học là quan trọng nhất nhưng cũng phải biết tích lũy kinh nghiệm từ công việc làm thêm. Công việc làm thêm về ngành mình đang học sẽ giúp bản thân có thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm trong công việc và học tập, không bị bỡ ngỡ khi ra trường (đặc biệt là rất tự tin đi phỏng vấn, xin việc). Nếu kiếm được việc đúng chuyên ngành đang học là tốt nhất. Còn không vẫn sẽ học được nhiều điều bổ ích, là hành tranh sau khi ra trường.
    Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài: Như cầu tìm việc làm thêm của sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 Học viện Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đề tài khảo sát thực trạng về như cầu tìm việc
   thêm của sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 Học viện Quản lý giáo dục. Từ đó đề xuất ra các biện phấp nhằm tăng nhận thức của sinh viên về tác động của việc làm thêm.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên.
3.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 Học viện Quản lý giáo dục.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1 Không gian: Học viện Quản lý giáo dục
4.2 Thời gian: Năm 2019
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thức trạng nhu cầu tìm việc làm thêm
- Đưa ra lý do tham gia hoạt động làm thêm của sinh viên
- Chỉ ra tác động tích cực của việc làm thêm, vạch ra tác động tiêu cực của việc làm thêm đến đời sống của sinh viên
- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp hỗ trợ sinh viên trong vẫn đề tìm việc làm thêm
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích, mô tả phương pháp phân tích
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Phương pháp quan sát

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

2.1  Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Những nghiên cứu ngoài nước
- Aristotle đã cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính: thể xác và linh hồn. Sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay và người ta quen với việc phân nhu cầu thành "nhu cầu vật chất" và "nhu cầu tinh thần". Ngoài ra còn tồn tại nhiều kiểu phân loại khác dựa trên những đặc điểm hay tiêu chí nhất định.
- K. Alderfer: tồn tại, quan hệ, nâng cao.
- D. Mc Clelland: thành quả, tham dự, quyền lực.
- V. Podmarcow: đảm bảo, khuynh hướng, uy tín.
- V. Tarasenko: tồn tại, phát triển.
- A. Maslow: sinh lý, an toàn, tham dự, (được) công nhận, tự thể hiện... Năm cấp bậc nhu cầu theo phân loại của A. Maslow được xếp theo hình bậc thang hay hình chóp kim tự tháp với thứ tự liệt kê như trên thể hiện quan điểm rằng sự thỏa mãn nhu cầu theo thứ tự từ dưới lên. Người ta đã chỉ ra rằng thực tế sự thỏa mãn nhu cầu không nhất thiết phải tuân theo quy luật đó. 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
+ Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
+ Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
+ Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
+ Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.
+ Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao (self - actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.
- Boris M. Genkin chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn tại và nhu cầu đạt mục đích sống. Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và nhu cầu tham dự. Trong nhu cầu đạt mục đích có bốn nhóm: 1) giàu có về vật chất; 2) quyền lực và danh vọng; 3) kiến thức và sáng tạo; 4) hoàn thiện tinh thần. Tùy vào thiên hướng của từng cá nhân mà một trong số bốn nhu cầu trên thể hiện nổi trội. Có thể trong một người hiện diện cả bốn dạng nhu cầu đó nhưng ở các giai đoạn khác nhau trong đời.
   2.1.2. Những nghiên cứu trong nước
-   Theo tác giả Nguyễn Thị Như Ý (2012) trong nghiên cứu về khảo sát nhu    cầu làm thêm của sinh viên đại học Cần Thơ. Sử dụng phân tích, phân biệt kết quả điều tra cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến như cầu đi làm thêm của sinh viên
-    Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hoài Thi (2009) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm tại các doanh nghiệp nhà nước. Kết quả cho thấy có 8 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước
-    Nhóm kinh tế lượng T03: Võ Bắc Thành, Bùi Anh Thịnh, Hồ Minh Quý dưới sự hướng dẫn của gv Lê Hoàng Oanh, tiểu luận khảo sát mức tiền lương trong việc làm thêm của sinh viên đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh
-    Nguyễn Xuân Long (2009): Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học Ngoại ngữ - đại học Quốc Gia Hà Nội. Thực trạng và giải pháp. Tạp chí tâm lý học số 9 (126)
-    Nhóm thực hiện SVTH nhóm 18 dưới sự hướng dẫn của gv Phạm Lê Hồng Nhung ( 2012). Tiểu luận phân tích như cầu đi làm thêm của sinh viên đại học Cần Thơ
   2.2  Một số khái niệm, vấn đề lý luận
   2.2.1   Lý luận nhu cầu
   2.2.1.1   Khái niệm
-   Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
-   Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
-   Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự tho mãn nhu cầu).
-  Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về nhu cầu được tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham, Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S. Herman. Đó là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh.
-   Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
-   Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng "cái gì đó" chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu mà có thể tạm gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem là hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu yếu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện.
-   Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau.
-   Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Alfred Marshall viết rằng: "Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn"[2]. Về vấn đề cơ bản của khoa học kinh tế - vấn đề nhu cầu con người - hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu cầu không có giới hạn.
2.2.1.2   Phân loại nhu cầu
-   Vật chất: nhu cầu bẩm sinh (thở, đói, tình dục), nhu cầu thông thường (ăn, uống, không khí, bài tiết,...).
-   Cảm xúc: tình thương yêu, tán thành, kính trọng, thừa nhận...
-   Xã hội: giáo dục, tôn giáo, giải trí...
2.2.1.3   Biểu hiện nhu cầu
-   Hứng thú
-   Ước mơ
-   Lý tưởng
2.2.1.4   Đặc trung của nhu cầu
-   Không ổn định, biến đổi
-   Năng động
-   Biến đổi theo quy luật
-   Không bao giờ thỏa mãn cùng một lúc mọi nhu cầu
-   Ham muốn không có giới hạn.
        2.2.2   Lý luận về việc làm và việc làm thêm
        2.2.2.1   Khái niệm
         -   Việc làm:
        +   Xét về mặt xã hội, mọi người có sức lao động đều có quyền có việc làm. Đó là     một trong những quyền cơ bản nhất của con người đã được khẳng định trong hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam
      +   Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp người lao động được coi là có việc làm là những người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, ngoài ra không có sự thừa nhận các hoạt động ở lĩnh vực khác. Trong cơ chế đó Nhà nước bố trí việc làm cho người lao động do đó chứ có khái niệm về thiếu việc làm hay việc làm không đầy đủ.
         +   Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm việc làm: Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật.
       +    Theo khái niệm này việc làm được thể hiện dưới các dạng sau:
         Làm những công việc mà người lao động khi thực hiện nhận được tiền lương, tiền công bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho công việc đó.
         Làm những công việc khi người lao động thực hiện thu lợi nhuận cho
bản thân ( người lao động có quyền sử dụng quản lý hoặc sở hữu tư liệu sản xuất và sức lao động cho bản thân để sản xuất sản phẩm).
         Làm những công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó ( do chủ gia đình làm chủ sản xuất).
+   Theo quan niệm của thế giới về việc làm thì: người có việc làm là những người làm một việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.
        +   Khi vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh của nước ta thì khái niệm về việc làm có sự tthay đổi và được nhiều người đồng tình đó là: Người có việc làm là người làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời góp một phần cho xã hội( theo giáo trình: Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của PTS. Nguyễn Hữu Dũng- Trần Hữu Trung)
+   Theo điều 33 của Bộ luật lao động Việt Nam: Khái niệm việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động. Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi người. Theo đại hội Đảng lần thứ VII: "Mọi việc mang lại thu nhập cho người lao động có ích cho xã hội đều được tôn trọng".
- Việc làm thêm: là những công việc ngoài giờ học, hưởng thù lao theo ngày, giờ, hoặc theo khối lượng công việc cứu thể nào đó, giúp trang trải cho những chi phí về việc học tập và chi tiêu hàng ngày.
- So sánh việc làm và việc làm thêm:
+ Thời gian làm việc
• Việc làm thêm: Đây là một lợi thế của công việc bán thời gian. Như đã nói ở trên, bạn sẽ không bị gò bó về thời gian làm việc. Bạn không nhất thiết phải đến chỗ làm mọi ngày mà chỉ những ngày nhất định. Bạn có thể đưa ra một lịch làm việc của mình với công ty. Từ đó, bạn sẽ có thể sắp xếp, chủ động hơn trong công việc. Thông thường, một nhân viên parttime sẽ làm việc từ 4 – 6 tiếng/ ngày. Bạn có thể tìm một công việc làm thêm dễ dàng tại các trang tin tuyển dụng uy tín
• Việc làm: Một công việc full time thì bạn không thể thoái mái như parttime. Bạn luôn luôn phải có mặt đúng giờ tại công ty. Chỉ khi làm đủ 8 tiếng theo quy định bạn mới được rời khỏi công ty.  Sẽ không có chuyện "đi trễ, về sớm" nếu như bạn không muốn đánh mất công việc đó.
+ Lương:
• Việc làm thêm: Tùy theo công ty mà mức lương với nhân viên bán thời gian cũng khác nhau. Với những công việc cụ thể phục vụ, pha chế, thu ngân...công ty có thể sẽ cho bạn một con số lương nhất định, thường theo giờ hoặc cơ. Còn với những việc tính theo chỉ số, bạn sẽ nhận lương theo hiệu quả công việc. Tóm lại, lương của nhân viên parttime phụ thuộc nhiều vào chất lượng, mức độ của công việc.
• Việc làm: Không giống như part-time là hưởng lương tùy theo "sở yếu" của công ty. Một nhân viên fulltime sẽ nhận lương cứng theo cấp bậc quy định bởi nhà nước. Để xét lương một nhân viên chính thức có rất nhiều yếu tố. Cụ thể như bằng cấp, kinh nghiệm, chức vụ hay cấp bậc.
+ Chính sách, phúc lợi
• Việc làm thêm: Không phải nhân viên chính thức. Vì thế, sẽ rất hiếm có chính sách phúc lợi riêng cho nhân viên bán thời gian. Ngoài ra, nhân viên parttime cũng rất ít khi được tham gia vào các hoạt động xây dựng đội nhóm của công ty như team building, company trip, khám sức khỏe...
• Việc làm: Trước khi làm việc, người ứng tuyển sẽ ký với công ty một bản hợp đồng lao động. Trong đó có các thông tin rõ ràng về lương cùng chính sách và chế độ khác như bảo hiểm, sức khỏe, thuế... Bạn sẽ được mời tham gia các hoạt động, giã ngoại của công ty cũng như các chương trình văn nghệ, vui chơi... Đồng thời, bạn còn được sự hỗ trợ của công đoàn, những luật, quyền để bảo vệ người lao động.
+ Thăng tiến trong công việc
• Việc làm thêm: Do tính chất công việc của bạn chỉ là bán thời gian và bạn chỉ làm việc theo hợp đồng ngắn hạn. Cơ hội để bạn thăng tiến trong công ty sẽ là rất khó so với các công việc toàn thời gian.
• Việc làm: Bạn sẽ có cơ hội để phát triển sự nghiệp, chức vụ của mình trong công ty. Điều đó phụ thuộc vào hiệu quả công việc mà bạn mang lại cho công ty. Bạn có thể tim viec nhanh với nhiều công việc hấp dẫn từ những đơn vị tuyển dụng uy tín.   
2.2.3   Nhu cầu tìm việc làm thêm
- Áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow
+ Các đối tượng mong muốn được thỏa mãn như cầu vs thực tại:
• Ví dụ: Các bạn sinh viên luôn mong muốn có một công việc làm thêm để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt, cuộc sống
+ Cách tiếp cận dựa trên như cầu có ý nghĩa quan trọng
• Thứ nhất: sinh viên luôn cảm thấy thiếu thốn về tình cảm và vật chất khi đi học xa nhà. Họ thiếu đi nguồn lực để đáp ứng như cầu của bản thân như kinh tế và tinh thần. Sinh viên phải tự lập hoàn toàn
• Thứ hai: việc đáp ứng như cầu của con người chỉnh là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt dộng sản xuất, hoạt động xã hội, từ chính tình thực tế của vấn đề, sinh viên cần có một công việc để kiếm thêm nguồn thu nhập cho bản thân. Họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc theo cách gián tiếp, đồng thời việc làm thêm còn đáp ứng nbu cầu về sự trải nghiệm, tạo ra sự tự tin cho sinh viên. Nhưng nếu không đáp úng như cầu của mình thì họ cũng mất dần động cơ tham gia vào đóng góp cho xã hội, thay vào đó là các hành vì chống đối, phá hoại như nghiện hút, trộm cắp, gây rối,...
• Thứ ba: tiếp cận theo thuyết như cầu sẽ giúp sinh viên trang trải cuộc sống tốt hơn, giảm thiểu các chi phí khác, đồng thời tránh khả năng thiếu hụt nguồn lực kinh tế đáp ứng cho sinh viên học tập
- Tiếp cận theo quan điểm trao đổi
+ Trước hết quan điểm trên cho rằng hành vi của con người là hợp lý. Đó là cách con người chọn chỉ bỏ ra ít nhất để thu về nhiều nhất
• Ví dụ: Sinh viên có thể hy sinh thời giữa tự học để đi ra ngoài kiếm thêm thu nhập
+ Giả thuyết thứ hai: một khi con người đã đạt được thứ gì đó, họ ít muốn tăng thêm cái mà xứng đáng với cái giá phải trả. Tuy nhiên, vẫn có thể khôi phục lại được. Các bạn sinh viên đi làm thêm thường bị cám dỗ bởi đồng tiền  vì vậy đã có người sa đà vào việc kiếm tiền hơn là việc học, kiếm thức học tập bắt đầu sa sút, họ đề cao việc đi làm thêm
+ Giả thuyết thứ ba: luôn chờ đợi cân bằng giữa cho và nhận. Những người trong quan hệ trao đổi or hy vọng một sự đáp lại cân bằng
+ Sinh viên tin rằng họ nhận được một mức lương xứng đáng với công sức và thời gian mình đã bỏ ra từ người chủ của mình. Nếu công bằng hoặc được đáp ứng hơn thì sinh viên sẽ cảm thấy thỏa mãn trong mối quan hệ đó. Nếu cảm thấy không công bằng sinh viên sẽ từ bỏ, rút lui khỏi công việc đó
- Đòi hỏi sinh viên phải đề ra những dự kiến, sự vận động và phát triển của xã hội trong quá trình làm việc ngoài giờ. Nếu các dự kiến không đúng nó sẽ dẫn đến những sai lầm, hậu quả xấu trong quá trình sinh viên đi làm thêm ngoài giờ
- Đồng thời tạo nên những sức mạnh vật chất, điều chỉnh hoạt động làm thêm, giúp sinh viên trở nên tự giác, chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức, hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực đến việc làm thêm của sinh viên
- Lý luận khoa học sẽ trở thành kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn. Nó hướng dẫn chỉ đạo cho sinh viên tham gia vào hoạt động làm thêm ngoài giờ, vạch ra phương pháp cụ thể để hoạt động đó đi đến thành công. Giúp sinh viên xác định đúng mục tiêu để hành động có hiệu quả hơn, tránh được những sai lầm vấp vát
2.2.4   Đặc điểm của sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 Học viện Quản lý giáo dục
-   Dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn. Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.
-   Tính năng động: Nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian, hoặc có khi là thành viên chính thức của một cơ quan, công ty), hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới (thích kinh doanh, muốn tự mình lập công ty ngay khi đang còn là sinh viên), thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình nguyện).
-   Tính cá nhân: Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những người trẻ có học vấn là sinh viên. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở một bộ phận sinh viên
-   Năng động, tích cực
-   Quan hệ thầy trò, bạn bè có sự chủ động tích cực
-   Sáng tạo và thích sự đổi mới
-   Có trách nhiệm trong công việc chung và riêng
-   Tự tin vào khả năng của bản thân
2.2.5   Nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 Học viện Quản lý giáo dục
2.2.5.1   Khái niệm nhu cầu làm thêm
-   Nhu cầu: là trạng thái thiếu hụt một điều gì đó cần được thỏa mãn. Có thể là nhu cầu thiết yếu hoặc cao cấp
-   Công việc làm thêm: là những công việc ngoài giờ học, hưởng thù lao theo ngày, giờ, hoặc theo khối lượng công việc cụ thể nào đó, giúp trang trải những chi phí về học tập và chi tiêu hàng ngày.
-   Hiện nay xu hướng đi làm thêm ngày càng trở nên phổ biến trong giới sinh viên. Sinh viên đi làm thêm là do mong muốn có thêm thu nhập cho bản thân nhưng bên cạnh đó cũng không ít bạn xác định đi làm thêm để lấy thêm kinh nghiệm để sau này ra trường xin việc được dễ dàng và nhanh chóng hơn 
2.2.5.2   Biểu hiện của nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên năm 3 và năm 4 Học viện Quản lý giáo dục
- Tìm trên các trang thông tin báo chí, truyền Thoòng đại chúng về tìm việc làm thêm
- Tìm công việc phù hợp bản thân và quỹ thời gian học tập trên trường
- Hỏi han bạn bè, tìm kiếm thông tin trên các bản tuyển dụng lao động
- Đến các trung tâm giới thiệu việc làm
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả dối tượng nghiên cứu
3.1.1 Cơ cấu sinh viên theo phiếu điều tra
Giới tính
Số lượng
Tỉ lệ
Nam
34
23,78%
Nữ
109
76,22%
Tổng
143
100%

- Trong tổng số 143 phiếu điều tra thu về hợp lệ có 109 sinh viên nữ chiếm tỉ lệ 76,22%, sinh viên nam có 34 chiếm 23,78%. Tuy có sự chênh lệch giữa sinh viên nam và nữ, có thể không phù hợp về sự ngang bằng trong mẫu điều tra khảo sát về giới tính trong toàn xã hội, nhưng nó tương xứng với tỉ lệ sinh viên nam và nữ năm 3 và năm 4 của Học viện Quản lý giáo dục
3.2 Thực trạng đi làm thêm hiện nay của sinh viên năm 3 và năm 4 Học viện Quản lý giáo dục
3.2.1 Tỉ lệ sinh viên đi làm thêm

Nam
Nữ
Đã và đang đi làm
15
64
Chưa đi làm
19
45
- Đối tượng đi làm thêm chủ yếu tập chung vào sinh viên nữ. Vì trên thực tế, sinh viên nữ dễ kiếm được việc làm hơn sinh viên nam, vd: bưng bê, phục vụ, gia sư,....
3.2.2 Việc làm thêm sinh viên muốn hướng đến
- Từ kết quả nghiên cứu, hầu hết các sinh viên tham gia khảo sát đều mong muốn tìm kiếm công việc làm thêm theo đúng chuyên ngành đang học để có thể tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng. Ngoài ra công việc gia sư, bồi bàn, phục vụ quán ăn cũng là những công việc được nhiều sinh viên lựa chọn đi làm thêm
- Thực tế trong quá trình đào tạo trong học viện, có những học phần tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, làm quen với công việc liên quan đến chuyên ngành, nhưng nhóm tác giả nghĩ rằng như thế vẫn chưa đủ, khi những học phần như thế vẫn chưa đủ và vẫn chưa thể thỏa mãn được nhu cầu của sinh viên.
3.2.3 Thời gian đi làm thêm của sinh viên
- Cũng theo như kết quả thu được, hàu hết sinh viên lựa chọn thời gian làm thêm từ 2 – 4h mỗi ca. Lượng thời gian này là phù hợp với lượng thời gian sinh viên tham gia hoạt động học tập trên lớp và vẫn đảm bảo sinh hoạt cá nhân bình thường

Thời gian làm việc
Số lượng
1 – 2h
26
2 – 4h
81
>4h
36

3.3.4 Mức lương
3.3.4.1 Mức lương hiện tại
- Khảo sát những sinh viên đã đi làm thêm, thu được số liệu như sau:

Mức lương
Số lượng
Dưới 1 triệu
20
Từ 1 triệu – 1,5 triệu
35
Từ 1,5 triệu – 2 triệu
17
Trên 2 triệu
12

- Có thể thấy thu nhập trung bình hàng tháng của mỗi sinh viên đã đi làm thêm nằm trong khoảng từ 1 – 1,5 triệu đồng. Số tiền đó đối với sinh viên cũng là khá lớn, đủ để trang trải cuộc sống sinh hoạt cũng như các như cầu cá nhân, còn có thể gửi về chu cấp cho gia đình.
3.3.4.2 Mức lương mong muốn của sinh viên

Mức lượng
Số lượng
Dưới 1 triệu
2
Từ 1 triệu – 1,5 triệu
23
Từ 1,5 triệu – 2 triệu
35
Trên 2 triệu
83

- Mong muốn của sinh viên về mức lương làm thêm hàng tháng là một vấn đề khó nói và khá nhạy cảm. Phần lớn sinh viên đều mong muốn mình có mức lương cao để có thể chi tiêu, phục vụ như cầu cá nhân mà không phair xin bố mẹ, Nhưng thực tế cho thấy mức lương từ 1,5 triệu – 2 triệu đồng là mức lương hợp lý và đáng mơ ước của mọi sinh viên
3.3.5 Chi tiêu tiền lương
- Điều tra khảo sát với mức độ ưu tiên, sau khi xử lý số liệu thu được kết quả sau:
+ Phần lớn sinh viên lựa chọn chi tiêu tiền lương làm thêm của mình với mức độ ưu tiên cao hơn cho học tập, sinh hoạt cá nhân và tiết kiệm. Có thể thấy đó là lựa chọn hợp lý vì tất cả đều là những chi tiêu cần thiết cho mỗi sinh viên. Ai là sinh viên cũng đều hiểu nỗi vất và của bố mẹ vì thế sẽ có cảm giác ngại khi xin tiền bố mẹ đê chi tiêu trong vấn đề học tập hay sinh hoạt cá nhân. Tiền lương làm thêm, nếu đó là nguồn thu ổn định, sẽ là 1 hướng giải quyết hiệu quả cho vấn đề đó.
+ Từ két quả khảo sát, cũng nhận thấy được rằng, rất ít sinh viên muốn thay đổi công việc làm thêm của mình, phần vì đã quen với công việc, phần vì để tìm một công việc mới phù hợp với bản thân và quỹ thời gian của mình cũng không phải điều dễ dàng
3.3.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên
- Có thể thấy hầu hết sinh viên khi lựa chọn công việc đi làm thêm đều đề cao việc tích lũy kinh nghiệm cho công việc tương lại cho bản thân. Nhưng thực tế cho thấy, những công việc làm thêm đó không liên quan đến chuyên ngành được đào tạo của sinh viên. Điều đó cũng phần nào lý giải tại sao một phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp lựa chọn công việc không phải chuyên môn đào tạo của mình
- Bên cạnh đó, hầu hết sinh viên khi đi làm thêm đều mong muốn rèn luyện cho mình kỹ năng mềm bài gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,.....
Nhóm tác giả thấy rằng đó đều là kỹ năng cần thiết để thuyết phục các nhà tuyển dụng nhưng việc học tập, trau dồi kỹ năng đó sao cho đúng đắn và hợp lý vẫn là câu hỏi cần lời giải đáp thích đáng.
3.3.7 Đánh giá cá nhân về quá trình làm thêm
- Chưa nói đến những lợi ích của việc làm thêm đem lại, chúng ta hãy nói về việc sinh viên giảm sút kết quả học tập, lãng phí thời gian. Lũ do có thể là sinh viên chưa biết cách điều phối, chi tiêu quỹ thời gian hợp lý hoặc công việc không phù hợp ý muốn bạn đầu của sinh viên,... Nhưng làm sao để khắc phục và giảm tình trạng tiêu cực đó là một câu hỏi cấp thiết không chỉ dối với sinh viên mà còn dành cho các nhà lãnh đạo của các trường đại học, học viện, làm sao để sinh viên của mình có thể học tập tốt, nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của nhà trường.
3.3.8 Khó khăn
Khó khăn
Số lượng
Gia đình không ủng hộ
20
Bị coi thường
76
Khó tìm được công việc phù hợp
62
Thiếu công cụ liên lạc, phương tiện
35
Gặp phải lừa đảo
98
Khác
94

- Những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình đi làm thêm không còn xa lạ gì với mọi người, đó là những tồn đọng, thực trạng, cần có hướng giải quyết thích hợp để việc làm thêm thực sự có ích đối với sinh viên.
- Qua kết quả khảo sát cho thấy mức độ tin cậy của sinh viên với các trung tâm môi giới việc làm là rất thấp, 100 sinh viên không tin tưởng lắm vào trung tâm giới thiệu việc làm chiếm 69,93% lượng sinh viên tham gia khảo sát. Có 21 sinh viên hoàn toàn không tin vào trung tâm giới thiệu việc làm chiếm 14,69%
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Qua quá trình thực hiện khảo sát như cầu tìm việc làm thêm của sinh viên năm 3 và năm 4 Học viện Quản lý giáo dục. Nhóm tác giả đề xuất một số giải phát tìm việc làm thêm cho sinh viên năm 3 và năm 4 Học viện Quản lý giáo dục
- Giải pháp 1: Đối với nhà trường (Xây dựng CLB tìm việc làm thêm cho sinh viên – Học viện Quản lý giáo dục)
+ Xuất phát từ sinh viên khoa Giáo dục ngành tâm lý học giáo dục, nhóm tác giả phần nào hiểu được những khó khăn, vướng mắc mà các bạn sinh viên năm 3 và năm 4 trong tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp với bản thân, với quỹ thời gian học tập trên trường. Vì vậy việc thành lập một CLB tìm việc làm thêm cho sinh viên là rất cần thiết. CLB sẽ là người bạn đồng hành cùng sinh viên, mang đến nhiều hoạt động thiết thực dành cho sinh viên, góp phần cùng chia sẻ các giá trị, cơ hội và khả năng đến với sinh viên trong cuộc sông, học tập và rèn luyện
+ Mục tiêu hoạt động của CLB: Giải quyết vấn đề tìm việc làm thêm, tăng thu nhập cho sinh viên về trước mắt và giúp sinh viên năm 3, năm 4 nói riêng và sinh viên trong toàn Học viện nói chung phát triển bản thân trong môi trường mới, tạo nền tảng vững chắc chi công việc trong tương lại của sinh viên, nâng cao vị thế, chất lượng của sinh viên trong Học viện
+ Nhiệm vụ và các hoạt động cơ bản của CLB
• Tư vấn hướng nghiệp, lựa chọn các như cầu tuyển dụng phù hợp, hợp pháp, giới thiệu đến sinh viên trong Học viện
• Tư vấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như kỹ năng giao tiếp, kc năng sống của sinh viên, kỹ năng ứng xử,....
• Hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập tại Học viện
• Truyền thông – PR – tổ chức sự kiện và các hoạt động ngoại khóa nhằm tăng cường kết nối sinh viên Học viện
+ Sau đây nhóm tác giả xin trình bày chi tiết và kế hoạch thành lập CLB tìm việc làm thêm cho sinh viên
1. Thành phần và tổ chức
01 nhóm trưởng quản lý chung hoạt động của CLB, chịu trách nhiệm chính về hoạt động của CLB trước khoa và Học viện
02 thành viên phụ trách hoạt động marketing và giải đáp thắc mắc cho sinh viên trực tuyến trên mạng: chuyên liên lạc với các cửa hàng, quán ăn,.. để đảm bảo cung cấp cho CLB
01 thành viên phụ trách soạn thảo hợp đông, lưu hồ sơ của các ứng viên, hồ sơ khách hàng.....
2. Các hoạt động chính của CLB gồm:
+ Tư vấn về đặc điểm ngành đào tạo gắn với khả năng và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên
+ Tư vấn cho sinh viên một số kỹ năng cần thiết khi tìm việc: Cách chuẩn bị hồ sơ, đơn xin việc, các kỹ năng khi tham gia phỏng vấn, giao tiếp với nhà tuyển dụng,...
+ Tổ chức các hoạt động quảng bá thông tin thực tập, tuyển dụng, ngày hội việc làm,... của các doanh nghiệp đến với sinh viên, giúp sinh viên có thêm điều kiện thuận lợi về cơ hội thực tập, cơ hội việc làm trong quá trình học tập cũng như sau khi tốt nghiệp
+ Liên lạc, phối hợp với cựu sinh viên trong việc hỗ trợ sinh viên, thông tin về hoạt động thực tập, thực hành, cơ hội nghề nghiệp và các hoạt động hỗ trợ khác
3. Đào tạo kỹ năng
+ Tổ chức các lớp chuyên đề ngắn hạn, các lớp bổ sung kiến thức, kỹ năng,.. phù hợp với như cầu và nguyện vọng của sinh viên nhằm tăng cường các kỹ năng mềm cho sinh viên, giúp sinh viên chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy được năng lực nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, đáp ứng như cầu của các đơn vị tuyển dụng
+ Phối hợp vói các đơn vị trong và ngoài Học viện giới thiệu các vị trí thực tập, thực hành cho sinh viên gắn với các khoá đào tạo, thực hành đ
+ Kết hợp với các tổ chức chính trị, xã hội trong Học viện, đơn vị chức năng, tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội nghị, hội chợ về việc làm hoặc các sự kiện có liên quan đến sinh viên nhằm hỗ trợ và phục vụ sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, lễ tốt nghiệp và việc làm sau tốt nghiệp
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên
+ Tổ chức, duy trì hoạt động của các CLB hướng nghiệp, sở thích, nhằm tạo sân chơi và hỗ trợ sinh viên trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa học, đời sống và việc làm
- Giải pháp 2: Đối với gia đình
+ Theo khảo sát cho thấy 6,7% gia đình không bảo giờ cho lời khuyên, 45% gia đình thình thoảng cho lời khuyên. Gia đình là điểm tựa cho các bạn sinh viên nên cần đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các bạn sinh viên để các bạn đi làm
+ Với số liệu ở trên thì gia đình thường xuyên cho lời khuyên chỉ chiếm 11,7%
- Giải pháp 3: Đối với bản thân mỗi sinh viên
+ Với các bạn sinh viên đi làm thêm cần có mục đích kế hoạch cụ thể cho việc đi học và đi làm, những sinh viên đi làm không có mục tiêu chiếm 6.7% còn sinh viên đi làm có mục tiêu thường xuyên chiếm 43,3%. Đa số sinh viên có mục tiêu kế hoạch cân bằng việc học và đi làm thêm để đạt kết quả tốt nhất. Mặt khác sinh viên nên đến các trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín để tìm những công việc làm thêm phù hợp, sinh viên còn hạn chế trong việc đến các trung tâm
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
- Việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống, giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình mà còn giúp sinh viên trưởng thành hơn trong cuộc sống, tích lũy được những kinh nghiệm sống, tự tin, năng động, sáng tạo hơn,... và mở rộng quan hệ xã hội. Tuy nhiên công việc bên ngoài xã hội không hề đơn giản, mất nhiều thời gian nên các sinh viên cần biết phân bổ, sắp xếp thời gian, công việc để không ảnh hưởng đến việc học tập vì mục đích chính của sinh viên là tích lũy những kỹ năng chuyên môn, kiến thức trên giảng đường. Bên cạnh đó, nhà trường cần tăng cường công tác hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm công việc làm thêm, tăng cường hỗ trợ, giới thiệu công việc, tạo điều kiện cho sinh viên có thể rèn luyện, học tập ở môi trường ngoài giảng đường, đồng thời tăng cường giám sát hoạt động làm thêm của sinh viên để hạn chế những tác động tiêu cực của việc làm thêm đến học tập cũng như đời sống của sinh viên
- Hiện tượng sinh viên đi làm hiện nay khá phổ biến nhưng vẫn ít sợ với các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng,.. Nhu cầu đi làm thêm của sinh viên là khá lớn, nhưng như cầu đáp ứng được là khá ít. Sinh viên chủ yếu tìm việc làm thông qua bạn bè, mạng internet, trung tâm giới thiệu. Sinh viên tìm kiếm việc làm qua sự hỗ trợ của nhà trường không nhiều, cho tháy vai trò hỗ trợ, giúp đỡ của nhà trường công nhiều hạn chế. Tất cả sinh viên đều cho rằng việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập không, là phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong số đó cho rằng việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập, tập chung ở sinh viên không có nhu cầu đi làm thêm. Tuy nhiên vẫn có sinh viên sẵn sàng đánh đổi kết quả học tập để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống và rèn luyện kỹ năng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#shin