PR Apple

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

'Thiếu nữ iPhone' có thể là chiêu PR của Apple

Cập nhật lúc :4:10 PM, 29/08/2008

Trên các diễn đàn online bằng tiếng Trung Quốc, xuất hiện mối nghi ngờ hình ảnh 'thiếu nữ iPhone' (iPhone girl) đang tràn ngập trên internet có thể là một cách "quảng cáo qua đường dân sinh" của hãng Apple.

'iPhonegirl là bạn gái tôi'

Apple luôn là hãng có những cách thức giới thiệu sản phẩm độc đáo. Cách đây mấy tháng, Steve Jobs có chiêu quảng cáo gây "choáng váng" khi rút từ phong bì ra chiếc laptop mỏng nhất thế giới để giới thiệu. Hơn mười năm trước, các quảng cáo của Apple cũng đặc biệt thành công với slogan "Think different".

Trước Apple, Sony cũng từng dùng kênh "dân sinh" như các blog, Youtube... để "tự khen" sản phẩm của mình.

Nếu sự xuất hiện của "thiếu nữ iPhone" là một chiêu quảng cáo của Apple thì quả thật hãng này đã thành công rực rỡ.

Chỉ một thời gian ngắn, sau khi một iphoner người Anh có nickname là "markm49uk" đưa lên mạng bức ảnh của một cô gái chụp tại nhà máy sản xuất iPhone ở Trung Quốc, các hãng thông tấn lớn nhất thế giới đều đưa tin tức xoay quanh "thiếu nữ iPhone" này.

Cho đến giờ người ta vẫn chỉ biết "iPhone girl" làm việc tại một nhà máy ở Thâm Quyến.

Reuters đưa tin: "Cô gái Trung Quốc bí ẩn trở thành ngôi sao Internet", AP đăng bài "iPhone girl' bí ẩn gây kinh ngạc trên Internet", còn AFP thì dẫn lời đại diện công ty của cô gái cho bài viết của mình "Lỗi lầm xinh đẹp" (beautiful mistake) giúp nữ công nhân Trung Quốc trở nên nổi tiếng". Chỉ riêng trong buổi chiều hôm qua, trang tổng hợp Google News thống kê có 28 tờ báo lớn trên thế giới viết về "cô gái Trung Quốc bí ẩn" này.

Và trên trang chủ Google, từ khóa "iPhone girl app" đã trở thành một 'suggestion word' ngang hàng với các từ khóa được đề nghị khác của sản phẩm nổi tiếng toàn cầu này. Người ta đã thống kê, có tới 20 triệu lượt tìm kiếm từ khóa "iPhone girl" trên google.cn.

Một chức năng khác của Google là Google Trends cho thấy các từ khóa này được tìm kiếm nhiều nhất không phải ở Trung Quốc, mà là Đài Loan, Mỹ xếp vị trí thứ ba trong bảng danh sách.

Dù vậy, người ta vẫn chưa biết nhiều hơn việc cô là một công nhân đang làm việc tại một nhà máy của hãng Foxcon ở tỉnh Thâm Quyến (Trung Quốc), cùng 1000 đồng nghiệp khác ở bộ phận kiểm tra chất lượng trong một nhà máy có tới 270.000 nhân viên.

Trên các diễn đàn công nghệ, các cư dân mạng cũng bàn tán sôi nổi về đề tài này. Có người đưa ra đề nghị với hãng Apple, "khi ra phiên bản iPhone sau, hãy để cho cô gái tiếp tục chụp hình". Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đây là một chiêu PR độc đáo, ít tốn kém của Apple. Dù vô tình hay hữu ý, hình ảnh của cô gái đã quảng bá hữu hiệu cho hãng Apple, hơn cả việc hãng này tung ra bản vá lỗi "rớt mạng" cho chiếc iPhone 3G thời gian vừa qua.

Thành công của Iphone - nhìn từ góc độ chiến lược "Đại dương xanh"

( Bình chọn: 7 -- Thảo luận: 13 -- Số lần đọc: 8453)

www.SAGA.vn - Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên sự nổi tiếng của Iphone - 1 chiếc điện thoại đã tạo nên sự đột phá trong thị trường điện thoại di động. Đó là một chiến lược PR, quảng cáo ấn tượng, hệ thống phân phối ổn định, một thương hiệu có tên tuổi. Thế nhưng, Nokia đã chi số tiền không nhỏ để quảng cáo cho N-series như một kỷ nguyên giải trí đa phương tiện, hệ thống phân phối rộng khắp, và thương hiệu lớn nhất thế giới - vẫn không mang tới sự đột phá mạnh mẽ đến thế. Vậy nguyên nhân chính là gì?

Đó là một chiến lược kinh doanh ấn tượng!

Không nhằm vào sự trải nghiệm công nghệ cao, giá thành rẻ, hay định vị thị trường cố định. IPhone đưa ra một trải nghiệm hoàn toàn mới trong thế giới smartphone lúc đó. Người dùng Iphone có cảm giác về đẳng cấp, sự khác biệt, thích thú, cũng như sự "chiêu đãi" của Apple với những khách hàng của mình. PR rất mạnh, hướng tới khách hàng ít khi dùng Smartphone, giảm giá bán, thể hiện đẳng cấp... là những chiến lược mà Apple đã thành công khi phát triển Ipod và Mac.

Nếu để nói một câu về thành công, thì đó là "mang đẳng cấp cho người dùng bình dân".

Sơ đồ chiến lược Iphone

Ta có thể thấy các ứng dụng tối thiểu được Apple giảm đi để giảm chi phí - để có được mức chi phí mục tiêu: Camera kém khi chụp, không có led. Phần mềm ứng dụng rất ít, giao tiếp kiểu cũ gần như bị loại bỏ (thanh trượt, bàn phím ảo), Giao tiếp Bluetooth, wifi không mạnh và thường chỉ tích hợp với chính Apple... và còn rất nhiều yếu tố khác như: chi phí bảo dưỡng cao, phải đăng ký 2 năm thuê bao...

Nhưng những yếu tố khác lại rất tuyệt vời, tạo nên sự khác biệt hoàn toàn: Cấu hình tương đương với 1 máy tính để bàn cách đây 10 năm, ổ cứng 8-16GB. Thiết kế bắt mắt với màn hình rộng. Cảm ứng đa chạm đầu tiên giúp người dùng có thể giao tiếp nhẹ nhàng bằng ngón tay.

Tích hợp với các thiết bị ngoại vi (mặc dù rất ít): điều khiển, thiết bị ôtô. Và đặc biệt là trình duyệt web rất tiện lợi.

Ngoài ra còn có yếu tố cảm xúc khi sử dụng Iphone: người sử dụng nó xứng đáng đứng ở 1 đẳng cấp khác trong xã hội - đó là lý do Iphone đưa ra những chiến lược PR nhiều hơn là những clip quảng cáo rầm rộ.

Đó chính là điểm mạnh của Iphone, làm lu mờ các điểm yếu của nó (Iphone 3G - hoạt động với tốc độ 2,5G). Trong khi vẫn giữ được giá rất rẻ: dưới 200 hoặc 300 USD. Để có mức giá này, Iphone còn cần sử dụng phương pháp định giá chia nhỏ để bán: Apple thỏa thuận với nhà cung cấp để khách hàng bắt buộc phải đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông trong 2 năm - trong khi chi phí này ở Việt Nam gần như bằng 0. Như vậy, giá thành thực tế của Iphone có thể cao hơn nhiều cái giá 200USD mà Apple đưa ra.

Và với chiến lược đó, Iphone đã thành công, nổi lên trở thành chiếc điện thoại bán chạy nhất mọi thời đại: Sau 2 năm, Iphone đã chiếm lĩnh tới 17% thị trường Smartphone, và thậm chí có lúc bán được hơn 1 triệu chiếc chỉ trong 1 ngày!

Mong nhận được các bài phân tích đánh giá khác của các bạn.

www.SAGA.vn - tuanntss

File gắn kèm:

File download:

Điểm trung bình: Tổng điểm: 30/ 7 lượt bình chọn

Bình chọn:

Cảm ơn bạn đã tham gia bình chọn.

+ Thêm vào Bài viết ưa thích + Bài viết đã được thêm vào danh sách ưa thích của bạn

+ Xóa bỏ việc nhận tin nhắn thông báo khi có thảo luận mới cho bài viết này + Yêu cầu đã được xử lý

Bổ sung nội dung cho bài viết và tranh luận( 13)

tuanntss (03/05/2010 12:21 AM) Có ích: 0/0 Có íchKhông có ích

© SAGA - @hahin - Trục tung thể hiện mức giá. Còn các giá trị khác được thể hiện một cách tương đối khi so sánh về mức độ đáp ứng các tiêu chí. Giá trị càng cao thì tiêu chí được đáp ứng càng nhiều.

hahin2311 (07/04/2010 10:30 AM) Có ích: 0/0 Có íchKhông có ích

© SAGA - Giải thích thêm - Các anh chị có thể giải thích cho em về sơ đồ chiến lược Iphone đã minh họa được không? Theo em biết thì trục tung của sơ đồ chiến lược sẽ thể hiện mức độ giá trị mà công ty mang lại cho khách hàng thông qua những yếu tố cạnh tranh chủ yếu minh hoạ ở trục hoành. Em thường thấy, ở các sơ đồ chiến lược khác thì trục tung chỉ biểu diễn ở dạng cao và thấp, em không hiểu đơn vị sử dụng ở trục tung ở đây có nghĩa là như thế nào. Dựa vào cơ sở nào để có thể phân ra đơn vị từ 0-18 như vậy. Cám ơn các anh chị.

tuanntss (08/02/2010 10:45 PM) Có ích: 2/2 Có íchKhông có ích

© SAGA - @Banhmi - Cảm ơn đóng góp ý kiến của bạn. Mình ở HN và chắc là chúng ta cùng tuổi. Hy vọng sẽ có một dịp cùng bạn hội ngộ để nói chuyện kinh doanh. Ym: tuano2tv

Trân trọng!

banhmi (08/02/2010 05:48 PM) Có ích: 2/2 Có íchKhông có ích

© SAGA - Gửi tanntss - Khà khà đúng là mỗi người có cách tiếp cận và hấp thụ một lượng kiến thức, thông tin khác nhau nên luôn có những cách lập luận khác nhau và cái này thì không có gì là lạ với những vấn đề về kinh tế cả. Có lần mình đã đưa ra một quan điểm ''trọng tâm'' trong phương thức bán hàng ở hệ thống siêu thị (cũng na ná như Ries) khi tranh luận, đã có rất nhiều người hỏi mình lấy nguồn từ đâu, sách nào, chiến lược của ai, tại sao lại đưa ra quan điểm như thế họ cũng nhận thấy nó không giống của Ries nên hỏi. Thực sự mình rất lúng túng, nói bảo mình nghĩ thế chắc chẳng ai thèm tranh luận. Vì vậy mình nghĩ mọi vấn đề luôn chỉ dừng lại ở giới hạn tương đối mà thôi! Trong các vấn đề của kinh tế đôi khi luôn bắt người ta phải lựa chọn giữa cái này hay cái kia, được gì và mất gì, rất khó có thể lưỡng toàn được! Chiến lược đại dương xanh liệu có lưỡng toàn quá không hay chính nó cũng sẽ tự gây ra sự xung đột hay cản trở quá trình phát triển nếu doanh nghiệp nào áp dụng nó một cách máy móc. Chắc chỉ có thực tế thống kê mới có câu trả lời.

Nên mình sẽ dừng tranh luận vấn đề này với bạn ở đây. Mình cũng đồng ý với hầu hết quan điểm của bạn nhưng cũng không đồng ý với chừng đó quan điểm nếu nhìn nhận chúng từ một góc độ khác. Mình cũng đã từng nghĩ chính xác đến 90% iphone là được hình thành từ chiến lược đại dương xanh nhưng nghĩ mãi thì lại tự khẳng định là không phải. Còn lý do thì nhiều quá không nói hết được... Mình chỉ nghĩ một câu có thể gải thích được vấn đề này mà không nhớ rõ là chủ tịch Huyndai hay Lý Gia Thành nói: "không phải tập hợp nhiều người thông minh ngồi bàn luận với nhau mà có thể tạo ra được sản phẩm (làm được việc)".

Mình nghĩ nó đơn giản nhưng rất sâu sắc triết lý Á Đông! Chiến lược cũng chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi, nó không phải là sản phẩm!

tuanntss (23/01/2010 02:26 AM) Có ích: 3/4 Có íchKhông có ích

© SAGA - Góp ý - - Chiến lược và luận điểm mà bạn đưa ra không logic. Nếu đó là "Tấn công đối thủ dẫn đầu" thì không phải. Vì Iphone KHÔNG có mục đích vượt qua các đối thủ khác. Mà chỉ đơn giản là sự khác biệt, một thị trường chưa hề được khai thác. Nếu là "tấn công" thì không có "độc nhất vô nhị". Nếu tôi muốn chiến thắng đối thủ theo cách tấn công trực tiếp, thì tôi sẽ làm một chiếc điện thoại tương tự đối thủ, dùng bền hơn, bảo hành tốt hơn với chi phí rẻ hơn! Lập luận của bạn không nhất quán.

- Một chiến lược đại dương xanh - chính là một thị trường chưa được khai thác. Nó hướng tới người dùng ít hiểu biết về điện thoại, thích phong cách mới lạ, tiện dụng (Mà thật ra là bất tiện trong các trường hợp riêng), và Apple tìm cách giảm chi phí để thị trường này trở thành một "đại dương". MÌnh không hề nói chung chung, có phân tích hẳn hoi, nhưng có lẽ nó chưa đủ nhiều để chứng minh. Bạn vấp phải lỗi suy nghĩ trong từ ngữ. Giảm chi phí không đơn giản là Giảm đâu.

- Giảm chi phí KHÔNG đơn giản như sơ đồ ở trên, mà còn ở rất nhiều yếu tố khác nữa. Vụ trốn thuế vừa rồi là một ví dụ đặc biệt. Nhưng mình không muốn nói tới những ví dụ đặc biệt, mà là GIẢM CHI PHÍ thực sự.

- Giảm chi phí truyền thông: một khoản rất lớn nằm ở đây. Apple có kiểu PR cực sáng tạo mà bạn có thể tìm trên mạng. Nó đôi khi miễn phí và thông điệp truyền tải tốt hơn bất cứ hình thức quảng cáo trả tiền nào.

- Giảm chi phí linh kiện: Nếu mình sử dụng 1 chiếc điện thoại thì yêu cầu của mình thường là: Cấu hình càng cao càng tốt, dùng ko bị giật. Camera phân giải cao, chụp mới đẹp, bộ nhớ lớn, hỗ trợ thẻ cắm ngoài. HĐH windows mobile để cài cả tỉ thứ lớn hơn Apple store gấp trăm lần... Yêu cầu là vậy, nhưng nếu người dùng CHẤP NHẬN ĐƯỢC cấu hình thấp hơn mà vẫn đáp ứng nhu cầu-thì đó là khoản TIẾT KIỆM rất lớn. Hiện tại có tới hàng chục chiếc điện thoại mới ra để cạnh tranh với Iphone. Chúng thường có cấu hình cao khoảng gấp đôi Iphone và hỗ trợ tất cả các kết nối. Và bạn biết gì không? Có 1 bài báo phân tích giá thành linh kiện của 1 trong những chiếc điện thoại đó. Đáng buồn là chi phí linh kiện chỉ kém giá bán có vài đôla. Bạn có thể bán ra sản phẩm với số lượng lớn hơn. Nhưng thật sự thì thành công lại được đo đếm bằng Doanh thu - Chi phí.

- Giảm chi phí vận hành: Ví dụ như khi Droid ra đời, người ta mất thêm vài khoản phí để viết thêm phần mềm mới, hỗ trợ cho phần cứng, ứng dụng. Nhưng Iphone sử dụng chính phần mềm của MAC! Siêu tiết kiệm luôn.

- Vân vân: Pin liền giúp giảm chi phí lắp ráp: Máy được thực hiện một mạch, siêu công nghiệp, chi phí nhân công giảm tối thiểu. Nút bấm duy nhất cũng vậy. Họ có lợi thế lớn về Pin và thiết kế tương tự Mac book, không thể nói là con số 0 được. Chưa kể đến việc phân chia lợi nhuận với công ty điện thoại.

GIẢM CHI PHÍ không chỉ đơn giản là Giảm, mà còn là tiết kiệm, hợp lý hóa quy trình sản xuất, giảm yêu cầu kỹ thuật, không làm TĂNG giá thành... theo đúng như trong sách thì đó là "giảm chi phí tới mức phù hợp với Nhu cầu khách hàng". Nếu bạn đọc kỹ hơn cuốn sách đó, thì chắc chắn sẽ có chung suy nghĩ của mình: "Iphone làm đúng theo những gì cuốn sách phân tích".

Mình cũng có sáng tạo rất cao, chắc chắn là vậy. Nhưng chưa đủ khả năng để tạo ra một sản phẩm tốt đến thế với giá thành chấp nhận được. Cố gắng và học thêm nhiều hy vọng sẽ có ngày viết nên một chiến lược kinh doanh thật tuyệt vời.

banhmi (21/01/2010 01:32 AM) Có ích: 3/4 Có íchKhông có ích

© SAGA - Bây giờ mới có thời gian trả lời bạn - Tôi cũng đồng ý với bạn đó chỉ là một bài viết vì vậy cũng không nên xem xét nhiều.

Còn sự không khách quan ở đây là nhắc đến tính có thể sai của một mệnh đề, ngụ ý khi chưa được kiểm sai thì không nên gán ghép hay hiểu mệnh đề đó theo một nghĩa khác với ngồn gốc chứ chưa nói gì đến việc việc kiểm chứng hay phản bác nó! Thực sự mình rất buồn cười khi đọc một số bài viết so sánh chiến lược Đại Dương Xanh duới góc nhìn của Michael Eporter và Philip Kotler.

Không nhớ của ông nào viết nhưng nói chung là so sánh khá bừa bãi. Nếu ai tìm hiểu kỹ về chiến lược Đại Dương Xanh thì sẽ nhận thấy cách đặt điều kiện cần của tác giả là không được thiếu một yếu tố nào đã nêu trong chiến lược hình thành Đại Dương Xanh. Và chúng ta phải tôn trọng ý kiến đó khi nhìn nhận và so sánh chiến lược này.

- Về Chi Phí như bạn nói thì mình thấy thực sự bạn chỉ có cách nhìn nhận chung chung khi nhìn thoáng qua cái vỏ bên ngoài của vấn đề. Hoặc cũng có thể bạn nêu ra sơ sài nhưng đã khẳng định ngay đó là GIẢM Chi phí. Thực ra ở đây Apple không cắt giảm một tý nào chi phí nếu như với cách viết của bạn. Họ chỉ cố gắng đưa chi phí thực hiện dự án đó về điểm cân bằng giữ lợi nhuận, rủi ro và tiềm năng (tương lai) mà thôi. Hay trong quản trị còn gọi và hiểu Apple đang thực hiện "kế hoạch kiểm soát chi phí''; chứ Apple với sản phẩm Iphone chưa tiến đến để đạt đươc cái gọi là cắt giảm chi phí! Chính vì vậy mà mình mới muốn bạn nhìn nhận về Apple trước đó như thế nào? Họ chưa có cơ sở nào mà tự nhận mình cắt giảm chi phí, họ chỉ là con số không trong nghành điện thoại di động tại thời điểm đó! Còn Nếu bạn nêu ra là Apple không có lý do gì để đầu tư hệ thống, dây truyền sản xuất những linh kiện mà bạn gọi là giảm chi phí (như cách nghĩ của bạn) bằng các đơn đặt hàng với các đối tác như Sam Sung hay các nghành công nhiệp phụ trợ thì còn có thể hiểu được là Apple đã dùng tiền để tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý, vận hành, nghiên cứu những vấn đề mà vốn họ chẳng có sự đóng góp sáng chế nào trước đó(1)... thì còn có thể tạm chấp nhận.

- Còn chi phí thực chất có lẽ đó là bí mật của những ngành công nghiệp lớn rồi, chúng ta không thể bàn được khi chưa có một dẫn chứng cụ thể nào! Ngay cả việc kinh doanh hàng ngày của một tổ chức, tập thể hay cá nhân ở Việt Nam chúng ta cũng thực sự khó khăn khi nắm bắt vấn đề chứ đừng nói đến những ngành công nghiệp lớn trên thế giới. Một góc nhìn vui là nếu chúng ta đưa ra được lý do xuất xứ ngàn tỷ của ông Đ hay các ông các bà nhà ta được gọi là đại gia nhà ta từ góc nhìn của kinh tế học hay lỗ hổng chính sách từ nghị định nào, sự thiếu kiên quyết của cấp thẩm quyền địa phương phía dưới khi không thi hành đúng điều luật nào do chính phủ hay ban cố vấn kinh tế đề ra đã làm nên một ông Đ, những doanh nghiệp nào hay doanh nhân nào có tầm thực sự với những chiến lược bài bản ở Việt Nam (mình nghĩ là có rồi nhưng họ chưa đạt được những gì xứng đáng với tầm vóc của họ, đôi khi chỉ là cơ hội và may mắn), tại sao bây giờ lắm người giàu thế nhỉ có phải vì dân mình thông minh chăm chỉ hơn hay xuất hiện quá nhiều nhân tài (tất cả chỉ đơn giản là cơ chế, vậy cơ chế tạo cơ hội cho ai và chưa tạo cơ hội cho ai?).

- Nếu ai đó chú ý khi tìm hiểu chiến lược đại dương xanh thì ở đó không nhắc đến cơ chế bao gồm rào cản và cơ hội cũng như thách thức, nhưng có lẽ đó chưa hẳn là thiếu mà đơn giản tác giả chỉ muốn tạo ra một đại dương hình thành từ lý thuyết hiệu quả thôi. Có lẽ phải hiểu được những gì đang diễn ra ở Việt Nam mình lúc này thì chúng ta mới nghĩ đến chuyện bàn về bí mật của Apple của những ngành công nghiệp lớn! (ở đây mình không dám nói gì nhiều hay ám khí gì đâu, chỉ là góc nhìn vui từ kinh tế học thôi).

- Sở dĩ mình không thống nhất được quan điểm là Apple sử dụng chiến lược Đại Dương Xanh với bạn vì mình cho rằng Apple dưới sự lãnh đạo của CEO S.Jobs luôn luôn sử dụng chiến lược Tấn công đối thủ dẫn đầu. Trước đó là Micrsoft (xin lỗi nhé nếu ai nghĩ họ là bạn với nhau), Sony và bây giờ cao thủ hơn tấn công cả ngành điện thoại di động. Nhưng cũng phải nói rằng trong các chuỗi chiến lược của Apple luôn lấy Cảm xúc và sáng tạo trên mỗi dòng sản phẩm làm yếu tố chủ đạo và xây dựng chiến lược của mình trên cơ sở xác định Viễn cảnh của ngành. Họ sử dụng một hiệu ứng tối đa mà các nhà khoa học Xã Hội gọi là "hiệu ứng ánh hào quang". Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở các sản phẩm của Apple luôn có một vẻ đẹp kích thích bên ngoài, khả năng tích hợp công nghệ rất đa dạng và luôn logic với cảm xúc, họ luôn đi sau đối các đối thủ của họ nhưng lại luôn luôn có tham vọng biến mình thành kẻ độc nhất vô nhị. Đúng như suy nghĩ của M.Porter "Chúng ta tấn công đối thủ đứng đầu không phải để giành vị trí đứng đầu mà là trở thành kẻ độc nhất vô nhị"(2).

Tính nhất quán logic trong chuỗi chiến luợc tổng quát của họ cũng là một điểm cực mạnh. Tính nhất quán đơn thuần không chỉ nằm trong các chiến lược mà còn nằm trong con người, nhà lãnh đạo và cụ thể ở đây là Steven Jobs.Vấn đề này hai tác giả trong Chiến Lược Đại Dương Xanh có nêu ra nhưng khá sơ sài khi nhắc đến tính nhất quán (hầu như chỉ ám chỉ điểm yếu của sự không nhất quán). "Tính nhất quán ngớ ngẩn (sai lầm) là con quỷ của trí óc" và Apple thành công trong những chiến lược của mình là vì họ không mắc phải những sai lầm này như IBM. Chiến lược tấn công đối thủ dẫn đầu của Apple cũng chính là chiến lược cơ bản trong chuỗi các chiến lược mà Google luôn luôn thực hiện và bây giờ Apple cũng đang bị Google tấn công với dòng sẳn phẩm Nexus One (ở đây tôi chỉ dừng lại chứ không dám bàn tiếp xem nó có thành công hay không).

- Còn mình không có ác cảm với Apple như bạn nói mình yêu thích Steven Jobs và luôn tìm hiểu về ông. Có một câu chuyện mà khi Steven bị đá ra ngoài Apple rồi bắt đầu lại công việc từ sản xuât phim hoạt hình 3D. Trước khi Steven Jobs làm ra bộ phim hoạt hình "Đàn kiến thông minh". Những nhân viên của Steven Jobs đã kể lại rằng "Họ cảm thấy xấu hổ vì chỉ biết tiêu tiền của Steven, họ chẳng làm ra cái gì cả". Và Steven bước vào và nói chúng ta hãy dồn hết cảm xúc của mình để làm một đoạn phim hoạt hình 5 giây có cảm xúc nào. Và tất cả mọi người đã tròn mắt ngơ ngác, nhưng rồi cũng hoàn thành công việc. Và Steven lại bước vào và cùng đề nghị mọi người cùng nhau là tiếp 1 đoạn phim hoạt hình 10s có cảm xúc. Cứ như vậy 20s, 1 phút... và cuối cùng tất cả họ cũng bắt tay vào để hoàn thành bộ phim hoạt hình cả trăm phút với đầy cảm xúc và tính sáng tạo. Steven Jobs là một người kiên trì và vĩ đại như vậy thì làm sao những người trẻ và còn non kém như chúng ta không ra sức học tập phấn đấu noi gương mà lại mất thời gian có ác cảm với ông ý, với Apple được. Nhưng đánh giá, bình luận về chiến lược, phương thức kinh doanh thì vẫn phải trên cơ sở tự do chứ nhỉ!

- Còn mình nghĩ có lẽ cụm từ uyển chuyển khéo léo ở đây có lẽ hơi lạc nhưng nó cũng tương đồng với ý của bạn thôi. Chỉ ví dụ vui là một người muốn dắt bóng qua các trướng ngại vật hình Zic zac mà muốn không chạm vào chướng ngại hay lệch đường bóng anh ta cũng phải có chút kỹ thuật và sự khéo léo chứ, có phải ai cũng có cái vốn là đôi chân như Cristiano Ronaldo đâu!

Ghi chú

(1). Apple phải liều mình bỏ ngỏ chiến lược phòng thủ của mình để vi phạm một loạt bằng sáng chế trên điện thoại di động của Nokia và các hãng di động khác như camera, angten, quản lý năng lượng... riêng với Nokia đã bị Apple vi phạm tới 7 bằng sáng chế. Apple chỉ có thể đáp trả lại bằng việc nói Nokia vi phạm 13 sáng chế công nghệ khác của họ nhưng thật trớ trêu đó chỉ là vi phạm với sản phẩm của các đối tác của Apple như Microsoft hay cũng chẳng liên quan gì đến điện thoại di động vì Nokia có chút điên tiết nên sản xuất làm PC (đây là cuộc chiến giữa các hãng di động và Apple nếu có kiện thì chỉ có Apple yếu thế)! Còn Sam Sung chưa bao giờ phải lo lắng với sự xuất hiện của Iphone như Nokia vì chiến lược kinh doanh của Sam Sung là khá đa dạng và linh hoạt họ có cái nhìn khác Nokia.

(2). Nhưng có thể thấy rằng các đối thủ mà Apple áp dụng thành công những chiến lược của mình đang chỉ là những đối thủ tầm thấp. Tầm thấp ở đây không phải là tầm thấp của Sony, Nokia... mà tầm thấp với chính những sản phẩm các hãng đó. Chúng đều chưa đạt được ngưỡng gọi là Cách mạng như nhiều người vẫn lầm tưởng hay gán ghép như Wakmen của Sony. Hay ngay chính Apple khi ra Ipod, Iphone cũng được người ta qui chụp cho danh hiệu Cách mạng kỹ thuật số. Apple đã khai thác điểm mạnh nhất của những đối thủ như Sony hay Nokia và các hãng di động và biến chúng thành điểm yếu nhất để họ để tấn công. Nhưng với cuộc cách mạng thực sự mà Microsoft đã lập nên với hệ điều hành thì cả Google và Apple đều thất bại với chiến lược tấn công của mình vào hệ điều hành. Họ sẽ không thể trở thành độc nhất vô nhị một cách dễ dàng được và cũng chưa có một chiến lược kinh doanh nào có thể đáp ứng cho những chiến lược tấn công vào cái gọi là những cuộc cách mạng thực sự cả!

tuanntss (08/01/2010 12:45 PM) Có ích: 3/3 Có íchKhông có ích

© SAGA - Rất vui vì bài viết của mình lại được comment - Tôi cũng tìm hiểu và đọc nhiều tài liệu về CL DDX, và theo một cảm quan thông thường thì có thể thấy nó không khác nhiều so với những nhà chiến lược mà bạn đưa ra. Nhưng một người thầy của tôi đã nói "CL DDX không phải đơn giản để hiểu và làm được, thậm chí nó rất khó hiểu với một số người, nhưng chính vì thế mà nó đáng để học và nghiên cứu".

Nếu bạn nhận định CL DDX là tấn công vào thị trường ngách hoặc sự sáng tạo đột biến trong sản phẩm là KHÔNG KHÁCH QUAN thì THẾ NÀO LÀ KHÔNG KHÁCH QUAN? Lời giải thích của bạn không hề có một ví dụ cụ thể ngoài những lý do "ngủ mơ", hay "không già cả". Mình sẽ trả lời dùm bạn:

- Chi phí trong CL của Iphone được thể hiện trong bài viết rồi. Họ tìm mọi cách để giảm chi tiêu, ngay cả những chi phí bản quyền mới đây được tiết lộ cũng được App cắt giảm. Không cần công bố, hay quá trình tiến hành gì cả. Chúng ta vẫn hiểu được việc cắt giảm các khoản chi không phù hợp làm tăng giá thành sản phẩm. Ví dụ như các dòng điện thoại của HTC, bao gồm cả camera cao chấm, đèn led, chip tốc độ cao, ram... đều làm tăng chi phí sản phẩm.

- Apple định vị trước đó thế nào đâu có quan trọng, mà quan trọng là họ muốn XÂM NHẬP VÀO ĐẠI DƯƠNG XANH. Sắp tới thị trường máy tính bảng chính là một ví dụ trực quan nhất cho tầm nhìn của họ. Cơ sở ư? Laptop Iphone và Ipod quá nổi tiếng không phải là tiền đề lớn nhất sao? Họ có khả năng tự sản xuất ra những thiết bị thời trang, siêu mỏng, hệ điều hành riêng, và một tập khách hàng tốt nhất. (Tôi có vài người bạn và họ chỉ dùng sp của Apple: Ipod nhỏ, laptop, Iphone, thậm chí cả tai nghe lẫn sạc đều của Apple) Bạn có thể cân nhắc trước những câu hỏi vì nó quá dễ để trả lời.

- SJ có con đường chiến lược từ trước đến giờ là như thế nào? Tôi không hiểu ý bạn.

- Một điều nữa: Mình không hề dùng 1 sản phẩm nào của Apple, cũng không có ý định quảng bá hay ngưỡng mộ về sản phẩm của họ. Mà chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu về CL DDX trong 1 sản phẩm nổi tiếng. Mong các bạn có ác cảm với Iphone thông cảm.

- Để phân tích chiến lược của một CEO đẳng cấp cao như SJ thì chắc mình còn lâu lắm mới đủ khả năng lẫn điều kiện để phân tích nó một cách bài bản. Nhưng xin nhắc lại đây chỉ là một bài viết để mong mọi người cùng bàn luận, phân tích mà thôi.

Một chiến lược theo mình không phải vận dụng một cách uyển chuyển, khéo léo, hay phản pháo. Mà đơn giản là một con đường rích rắc và phải đi đúng hướng, không sai lệch. Chứ không phải đi mọi con đường một cách khéo léo để tới đích. Đó là lý do vì sao vạch ra chiến lược là một chuyện, còn đi đúng hướng lại là chuyện khác.

banhmi (08/01/2010 12:41 AM) Có ích: 4/5 Có íchKhông có ích

© SAGA - Bạn hiểu sai rồi! - Tôi không phải là chuyên gia nhưng có lẽ tôi cũng có chút kiến thức cơ bản để thấy rằng bạn chưa thực sự hiểu chiến lược Đại Dương Xanh của W.CHAN KIM và Renee Mauborgne có những điểm gì khác so với những chiến lược mà cả Michael E Porter, Philip Kotler, David aaker, Al Rie, Lester wunderman, Robert B. Tucker... đã đưa ra.

Có lẽ thật khó để đưa hết ra đây được những vấn đề của tất cả những chiến lược này. Nhưng ai cũng đều hiểu rằng chiến lược Đại Dương Xanh có tính thách thức rất cao đối với những gì mà các bậc thầy về chiến lược cổ điển đã đưa ra từ những thập niên 80, 90. Có lẽ nhiều người đều nhận định nó na ná như một dạng tấn công vào thị trường ngách (bạn là một trong những người đó) hay sự sáng tạo đột biến trong dòng sản phẩm! Đó là một sự nhận định không khách quan!

- Chỉ nói ngắn gọn thôi nhé. Mình yêu cầu bạn hãy thảo luận với mọi người cụm từ CHI PHÍ trong chiến lược của Iphone. Hãy cùng nhau thảo luận xem trong truờng hợp này nó có phù hợp (hay đúng nghĩa) với chiến lược Đại Dương Xanh hay không? Có lẽ cái này phải đợi Apple công bố chi tiết kế hoạch cũng như quá trình tiến hành tung ra thị trường dòng sản phẩm này mới rõ đươc (tôi đi ngủ để mơ vậy).

- Và một điều nữa Apple trước đó được định vị như thế nào? Nó là một công ty công nghệ hay một công ty điện thoại. Iphone giữ vai trò gì trước đó? Trả lời nhé: Không gì cả. Vậy đâu là cơ sở để Apple hình thành nên chiến lược Đại Dương Xanh như bạn nói?

- Con đường chiến lược Apple đã đi từ trước đến giờ vẫn như vậy mà thôi bạn ah. Nó không thay đổi gì khi Steven Jobs vẫn còn chiến đấu!

Mỗi chiến lược được các chuyên gia đưa ra đều phải được mọi người tôn trọng đúng với bản chất của nó cho dù là thiếu sót. Chỉ có điều mỗi cá nhân hay tập thể đều có quyền vận dụng nó một cách uyển chuyển và khéo léo hay phản pháo nó bằng thực tế hay khoa học (không phải lý thuyết) mà thôi. Tôi nghĩ bạn không nên ôm đồm cả nắm như thế khi chưa thực sự phân tích một cách đúng nghĩa chiến lược đó một cách bài bản! Mặc dù bạn cũng có một cái nhìn khá sơ lược rồi!

hang24 (09/12/2009 10:48 AM) Có ích: 1/1 Có íchKhông có ích

© SAGA - Khó phân biệt thật - giả - Hàng thật và hàng giả cũng khó phân biệt, hiện tại trên thị trường đang tràn lan những mẫu mã thiết kế như thế và người tiêu dùng họ cũng lựa chọn và sủ dụng thoải mái, chức năng như nhau, chỉ khác xa về giá thành, điều này khó lý giải được.

fylan84 (08/12/2009 04:50 PM) Có ích: 4/4 Có íchKhông có ích

© SAGA - Ý kiến cá nhân - Tôi thấy bạn donduper đã quá nặng lời khi dùng những từ ngữ này để bàn luận về bài viết của bạn tuanntss.

Có nhiều cách để phê bình người khác, nhưng dùng những từ ngữ quá phản cảm là thể hiện sự thiếu tế nhị, tôn trọng tác giả.

Tôi là người không am hiểu về điện thoại và marketing, nhưng đọc những gì bạn tuanntss viết tôi cũng có thể hiểu được phần nào. Có thể chỉ là quan điểm chủ quan của cá nhân bạn tuanntss, thế nhưng bạn hoàn toàn có quyền viết ra và nhận phản hồi từ mọi người.

Bạn donduper có thể bình luận thoải mái, nhưng không có nghĩa là phủ nhận và phản bác một cách tiêu cực. Ngược lại, bạn nên có nhận xét tích cực và mang tính xây dựng hơn.

tuanntss (07/12/2009 05:53 PM) Có ích: 3/3 Có íchKhông có ích

© SAGA - Gửi donduper - Rất trân trọng lời nhận xét của bạn. Mình cũng chưa thể nói được rằng kiến thức về chiến lược trong kinh doanh của mình đủ để phân tích về một dòng sản phẩm nổi tiếng như Iphone. Vì thế, mình chỉ giới hạn bài viết trong việc phân tích chiến lược của Apple, dưới góc độ một tư duy mới về chiến lược kinh doanh - chiến lược đại dương xanh. Rất tiếc vì trong khuôn khổ 1 bài báo, mình chỉ có thể viết ngắn gọn những phân tích quan trọng nhất. Còn rất nhiều yếu tố khác về nhu cầu, đổi mới giá trị, tái cấu trúc... mà nếu nói ra hết, chắc hẳn cũng không dưới 10 trang. Bạn có thể search và có ngay tài liệu này rất dễ dàng. Câu a,b của bạn sẽ tự trả lời được.

Nếu bạn đã từng đọc cuốn sách này thì sơ đồ chiến lược của sản phẩm là những yếu tố cốt lót của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh hiện tại. Điểm quan trọng nhất trong sơ đồ là thể hiện được sự khác biệt và đổi mới đủ lớn để tạo ra một THỊ TRƯỜNG MỚI, không có hoặc có rất ít sự cạnh tranh. Đơn cử như trong thị trường nước giải khát trong vài năm trước, Nước giải khát có gas chịu sự cạnh tranh khốc liệt của PEPSI và COCACOLA, và thị trường nước trà (chè) giải khát là một sự khác biệt hoàn toàn. Khi Trà xanh 0 độ ra đời, nó nằm trong vùng thị trường ĐẠI DƯƠNG XANH - không hề có sự cạnh tranh. (Câu c,d)

Câu e, Chiến lược nhiều khi không cần phải dùng lời, mà thể hiện bằng sơ đồ cũng là chiến lược rồi. Lẽ ra phải có 2 sơ đồ. Một cái là thể hiện những yếu tố quan trọng nhất trong thị trường điện thoại Smart phone, bao gồm 3 đường màu tím, hồng và vàng. Một cái khác là sơ đồ ở trên. Có thể nói ngắn gọn chiến lược ở đây là: Sự giảm bớt các yếu tố cạnh tranh cũ: camera, phần mềm tích hợp, giao tiếp bluetooth (làm tăng chi phí và bất cập trong kỹ thuật)... Và tạo ra những yếu tố cạnh tranh mới: cảm ứng, duyệt web, thiết kế bắt mắt... Tức là có được những đột phá mới về mặt giá trị (Về smart phone giá rẻ cho người bình dân, đẳng cấp khác biệt, cảm giác sử dụng mới... ) tạo ra thị trường mới trong tiềm thức của khách hàng. Thị trường mới này không gặp phải sự cạnh tranh của đối thủ như HTC, Motorolla, microsoft.v.v. Và theo những kết quả được điều tra từ cuốn sách thì chiến lược này mang lại lợi nhuận nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn đã từng đọc cuốn sách này, chắc sẽ hiểu nhiều hơn những gì mình nói.

Rất cảm ơn lời nhận xét của bạn. Bài viết của mình chắc chắn vẫn có những sai sót, và nhiều phần xấu. Mình viết ra bài này từ cách đây đã hơn 1 năm, không mong muốn khoe cái gì là kiến thức cắp nhặt, mà cũng chỉ hy vọng nó là một cái nhìn khác giải thích cho một thành công lớn, và đặc biệt là nhận được nhiều ý kiến của cộng đồng để có thể hoàn thiện thêm vốn kiến thức nhỏ bé về kinh doanh vốn là niềm đam mê từ lâu. Rất tiếc nếu bài viết ảnh hưởng xấu tới người đọc.

Mong nhận được ý kiến của mọi người.

Trân trọng.

donduper (06/12/2009 09:07 PM) Có ích: 4/5 Có íchKhông có ích

© SAGA - Xin xem xét trước khi gởi bài - Đọc xong bài "Thành công của Iphone - nhìn từ góc độ chiến lược "Đại dương xanh" của bác tuanntss gì gì đó có một vài ý kiến như sau:

1. Rất cảm ơn bác đã dành thời gian viết bài này cho pà kon xa gần tham khảo.

2. Mình xin được góp ý chút nhưng sẽ thảo luận nhiều hơn về cách bác đã hình thành và cho ra bài viết này.

a. Bác nghĩ như thế nào là Chiến Lược Đại Dương Xanh?

b. "Đại dương xanh" mà còn để trong ngoặc kép nữa là ý nghĩ gì?

c. Tôi đây không biết cái gì gọi là chiến lược mà còn đại dương xanh nữa, nhưng cái chiến lược này nằm ở đâu trong bài viết, trong phân tích của bạn vậy?

d. Đưa ra một cái biểu đồ gì đó rồi tùy tiện gọi là "Sơ đồ chiến lược Iphone", Vì sao gọi nó là Sơ đồ chiến lược vậy bác???

e. Bác viết về phân tích chiến lược mà chẳng thấy chiến lược ở đâu cả, chỉ toàn là từ ngữ "chiến lược" thôi. Vậy theo bác chiến lược là gì thế?

Xin lỗi vì đã đặt ra nhiều câu hỏi đến thế. Nhưng khi ngôn từ bị lợi dụng một cách cùng cực, đó là thể hiện của sự ảo tưởng điên cuồng về sự vật và hiện tượng bên ngoài. Cái bạn đang viết ra ở đây ảnh hưởng rất nhiều đến những người đang tầm cầu kiến thức. Rồi những bạn với tờ giấy trắng ấy đọc vào, rồi lại nói với người khác, rồi lan truyền... tạo thành một xã hội của ngôn từ và ảo tưởng.

Mong bạn hãy xem xé lại bất cứ cống hiến nào về phân tích kiến thức như thế trên những diễn đàn lớn, đặc biệt là saga.vn của chúng ta. Xin hãy nghĩ đến sự ảnh hưởng tốt xấu của nó trước khi cho ra một bài viết như thế.

Sẽ rất cảm ơn, nếu sự đóng góp đó là sự chia sẻ dựa trên cơ sở tự khám phá cái hay, cái tốt chứ không dựa trên cơ sở để khoe một mớ kiến thức bòng bong mà chúng ta cắp nhặt đâu đó. Hoặc ta viết nó với sự yếu kém về nhận thức và sự què quặt về hiểu biết là ảnh hưởng đến nhiều người khác.

Rất cảm ơn và xin chúc cho saga.vn ngày một thành công. Mọi trao đổi xin gởi về [email protected].

Trân Trọng!

hahanhdung (04/12/2009 02:58 PM) Có ích: 3/3 Có íchKhông có ích

© SAGA - Các mẫu thiết kế của Apple rất tuyệt - Các mẫu thiết kế của Apple đều rất tuyệt. Tổng giám đốc điều hành Apple, ngài Steve Jobs, từng mượn câu nói "Less is more" (tạm dịch: "Chỉ cần thiết kế vừa đủ") để ngụ ý rằng các sản phẩm của hãng được thiết kế tỉ mỉ và không có chi tiết thừa. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do khiến Apple thành công.

Bí quyết thành công trong chiến dịch lăng xê iPhone của Apple

Nguồn tin: Theo Business Week

Trở về nhà sau một trận chơi gôn tuyệt diệu, cháu tôi có vẻ rất sốt ruột, thậm chí còn không thèm nhìn qua tấm thiệp mời dự bữa tối. Cậu ta còn đang là một học sinh trung học, bởi vậy tôi cho rằng cháu đang có cuộc hẹn gấp với bạn bè. Nhưng tôi chỉ đúng có một phần thôi. Cậu ta hẹn với bạn bè ra ngoài xếp hàng mua iphone!

Chính giám đốc điều hành của Apple, Steve Jobs là người tạo ra cơn sốt thu hút sự chú ý của tất cả những fan hâm mộ các công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, chiến dịch quảng cáo thành công ngoài sức tưởng tượng này bắt nguồn từ một sự giới thiệu hoành tráng về iPhone diễn ra tại hội chợ thường niên Macworld hồi tháng một năm nay.

Sau khi xem và phân tích kịch bản quảng bá của ông Steve Jobs, chúng tôi rút ra được năm bài học kinh nghiệm quý giá có thể giúp bất cứ ai đang và sẽ có ý định tiến hành một chiến dịch chào hàng mang tính thuyết phục cao:

1. Xây dựng kịch tính

Một nhà văn nổi tiếng không bao giờ thể hiện toàn bộ cốt truyện hay ho và hồi kết ngay tại trang đầu tiên của cuốn sách. Ông giám đốc điều hành của hãng Apple cũng vậy. Jobs bắt đầu bài diễn thuyết của mình bắng việc nhìn lại cuộc cách mạng về sản phẩm mà hãng Apple đã thực hiện.

Theo ông Jobs, " Cuộc cách mạng về sản phẩm có ảnh hưởng to lớn và đang làm thay đổi mọi chuyện. Apple may mắn được giới thiệu một số thứ đặc biệt trong cuộc cách mạng này". Jobs tiếp tục bằng cách miêu tả việc trình làng Macintosh vào năm 1984 như là một sự kiện "làm thay đổi toàn bộ thế giới tin học". Cũng như vậy, với chiếc iPod đầu tiên được giới thiệu vào năm 2001, là sản phẩm mà theo lời ông ông Steve Jobs: "Làm thay đổi toàn bộ nền công nghiệp âm nhạc".

Sau khi vẽ nên bức nền hoàn hảo, Jobs tiếp tục tô điểm thêm cho thiết bị mới bằng cách trêu chọc thính giả: "Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu ba sản phẩm mang tính cách mạng. Sản phẩm đầu tiên là chiếc iPod màn hình rộng điều khiển bằng cảm ứng. Thứ hai là một chiếc mobile phone tiên tiến nhất. Và thứ ba là một thiết bị liên lạc liên thông với internet".

Jobs tiếp tục xây dựng kịch tính. Ông ta nhắc tên ba sản phẩm đó vài lần và nói: "Bạn có biết không? Đây không phải là ba thiết bị riêng lẻ. Ba tính năng này được kết hợp trên một sản phẩm mà thôi... Hôm nay Apple sẽ giới thiệu với các bạn phát minh mới về điện thoại này!", ngay lập tức đám đông trở nên cuồng nhiệt.

Jobs tiến hành bài diễn thuyết của ông giống như đang điều khiển một dàn nhạc giao hưởng, với cả bè cao, bè thấp, có mào đầu và các đoạn cao trào. Nó làm cho người nghe cực kỳ phấn khích. Và bài học chúng ta có được là gì? Hãy tạo nên sự bất ngờ trong các bài giới thiệu mà bạn sẽ thực hiện.

2.Chú trọng tìm đề tài cho một phần của bài diễn thuyết

Một nhà thiết kế xuất chúng đã từng có lần nói rằng hiệu quả nhất là chỉ nên có một thông điệp cho mỗi phần của một bài diễn thuyết. Mỗi phần, một điểm then chốt. Khi Jobs giới thiệu "ba sản phẩm mang tính cách mạng như vừa miêu tả ở trên, ông không trình diễn một phần với cả ba thiết bị. Khi ông nói về mỗi đặc điểm (iPod màn ảnh rộng, mobile phone, và một thiết bị kết nối internet), mỗi phần xuất hiện cùng với một hình ảnh phù hợp với từng đặc điểm.

Jobs còn làm cho các phần của của bài diễn thuyết rất giàu hình ảnh. Không có chỗ nào trong bài nói của ông mà khán giả nhìn thấy các gạch đầu dòng hay các dữ liệu được đánh số. Hình ảnh là tất cả những gì ông cần. Sự đơn giản của các nội dung đã giữ được sự chú ý của khán giả đối với người diễn thuyết. Các hình ảnh luôn được ghi nhớ lâu, và quan trọng hơn nó có thể trợ giúp đắc lực cho diễn giả. Quá nhiều từ ngữ được dùng trong các bài diễn thuyết sẽ làm khán giả sao lãng lời phát biểu của người nói. Việc chuẩn bị các trang trong bài diễn thuyết thật giàu hình ảnh còn đồng thời giúp người nghe tập trung hơn vào các điểm quan trọng.

3.Thêm chút hấp dẫn cho những gì bạn nói

Jobs còn ngân nga giọng nói nhằm xây dựng tình trạng bị kích thích. Khi ông mở đầu bài nói bằng cách miêu tả cuộc cách mạng sản phẩm mà Apple đã tạo ra trước đây, giọng nói của ông nhỏ và chậm rãi. Ông giữ cách nói như vậy cho đến câu: "Hôm nay Apple sẽ giới thiệu với các bạn phát minh mới về điện thoại này!", thì ông đổi giọng cao hơn. Và bạn cũng nên học cách trở thành một diễn giả tài ba bằng cách điều khiển tốc độ giọng nói nhanh, chậm, lên giọng hay xuống giọng khi cần thiết nhé.

4.Thực hành

Jobs khiến cho mọi người thấy rằng ông không phải nỗ lực quá nhiều với bài thuyết trình. Bí quyết ở đây là Jobs đã khôn ngoan nhẩm đi nhẩm lại các thuyết minh hàng giờ trước khi diễn ra sự kiện quan trọng đó. Thật nực cười khi rất nhiều các nhà lãnh đạo cao cấp đã tiêu cả đống tiền cho việc thiết kế bài diễn thuyết, nhưng chẳng quan tâm gì đến việc luyện tập những điều sẽ nói. Xin đừng làm mất khán giả bởi sai lầm đáng tiếc đó. Hãy diễn tập thuần thục những gì bạn sẽ trình bày.

5. Hãy thành thực và thể hiện nhiệt tình

Nếu bạn tin rằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ thay đổi cả thế giới, vậy thì hãy nói như thế đi. Hãy trình bày thật hài hước, dí dỏm và thông minh. Trong chiến dịch quảng cáo iPhone, Jobs sử dụng rất nhiều tính từ để miêu tả sản phẩm mới, bao gồm những từ như: "Xuất sắc," "cách mạng" và "mát mẻ". Ông đùa cợt rằng tính năng màn hình cảm ứng của chiếc điện thoại mới "hoạt động một cách kỳ diệu... và chắc hẳn các chàng trai sẽ phải học tập điều này".

Người ta cho rằng các diễn giả hay lo lắng về việc sản phẩm họ sẽ giới thiệu bị thổi phồng quá mức, vì vậy họ thường sa vào trạng thái đối lập và làm cho bài diễn thuyết trở nên nhàm chán. Nếu bạn đầy cảm hứng với sản phẩm, dịch vụ hay công ty mình, hãy để người nghe thấy điều đó. Hãy tự cho phép mình được thả lỏng, hài hước và thể hiện lòng nhiệt tình!

Nào bây giờ xin bạn đừng nói câu: "Nghe có vẻ hay ho đấy, nhưng tôi không phải là fan hâm mộ ngài Steve jobs đâu nhé". Thật ra thì những gì mà ngài Jobs đã làm được chưa phải là xuất sắc nhất. Tất cả chúng ta hãy học hỏi phát huy để có được các chiến dịch quảng cáo thành công hơn nữa trong tương lai.

Anh Hoa

Số lời bình (6)

Bạn có muốn lấy tin RSS?...

Người viết Lê Ánh Dương, June 20, 2009

Tôi cũng mua một iphone, tôi thấy nó cũng đúng như quảng cáo đấy chứ, có gì tâng bốc lắm đâu? đến nay cái mà nó làm được thì phần lớn những hãng khác chưa có.

...

Người viết Kim Long, March 03, 2009

Mình là sinh viên ĐH Thương Mại, một bài viết khá hay. Chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt hơn cả ngài Jobs nếu chúng ta nghiên cứu kĩ về cách thuyết trình cũng như PR, một trong những điều quan trọng nhất là: Hãy tập luyện trc những điều cần làm... (tất nhiên còn phụ thuộc vào khả năng thiên bẩm của mỗi ng)

Tạo lợi thế bằng thuyết trình!

Người viết Trần Đình Luân, February 19, 2009

Mình đang là sinh viên khoa marketing - ĐH kinh tế quốc dân.Đọc bài viết này thấy kết kinh khủng nhưng chắc không đủ tư tin va kiến thức để làm được hix!

Hay!

Người viết Trịnh Trung Long, December 28, 2008

Đồng ý với bạn Châu Phú, về tiêu đề chưa hoàn toàn ăn nhập với nội dung, theo tôi nên thêm từ Một vào, Một bí quyết phân tích cho hết còn tốt hơn là nói nhiều bí quyết mà chả đi vào đâu. Bài phân tích rất sâu, đáng để cho mọi người học tập. Không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh, mà nói chung cho tất cả ai cần phát biểu trước đám đông mong muốn thu hút được người nghe.

Bình lọan về bài viết

Người viết Châu Phúc, December 02, 2008

Tác giả đã có sự tìm hiểu khá sâu sắc về chiến dịch này. Tuy nhiên , tôi nhận thấy tiêu đề vầ nội dung bài viết chưa được ăn khớp với nhau. Trong khi tiêu đề bài viết muốn nói đến cả chiến dịch marketing iPhone thì nội dung bài viết chỉ hướng đến bài thuyết trình của Steve Jobs trong buổi triển lãm MacWorld. Xin được góp ý như thế. Đây là một bài viết khá hay.

Một bài viết hay

Người viết Đàm Văn Hồng, October 22, 2008

Tác giả đã có một bài viết rất hay và thực tiễn. Để chỉ ra được những điểm đáng chú ý trong bài thuyết trình của Jobs thì tác giả cũng là bậc thầy về marketing.Bài này có sức hấp dẫn vì có tính thực tế và sâu sắc.

Thập kỷ của Steve Job...

Ngày gửi: 25/11/2009, 05:17 pm

In Bài

Tỷ phú Steve Jobs không còn trẻ, nhưng có quá nhiều người trẻ "say mê" ông cũng như những sản phẩm mà "quả táo cắn dở" của ông tung ra trên thế giới. Chẳng ngoa khi người ta đã xưng tụng về một "thời đại" của doanh nhân hàng đầu này.

CEO của Thập kỷ

Những thành tích xuất sắc luôn gắn liền với Steve Jobs kể từ khi ông còn là một chàng trai trẻ. Giờ đây ông đã 54 tuổi, chỉ danh mục những thành tích ông đạt được cũng đủ để giải thích tại sao ông vừa được tạp chí Fortune bình chọn là CEO của Thập kỷ (mặc dù ông vẫn tiếp tục tiến bước trên con đường của mình).

Trong vòng 10 năm qua, ông đã tái thiết lập trật tự căn bản của ba thị trường: âm nhạc, điện ảnh, điện thoại di động, và tầm ảnh hưởng tới lĩnh vực gốc của ông ngành máy tính, vẫn tiếp tục lớn mạnh.

Với Steve Jobs, có thể người tiêu dùng không bao giờ để mắt tới bản báo cáo thường niên hoặc thậm chí là tờ tạp chí kinh doanh nhưng lại có thể nói rất nhiều về thị hiếu thiết kết của ông, các cửa hàng bán lẻ tao nhã của Apple và cách thức quảng cáo "hút hồn" của "Quả táo".

Ở tuổi 21, năm 1971, Steve Jobs đồng sáng lập ra Apple với Steve Wozniak tại gara ô tô của gia đình ở Los Altos, California. Cha Jobs đã di rời thiết bị trùng tu xe hơi của ông và mua về nhà một chiếc bàn làm việc bằng gỗ của thợ mộc để làm cơ sở sản xuất đầu tiên cho Apple.

Jobs quay trở lại chiếc gara trống năm 1996 để chụp ảnh cho Fortune

Cũng chính vì thế mà ông nổi tiếng như một "ông bầu", một tài năng bán hàng bẩm sinh, một nhà ảo thuật, một người cầu toàn chuyên quyền. Tất nhiên những mô tả đó hoàn toàn chính xác và những mô tả này đóng góp vào câu chuyện huyền thoại của ông.

Tất cả công việc ông làm với người viết bài quảng cáo, các nhà thiết kế và các nhà soạn nhạc đều không mắc sai lầm bởi Jobs luôn toàn tâm toàn ý với công việc kinh doanh. Ông có thể không quan tâm tới việc nghiên cứu khách hàng, nhưng ông sẵn sàng làm việc một cách "điên rồ" để tạo ra sản phẩm mà khách hàng sẽ mua.

Ông là một người nhìn xa trông rộng, nhưng ông cũng biết cách đặt nền móng đề biến ước mơ thành hiện thực, giám sát chặt chẽ hoạt động của Apple và các nguyên tắc hoạt động của thị trường.

Larry Ellison - CEO của Orcacle - một người bạn của ông, cho rằng: Ông không lấy đồng tiền làm động cơ hoạt động kinh doanh. Thay vào đó, động cơ giúp ông xây dựng lên Apple - mối tình đầu của ông - chính là nhuệ khí có tính bản năng.

Các kết quả tài chính chẳng có gì đáng kinh ngạc cả - đối với cả Apple và đối với Jobs. Năm 2000 trị giá của Apple đạt khoảng 5 tỉ đô la, chỉ ngay trước khi Jobs tung ra chiến lược "phong cách sống kỹ thuật số". Ngày nay, với trị giá khoảng 170 triệu đô la, Apple được định giá lớn hơn Google một chút.

"Thập kỷ" của Steve thực sự đã bắt đầu từ năm 1997, khi ông quay trở lại Apple sau khi bị trục xuất khỏi công ty 12 năm trước đó. Đó là một năm của mức đầu tư khiêm tốn từ Microsoft, năm giảm bớt dòng sản phẩm của Apple xuống mức tối thiểu chỉ còn bốn dòng sản phẩm.

Jobs đã biến đổi Apple như thế nào?

Việc đầu tiên là Jobs đã hoàn thành quá trình tuyển dụng một đội ngũ quản lý mới, gồm một số nhà quản lý từ các công ty trước của ông. Những nhà quản lý hàng đầu này hình thành nên hạt nhân bộ tham mưu của Jobs trong gần 10 năm.

Ngay sau khi trở lại, sản phẩm đầu tiên ông tung ra là Macintosh, dòng máy tính iMac thuộc dạng "tất cả trong một" đã mang đến đột phá cho Apple, giúp doanh thu của hãng ổn định trở lại.

Thành công của dòng máy tính đắt tiền iMac, cùng với việc cắt giảm chi phí quyết liệt, đã giúp Jobs xây dựng được một bước đệm tiền mặt vững chắc. Qua việc hồi phục bảng cân đối kế toán của Apple, ông đã chuẩn bị để công ty sẵn sàng đón nhận những khoản đầu tư lớn, một động thái kinh doanh khôn ngoan hiếm có. Jobs đã tạo dựng nền tảng vững chắc cho bước nhảy của Apple khi mọi thứ dường như đang trong giai đoạn đen tối nhất.

First Macjobs và đội của ông cùng ngồi lại quanh bàn thảo luận của Apple tại trụ sở chính của công ty ở Cupertino làm việc về chiếc máy tính Macintosh qua bữa trưa hồi năm 1982. Sản phẩm có tính bước ngoặt này đã được tung ra thị trường hai năm sau đó

Năm 2000, Apple đã không đạt được các mục tiêu tài chính của hãng trong bản thông báo doanh thu tháng 9, khiến cho giá cổ phiếu của hãng sụt giảm nghiêm trọng trong những tháng tiếp theo, chỉ còn tương đương với 7 đô la theo giá hiện thời.

Tuy vậy, vào thời điểm đó, Jobs đã lên kế hoạch sắp xếp những nhân tố căn bản để trẻ hóa Apple. Trong suốt giai đoạn năm 2001, khi thị trường toàn cầu tụt dốc và thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, Apple đã tung ra thị trường phần mềm âm nhạc iTunes (trong tháng 1), hệ điều hành Mac OS X (tháng 3), những cửa hàng bán lẻ Apple đầu tiên (tháng 5), và chiếc iPod đầu tiên (tháng 11) và mô hình 5GB mà Apple quảng cáo là có sức chứa tới 1,000 bài hát.

Thị trường đã không kịp thời nắm bắt tầm quan trọng của những sự kiện trên. iTunes chỉ là phần mềm chơi nhạc nhúng vào Macs và thiếu cửa hàng trực tuyến bán nhạc. Hệ điều hành mới, mặc dù rất ấn tượng, chỉ đóng vai trò là sản phẩm ngách.

Do giá cổ phiếu của công ty sụt giảm nghiêm trọng, các tin đồn về việc Apple bị mua lại đã xuất hiện ở khắp nơi. Điều chưa bao giờ được thông báo một cách chính thức đó là việc Jobs đã nhờ sự trợ giúp của tập đoàn mua lại mới thành lập là Silver Lake Partners. Thương vụ mua lại của Apple có lẽ sẽ là thương vụ của thập kỷ, nhưng cuối cùng Jobs đã dập tắt những tin đồn này.

Đó thực sự là đề xuất nghiêm túc lần thứ hai về việc mua Apple. Trong năm 1997, một người bạn của Jobs là Ellison, sau này là một thành viên của Hội đồng quản trị Apple, đã lên kế hoạch tài chính mua lại công ty với giả định rằng Jobs sẽ tiếp tục điều hành công ty.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Ellison cho rằng Jobs đã không thích ý tưởng trở thành "người nói sau" nếu có vẻ như ông trở lại chỉ đơn giản để kiếm tiền.

Ellison cho biết: "Ông ấy đã giải thích cho tôi rằng với nền tảng đạo đức vững chắc, ông nghĩ rằng ông có thể đưa ra những quyết định dễ dàng hơn và trang nhã hơn". Với những ai quan tâm tới công ty sau sự trở lại của Jobs thì vị CEO chính là người đã chỉ thị đường đi nước bước của Apple.

Đầu năm 2002, trong một cuộc phỏng vấn với Time, Jobs cho biết: "Tôi thà cạnh tranh với Sony còn hơn cạnh tranh với Microsoft trong danh mục sản phẩm khác. Chúng tôi chỉ là công ty sử hữu phần mềm, phần cứng,và hệ điều hành. Chúng tôi có thể hoàn toàn chịu trách nhiệm về trải nghiệm của người sử dụng. Chúng tôi có thể làm những thứ mà người khác không thể làm được".

Jobs tin rằng người sử dụng sẽ quay trở lại với Apple, nhưng chỉ khi ông có thể nói trực tiếp với họ và không chỉ là với những người sử dụng Macintosh trung thành, một câu lạc bộ bao gồm phần lớn là những nghệ sĩ và sinh viên.

Chiến lược xây dựng các cửa hàng bản lẻ thuộc quyền sở hữu của công ty, là một phần không thể thiếu của Apple ngày nay, đã bị chế nhạo tại thời điểm đó khi công ty đang lâm vào tình trạng khan hiếm nguồn tiền mặt.

Bill Campbell - cựu quản lý của Apple, người sau này trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của Intuit và là một thành viên của hội đồng quản trị Apple - cho rằng: "Ông đã thực hiện chiến lược này cùng một hội đồng quản trị đầy mối quan ngại. Ông biết rằng đó chính là thứ khách hàng mong muốn".

Điều đáng chú ý nhất khi nhìn lại đó là số lượng sản phẩm bán ở các cửa hàng Apple gốc ít như thế nào. Jobs biết làm cách lấp đầy cửa hàng bằng rất nhiều các dòng sản phẩm khác.

Jobs cho rằng ông cần phải biết mọi thứ về Apple. Ông tham gia vào từng chi tiết mà nhiều khi bạn không nghĩ rằng một CEO cần phải biết chi tiết đến vậy. Phương châm hoạt động của Jobs là "nghĩ khác" trước khi bất kỳ sản phẩm mới nào được giới thiệu ra ngoài thị trường.

Khả năng kết hợp hiếm hoi giữa quản lý vi mô với tầm nhìn xa trông rộng chính là sự khác biệt của Jobs với các nhà lãnh đạo khác. Ngay khi mới quay trở lại Apple, ông đã nhận ra rằng thiết kếbắt mắt, tinh tế chính là đặc điểm tạo sự khác biệt của Apple trong ngành công nghiệp máy tính vốn do Dell, Microsoft và Intel nắm giữ.

CEO của công ty tư vấn thiết kế sản phẩm Ideo, Tim Brown đã viết trong cuốn sách mới của ông "Change by Design" (tạm dịch là Thay đổi bằng thiết kế) rằng: "Tôi không thể đếm được có bao nhiêu khách hàng bước chân vào và nói "cho tôi chiếc iPod tiếp theo".

Jobs cũng có sở trường nắm bắt cơ hội vào đúng thời điểm. Ngành công nghiệp âm nhạc đã rất nhiều lần không thành công trong việc phát triển thị trường âm nhạc kỹ thuật số trước khi Apple tung ra sản phẩm iTunes chính là dòng sản phẩm được chuẩn bị để trở thành cửa hàng bán âm nhạc.

Bản thân Jobs cũng rất cẩn trọng tránh né việc bàn tán quá lâu về một sản phẩm chưa có thực, ông chỉ thích nói khi đã có sản phẩm trong tay, và sẽ sẵn sàng xúc tiến quảng cáo.

Ông không tiết lộ về ca phẫu thuật ung thư năm 2004 của mình cho tới khi nó diễn ra, và chỉ được thông báo một cách chiến lược qua thư điện tử của một nhân viên.

Tương tự như vậy, ông nói với thế giới về thời gian nghỉ phép gần đây của ông thông qua công văn của một nhân viên khác mà không thêm vào bất kỳ một bình luận nào từ phía ông hay từ bất kỳ ai ở Apple.

Không một ai trong "đế chế" của Jobs nói mà không có sự cho phép của nhóm quan hệ công chúng của công ty, nhóm này luôn báo cáo công việc trực tiếp lên Jobs. Apple đã từ chối để Jobs tham gia một cuộc phỏng vấn về vấn đề này.

Lúc đầu Jobs cũng giữ im lặng về vụ xì căng đan ghi lùi ngày quyền mua cổ phần có liên quan tới cả cựu giám đốc tài chính và luật sư của công ty. Jobs đã xin lỗi về vụ xì căng đan đình đám này và gọi sự việc này là "hoàn toàn không đúng với tính cách của Apple".Jobs quản lý tiền mặt, thông điệp, các thương vụ, thiết kế và hơn thế nữa.

Xem xét một cách công bằng thì kẻ thích sống lập dị trong ngành công nghiệp máy tính này đã xây dựng một ngành kinh doanh đầy ấn tượng và công ty của ông là có một không hai. Sự việc ông bị ốm trong thời gian gần đây chính là lời nhắc nhở rằng Steve Jobs là bất diệt. Khi ông đi xa, công ty của ông sẽ thịnh vượng được bao lâu nữa?

Tương lai của Apple

Tháng chín năm nay, khi công chúng vui mừng đón nhận sự trở lại của Steve Jobs, ông đã gửi lời cảm ơn chính xác tới một nhà quản lý của Apple: Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple.

Trong một sự kiện giới thiệu dòng sản phẩm mới của iPods, Jobs trước hết đã thông báo với toàn thể nhà báo, các nhà phân tích và các nhà phát triển Apple rằng hiện tại ông đang sở hữu gan của một "người hiến tặng gan ngoài hai mươi tuổi đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi.".

Sau đó ông cảm ơn Cook và toàn thể đội quản lý vì đã "khéo léo" điều hành Apple khi ông vắng mặt. Đáp trả lại, Cook đã hoan nghênh nhiệt liệt Jobs.

Với sự trở lại của Jobs, cuộc đàm luận bị trì hoãn ở việc liệu Cook hay bất kỳ ai đang chuẩn bị để thế chân Jobs. Ở Apple, hệ thống cấp bậc do Steve quyết định. Có rất nhiều giá trị trong "những gì Steve nói".

Có những dấu hiệu cho thấy Jobs đã làm rất tốt công việc đào tạo để có một đội ngũ quản lý công ty đủ mạnh khi không có ông. Apple được đào tạo kỹ càng để có lối suy nghĩ như Steve. Đó là lý do tại sao sáu tháng qua công ty hoạt động rất tốt.

Trong thực tế, Jobs không chỉ truyền cảm hứng làm việc cho các nhân viên trong Apple mà còn cả các công ty khác nữa. Nhà tư bản mạo hiểm Marc Andreesen, đồng sáng lập ra Netscape, cho biết ông thường nhớ tới Jobs về những lời khuyên của ông dành cho các doanh nhân. Ông thường tự hỏi mình: trở ngại khi tung ra sản phẩm đầu tiên là gì? Steve Jobs sẽ làm gì?

Trong thập kỷ tiếp theo, Jobs có thể sẽ tự hỏi bản thân ông một biến thái của câu hỏi này: Sau khi tạo ra hơn 150 tỉ đô la tài sản cổ phần, biến đổi ngành công nghiệp điện ảnh, điện thoại, âm nhạc và máy tính, Steve Jobs sẽ làm gì tiếp theo?

Với sở thích giữ bí mật và tạo sự ngạc nhiên cho mọi người và một tài năng xuất chúng như Steve, có lẽ chúng ta nên đợi ông nói cho chúng ta biết khi ông sẵn sàng.

Các "ngôi sao" nói gì về Steve Jobs

1. Andy Grove - Cựu chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của Intel:

Khi nói về Steve, bạn cần phải phân biệt giữa Jobs 1 - chàng trai trẻ sáng lập ra Apple, và Jobs 2 - người "sáng lập" ra thời đại của mình

2. Andrea Jung - Chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của Avon:

Tất cả chúng ta đều cần phải tập trung vào khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng như cách mà Steve đã làm - đó là niềm đam mê điên cuồng để có được chiếc điện thoại tốt nhất, chiếc MP3 tốt nhất, máy tính cá nhân tốt nhất, kinh nghiệm bán lẻ tốt nhất.

3. Larry Ellison - Người đồng sáng lập và là CEO của Oracle:

Tôi nhớ khi Steve còn là hàng xóm của tôi ở Woodside, California, và ông không có đồ đạc gì. Điều đó khiến tôi hiểu rằng không có đồ đạc gì là điều đủ tốt với Steve trên thế giới này. Ông thà không có gì nếu ông không thể có sự hoàn hảo.

4. Marc Andreessen - General partner, Andreessen Horowitz:

Khi Steve quay trở lại vào năm 1997, công ty đang trên bờ vực phá sản. Ông đã đi từ bờ vực phá sản để xây dựng lên những dòng sản phầm nổi tiếng ngày nay.

5. Bob Iger

Một điều đáng chú ý về Steve đó là cách thức ông đặt kỳ vọng vào mọi người. Tôi đã làm việc cho Roone Arlegde trong 10 năm. Ông đòi hỏi sự hoàn hảo, không bao giờ chấp nhận những việc tầm thường, xoàng xĩnh. Steve cũng vậy. Tôi thấy điều này trong cách ông quản lý nhân viên của ông. Ông đặt kỳ vọng cho chất lượng, thách thức cho hiện trạng - và không bao giờ chấp nhận câu trả lời không.

6. Ralph de la Vega - Chủ tịch kiêm CEO của AT&T:

Khi lần đầu tiên nhìn thấy chiếc iPhone, mặc dù nó chưa hoàn chỉnh, tôi đã bị kinh ngạc trước thứ Steve có thể đặt vào thiết bị đó.

7. Jimmy Iovine - Người sáng lập và chủ tịch hội đồng quản trị của Interscope Records:

Bất kể mọi người nói gì về Apple, nều đó không phải là về Steve Jobs thì sẽ không có cửa hàng âm nhạc trực tuyến chính thống.

8. Bill Campbell - Chủ tịch hội đồng quản trị và cựu CEO của Intuit:

Điều lớn lao nhất mà tôi học từ ông đó là quan sát cách thức ông tuyển dụng. Ông là một phỏng vấn viên xuất sắc. Ông hiểu thứ ông muốn, và ông biết làm thế nào để có được những người tài năng. Và nếu bạn quan sát đội quản lý của ông sau 12 năm, một số người vẫn làm việc cho ông, một số người đã ra đi, nhưng dù ở bất kỳ vị trí nào, bạn đều thấy họ là một người quản lý chất lượng cao.

(Lệ Hoa - Abviet theo Forture/Tuanvietnam

iPhone thế hệ mới bị lộ là ác mộng của Apple?

Với người dùng nói chung, đánh mất điện thoại luôn là điều xui xẻo. Nhưng nếu đó là chiếc iPhone tối mật của Apple thì mọi chuyện còn tồi tệ hơn thế.

>Nghệ thuật phát tán tin đồn sản phẩm của Apple / iPhone HD bị lộ vì để quên tại quán bar

Apple được mệnh danh là công ty giữ bí mật giỏi nhất thung lũng Silicon. Hiếm khi họ bị rò rỉ thông tin, trừ trường hợp chính họ cố tình thông báo bóng gió cho một số blogger hay nhà báo.

Tại trụ sở ở Cupertino, California (Mỹ), các thiết bị chiến lược được kiểm soát nghiêm ngặt phía sau những cánh cửa bọc thép với mã bảo mật thay đổi vài phút một lần. Những người tham gia thiết kế, phát triển phần cứng và phần mềm hoạt động tách biệt nhau khiến ít ai có bức tranh toàn diện về sản phẩm cuối.

Ẩn đằng sau các góc khuất còn là đội ngũ bảo vệ với một nhiệm vụ duy nhất: Đảm bảo không ai nói gì. Thiết bị của Apple có sức hút đến mức giới truyền thông sẵn sàng đăng tin về chúng mà không cần được trả tiền. Do đó, việc hãng này mất khả năng kiểm soát tin tức liên quan đến sản phẩm chủ chốt có thể làm cho họ mất cả triệu USD từ việc PR miễn phí.

Cho đến nay, chiến lược marketing của Apple luôn diễn ra hoàn hảo. Người ta có thể thấy những tấm hình mờ nhạt trên website này hay một vài thông số về cấu hình sản phẩm trên trang khác, nhưng không ai thực sự dám chắc sản phẩm trông thế nào trong ngày công bố chính thức.

Nhưng trong một guồng quay hoàn hảo rồi cũng xuất hiện mắt xích bị lỗi. Bởi thế, nếu hình ảnh iPhone thế hệ bốn (iPhone 4G) đang làm "náo động" trên mạng hai ngày nay là thật thì đó thực sự là ác mộng của "Quả táo".

Câu chuyện bắt đầu từ ngày 18/3 khi chuyên gia phần mềm Gray Powell, 27 tuổi và làm việc tại bộ phận iPhone Baseband Software, uống bia và để quên chiếc iPhone bí ẩn tại một quán bar ở Redwood City. Người nhặt được thiết bị đó đã hỏi ngẫu nhiên các anh chàng say khướt ở quán rằng có phải điện thoại của họ không. Anh này cùng một người bạn đứng chờ thêm một lúc nhưng không thấy ai quay lại tìm. iPhone được bọc vỏ đen và trông không khác phiên bản 3GS. Trong lúc chờ đợi, người này còn nghịch điện thoại như thử chụp ảnh nhưng bị lỗi 3 lần còn màn hình Facebook hiện tài khoản của Gray Powell.

Khi đặt trong vỏ bọc, chiếc iPhone bí ẩn trông giống iPhone 3GS.

Anh ta quyết định trả điện thoại vào hôm sau. Nhưng khi thức dậy vào buổi sáng, iPhone đã ngừng hoạt động bằng phần mềm vô hiệu hóa từ xa MobileMe. Khi nhìn kỹ, anh thấy điện thoại có camera ở mặt trước nên tháo vỏ ra và tưởng rằng đây là bản 3GS giả.

Vài tuần sau, máy này được bán lại cho Nick Denton, chủ sở hữu trang công nghệ Gizmodo, qua chat với giá được đồn thổi là 5.000 USD. Cuối ngày 19/4, một số trang web còn khẳng định giám đốc điều hành Steve Jobs của Apple đã gọi cho Gizmodo để xin lại thiết bị.

Hình ảnh iPhone thế hệ bốn đã làm nổ ra những tranh cãi lớn về tính thật giả. Tuy nhiên, đa số các blogger tin rằng đây thực sự là iPhone 4G. Một nhân vật có liên quan đến các kế hoạch phát triển phần cứng của Apple cũng khẳng định điều này với báo The New York Times. Đại diện của Apple, như thường lệ, từ chối đưa ra lời bình luận.

Thiết bị trông góc cạnh và mỏng hơn bản 3GS với các phím nguồn và điều chỉnh âm lượng được thiết kế khác lạ.

"Thật hy hữu và bất ngờ", Tim Bajarin, Giám đốc công ty Creative Strategies và đã theo dõi sự phát triển của Apple suốt ba thập kỷ, thốt lên. "Apple luôn nghiêm ngặt trong việc kiểm soát thông tin về sản phẩm mới. Họ luôn che một tấm màn bí ẩn cho đến ngày công bố. Do đó, nếu những hình ảnh này là thật thì đây là lần đầu tiên chuyện này xảy ra".

Nhưng vẫn có người băn khoăn liệu đó có phải một nước đi mới của Apple. "Tôi hy vọng chuyện 'bỏ quên' là một phần trong kế hoạch truyền thông của Apple", Paul Saffo, cựu chuyên gia dự đoán ở Silicon Valley, nhận xét. "Nhưng tôi nghĩ việc đó khó xảy ra".

Tháng 7/2009, một công nhân làm việc tại nhà máy Foxconn (Trung Quốc) - nơi chịu trách nhiệm sản xuất iPhone - đã tự tử sau khi bị bắt giam và tra khảo vì làm mất một mẫu iPhone 4G trong quá trình vận chuyển. Foxconn không khẳng định anh này có ăn trộm iPhone hay không nhưng một số chuyên gia nhận định điện thoại của Apple có thể đang nằm trong tay một trong những công ty sản xuất hàng nhái ở Thâm Quyến.

"Bắt chước thiết kế của các mẫu thử (prototype) là vấn nạn chung của ngành công nghiệp điện tử. Thậm chí, bạn không cần ăn cắp mẫu, bạn chỉ cần mượn nó một ngày", Dane Chamorro thuộc hãng tư vấn Control Risks giải thích lý do nhiều sản phẩm chỉ mới được công bố chứ chưa hề xuất hiện trên thị trường nhưng đã bị sao chép.

Chiếc IP này

Học gì từ chiến lược marketing của Apple?

Ngọc Thuỷ - Hiền Trang

Người lãnh đạo Gửi email Bản in

01:31' PM - Chủ nhật, 17/08/2008

Có rất nhiều ý kiến tán thành rằng Apple là một trong những hãng khá thành công với các chiến lược marketing của mình. Điều đó hoàn toàn đúng.

Chiến lược mà Apple sử dụng khác hẳn với đối thủ cạnh tranh từ các khâu như lập website, giới thiệu các sản phẩm iPhone mới, chăm sóc khách hàng cũng như là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Quan trọng là phải đẹp

Trong tất cả những dòng sản phẩm của Apple, ngay cả đến các chi tiết, mọi thứ gần như hoàn hảo và bắt mắt từ thiết kế, đóng gói thậm chí đến cả những mẫu quảng cáo trên truyền hình.

Apple đã dành cả một khoảng thời gian lớn để tạo sự nổi bật trước đối thủ cạnh tranh. Và nếu là doanh nghiệp nhỏ, bạn cũng có thể làm được điều này.

Hãy lưu ý tới hình thức bên ngoài, cách bố trí sắp đặt cũng như mục đích sản phẩm của công ty.

Mọi người thích những tấm hình lớn

Hãy nhình nhanh vào website của Apple và bạn sẽ thấy rằng Apple hoàn toàn tin vào một câu nói nổi tiếng "một bức tranh có giá trị cả ngàn lời nói". Với một khối lượng thông tin và nội dung được đăng tải hằng ngày. Chắc chắn, bạn sẽ đồng ý với điều đó.

Những tấm hình lớn sẽ tác động đến thị giác của người tiêu dùng và họ sẽ muốn tìm hiểu thêm các thông tin về sản phẩm cũng như về công ty.

Thông điệp đơn giản

Apple luôn luôn khắc ghi và thực hiện lời khuyên của các chuyên gia về marketing đó là hãy giữ những thông điệp tiếp thị thật đơn giản. Thông điệp đơn giản là phải dễ hiểu, dễ nhớ và dễ chia sẻ. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là thiếu đi ý nghĩa chiều sâu của thông điệp. Điều này sẽ khơi gợi mong muốn hiểu rõ bản chất của thông điệp qua việc sử dụng sản phẩm của khách hàng.

Tạo cho người tiêu dùng sự thích thú

Hãy nhìn vào các công ty con của Apple và bạn sẽ thấy khá nhiều điều thú vị. Họ tiếp cận khách hàng một cách thân thiện.

Chiến lược của Apple không phải là nói cho bạn về những điểm yếu của họ là gì (trong trường hợp bạn không tin vào sản phẩm), mà chiến lược của họ là chia sẻ với khách hàng lời nhận xét của những người khác, những người đang sử dụng và nói về sản phẩm của họ. Điều đó sẽ khách quan và đáng tin cậy hơn.

Để áp dụng ý tưởng trên, các doanh nghiệp nên khuyến khích các khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của bạn. Cách tốt nhất để làm được điều này là thường xuyên tiếp cận những mong muốn và nhu cầu của khách hàng rồi cung cấp cho họ những sản phẩm tốt nhất.

Hãy để các phương tiện truyền thông lên tiếng

Thay vì những kiểu quảng cáo truyền thống mang tính tức thời trong các tháng, trong tuần là đơn thuần thông báo về sản phầm thì Apple đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để mọi khách hàng đều biết đến thương hiệu của mình chẳng hạn như các bài báo viết về chất lượng sản phẩm, các thông tin chi tiết về sản phẩm mới chứ không chỉ chỉ gói gọn trong một thông cáo báo chí.

Và kết quả là, hàng nghìn người đều biết đến các sản phẩm của Apple.

Các phương tiện truyền thông đại chúng thực sự có một sức mạnh rất lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ví dụ như Apple, bạn có thể làm điều này bằng cách hãy cung cấp cho họ một số thông tin mới và độc nhất để họ nói về bạn.

Tạo sự trải nghiệm duy nhất cho khách hàng

Mọi tương tác của khách hàng đều được Apple lên kế hoạch cẩn thận. Những phút bạn ghé thăm website của họ cũng giống như là bạn bước vào một trang web hoàn toàn khác. Nếu bạn thăm một trong những cửa hàng của họ, bạn sẽ cảm thấy như mình đang ở trong một bữa tiệc vui vẻ và thoải mái. Và cuối cùng, khi bạn mua sản phẩm, thậm chí là đóng gói thì bạn đã là một thành viên của câu lạc bộ Apple.

Tính duy nhất trong trải nghiệm khách hàng là một trong những thành công của chiến dịch marketing của hãng. Một khi bạn trở thành thành viên của câu lạc bộ thì chắc chắn bạn sẽ quay lại và mua sản phẩm một lần nữa.

Lắng nghe

Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần hết sức lưu tâm đó là hãy tạo ra những trải nghiệm chưa từng có cho khách hàng, từ đó hãy để những khách hàng trung thành cũng như các phương tiện truyền thông giúp bạn bán hàng. Đó chính là cách mà Apple đã làm. Họ để các khách hàng sử dụng sản phẩm của mình sau đó mời họ phát biểu cảm tưởng của mình. Căn cứ vào đó họ sẽ tạo ra những sản phẩm tốt có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng và thu được những phản hồi rất tốt từ người sử dụng.

Bạn có biết rằng, các hãng như Nokia hay Sony Ericson đều có những sản phẩm điện thoại di động với những chức năng hiện đại như nghe nhạc hay kết nối Internet nhưng sản phẩm tương tự của Apple cho đến nay vẫn là sản phẩm được ưa chuộng nhất?

Một CEO có uy tín

Nếu lãnh đạo công ty giỏi và có uy tín, chắc chắn mọi việc sẽ tiến triển tốt đẹp. Ít nhất, nhiều khách hàng sẽ nhìn vào đó, Apple đã chiếm được trái tim của họ.

Steve Jobs, CEO của tập đoàn Apple luôn đưa ra những sản phẩm mới trước các khách hàng và cũng luôn thể hiện là một người rất quan tâm đến mọi hoạt động của công ty. Điều đó cũng thể hiện rằng CEO là một người có tài, nhiệt tình và thân thiện. Kể từ khi Steve lên nắm quyền điều hành, mọi công việc đều diễn ra rất tốt và chính đó đã thể hiện được cá tính của ông.

Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước

Cách đây khoảng 5 năm, sau khi chiếm lĩnh thị trường MP3. Apple có thể đã tự tin với những thành công của mình. Thế nhưng đó không phải là những gì mà hãng này đã làm. Họ tiếp tục sáng tạo, nghiên cứu và tiếp thị nhiều sản phẩm mới bởi Apple không muốn đứng sau những cái tên như SanDisk, Microsoft, Creative, Samsung, hay bất cứ một thương hiệu nào khác.

Một trong những cách tốt nhất để bạn có thể đạt được những nỗ lực marketing của mình là luôn đi đầu trong các dòng sản phẩm bằng cách chiếm lĩnh thị trường lớn. Và không còn sự lựa chọn nào khác đó là bạn phải thật sự nổi bật. Nhận thấy điều này, Apple đã một lần nữa, chinh phục được thế giới tiêu dùng bằng iPhone

Bạn có biết LG, Samsung, HTC, và Nokia, tất cả đều có những tiện ích tương tự như iPhone? Và 3G hiện nay cũng còn có các chức năng hơn hẳn iPhone.

Trong kinh doanh, có rất nhiều thách thức và phải cạnh tranh với các đối thủ lớn. Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước là một chiến lược giúp các công ty trụ vững trên thương trường. Để tạo được uy tín với khách hàng đòi hỏi một quá trình lâu dài, và không phải dễ dàng. Nhưng đây là điều thật sự quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự thành công của một công ty.

Và cuối cùng là...Một cái tên dễ nhớ

Hãy nhìn tên các sản phẩm của Apple: iPod, iPhone, iMac v.v... Không phải cái tên nào cũng hoàn hảo nhưng tất cả chúng đều dễ nhớ phải không? Và hãy thử so sánh những cái tên này với tên của các bộ phận máy móc. Đây cũng là một điểm mà chúng ta nên học tập từ Apple. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ có gặp khó khăn nào trong việc khi nhớ hoặc truy cập địa chỉ website cũng như diễn đàn chung của doanh nghiệp mình không để từ đó có những bước đi vững chắc và xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp.

the iphone till 27th June had over 11,000 articles; over 69 million hits on Google and above 300K Blog posts to start with.

We will integrate our message of revolutionary communications and audio/visual experience together in all of our media advertisements.

Prominently featured to differentiate our product against others is the touch screen functionality. We will also emphasize our brand prominently and associated the iPhone with the iPod's groundbreaking lineage.

Our ads need to be original but tasteful at the same time. Research about media consumption patterns of our targeted audience will help our advertising agency choose appropriate media and timing to reach prospects before and during product introduction.

A massive TV campaign is planned for the month of June will feature a soon to be legendary ad that will remind people of Apple's 1984 Super Bowl ad and be the talk of the country, generating further attention.

Thereafter, advertising will be appearing on a regular basis to maintain general public awareness and communicate various differentiation messages to several targeted groups. To attract, retain and motivate channel partners to push the product, we will send personnel to inform them on how to market the iPhone along with other Apple.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro