pro2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hãy tạo lập cho mình 10 tính cách để thành công.

Đăng lúc: Thứ tư - 25/09/2013 10:45 - Người đăng bài viết: V.Hoàng

Làm cho tính cách của mình hoàn toàn chín chắn và hoàn thiện, đó là một chuỵên phi hiện thực, mọi người chúng ta, dù ít hay nhiều đều có những khiếm khuyết về tính cách, nhưng chúng ta có thể sửa chữa được, điều đó tuỳ vào tình hình thực tế. Chỉ cần bạn có một tính cách tốt, mới có thể hoà nhập vào xã hội một cách nhanh chóng và có được thành công. Chỉ như vậy mới giúp bạn mở ra một chân trời mới cho riêng mình.

Hãy tạo lập cho mình 10 tính cách để thành công.

1. Trạng thái thực hiện.

Một người có tâm lý tốt thường luôn dũng cảm để đối mặt với sự thực cuộc sống, cho dù nó có không vui hoặc đau khổ. Chẳng hạn có một người thích lái xe, anh ta ý thức được sự nguy hiểm khi lái xe, nên thường kiểm tra các bộ phân của xe để tránh xảy ra tai nạn, đó là một trạng  thái tâm lý bình thường.

2. có ý thức độc lập mạnh mẽ

Những người có tâm lý bình thường khi làm chuyện gì đó thường có một ý chí hết sức mạnh mẽ, ổn định, đồng thời họ biết tiếp thu ý kiến của người khác một cách mạnh mẽ, ổn định, đồng thời họ biết tiếp thu ý kiến của người khác một cách hợp lý. Còn đối với những việc của mình, họ có thể có những quyết định dám gánh vác những hậu quả do quyết định đó gây ra.

3. Biết dựa vào người khác một cách phù hợp

Họ không bao giờ tách biệt hoàn toàn mình và người khác, họ tiếp nhận sự quan tâm của người khác đối với mình. Điều này được thể hiện nhiều nhất trong tình yêu và tình bạn.

4. Khả năng yêu quý người khác

Một người có tâm lý tốt, chắc chắn tấm lòng họ tràn đầy tình yêu, giàu sự cảm thông. Họ có thể tìm thấy niềm vui trong việc yêu quý người khác và bạn bè. Họ không keo kiệt trong việc phải bỏ ra cái gì vì người khác, đồng thời biết hưởng niềm vui và hạnh phúc của tình yêu đó.

5. Biết kiềm chế những tình cảm của mình.

Những người có tâm lý tốt là những người biết khống chế tình cảm của mình. Đối với một sự việc họ có thể cáu giận, nhưng sẽ không mất đi lý trí, không nổi trận lôi đình chỉ vì một chuyện nhỏ.

6. Có những kế hoạch dài hạn cho mình.

Những người có tâm lý tốt là những người luôn có những dự tính cho tương lai, họ định liệu được cái nào có lợi, cái nào có hại, làm chuỵên gì được, chuỵên gì mất, đồng thời họ có những lựa chọn đúng đắn. Chẳng hạn, một đôi bạn trẻ yêu nhau, họ muốn hoàn thành xong việc học tập và các công việc khác, nên họ quyết định kết hôn muộn lại, xuất phát điểm của quyết định đó chính là hạnh phúc trong tương lai.

7. Biết khoan dung với người khác.

Một người có tâm lý tốt là người biết khoan dung với người khác, chứ không phải là người luôn nghĩ về những sai lầm, thiếu sót của người khác. Họ biết đứng vào vị trí của người khác để suy ngẫm, chứ không phải suy nghĩ một cách hẹp hòi, đố kỵ, quá nghiêm khắc với người khác.

8. Có năng lực tthích nghi nhất định.

Khi phải đối mặt với những áp lực trong công việc, học tập và cuộc sống, họ có thể chủ động điều chỉnh được tâm lý của mình, tích cực thích nghi với hoàn cảnh mới, chứ không buồn rầu, tự trách mình trong thời gian dài.

9. Biết nghỉ ngơi.

Những người có tâm lý tốt là những người biết cách hưởng thụ cuộc sống, nhưng tất nhiên việc đó phải được tiến hành dưới những điều kiện hợp lý. Họ có thể bỏ ra chút thời gian trong cả một ngày làm việc vất vả để nghỉ ngơi, không để công việc ép mình vào trạng thái “chẳng biết trốn vào đâu cả”.

10. Biết chủ động học tập và xây dựng cho mình những thú vui.

Những người có tâm lý hoàn hảo là những người có trạng thái tích cực, vươn lên, họ chủ động, tích cực học tập các loại tri thức và kỷ năng. Đồng thời họ cũng chú ý đến việc xây dựng cho mình những thú vui, sở thích riêng.

5 bài học từ những doanh nhân thành công sau một đêm

Đăng lúc: Thứ tư - 04/09/2013 20:48 - Người đăng bài viết: Thu Hiền

Hai doanh nhân này đã từng bị ám ảnh về thất bại. Nhưng họ không bao giờ ngừng nghĩ về những gì có thể xảy ra nếu họ thành công.

5 bài học từ những doanh nhân thành công sau một đêm

Khi Brittany Hodak và Kim Kaupe khai trương 'ZinePak, một công ty giải trí có trụ sở tại thành phố New York cách đây hai năm rưỡi, họ đã biết rằng họ còn phải học rất nhiều điều. Rõ ràng, họ là những người học khá nhanh vì năm nay họ đã lọt vào danh sách Advertising Age's 40 Under 40 và hiện tại công ty  'ZinePak đang đua tranh danh hiệu  Công ty khởi sự của năm do tạp chí Wall Street Journal khởi xướng trong loạt chương trình tài liệu trực tuyến. Nhưng đây là danh sách ngắn. Bên cạnh vô số giải thưởng và bằng khen, những doanh nhân trẻ cũng đã tạo lập được mối quan hệ đối tác với những người nổi tiếng như  Taylor Swift, KISS, Justin Bieber, và Beach Boys để bán gần sản phẩm của 'ZinePak tại 18 quốc gia, đây đều là những ấn phẩm đặt riêng.

Một trong những việc thông minh nhất một doanh nhân có thể làm là học từ những người khác, những người đã được ghi nhận là thành công. Vì vậy tôi đã hỏi Hodak về những bài học quan trọng nhất mà cô và Kaupe thu được trong hành trình đầy ấn tượng của họ. Dưới đây là những gì cô chia sẻ:

Bài học thứ 1: Luôn đi trước hai bước

Là chủ doanh nghiệp có nghĩa là bạn phải luôn đón nhận những thách thức mới và tìm kiếm các cơ hội mới ngay cả khi bạn đã đang trên con đường thành công. Đừng chờ tới khi gặp thất bại hay trở ngại rồi mới bắt đầu tìm kiếm các cơ hội thay thế.

Ví dụ: Kim và tôi đã lập nên công ty 'ZinePak năm 2011 với trọng tâm là nâng cao trải nghiệm đối với đĩa CD. Chúng tôi đã trở thành đối tác của Walmart với sự tin tưởng rằng những người hâm mộ âm nhạc sẽ muốn sở hữu nhiều đĩa CD hơn khi chúng được đóng gói chung với các tạp chí dành cho người hâm mộ với mức giá đặc biệt, và chúng tôi đã đúng. Mặc dù chúng tôi đã tăng trưởng tới 350% trong năm 2012 và đạt 15 triệu đô la tiền doanh thu từ các sản phẩm của ZinePak, nhưng chúng tôi cũng biết rằng người hâm mộ cũng tiếp cận với các giai điệu yêu thích của họ qua các dịch vụ trực tuyến. Chúng tôi phải đón trước sự thị thay đổi trên thị trường.

Bài học thứ 2: Đừng bao giờ làm người thông minh nhất trong phòng

Tập trung trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại hơn là một người làm tuyệt vời. Hãy tuyển dụng những chuyên gia và nhân viên giỏi nhất để bạn không bao giờ phải là người hiểu biết nhất về tương lai của công ty.

Ví dụ: Đầu tiên tôi đã nghĩ chìa khóa thành công là biết càng nhiều càng tốt về mọi thứ. Tôi đã dành hàng tháng trời để cố gắng nắm bắt chi tiết về ngành sản xuất in ấn, tiếp thị bán lẻ, PR, bán hàng và hàng tá kiến thức khác. Nhưng tôi đã nhanh chóng kiệt sức và hiệu quả làm việc cũng rất thấp. Ngay cả khi bạn giỏi về nhiều lĩnh vực, bạn cũng chỉ nên chú trọng vào một vài trong số đó. Một công ty không thể phát triển nếu chỉ có một người làm hầu hết các công việc. Đội ngũ của ZinePak hiện nay gồm 6 nhân viên giỏi, mỗi người đều giỏi nhất ở lĩnh vực chuyên môn của họ: một kế toán viên giỏi, một chuyên viên pháp lý tuyệt vời, hàng tá các chuyên gia làm việc tự do (freelancers) và một trong những huấn luyện viên kinh doanh giỏi nhất ngành.

Brittany Hodak và Kim Kaupe

Bài học thứ 3: Xin tha thứ dễ hơn xin phép

Dù bạn đang tìm kiếm một giải pháp sáng tạo hơn cho một vấn đề hoặc một kênh khác với các kênh truyền thông thông thường để tạo ra một việc nào đó, thì câu sau vẫn đúng: Xin lỗi sau còn dễ hơn là xin phép trước.

Ví dụ: Đôi lúc các kênh kinh doanh thông thường không thể giúp hoàn thành mọi việc. Năm ngoái,  Kim và tôi đã áp dụng chiến lược "tiền trảm hậu tấu” để bật đèn xanh cho các dự án và có được các cuộc họp có hiệu quả cao hơn, quảng cáo hiệu quả hơn cho  ZinePak. Dù là hẹn trước một cuộc phỏng vấn không do các chuyên gia truyền thông thực hiện hay tiến hành cuộc họp theo kiểu du kích với một diễn viên sau hậu trường mà không hẹn trước lịch với người quản lý thì quan trọng là bạn hãy làm với thái độ bất chấp tất cả để phát triển công ty.

Bài học thứ 4: "Không" không phải lúc nào cũng có nghĩa là "không"

Đừng cho rằng “không”có nghĩa là bạn không nên tiếp tục đối thoại với người mà bạn đang muốn làm việc cùng. Và cũng đừng bao giờ nhận câu trả lời “không” từ người không có thẩm quyền nói “có” với bạn.

Ví dụ: Bán một một ý tưởng cho một người ở vị trí cấp dưới có nghĩa là anh/chị ta sẽ phải dành thời gian trình ý tưởng của bạn lần lượt với từng cấp cao hơn rồi mới tới được người ra quyết định cuối cùng. Đây không phải là cách sử dụng thời gian và nguồn lực hiệu quả. Hãy gặp trực tiếp người ra quyết định sau cùng bất cứ khi nào có thể ngay cả khi khó chen vào lịch trình kín đặc của họ. Nỗ lực nhiều hơn sẽ bõ công hơn. Và nếu ông /bà ta đồng ý ngay lập tức thì hãy tiếp tục theo đuổi mối quan hệ.

Bài học thứ 5: Đừng e ngại những thứ chưa biết

Đừng cảm thấy như bạn cần phải có tất cả các câu trả lời và tiên đoán về tương lai. Hãy tuyển những người thông minh và cam kết đưa ra những quyết định tốt nhất có thể với những thông tin sẵn có vào một thời gian định sẵn.

Ví dụ: Khi Kim và tôi quyết định từ bỏ công việc chúng tôi đang làm tại công ty và mở công ty riêng, chúng tôi đã dành nhiều thời gian nói chuyện về những việc chúng tôi có thể làm nếu việc kinh doanh thất bại. Thậm chí chúng tôi còn chưa bao giờ tính đến những gì chúng tôi sẽ làm nếu việc kinh doanh thành công. Chắc chắn chúng tôi đã không nghĩ được rằng chỉ trong vòng hai năm chúng tôi đã có một công ty giải trí hàng đầu thế giới trị giá nhiều triệu đô la với kênh phân phối rải khắp toàn cầu! Mỗi ngày chúng tôi phải đối mặt với những thách thức mới và phải ra nhiều quyết định mới. Chúng tôi đã học được rằng có rất ít quyết định bất di bất dịch và lại càng ít quyết định không thể nào khôi phục được. Hãy khởi đầu công ty bạn với sự tự tin chứ không phải là sợ hãi để định sẵn phong thái thành công ngay cả khi phải đối mặt với những điều bạn không biết.

Thành công nhờ đầu tư cho mối quan hệ

Đăng lúc: Thứ tư - 28/08/2013 22:54 - Người đăng bài viết: Thu Hiền

Thành công của mỗi người không chỉ nhờ vào việc khai thác tối đa năng lực bản thân, mà còn nhờ vào sự hỗ trợ, góp sức của những người xung quanh. Vì vậy, hãy nên dành một phần thời gian và thu nhập để củng cố và tạo điều kiện cho mối quan hệ xã hội ngày càng nhân rộng.

Thành công nhờ đầu tư cho mối quan hệ

Lúc nhỏ, Warren Buffett, phải làm bồi bàn để sống. Bây giờ ông đã trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Có được địa vị này, Warren Buffett đã kiên trì học hỏi và quan hệ tốt với các doanh nhân của Mỹ và các nước khác. Từ lúc còn làm thuê, Warren Buffett thường mua sách vở để tự học.

Warren nghiên cứu rất kỹ tiểu sử các doanh nhân hiện đại, viết thư làm quen và đề nghị họ cho biết thêm những chi tiết về thời thơ ấu, những kinh nghiệm vượt lên sự ràng buộc của hoàn cảnh để trở thành những doanh nhân thành đạt. Biết cách lắng nghe nên Warren được các doanh nhân kể chuyện, cung cấp thông tin về cuộc đời họ.

Nhờ vào tài khéo kích thích những người đó tả lại thành công của họ, nên Warren nhanh chóng giao thiệp tốt với nhiều doanh nhân nổi tiếng của Mỹ, thậm chí được nhiều vị tiếp đãi như khách quý. Sự giao thiệp đó đã hình thành nơi Warren những đức tính tốt, hoài bão và hy vọng lớn lao, góp phần xoay chuyển cuộc đời ông.

Henry Ford, chủ một hãng xe hơi nổi tiếng, gia tăng sức mạnh thông qua việc kết thân với các nhà kinh tế và doanh nhân nổi tiếng như Thome, A Edison, Hasvey Fisestota...

Nhờ hợp tác với những người này mà Henry Ford đã tích lũy thêm được kinh nghiệm và kiến thức. Rõ ràng, doanh nhân này ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới doanh nhân kia và sức mạnh của tình bằng hữu có khả năng tạo nên sự nghiệp kinh doanh lớn lao.

Trong kinh doanh, khả năng giao tiếp, tổ chức, động viên, thúc đẩy, thừa nhận, biết ơn, đồng cảm với người khác là những điều không thể thiếu đối với một chủ doanh nghiệp (DN).

Bất kỳ DNnào muốn tồn tại và phát triển đều phải tập hợp kinh nghiệm và năng lực của nhiều cá nhân lại. Ngược lại, chính sự phát triển của DN sẽ giúp các cá nhân hợp tác, gắn bó với nhau và cùng thành đạt.

Quả thật, để quản lý hiệu quả một DN thì nhà quản lý phải có trình độ hiểu biết và những kỹ năng nhất định, phải tham gia thật nhiều giao dịch trên thương trường. Mỗi người thường có cái này thì thiếu cái khác, chứ ít ai hội đủ mọi đức tính và hiểu biết mọi vấn đề.

Vì thế, cần phải mở rộng quan hệ để cho các đức tính và sự hiểu biết bổ sung lẫn nhau. Một nhà quản lý tài danh không bao giờ nhận hết sự thành công về mình, họ biết cách chuyển thành công cho các cộng sự.

Cách làm này giúp họ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn, từ đó thành công nhiều hơn. Là chủ DN, việc này lại càng quan trọng. Nếu DN nào quy tụ được những người làm việc với tâm huyết, sẵn sàng đưa ra những lời khuyên hữu ích và hợp tác với sự nhiệt tình cao, thì sẽ tạo được rất nhiều lợi ích về kinh tế.

Năm gợi ý kinh doanh khôn ngoan

Đăng lúc: Thứ bảy - 20/04/2013 19:37 - Người đăng bài viết: Thu Hiền

Trong bối cảnh thị trường như hiện nay, chủ đề chung của các cuộc nói chuyện đó chính là cắt giảm chi phí, hạn chế ngân sách và tập trung vào sự sống còn của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng kiến nhiều công ty lớn và nhỏ sử dụng những cách thức linh hoạt khác nhau, với hy vọng vượt qua suy sụp nhưng vẫn gặp rắc rối.

Năm gợi ý kinh doanh khôn ngoan

Hãy thực hiện các bước sau đây để giúp doanh nghiệp bạn thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra nhiều việc làm mới.

1. Nghĩ đến doanh thu, đừng nghĩ đến ngân sách

Các cuộc họp ngân sách và mối quan tâm ngân sách có thể dễ dàng phân tâm toàn bộ đội ngũ điều hành và thay đổi giá trị. Các chủ doanh nghiệp quên rằng doanh thu tạo ra ngân sách. Nếu không có doanh thu, thì tương ứng với nó là ngân sách sẽ trắng trơn. Điều trọng tâm là phải thay đổi hoàn toàn các hoạt động thúc đẩy doanh thu để tạo ra thu nhập mới, mà rất có thể còn cao hơn cả ngân sách. Bạn không thể đạt được sự giàu có bằng cách cắt giảm chi phí, vì vậy, khi bắt đầu kinh doanh bất cứ lĩnh vực gì, bạn phải ở con số 0, từ con số 0 ấy mới giúp bạn trở thành trung tâm lợi nhuận.

2. Kiểm toán tài chính hàng tuần

Những con số được báo cáo hàng quý là một thông tin quan trọng nhưng không phải là phương pháp tốt nhất giữ cho bạn luôn ở thế đi đầu và đảm bảo sự sống còn cho công ty. Hãy kiểm toán tất cả các con số quan trọng hàng tuần và luôn dõi theo đồ thị thống kê, chẳng hạn như thu nhập hoặc số lượng bán hàng, hãy làm từ tuần này sang tuần khác, đừng bỏ lỡ tuần nào cả. Kiểm toán và quản lý hàng tuần sẽ giúp bạn tránh được các thảm họa, tai nạn một cách tốt hơn.

3. Tiến hành khảo sát xác định rõ cầu

Khảo sát khách hàng của bạn hoặc khách hàng tiềm năng hàng tháng để bạn có thể tập trung nỗ lực vào những gì họ cần hoặc muốn, giúp cho bạn có cái nhìn sâu sắc vào những gì bạn nên tiếp thị và bán. Nhiều công ty đã và đang sử dụng các bài khảo sát ngắn được tạo ra trên Google Doc, đưa ra từ 5 - 7 câu hỏi và e - mail như một liên kết hàng tháng. Mỗi cuộc khảo sát khảo sát một chủ đề nhất định.

Nếu bạn dành thời gian để tìm hiểu chính xác những gì khách hàng của bạn sẽ mua và đảm bảo bạn đang cung cấp những mặt hàng, đó sẽ là con đường ít trắc trở cho con số doanh thu ngày càng tăng của bạn.

4. Chú trọng hơn tới đào tạo nhân viên

Thiết kế một cuốn sách đào tạo, hướng dẫn cho từng vị trí trong tổ chức của bạn, bao gồm các mục tiêu cụ thể cho từng công việc. Mục tiêu của hành động này là giúp bạn xây dựng các mục hướng dẫn, hãy kiểm tra các hành động của nhân viên tốt nhất hoặc người có kinh nghiệm nhất của công ty trong từng lĩnh vực cụ thể.

Tiếp đó, cần tạo ra một gói đào tạo cho các vị trí công việc, với tất cả các nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu, thói quen hàng ngày, chính sách, thủ tục và bất cứ điều gì khác có liên quan đến vị trí đó. Cũng cần có thêm một danh sách kiểm tra chi tiết trình tự làm thế nào để nghiên cứu các gói. Nó sẽ làm giảm đáng kể thời gian cần có cho một nhân viên mới đảm nhiệm vị trí và làm việc cho công ty của bạn. Tất nhiên, nếu bạn có thể gửi cho nhân viên các khóa học đào tạo bên ngoài là điều rất tốt, nhưng cần nhớ rằng những kiến thức tốt nhất là ở ngay trong tổ chức của bạn.

5. Nắm rõ khách hàng của bạn

Hãy nhìn vào những khách hàng thành công nhất cho công ty của bạn những người kết nối tốt nhất cho công ty của bạn, họ chính là những người đem lại nhiều lợi nhuận nhất, dễ dàng làm việc cùng, bán hàng và phân phối. Hãy tìm ra các mẫu số chung giữa họ. Sau đó, tạo ra một hồ sơ xác định khách hàng mục tiêu lý tưởng của bạn. Tập trung tất cả doanh số bán hàng và những nỗ lực tiếp thị vào các công ty và những người phù hợp với đối tượng mà bạn xác định trong hồ sơ. Một khi bạn đã thiết lập giai đoạn gia tăng doanh thu, bạn sẽ tìm thấy vì tạo ra công ăn việc làm là một tác dụng phụ dễ chịu đến mức nào.

Hành trình thành công của Zanes Cycle

Đăng lúc: Chủ nhật - 23/09/2012 22:19 - Người đăng bài viết: V.Hoàng

Hành trình đến thành công của công ty chuyên sản xuất xe đạp nổi tiếng thế giới Zanes Cycle có thể xem là một bài học đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong năm kinh doanh đầu tiên, anh thu được 56.000 USD doanh thu. Năm nay, doanh thu dự kiến sẽ đạt tới 21 triệu USD.

"Nếu khách hàng của bạn muốn có mặt trăng, bạn cần phải đem lại cho họ cả vũ trụ" – ông chia sẻ.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để thành công đòi hỏi nhiều nỗ lực và không phải doanh nghiệp nào cũng theo đuổi được đến tận cùng con đường đã chọn. Doanh nhân Chris Zane là một trong số ít người làm được điều đó, khởi nghiệp từ thời phổ thông, giờ đây thương hiệu Zanes Cycle chuyên sản xuất xe đạp đã vang danh thế giới.

Học kinh doanh từ trải nghiệm

Năm 16 tuổi, cậu học sinh trung học Chris Zane đã bắt đầu sự nghiệp của mình từ hai bàn tay trắng. Zane phải thuyết phục bố mẹ cho mình mua lại một cửa hàng xe đạp đang chuẩn bị dẹp tiệm với khoản vay 23.000 USD từ ông bà, lãi suất 15%/năm.

Mẹ Zane giúp trông cửa hàng vào buổi sáng khi cậu đến trường. Ngay từ khi còn nhỏ, Zane đã yêu thích xe đạp và làm thêm tại gara East Haven của bố tại Connecticut học về sửa xe. Đối với Zane, việc mổ xẻ những chiếc xe xem cách hoạt động của chúng một cách tường tận không chỉ là trải nghiệm thời thơ ấu mà nó gieo vào anh những kinh nghiệm để trở thành doanh nhân sau này.

Các kỹ sư của Zane luôn được yêu cầu lắp ráp các phụ tùng, thử nghiệm trước bất cứ mẫu xe đạp nào. Sau đó, chúng lại được tháo rời từng phần, đóng hộp và chuyển thẳng tới khách hàng với hướng dẫn sử dụng đầy đủ. Ông hiểu rõ ràng, khách hàng cũng cần tích lũy những trải nghiệm và chính nhà sản xuất phải đem đến điều đó. Cách Zanes Cycle sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng thật sự là một quá trình được quản lý theo hệ thống, phụ thuộc 100% vào dịch vụ chu đáo, và đó là điều Zane rất thông thạo.

Zane từng trải qua nhiều thất bại trước khi tìm ra "thị trường đặc biệt" cho sản phẩm của mình. Khi công ty của Zane đã lớn hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với một cửa hiệu xe đạp thông thường trên phố chính, ông biết rằng mình chỉ có thể phát triển đến một giới hạn nào đó. Ông mở cửa hiệu thứ hai năm 1986 và thua lỗ một khoản tiền lớn - 100.000 USD trong vòng 10 tuần. Năm 1994, nỗ lực mở rộng việc kinh doanh hiện tại bằng cách bổ sung các máy tập thể dục đắt tiền của ông cũng thất bại không kém.

Thành công với đối tác B2B

Bốn năm sau, ông bắt đầu để mắt tới một "thị trường đặc biệt" - phục vụ các công ty lớn như American Express và Citigroup thông qua việc đề nghị tặng thưởng cho khách hàng/nhân viên của họ. Đó là một kiểu kinh doanh theo "đường vòng", nhưng triển vọng bán được 100 chiếc xe đạp cho một khách hàng doanh nghiệp hấp dẫn đến nỗi Zane không thể bỏ qua.

Không may là Zane nhận thấy phần lớn các công ty đều tỏ ra thờ ơ với việc đưa sản phẩm xe đạp vào chương trình khuyến mãi của họ. Thực tế là hầu hết các đại lý xe đạp cũng không theo đuổi thị trường này bởi vì nó quá phức tạp. Xe đạp phải được tháo rời từng bộ phận và nhà phân phối phải vận chuyển tới tay những người luôn gặp khó khăn khi lắp ráp lại chiếc xe hay những người đã chọn nhầm cỡ xe.

Sự hứng khởi ban đầu nhường chỗ cho sự vỡ mộng, khiến những nhân viên hay khách hàng nhận được món quà này và cả công ty đã trao tặng nó đều cảm thấy chán nản. Đối với Zane, "con dốc trơn" đó là thách thức. Nhưng ông cảm thấy chắc chắn thành công trong lĩnh vực này, chỉ cần sử dụng đúng các giá trị của dịch vụ chăm sóc khách hàng giống như những gì đã đem lại kết quả tuyệt vời cho cửa hiệu của ông.

Phải mất đến 8 năm Zane mới xây dựng được lòng tin và sự tôn trọng của các khách hàng doanh nghiệp, nhưng thị trường đặc biệt này hiện chiếm tới 70% doanh thu của cửa hiệu, và ông là nhà cung cấp xe Trek duy nhất trong lĩnh vực này. Hiện nay, Zane có 6.000 chiếc xe hiệu Treck trong một kho hàng mới rộng hơn 2.000m2, và chúng đều sẵn sàng được chuyển đi cùng một lúc ngay khi có thông báo. Tuy nhiên, Zane vẫn chưa hài lòng với chính mình, ông quan điểm rằng tất cả các cuộc trao đổi với khách hàng đều là cơ hội tăng cường mối quan hệ. Hơn thế, những đối tác B2B cũng chính là những khách hàng tiềm năng.

Đa số các CEO khi đã chinh phục được một đỉnh thành công thường cho phép mình nghỉ ngơi đôi chút. Nhưng Zane không như vậy. "Điều đó khiến tôi không thoải mái", ông nhẩm tính giá trị suốt đời của khách hàng này, nó lên tới hàng triệu đô la, ông không thể đánh mất. Vì vậy, Zane sẽ không nghỉ ngơi, không bao giờ coi lời nói của một khách hàng là hiển nhiên và sẽ không ngừng dựng lên những rào cản để tiếp tục vượt qua.

Hai bài học kinh điển của các tỷ phú Mỹ

Đăng lúc: Thứ tư - 29/08/2012 21:15 - Người đăng bài viết: Thu Hiền

Napoleon Hill (Sinh ngày 26 tháng 10 năm 1883 - mất ngày 8 tháng 11 năm 1970) là một tác giả người Mỹ, một trong những người sáng lập nên một thể loại văn học hiện đại đó là môn "thành công học" (là khoa học về sự thành công của cá nhân). Tác phẩm được cho là nổi tiếng nhất của ông có tên "Suy nghĩ và làm giàu" (Think and Grow Rich) là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Hai bài học kinh điển của các tỷ phú Mỹ

Trong sự nghiệp của mình, ông cũng từng được trở thành một cố vấn cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Câu nói nổi tiếng thể hiện tư tưởng của ông là "Điều gì mà tâm trí có thể nhận thức và tin tưởng thì tâm trí có thể hoàn thành". Napoleon Hill được xem là người có ảnh hưởng rộng rãi nhất, mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực thành công cá nhân.

Ông đã giúp cho hàng triệu người trên thế giới thành công và những quyển sách của ông có một ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của rất nhiều doanh nhân thành công của Mỹ.

Sau đây là hai bài học kinh điển mà Napoleon Hill đã truyền đạt cho bao thế hệ tỷ phú trên thế giới:

Bài 1: Không ai có thể thành công nếu phó mặc cuộc sống cho số phận

Bạn chẳng cần phải là nhà chiêm tinh hay tiên tri mới đoán trước được tương lai của một ai đó. Bạn có thể nhìn thấy tương lai người khác bằng cách đặt cho họ một câu hỏi đơn giản: “Chính xác thì mục đích sống của bạn là gì - và bạn có kế hoạch gì để đạt được mục đích đó?”.

Nếu bạn đặt câu hỏi này cho 100 người, thì 98 người sẽ trả lời đại loại thế này: “Tôi muốn kiếm được nhiều tiền và thành đạt hết mức có thể”.

Xét bề ngoài thì câu trả lời này nghe rất có mục đích, nhưng nếu nghĩ sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy người trả lời thuộc tuýp người sống phó mặc cho số phận, họ sẽ chẳng bao giờ đạt được điều gì trong cuộc sống trừ những thành quả còn sót lại từ những người thực sự thành đạt - những người có một mục đích sống rõ ràng và có một kế hoạch cụ thể để đạt được mục đích đó.

Để thành công, ngay lúc này, bạn cần xác định chính xác các mục tiêu của bạn là gì và vạch ra các bước đi để đạt được những mục tiêu đó.

Nhiều năm về trước, tôi làm việc với một cộng sự tên là Stuart Austin Wier, người thành phố Dallas, Texas, Mỹ. Anh là cộng tác viên cho một tạp chí và chỉ sống từ công việc đó. Có thể anh sẽ vẫn tiếp tục công việc viết lách với mức lương còm cõi đó nếu như câu chuyện mà anh viết về một nhà phát minh không bất ngờ thôi thúc anh thay đổi cuộc đời mình.

Những người quen biết anh đều hết sức ngạc nhiên khi nghe anh tuyên bố sẽ từ bỏ nghề báo và tiếp tục con đường học vấn để trở thành luật sư về bằng sáng chế. Stuart không đặt mục tiêu trở thành một luật sư về bằng sáng chế thường thường bậc trung, mà trở thành “một luật sư giỏi nhất về bằng sáng chế tại Mỹ”. Anh hăng hái thực thi kế hoạch của mình và đã hoàn thành khóa học trong một khoảng thời gian kỷ lục.

Khi bắt đầu đi vào công việc mới, Stuart tìm những vụ kiện khó giải quyết nhất. Danh tiếng của anh nhanh chóng lan rộng trên khắp nước Mỹ. Dù giá phí anh đưa ra rất cao nhưng số người đề nghị anh tư vấn, tranh tụng mà anh phải từ chối (vì anh không có đủ thời gian cho tất cả) còn nhiều hơn số khách hàng được anh chấp nhận.

Người nào hành động có mục đích và có kế hoạch thường có nhiều cơ hội thành công. Làm sao cuộc đời có thể đem lại cho bạn điều gì nếu bản thân bạn không biết bạn muốn gì. Làm sao người khác có thể giúp bạn thành công nếu bản thân bạn cũng chưa xác định được mình phải thành công bằng cách nào. Chỉ khi có mục đích rõ ràng, bạn mới có thể vượt qua những thất bại và nghịch cảnh cản trở đường đi của bạn.

Một trong những doanh nhân sở hữu “nhượng quyền kinh doanh” (franchise) đầu tiên và thành công nhất tại Mỹ là Lee Maranz - một người biết rõ mình muốn gì và làm thế nào để đạt được điều mình muốn.

Là một kỹ sư cơ khí, Maranz đã phát minh ra máy làm kem tự động có thể làm ra kem mịn. Ông mơ ước có một chuỗi những cửa hàng kem trên khắp các bờ biển, và đã vạch ra một kế hoạch để biến ước mơ thành hiện thực.

Cũng như nhiều cá nhân khác cùng thời, Maranz đã gặt hái thành công cho mình bằng cách giúp người khác thành công. Ông đã giúp nhiều người mở cửa hàng bán kem bằng việc nhượng quyền kinh doanh. Đây là một ý tưởng mang tính cách mạng vào thời đó. Ông đã bán những chiếc máy làm kem theo giá vốn và kiếm lời từ việc bán máy trộn kem.

Kết quả ra sao? Đó chính là sự ra đời của chuỗi cửa hàng mà Maranz đã quyết tâm xây dựng trên toàn nước Mỹ. Ông nói: “Nếu bạn có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân, vào những việc bạn đang làm, và việc bạn muốn làm, thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua”.

Nếu bạn muốn thành đạt, hãy chọn hôm nay làm ngày chấm dứt kiểu sống phó mặc cho số phận. Hãy xác định một mục tiêu rõ ràng cho mình. Hãy viết mục tiêu đó ra giấy và khắc cốt ghi tâm nó. Hãy xác định rõ bạn cần lên kế hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Hãy bắt đầu bằng việc ngay lập tức biến kế hoạch thành hành động.

Tương lai của bạn là do bạn tạo nên. Ngay lúc này, hãy là người quyết định tương lai mình.

Chính sự lựa chọn - chứ không phải cơ hội, quyết định số phận bạn!

Bài 2: Học cách sống cuộc đời của chính mình

Tâm hồn bạn sẽ chẳng bao giờ thanh thản nếu để người khác sống hộ cuộc đời bạn.

Một thực tế không thể chối cãi là Đấng Sáng tạo đã ban cho chúng ta một đặc quyền trọn vẹn. Đó là đặc quyền làm chủ một thứ, và chỉ một thứ duy nhất: trí tuệ của chính chúng ta.

Hẳn là khi ban cho chúng ta đặc quyền này, Đấng Sáng tạo muốn khuyến khích chúng ta sống cuộc đời của chính mình, có những suy nghĩ của riêng mình và không để người khác can thiệp vào. Chỉ bằng cách sử dụng đặc quyền này vào việc kiểm soát trí tuệ và cuộc sống của mình, bạn mới có thể tiến tới những nấc thang thành công trong bất cứ lĩnh vực nào. Nếu thiên tài là người kiểm soát và định hướng được hoàn toàn trí óc mình thì đây cũng là phương cách có thể giúp bạn trở thành thiên tài.

Chúng ta từng nghe những câu chuyện về những con người nổi tiếng từng biến nghịch cảnh thành yếu tố thuận lợi. Họ đã vượt qua trở ngại để trở nên giàu có và nổi tiếng. Họ là những Henry Ford, Thomas Edison, Andrew Carnegie, Wilbur và Orville Wright… Tuy nhiên, còn nhiều người khác tuy không sánh bằng các vĩ nhân trên, nhưng họ cũng không chấp nhận thất bại.

Nhiều năm trước đây, một thanh niên trẻ tuổi từng phục vụ trong quân đội đến gặp tôi để xin việc. Anh ta kể rằng anh ta đang hết sức bất mãn và chán nản; rằng anh ta chỉ mong có cái để ăn và một nơi để ngủ qua đêm. Ánh mắt anh ta đờ đẫn vô hồn - một ánh mắt khiến tôi nghĩ rằng đối với anh ta, mọi hy vọng đều đã chết. Chàng trai này, nếu thay đổi thái độ sống, hoàn toàn có thể trở nên giàu có.

Tôi hỏi anh ta: “Anh có nghĩ cách để trở thành triệu phú không? Tại sao anh lại chấp nhận một cuộc sống nghèo khổ trong khi anh hoàn toàn có thể kiếm được hàng triệu đô la?”.

Anh ta đáp lại: “Ông đùa à? Tôi đang chết đói đây, và tôi chỉ cần một việc làm thôi”.

Tôi trả lời: “Tôi không đùa đâu anh bạn. Tôi hoàn toàn nghiêm túc đấy. Anh có thể kiếm được hàng triệu đô la, chỉ cần anh sẵn lòng sử dụng những tài sản mà anh đang có”.

Anh ta thốt lên: “Ông nói tài sản nghĩa là thế nào? Tôi chẳng có tài sản gì ngoài bộ quần áo trên người!”.

Dần dần, qua câu chuyện, tôi biết được anh ta từng là nhân viên bán hàng của công ty Fuller Brush nổi tiếng tại Mỹ trước khi gia nhập quân đội. Trong thời gian tại ngũ, anh làm công việc nấu nướng và nấu ăn khá giỏi. Nói cách khác, bên cạnh hai đặc điểm trời cho là một cơ thể khỏe mạnh và tư duy có thể thay đổi theo hướng lạc quan, tài sản của người thanh niên này còn bao gồm việc anh ta có thể nấu ăn và có khả năng bán hàng.

Tất nhiên, cả việc bán hàng lẫn nấu ăn đều không hứa hẹn đưa bạn vào hàng ngũ các triệu phú, nhưng điều cần lưu ý là chàng thanh niên này lại tự tách mình ra khỏi nhịp sống thường nhật của xã hội. Và anh ta hãy còn khá lạ lẫm với nguồn trí lực sẵn có của mình.

Trong hai giờ trò chuyện với người thanh niên này, tôi nhận ra sự chuyển biến ở anh ta từ một người bi quan, thất vọng thành một người có suy nghĩ lạc quan hơn. Sự thay đổi lớn đó có được là nhờ sức mạnh từ một ý tưởng bất chợt: “Tại sao ta lại không tận dụng khả năng tiếp thị của mình để thuyết phục các bà nội trợ mời hàng xóm láng giềng của họ đến dự một bữa tối tại gia, rồi nhân cơ hội đó bán đồ dùng nhà bếp cho họ?”.

Tôi đã cho anh ta vay một số tiền đủ để mua vài bộ quần áo và trao cho anh ta bộ đồ dùng nhà bếp đầu tiên, sau đó mọi việc do anh ta tự quyết định. Trong tuần lễ đầu tiên, anh chàng bán sạch bộ đồ dùng nhà bếp bằng nhôm trị giá gần 100 đô la. Tuần kế tiếp, doanh thu tăng gấp đôi. Sau đó, anh ta bắt đầu hướng dẫn những nhân viên bán hàng khác bán những đồ dùng nhà bếp tương tự.

Bốn năm sau, anh ta kiếm được hơn một triệu đô la mỗi năm và bắt tay vào thực hiện một kế hoạch bán hàng táo bạo, mở ra một ngành công nghiệp dịch vụ mới cho nước Mỹ.

Khi những điều ràng buộc tâm trí con người được tháo gỡ, và con người làm chủ được hoàn toàn chính bản thân mình thì tôi cho rằng mọi nỗi lo sợ sẽ biến mất và người đó sẽ được hưởng niềm vui trọn vẹn trong cuộc sống!

Bốn bài học thành công trong kinh doanh

Đăng lúc: Thứ năm - 02/08/2012 17:22 - Người đăng bài viết: Thu Hiền

Hầu hết các triệu phú người Mỹ đều làm giàu nhờ kinh doanh. Bạn có tin rằng mình cũng có thể thành triệu phú đôla như họ không? Điều đó là hoàn toàn có thể, nếu bạn kiên trì trau dồi kiến thức để trở nên tinh thông và thành thạo công việc kinh doanh của mình như một chuyên gia.

Bốn bài học thành công trong kinh doanh

Nghe có vẻ khó ư? Vậy trước hết hãy nghiên cứu những bài học sau đây: 

1. Bạn kinh doanh nhằm mục đích gì? 

Thông thường, người ta cho rằng kinh doanh thì chỉ có một mục đích lớn nhất là kiếm lợi nhuận. Nhưng theo Peter Drucker, một bậc thầy về marketing thì mục đích lớn nhất đó phải là tạo ra khách hàng cho sản phẩm của mình và giữ được chân họ. Vì thế, bài học đầu tiên cho bạn là "luôn luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm trong mọi nhận định và quyết định kinh doanh". Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng, nhìn nhân mọi thứ theo quan điểm và dưới con mắt của họ. 

2. Làm rõ ràng mọi việc 

Trước tiên, cần hiểu rõ "Tôi là ai? Tôi muốn gì ở việc kinh doanh này?". Bài học thứ hai là, hãy tập cân nhắc kỹ càng mọi bước đi trong kinh doanh, cố gắng làm cho mọi việc càng rõ ràng càng tốt. Nhưng trước hết bạn cần có một tầm nhìn. Doanh nghiệp lý tưởng trong tương lai của bạn là gì? Nếu bạn chưa từng hình dung đến việc đó, rõ ràng bạn chưa có tầm nhìn đủ xa và sắc sảo. Khi bạn vẽ ra viễn cảnh về doanh nghiệp của mình, hãy làm cho nó thật lý tưởng và hãy tin rằng bạn hoàn toàn có thể xây dựng được nó theo cách của bạn. 

3. Doanh nghiệp hoàn hảo 

Giả sử bạn đã có một doanh nghiệp lý tưởng như bạn mong muốn. Nếu được mô tả công ty của bạn cho một khách hàng chưa từng biết đến nó, bạn sẽ dùng những từ nào? Không chỉ có vậy, bạn muốn khách hàng nhắc đến doanh nghiệp của mình với thái độ và bằng những từ nào? Bài học tiếp theo là hãy nghĩ và thử liệt kê thật chi tiết những đặc điểm mà bạn muốn mang lại cho công ty mình, điều này rất có ích cho bạn đấy. Bạn càng biết rõ những đặc điểm nào là quan trọng với mình và doanh nghiệp của mình thì càng dễ dàng đạt được mục đích đó. 

4. Chọn lấy một mục tiêu và xác định con đường đi 

Mục tiêu của bạn trong việc kinh doanh là gì? Mục tiêu này khác hẳn với mục đích được nhắc đến trên đây, mà có thể hiểu là một nhiệm vụ, là điều bạn muốn đạt được, muốn đem lại cho khách hàng và danh tiếng mà bạn muốn đem lại cho doanh nghiệp. 

Trong cuộc sống này, bạn đã biết bao nhiêu người làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng? Hãy tin rằng bạn cũng có thể làm được như họ, chỉ cần bạn bắt đầu học hỏi ngay từ bây giờ. Chỉ cần bạn tin rằng mình không gặp phải trở ngại gì, thì con đường của bạn sẽ suôn sẻ. Hãy nhìn những tấm gương thành đạt, bạn sẽ có động lực để cố gắng và vượt qua được khó khăn mà không gì ngăn cản nổi

"Tuyệt chiêu" của Uni - President: Biến cửa hàng thành siêu thị

Đăng lúc: Thứ năm - 10/01/2013 19:51 - Người đăng bài viết: Thu Hiền

Đây không phải là lần đầu tiên Uni - President hiện thực hóa ý tưởng này. Cuối tháng 7/2008, tập đoàn này đã phải gánh chịu thất bại trong ngành kinh doanh mới ở Đài Loan khi đối tác Mark & Spencer công bố sẽ đóng 3 cửa hàng của họ tại Đài Loan. Sau đó, Uni - President này tiếp tục hợp tác với nhà kinh doanh siêu thị lớn nhất vùng Kansai của Nhật Bản - Hệ thống siêu thị Hankyu Hanshin, để mở một siêu thị tại khu Dream Mall tại Cao Hùng.

Trung tâm thương mại Hankyu Hanshin tập trung nhiều thương hiệu lớn

Với một người khổng lồ trong mảng kinh doanh cửa hàng tiện dụng như Uni - President, việc tham gia vào thị trường siêu thị đất chật người đông của Đài Loan quả là một thử thách không hề dễ dàng.

Hút khách với thương hiệu lớn

Sự ra đời của Hankyu Hanshin đã khuấy động thị trường bán lẻ Đài Loan bởi phương thức tiếp cận mới của nó, đó là sự ra mắt nhãn hiệu trang phục thường ngày Uniqlo dưới dạng các "cửa hàng nằm trong cửa hàng". Chiến thuật này đã cho thấy một xu thế mới của các nhà bán lẻ siêu thị ở Đài Loan đang theo sát bước chân của người láng giềng Nhật Bản nhằm tạo hình ảnh "sang trọng mà hợp túi tiền" cho thời trang.

Trung tâm thương mại Hankyu giành cả tầng B1 với diện tích gần 1.500m2 cho cửa hàng của Uniqlo, trở thành trung tâm đầu tiên triển khai mô hình "cửa hàng trong cửa hàng" tại Đài Loan.

Allwell Chou, Phó Chủ tịch công ty Công nghệ Đa phương tiện Fubon, đơn vị đã mở siêu thị Momo vào đầu tháng 10 năm nay và có kế hoạch chuyển tới lô A10 của khu buôn bán Xinyi trong 3 năm tới, cho rằng các siêu thị đang đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng nói chung, dần dần phát triển theo hai hướng. Một là đi theo mô hình của ShinKong Mitsukoshi và Sogo, chuyên bán các mặt hàng cao cấp và mỹ phẩm. Hướng còn lại là các nhà kinh doanh nhấn mạnh vào việc cung cấp những mặt hàng "sang trọng mà hợp túi tiền".

"Trung tâm thương mại Omotesando của Nhật Bản không chỉ có những cửa hàng lộng lẫy. Rất nhiều cửa hàng của Zara, H&M, Forever 21, Nike và Apple, những mặt hàng phục vụ số đông người dân cũng hiện diện tại đây". Ông Chou nhấn mạnh rằng kể cả đại lộ mua sắm mới nổi với cái tên Champs - Elysees của Tokyo cùng với khu buôn bán Giza lâu đời cũng không nằm ngoài xu thế đó. Icky Lee, Phó Chủ tịch CK Watch& Jewelry, Đài Loan, người vừa trở về từ một chuyến công tác tại Mỹ cũng có cảm giác về một sự thay đổi đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. "Khủng hoảng tài chính đã biến những vật dụng xa xỉ thành một xu thế rộng khắp trên thế giới". Đó là xu thế được giới trẻ những người tôn thờ sự cá tính trong thời trang.

Việc chuỗi cửa hàng President thâm nhập thị trường siêu thị Đài Loan đã được tính toán trong thời gian dài. Chủ tịch Wang cho biết công ty đã sớm nhận thấy việc chỉ dựa vào các cửa hàng tiện lợi không đủ để hỗ trợ cho các hoạt động phát triển thương mại khác của công ty. Từ đó, họ dần quan tâm đến phát triển các khu mua sắm.

Cơ cấu chung hiệu quả

Việc nhượng quyền thương hiệu Starbucks, Mr.Donut và Afternoon Tea tại Đài Loan và Trung Quốc sẽ giúp lợi nhuận năm nay của President vượt mức 10 tỷ Đài tệ, mang lại thành công mới cho tập đoàn, bên cạnh danh hiệu Tập đoàn Thực phẩm và Nước uống lớn nhất Đài Loan. Hai đối tác thân cận nhất của President là Comestibles Master Co. và Wowprime đều có doanh số trên 5 tỷ Đài tệ vào năm 2009. Louis Chang - Jen, Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh thực phẩm và đồ uống, cho biết trong tương lai những nhãn hiệu này sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa khi có sự hợp nhất cơ cấu vào đầu năm nay.

Khoảng 50 công ty thuộc sự quản lý của President đã tiến hành hợp nhất các phòng ban của mình thành một cơ cấu chung, gồm 10 đơn vị chịu trách nhiệm về quan hệ công chúng, nhân lực, quản lý chung, quảng cáo tiếp thị, tài chính, hệ thống thông tin... Duy chỉ có các ban kế hoạch dự án và kinh doanh là giữ nguyên cho mỗi công ty. Việc vận hành hợp nhất cùng với uy tín của các nhãn hiệu nước ngoài đã giúp President bớt việc thành lập các công ty mới tại thị trường nội địa.

Tuy còn có nhiều ý kiến trái ngược về ảnh hưởng của Siêu thị Uni - President Hankyu lên toàn ngành bán lẻ của Đài Loan, nhưng nhiều chuyên gia như ông Chou Pao - wen, Trưởng bộ phận xúc tiến bán hàng của ShinKong Mitsokoshi, vẫn lạc quan cho rằng mô hình này sẽ thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành siêu thị nói chung và thu hút thêm nhiều khách hàng ngoài phạm vi Đài Bắc và Đài Loan.

3 bài học khởi nghiệp thú vị từ Trung Nguyên

Đăng lúc: Thứ ba - 12/06/2012 21:45 - Người đăng bài viết: V.Hoàng

Không phải ngẫu nhiên mà Trung Nguyên trở thành một trong những thương hiệu được người Việt ưa thích nhất theo khảo sát B& Company Việt Nam và Nikkei BP Consultancy.

Một tờ nhật báo của Đức đã đăng tải thông tin về chuyến công tác của đoàn Trung Nguyên đến Neuhaus Neotec, công ty chuyên cung cấp máy chế biến cà phê hàng đầu châu Âu

Nếu thống kê các thông tin báo chí cũng như theo dõi từng bước đi của họ, có thể khách quan công nhận rằng Trung Nguyên là một trong rất ít thương hiệu Việt Nam tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc cho người tiêu dùng.

Trong một bài viết trên tạp chí nổi tiếngFinancial Times vào cuối năm 2011, Giáo sư Morgen Witzel của trường đại học kinh doanh nổi tiếng Exeter tại Anh Quốc có nhận xét rằng: “Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng, người Việt có thể sản xuất được những loại cà phê sành điệu, chất lượng cao và giá cả hợp lý. Thế là vào những năm 1990, nhãn hiệu Trung Nguyên ra đời với một nhà máy và một chuỗi quán cà phê. Đưa ngành cà phê Việt Nam vượt ra khỏi mặc cảm là cà phê chất lượng thấp, giá rẻ”.

Quá trình phát triển của thương hiệu Trung Nguyên đã gợi ý nhiều bài học về khởi nghiệp, trong đó tiêu biểu là 3 bài học thú vị sau:

Nghĩ lớn và dũng cảm theo đuổi con đường mới

Xây dựng một thương hiệu cao cấp trong thị trường đang phát triển dường như là một sự trái ngược. Nhưng Trung Nguyên đã làm được việc này.

Vào những năm 90, tại thị trường đang phát triển của Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ 250 USD (số thống kê vào năm 2011 là 1.200 USD), nhưng Trung Nguyên đã chọn chiến lược phát triển thương hiệu cao cấp với mong muốn thu hút thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Để làm được điều này, trước tiên Trung Nguyên cần phải thuyết phục người tiêu dùng nội địa sử dụng sản phẩm cao cấp, cũng như thuyết phục thị trường quốc tế rằng Việt Nam có thể sản xuất những loại cà phê cao cấp và chất lượng không thua kém “các tay chơi lớn”.

Làm thế nào để chinh phục thị trường với một hệ thống phân phối nội địa kém hiệu quả như lúc bấy giờ? Ông chủ hãng cà phê lúc ấy đã có câu trả lời, thiết lập một hệ thống quán cà phê có kiểu mẫu một phần tương tự như Starbucks, nơi có thể giới thiệu và bán cà phê cho người tiêu dùng.

Kế hoạch xây dựng thương hiệu cũng đã được chuẩn bị chu đáo. Cạnh tranh trực tiếp với các nhãn hiệu đa quốc gia như Nescafe, và định vị nhãn hiệu như một phần văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Ngày nay, có rất nhiều quán cà phê sành điệu tại thị trường Việt Nam, nhưng ai cũng nhớ hình ảnh người tiên phong này.

Chọn đối thủ lớn và cam kết ganh đua

Rất nhiều doanh nhân trẻ khi khởi nghiệp đặt ra những mục tiêu khiêm tốn cho chính mình và doanh nghiệp. Điều đó cũng tốt, vì những mục tiêu khả thi sẽ giúp doanh nghiệp mới bảo toàn vốn và phát triển một cách an toàn.

Điều đặc biệt có thể thấy từ Trung Nguyên là luôn chọn những đối thủ lớn hơn mình rất nhiều để tuyên bố cạnh tranh, như Nescafe, Vinacafe. Và kết quả là thị trường cà phê hòa tan Việt Nam được chia thành thế chân vạc rõ rệt. “Cuộc chiến” cũng đang diễn tiến thú vị và bất phân thắng bại.

Michael Dell, người sáng lập tập đoàn Dell từng phát biểu: ”Khi chọn đối thủ lớn, tuyên bố cạnh tranh với lòng tự trọng sẽ giúp bạn luôn suy tư và tìm ra chiến lược tối ưu”.

Khác biệt, ẩn dụ và lòng trung thành

Nếu bạn hỏi "Thương hiệu cà phê nào gắn liền với hai chữ “khác biệt”?", câu trả lời dễ dàng nhận được là "Trung Nguyên".

Trung Nguyên đã thành công khi đưa giá trị và văn hóa quốc gia vào sản phẩm, vào thương hiệu, đã thật sự thu hút tầng lớp trung lưu, và thay đổi thị trường cà phê Việt Nam.

Khác với nhiều thương hiệu khác chỉ xoay quanh chiến lược tạo cảm xúc hằng ngày cho người tiêu dùng. Trung Nguyên đưa vào thương hiệu những cảm xúc trách nhiệm xã hội, trách nhiệm quốc gia một cách đậm nét như một lời cam kết và luôn tạo nên tính thời sự cho thị trường. 

Những thông tin liên quan Trung Nguyên luôn được người tiêu dùng chú ý và truyền miệng một cách rất nhanh chóng. Xét ở nhiều góc độ khác nhau, điều này cho thấy thương hiệu Trung Nguyên có ý nghĩa với rất nhiều người.

Guy Kawasaki, đã viết trong cuốn sách nổi tiếng có tựa đề “Khởi nghiệp” rằng: “Rất nhiều người khi lập ra công ty thì nghĩ ngay đến lợi nhuận, họ sẽ đạt được điều đó nhưng chỉ sẽ là lợi nhuận ngắn hạn. Hãy tạo ý nghĩa cho công ty bạn, ý nghĩa với chính bạn và với người tiêu dùng. Ý nghĩa ở đây không nói đến tiền, quyền lực hay uy tín. Đó cũng không phải là tạo ra một nơi làm việc tốt đẹp. Mà là tạo ra một mục tiêu, một động lực, một hình ảnh mà chính bản thân mình, cộng sự của mình, cũng như khách hàng của mình cùng có cảm xúc, cùng ủng hộ, cùng xây dựng. Điều đó sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và chiến thắng. Khi khách hàng và tất cả các bên liên quan khác cùng tập trung xung quanh doanh nghiệp như một “đội thập tự chinh”, bạn có thể đánh bật nhiều đối thủ ra khỏi thị trường, đây là lợi nhuận to lớn và dài hạn”.

Bài học kinh doanh từ… Batman

Đăng lúc: Thứ tư - 25/07/2012 18:33 - Người đăng bài viết: Thu Hiền

Siêu phẩm điện ảnh được chờ đón nhất là The Dark Knight Rises đã ra mắt người hâm mộ trên toàn thế giới, hứa hẹn sẽ là quả bom tấn nghệ thuật, phá vỡ mọi kỷ lục doanh thu của năm 2012. Ngoài việc là một siêu anh hùng nổi tiếng bậc nhất thế giới, Batman còn là doanh nhân thành đạt Bruce Wayne với những phẩm chất đáng để học hỏi.

Bài học kinh doanh từ… Batman

1. Xây dựng ê-kíp làm việc

Đây điểm khác biệt lớn của Batman so với những siêu anh hùng khác. Nếu như những Siêu nhân hay Người nhện thích hành động độc lập thì thành công của Batman có sự hỗ trợ lớn từ ê-kíp làm việc hoàn hảo. Người luôn động viên và tư vấn cho anh là quản gia trung thành Alfred Pennyworth. 

Anh lại có sự hỗ trợ của những sản phẩm công nghệ tuyệt hảo từ kỹ sư Lucius Fox. Batman còn có thể trao đổi thông tin với đại diện tin cậy của chính quyền là cảnh sát trưởng James Gordon.

Chưa kể, bên cạnh anh luôn có người đồng sự tin cậy Robin. Những người đó đã tạo nên sức mạnh tập thể, giúp Batman có thể phát huy tối đa phẩm chất của mình, tạo sức mạnh cộng hưởng lớn cho ê-kíp.

Một người luôn hoàn thành tốt công việc chưa chắc đã là một doanh nhân giỏi. Rất nhiều nhân viên cao cấp của các tập đoàn lớn khi tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình đều gặp thất bại. 

Điểm khác biệt lớn của một cá nhân giỏi và một doanh nhân giỏi nằm ở khả năng tạo thành một ê-kíp làm việc quanh mình, tận dụng điểm mạnh của mọi người để tạo thành một sức mạnh tập thể. 

Trong công việc kinh doanh, ai rồi cũng có lúc phải đối mặt với thời điểm khó khăn. Thậm chí người vững vàng nhất cũng sẽ có lúc nghi ngờ chính bản thân mình. Những người cộng tác tin cậy là chỗ dựa tinh thần lớn lao giúp ta đứng lên từ những cú vấp, mang niềm tin trở lại và từ đó ta có thể gặt hái được thành quả cuộc sống. 

Doanh nhân luôn thấy mình đơn độc? Hãy học tập Batman, tạo dựng cho mình một ê-kíp làm việc tốt, sự đơn độc sẽ được sẻ chia.

2. Dịch vụ tạo sự tin tưởng

Mỗi khi dấu hiệu cầu cứu được chiếu sáng trên bầu trời thành phố Gotham, chỉ một lúc sau Batman sẽ xuất hiện. Mỗi khi cảnh sát Gordon gọi điện, anh sẽ nhấc máy. Anh luôn có mặt khi mọi người cần có sự giúp đỡ của Batman. 

Có thể nói, về mặt dịch vụ, Batman luôn cung cấp một dịch vụ ổn định và quan hệ khách hàng ở mức hoàn hảo. 

Người ta thường hay đề cập đến những tố chất đặc biệt của doanh nhân như thông minh, sáng tạo, nhưng một trong những yếu tố hay bị bỏ qua nhất là khả năng làm việc bền bỉ. 

Thomas Edison trải qua hơn 1000 thất bại trước khi tạo nên bóng đèn điện. Bill Gates say mê viết phần mềm 18 tiếng/ngày khi Microsoft đi những bước chập chững đầu tiên v.v…

Sự bền bỉ làm việc sẽ tạo nên dịch vụ tốt. Dịch vụ tốt tạo cho khách hàng niềm tin gắn bó với doanh nghiệp.

Trong cuốn sách “Thương hiệu lớn, rắc rối lớn”, nhà quản trị marketing nổi tiếng Jack Trout đã viết:

“IBM có thể gặp rất nhiều vấn đề về xây dựng thương hiệu con, định hướng sản phẩm, nhưng có một việc mà Big Blue (tên nick name của IBM) vượt trội so với các đối thủ, đó chính là dịch vụ khách hàng. Bộ phận dịch vụ khách hàng toàn cầu là cứu tinh, giúp cho hình ảnh IBM vẫn luôn duy trì là một doanh nghiệp đáng tin cậy”. 

Khi thế giới công nghệ thay đổi chóng mặt, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì doanh nghiệp càng cần phải có dịch vụ ổn định để tạo nên niềm tin cho khách hàng. Khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt, chăm sóc khách hàng tốt, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách ổn thỏa, người tiêu dùng sẽ có niềm tin vào doanh nghiệp. 

Niềm tin của khách hàng trong thế giới kinh doanh hiện đại là một trong những bức thành trì bảo vệ doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Và bất cứ doanh nghiệp nào có được sự tin tưởng của khách hàng, đó sẽ là cốt lõi của thành công trong kinh doanh.

3. Tầm nhìn công nghệ

Một trong những yếu tố khiến Batman trở nên đặc biệt cuốn hút chính là nhờ những “đồ chơi” công nghệ độc đáo của anh: điện thoại dơi, đồng phục dơi, phi tiêu dơi, ô tô dơi, xe máy dơi v.v... Những vũ khí công nghệ tối tân chính là điểm tựa để Batman đủ khả năng đối đầu với những địch thủ hùng mạnh. 

Khán giả yêu thích Batman bởi anh cũng bình thường như tất cả chúng ta. Anh không có sức mạnh ngoài hành tinh của siêu nhân. Anh không thể bắn tơ nhện như người nhện. Anh không có móng vuốt sắc nhọn như dị nhân Wolverine.

Quyền lực của Batman đến từ sự khổ luyện và sức mạnh của công nghệ. Công nghệ được sử dụng đúng đắn sẽ trở thành cánh tay nối dài, thúc đẩy khả năng con người. 

Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ. Mỗi con sóng tiến đến, đó là khi bộ mặt kinh doanh của thế giới thay đổi. Chúng ta đã trải qua con sóng của ngành công nghiệp và giờ là thời của làn sóng công nghệ. 

Doanh nghiệp nào không biết sử dụng sức mạnh của công nghệ sẽ gặp khó khăn. Doanh nghiệp nào không biết đón đầu những biến chuyển công nghệ mang lại sẽ bị tụt hậu, thậm chí là biến mất. 

Kodak từng là công ty hàng đầu về kỹ thuật ảnh. Cơn sóng ảnh kỹ thuật số tràn đến khiến Kodak phải phá sản. DEC từng là người khổng lồ của ngành công nghiệp máy tính. Nhưng rồi DEC cũng phải gục ngã khi không theo kịp những dòng máy tính cá nhân thế hệ mới. 

Một doanh nghiệp biết áp dụng công nghệ trong quá trình quản trị sẽ cải thiện quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí quản trị, liên kết với khách hàng hiệu quả hơn.

4. Tin tưởng sứ mệnh của mình

Bruce Wayne từng chứng kiến cảnh cha mẹ bị bắn chết ngay trước mặt mình. Với gia sản kếch xù được thừa hưởng, có lẽ Bruce có thể hoàn toàn sống một cuộc sống vô lo về vật chất cho đến cuối đời. 

Tuy nhiên, anh muốn tạo nên một thành phố Gotham tốt đẹp hơn, ít tội phạm hơn để những thế hệ sau không phải chịu sự mất mát như anh từng vấp phải.

Trong quá trình đó, anh đã liên tục vấp ngã, liên tục bị các đối thủ làm cho rối trí. Rốt cuộc, Batman vẫn tin tưởng vào một thế giới tốt đẹp hơn, tin tưởng vào sứ mệnh của mình. Đó là điểm tựa tinh thần vững chãi nhất, giúp cho Batman luôn đứng vững trước mọi sóng gió.

Tác giả Stephen Covey luôn đề cập đến việc mỗi người cần phải tự xây dựng nên một “sứ mệnh cá nhân” cho chính mình để có thể trở thành những cá nhân thành đạt trong tương lai. 

Trong cuốn sách “Xây dựng để trường tồn”, tác giả Jim Collins liên tục nhấn mạnh đến việc xây dựng “sứ mệnh của doanh nghiệp”. Chính sứ mệnh của doanh nghiệp liên tục được truyền đạt một cách mạnh mẽ sẽ khiến khách hàng gắn kết với công ty hơn, sẽ khiến nhân viên gắn kết với nhau hơn và giúp công ty đứng vững trước những thử thách. 

Sứ mạng của doanh nghiệp cũng chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp có những hành động đúng đắn khi phải trải qua những thời điểm khủng hoảng.

5. Chiến lược thương hiệu nhất quán

Mẫu logo truyền thống của Batman

Trong số những siêu anh hùng, không ai có được một “bộ nhận diện thương hiệu” ấn tượng như Batman. Là một doanh nhân, Bruce Wayne đã đồng bộ hóa hệ thống nhận diện thương hiệu của Batman một cách xuất sắc. 

Hãy xem thử logo của Batman: ấn tượng, dễ nhớ và có sức gợi cảm hình ảnh mạnh mẽ. Logo của Batman cũng xuất hiện trên khắp các vật dụng của anh như điện thoại, xe ô tô, xe máy và đặc biệt là mỗi khi biểu tượng dơi chiếu sáng trên bầu trời thành phố Gotham.

Logo Batman - phiên bản 2012 vẫn trung thành với hình ảnh chú dơi dang rộng cánh.

Một bộ nhận diện thương hiệu tốt là một vũ khí mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng tốt hơn.

Nhắc đến cái tên Malboro, người tiêu dùng lập tức liên tưởng đến hình ảnh của “chàng cao bồi”. 

Nhắc đến Apple, ta lập tức liên tưởng đến hình ảnh quả táo cắn dở.

Nhắc đến Olympic, ta lập tức nghĩ đến hình ảnh 5 vòng tròn đan kết vào nhau, biểu tượng cho 5 châu với 5 màu da, một biểu tượng xuất sắc. 

Nhắc đến Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn? Rất khó có thể gợi nhớ ra được logo của ngân hàng này vì nó quá phức tạp.

Nhắc đến logo vương miện? Khó có thể liên tưởng đến logo của bánh Kinh Đô do quá nhiều công ty lấy hình ảnh vương miện làm logo cho mình. Trong trường hợp này, logo hình vương miện đã mất đi tính độc nhất, một trong những yếu tố quan trọng khi gây dựng thương hiệu. 

Một logo đơn giản, không trùng lặp, có sức liên tưởng mạnh mẽ là điều mọi doanh nghiệp cần phải có.

Batman là một siêu anh hùng đặc biệt bởi đằng sau chiếc mặt nạ Người Dơi, anh vẫn là một người bình thường. Nhưng với tinh thần của doanh nhân Bruce Wayne, bằng sự kiên trì học hỏi, vươn lên từ những cú vấp, tận dụng sức mạnh của công nghệ cũng như ê-kíp làm việc của mình, Batman đã trở thành một biểu tượng đáng nhớ nhất trong thế giới các siêu anh hùng.

Những phẩm chất của anh đem lại những bài học đáng giá giúp doanh nhân gặt hái những thành công trong tương lai.

Bài học để Lacoste bán đắt nhất thế giới

Đăng lúc: Thứ năm - 24/05/2012 19:26 - Người đăng bài viết: Thu Hiền

Đặc điểm nổi bật nhất của bất cứ sản phẩm thời trang cao cấp mà Lacoste bán chính là hình ảnh chú cá sấu nhỏ. Biểu tượng này đã đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng cũng như khẳng định đẳng cấp và thương hiệu thời trang của những người dẫn đầu. Tuy nhiên, ít ai biết được câu chuyện thành công của nhãn hiệu Pháp lại xuất phát từ một “Cá sấu” khác – René Lacoste.

Bài học để Lacoste bán đắt nhất thế giới

René Lacoste sinh ngày 2/6/1904, là nhà sáng lập ra hãng thời trang hàng hiệu đình đám thế giới Lacoste. René đã sớm nổi tiếng là tay vợt tennis vô địch thế giới trong hai năm 1926 và 1927, còn thương hiệu thời trang do ông tạo nên là một trong những thương hiệu thời trang thể thao hàng đầu thế giới trong suốt 80 năm qua. Nhiều người ví von rằng René Lacoste chạm tay vào thế giới thời trang không phải với chiếc kéo mà với cây vợt tennis trên tay.

Tinh thần thể thao bền bỉ

Năm 1926, René Lacoste đã sớm ra mắt nhãn hiệu thời trang của mình khi xuất hiện với một chiếc áo vest thêu hình con cá sấu đang mở miệng mỗi khi xuất hiện. Nhưng tận 6 năm sau, thương hiệu Lacoste mới ra mắt thị trường với sản phẩm đầu tiên là chiếc áo polo (một dạng áo thun thể thao) màu trắng thanh lịch dành riêng cho các vận động viên tennis.

Cùng với sự giúp sức của André Gillier, chủ tịch một trong những công ty sản xuất hàng dệt kim Pháp lớn nhất thời bấy giờ, René chính thức tấn công ngành thời trang với thương hiệu La Societe Chemise Lacoste.

Những năm 1930 là thời điểm mà các cuộc cách mạng thời trang lan ra khắp thế giới. Đỉnh điểm nhất là tại các trường trung học Mỹ, khi đó những chiếc áo mang biểu tượng của nhà vô địch Cá sấu Lacoste được coi là mốt và phong cách. Biểu tượng cá sấu không biết từ khi nào đã trở thành thương hiệu yêu thích không chỉ bởi những người hâm mộ môn thể thao quý tộc mà đã lan sang mọi tầng lớp trong xã hội.

Bên cạnh sản xuất áo tennis, Lacoste đồng thời sản xuất thêmcả áo đánh golf và áo lướt sóng. Đầu những năm 1950, họ bắt đầu giới thiệu các sản phẩm với đủ màu sắc và xuất khẩu tới thị trường Mỹ. Vị trí thương hiệu của họ được đánh giá cao như là sản phẩm mà vận động viên sang trọng, giàu có cần phải có. Và chiến dịch quảng bá sản phẩm của họ đã lên tới đỉnh cao của sự thành công. Sau 30 năm sáng lập, René Lacoste chuyển quyền kinh doanh sang cho con trai là Bernard. Bernard đã mở rộng sản xuất thêm cả nước thơm, kính râm và giày, dép, tất. Lợi nhuận của hãng luôn tăng theo cấp số nhân.

Thương hiệu Pháp trên đất Mỹ

Tuy nhiên, thành công không dễ gì có được, thương hiệu xa xỉ hình cá sấu bị thương mại hóa khi ra mắt thêm các dòng sản phẩm bình dân, khiến nhiều người đã quen với hình ảnh thời trang cao cấp bị hụt hẫng và rời bỏ hãng.Bên cạnh đó, những mâu thuẫn với các đối tác phân phối tại Mỹ đã khiến Lacoste từng phải đình hoãn đưa sản phẩm vào thị trường tiềm năng này. Mãi tới những năm 1990, Lacoste cải tổ và “bắt tay” với hãng Devanlay, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng nước Pháp, vị thế của Lacoste mới dần được lấy lại.

Mỗi năm, doanh thu từ Mỹ chiếm tới 16-17% tổng doanh thu so với mức 13% tại Pháp của Lacoste. Năm 1985, các địa điểm Palm Beach và Bal Harbor, Florida là những mục tiêu chính cho sự trở lại của hãng này nhằm chiếm lĩnh phân khúc thời trang sang trọng tại Mỹ, và 1 năm sau đó, Lacoste đặt chân tới New York.

Ngày nay, Lacoste được yêu thích không kém gì thương hiệu quần bò Mỹ Levi’s. Lợi nhuận bán hàng lên tới 800%, trongđó thị trường Mỹ đứng đầu. Với những chiến dịch hoàn hảo, thương hiệu Cá sấu có đủ tự tin để cạnh tranh với bất cứ nhãn hàng thời trang cao cấp nào và liên tục ghi dấu ấn với khách hàng. Một nhân tố nữa đã giúp đưa Lacoste trở lại vị trí dẫn đầu là sự tán thành của những ngôi sao thể thao tài năng nổi tiếng nhất hiện nay như ngôi sao quần vợt người Mỹ Andy Roddick và vận động viên golf 2 lần vô địch giải golf quốc tế José Maria Olazabal.

Khẳng định vị trí thời trang xa xỉ của thương hiệu. Ngày nay, Lacoste được coi là một trong những hãng thời trang đắt nhất trên thị trường, đánh bật hãng Ralph Lauren và các đối thủ nặng kí khác trong phân khúc thời trang luxury. Cùng sự góp sức của nhà thiết kế người Pháp Christophe Lemaire, các sản phẩm thời trang của hãng được sáng tạo và nâng cao giá trị. Đồng thời, Lacotse mở rộng kênh phân phối thông qua việc liên kết với các công ty khác như Develay (quần áo), Pentland (giày dép) và Samsonite (túi da). Đầu những năm 2000, Lacoste mở rộng các cơ sở sản xuất sang châu Mỹ, cụ thể là Peru để tối ưu hóa chi phí sản xuất và tiếp tục cho ra đời những sản phẩm chất lượng.

Lacoste còn được biết đến như một tập đoàn gia đình, từ tinh thần bền bỉ, kiên trì của René Lacoste cho tới con cháu ông, những nhà lãnh đạo nổi tiếng với tầm nhìn lớn như Bernard Lacoste, Michel Lacoste hay Philippe Lacoste. Sau gần 80 năm xuất hiện, Lacoste vẫn kiên cường như hình ảnh chú cá sấu màu xanh nổi tiếng trên toàn thế giới. Xuất phát từ trang phục thể thao, giờ đây Lacoste đã và đang khẳng định thành công như một đế chế thời trang hạng sang trên 100 quốc gia.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro