PTKT vs MT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường

Phát triển kinh tế là xu thế tất yếu và cần thiết của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì nước Việt Nam ta còn là 1 trong những nước có nền kinh tế chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu. Cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ  quản lý lạc hậu, khao học kỹ thuật kém phát triển..hơn nữa nạn thất nghiệp, tham ô, lạm phát, ô nhiễm môi trường..vẫn luôn là một trong những vấn đề bức xúc chưa hạn chế được. Do đó chúng ta phải liên tục vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và kinh tế để góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phát triển kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó đem lại lợi ích cho xã hội và quốc gia, đem lại nguồn lực cho nhà nước hoàn thiện bộ máy nhà nước. Kinh tế phát triển đời sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao, cuộc sống ngày càng đầy đủ  cả về vật chất và tinh thần.

Phát triển kinh tế phải thông qua con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. Ngay từ thời xưa, người ta đã nhận ra rằng không có công nghiệp thì kinh tế không giàu lên được.[1] Thông qua công nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn cho khu vực công nghiệp là khu vực mà năng suất lao động được nâng cao nhanh chóng. Nhờ đó, kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn.

Kinh tế VN có những bước phát triển rõ rệt qua các thời kì. Trước năm 1986, cụ thể là trong giai đoạn 1975-1985, nền kinh tế Việt nam đã phải đối mặt với những tình thế hết sức éo le: Việt Nam không chỉ thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế nói chung mà còn chịu sức ép hết sức phức tạp về môi trường phát triển kinh tế, bội chi ngân sách không ngừng gia tăng, bình quân trong những năm 1976 - 1985 ngân sách bội chi tới 30% một năm. Cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nền kinh tế nói chung, do đã bị kéo dài quá lâu và không còn hợp với thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội trong thời bình nên về hình thức thì tập trung cao độ nhưng về nội dung thì Nhà nước ngày càng không thể kiểm soát hết và càng không thể bao cấp hết. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20 trong Ngân hàng thì thiếu tiền mặt nghiêm trọng, bên ngoài thì lạm phát liên tục gia tăng mà đỉnh cao là năm 1986 lạm phát lên tới 774,7% do những tác động trễ của nhiều nhân tố từ 10 năm sau chiến tranh dồn lại. Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật”, từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng, Đảng ta đã phân tích, đánh giá tình hình trong nước và thế giới một cách khách quan, xác định các xu thế phát triển tất yếu của thế giới và đã thực hiện bước chuyển đổi quan trọng cả về lý luận và thực tiễn: xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, hành chính, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm,  1991-1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện.GDP bình quân năm tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. 2005-2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%.  Như vậy Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị trường, Thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lênrõ rệt, Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng và có nhiều tiến bộ. Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến; việc phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh.

Bên cạnh những mặt tích cực do phát triển kinh tế mang lại thì chúng ta cũng phải chịu những tác động theo chiều hướng tiêu cực đối với môi trường mà kinh tế phát triển gây ra. Trước sự phát triển nhanh chóng của đời sống, kinh tế xã hội thì càng ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập với khả năng tài chính, ngành nghề khác nhau tùy theo sự nắm bắt nhu cầu thị trường của những doanh nghiệp này. Việc ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động đem lại sự phát triển, lợi ích cho đất nước nhưng cũng có nhiều ảnh hưởng khác. Lượng chất thải (nước thải, khí thải) xả vào môi trường làm ô nhiễm môi trường nước (đối với nước thải) và ô nhiễm không khí (đối với khí thải) làm cho trái đất nóng dần lên, thủng tầng ozone gây hại đến sức khỏe con người và các loài động thực vật trên trái đất. Trái đất và bầu khí quyển là môi trường sống của con người. Khi trái đất nóng lên sẽ đem lại rất nhiều tác hại tới môi trường cũng như cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, khi trái đất nóng dần lên sẽ làm cho tầng ozone bị phá hủy, các tia tử ngoại sẽ tác động xấu vào con người gây ra các chứng bệnh rất nguy hiểm. Ví dụ Công ty Vedan xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, ảnh hưởng tới gần 2.700ha diện tích nuôi trồng nằm dọc lưu vực sông Thị Vải. Mức độ ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra chiếm 90% với phạm vi bị ảnh hưởng khoảng 10km dọc theo bờ sông

Đối với các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất to lớn, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế. Song, nếu khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm bảo vệ môi trường. Dẫn đến là: ngày càng nhìn thấy rõ giới hạn của sự tăng trưởng là việc chuyển đổi từ trạng thái con người bị thiên nhiên đe doạ và phải chống lại nó trước đây, sang trạng thái con người đang đe doạ thiên nhiên, xâm hại đến môi trường, trong khi môi trường là yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của chính con người. Theo nhiều dự báo, nếu con người cứ khai thác như mức hiện nay, trong số các tài nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái tạo được) có thể duy trì: sắt được 173 năm, than được 150 năm, nhôm được 55 năm, đồng được 48 năm, vàng được 29 năm; các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm trong 170 năm nữa sẽ bị đốn hết, trong đó, mưa rừng nhiệt đới có thể hết nhẵn sau 40 năm nữa. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện nay trên trái đất đã không còn tìm thấy một vùng đất nào hoàn toàn không bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường trái đất không chỉ tạo ra khủng hoảng sinh thái mà còn tạo ra khủng hoảng sinh tồn của con người

Tình trạng chặt phá rừng cũng ngày càng nghiêm trọng. Phá rừng là một nhân tố gây nên sự nóng lên của trái đất,[5][6] và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, Phá rừng làm tăng độ xói mòn của đất khi nó làm tăng độ rửa trôi, làm giảm sự đa dạng sinh thái và làm môi trường bị suy thoái

Đã có rất nhiều bài học cho các nước vì quá coi trọng tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo được sự bứt phá lớn về kinh tế, mong vượt lên các nước khác về kinh tế, song đã phải trả giá đắt về việc làm cạn kiệt và suy thoái môi trường. Trung Quốc – quốc gia có sự phát triển thần kỳ về nền kinh tế đã trở thành gánh nặng cho môi trường là một ví dụ. 

Trung Quốc hiện có 16 trong 20 đô thị ô nhiễm nhất trên thế giới; 4 đô thị tệ nhất nằm ở vùng Đông Bắc giàu than đá (70% nhu cầu năng lượng của Trung quốc lấy từ than đá). Mưa acid chứa sunphur dioxide từ các nhà máy điện than đá thải ra rơi trên 1/4 lãnh thổ Trung Quốc, làm giảm năng suất mùa màng và xói mòn mọi công trình xây dựng. Đất đai Trung Quốc cũng tàn lụi vì phát triển. Phá rừng, song song với khai thác quá mức đồng cỏ để nuôi súc vật và canh tác đã biến các vùng ở Đông Bắc Trung Quốc thành sa mạc. Sa mạc Gôbi đang dần xâm chiếm miền Tây và Bắc Trung Quốc, lan rộng mỗi năm khoảng nửa triệu héc ta. 1/4 lãnh thổ Trung Quốc nay đã thành sa mạc do mất rừng. Cục Lâm vụ Trung Quốc ước lượng là hiện tượng sa mạc hoá đã biến 400 triệu dân Trung Quốc thành người tị nạn môi sinh, phải tìm kiếm nơi ở mới. Đất đai bị ô nhiễm cũng gây lo ngại về an toàn thực phẩm. Sông Dương Tử và sông Hoàng Hà là hai nguồn cung cấp nước quan trọng nhất cho Trung Quốc bị ô nhiễm nặng. Sông Dương Tử tiếp nhận 40% nước cống, hơn 80% nước thải chưa qua xử lý. Sông Hoàng Hà cung cấp nước cho 150 triệu người và nước tưới cho 15% đất nông nghiệp Trung Quốc, nhưng 2/3 nước sông này không an toàn và 10% vào loại nước cống thải. Báo cáo tiên đoán lượng mưa ở lưu vực 3 con sông trong 7 lưu vực chính của Trung Quốc, nghĩa là các vùng xung quanh sông Hoài, sông Liêu và sông Hải sẽ giảm, làm mất đi 37% sản lượng lúa mì, lúa gạo và bắp vào năm 2050. Để sản xuất một đơn vị hàng hoá, Trung Quốc phải tiêu thụ tài nguyên gấp 7 lần so với Nhật Bản, 6 lần so với Hoa Kỳ và 3 lần so với Ấn Độ(4). 

Ngược lại với TQ, Singapore cũng là một nước có nền kinh tế rất phát triển nhưng nước này thực hiện chính sách phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường. Singapore gia nhập hàng ngũ những quốc gia xanh và sạch nhất thế giới là nhờ áp dụng chiến lược quản lý môi trường hợp lý với thái độ cứng rắn và kiên trì. Singapore quản lý môi trường bằng luật lệ nghiêm ngặt và thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức người dân.

Từ bài học của TQ vad Singapore Việt Nam cũng cần phải tự rút ra bài học cho chính mình để vừa có thể phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Chúng ta có thể tuyên truyền giáo dục cho người dân và các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi dưới nhiều hình thức. Quy hoạch được thực hiện nhằm tập trung những khu công nghiệp, những công trình gây ô nhiễm để tạo điều kiện thuận tiện cho việc xử lý hiệu quả chất thải. Đồng thời công tác kiểm tra được tiến hành chặt chẽ và liên tục, đảm bảo những quy định môi trường được tuân thủ. Nếu phát hiện sai phạm, biện pháp chế tài sẽ được áp dụng để xử phạt. Tái tạo trồng cây gây rừng, giảm thiểu lạm dụng hóa chất và giảm thiểu những phương tiện xả nhiều khí thải.

Là một công dân Việt Nam, người chủ tương lai của đất nước, em cũng tự nhận thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc cống hiến cho đất nước, để đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh, đồng thời phải có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, tuyên truyền đến mọi người về tác hại của ô nhiễm môi trường gây ra, từ đó giúp mọi người nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro