Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn... Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng "tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z...". Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.

 2.Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)

Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại "Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn". Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình".

3. Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.

4. Điểm yếu của bạn là gì?

Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như "Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng". Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: "Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ".

5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.

6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu "Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn". Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn...

7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?

Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ...) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).

8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?

Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.

9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?

Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn... sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực... trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?

Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.

11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?

Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu "Tôi đang cần một việc làm". Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.

12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?

Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc... được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn "toát mồ hôi hột" vì những câu hỏi hóc búa của họ.

13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?

Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.


Tại sao bạn tìm công việc mới này?

Câu trả lời tệ: Sếp cũ của tôi là một người khó chịu, không chỉ tôi mà nhiều đồng nghiệp khác đều không ưa.

Mẹo: giữ thái độ tích cực, nhấn mạnh vào nơi mà bạn đang nhắm đến chứ đừng đề cập đến điều khiến bạn phải bỏ đi.

Câu trả lời tốt: Tôi muốn tìm những thử thách mới ở nơi cho tôi nhiều cơ hội sử dụng các kĩ năng của mình. Và tôi nghĩ công ty này là một sự lựa chọn phù hợp.

Tại sao bạn muốn làm cho chúng tôi?

Câu trả lời tệ:Tôi đã nộp đơn nhiều nơi nhưng chưa có câu trả lời.

Mẹo:trước khi phỏng vấn, vào website của công ty để tìm hiểu. Khi trả lời câu hỏi này, hãy tập trung vào 1 hoặc 2 điều bạn thấy thú vị và phù hợp nhất để giải thích cho lí do của bạn.

Câu trả lời tốt:Khi đọc trên trang web rằng công ty bạn chú trọng hướng tới cộng đồng, tôi cảm thấy rất hứng thú. Tôi cũng rất ấn tượng với con số doanh thu tăng 40% và mở thêm 3 chi nhánh mới của công ty trong 2 năm vừa qua. Đó thực sự qủa là điều đáng tự hào nếu tôi được là một nhân viên của công ty.

Tại sao bạn đã từng làm rất nhiều nghề trước đây?

Câu trả lời tệ:Tôi là người mau chán.

Mẹo:đưa ra lí do hợp lí (địa điểm không thuận tiện, mục tiêu cá nhân…), nhưng lái câu trả lời tập trung vào việc hiện giờ bạn đang rất sẵn sàng cho công việc này.

Câu trả lời tốt:Khi còn đi học, tôi nghĩ về nhiều nghề khác nhau, bằng cách đó tôi sẽ dễ dàng vào guồng quay khi công việc đến. Giờ thì tôi cảm thấy chắc chắn rằng đây là công việc dành cho mình. Đó là lí do tại sao tôi có mặt ở đây!

Điểm mạnh của bạn là gì?

Câu trả lời tệ:Tôi có thể đáp ứng ngay mọi yêu cầu và giữ một khuôn mặt bình thản ngay cả khi nói dối.

Mẹo:Nói về những thế mạnh có liên quan đến vị trí mà bạn đang phỏng vấn, có ví dụ cụ thể những điểm mạnh ấy đã giúp bạn như thế nào càng tốt.

Câu trả lời tốt:Tôi có thể phát hiện những lỗi tiểu tiết trước khi nó gây ra hậu qủa nghiêm trọng. Khi còn làm ở công ty ABC, có một lần tôi giúp công ty tránh khỏi một vụ mất hợp đồng lớn vì kịp thời chỉ ra sự sai lệch trong thời gian giao hàng.

Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Câu trả lời tệ:Tôi cần chi phí để thanh toán những khoản nợ.

Mẹo:đây là cơ hội để bạn lặp lại những khả năng của mình.

Câu trả lời tốt:Khi đọc quảng cáo của công ty, tôi khó có thể tưởng tượng được vị trí nào phù hợp với kĩ năng và kinh nghiệm của tôi hơn thế. Bây giờ khi đã nói chuyện với anh/chị thì tôi có thể tin chắc mình là ứng cử viên phù hợp, vì khả năng của tôi là…

Mục tiêu trước mắt và lâu dài của bạn là gì?

Câu trả lời tệ:Trước mắt tôi hy vọng mình thành công trong buổi phỏng vấn này, còn lâu dài thì…ừm..à…

Mẹo:Đôi khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này vì họ muốn biết bạn có muốn làm việc lâu dài ở công ty không, hay chỉ làm tạm trong một thời gian ngắn trước khi tìm được chỗ mới. Ngoài ra họ cũng muốn xem cách bạn vạch định kế hoạch cho tương lai như thế nào. Hầu hết các nhà tuyển dụng không muốn nghe rằng trong 5 năm tới bạn muốn mở công ty riêng.

Câu trả lời tốt nhất: Trước mắt, tôi muốn tìm được một vị trí mà tôi có thể xây dựng các dự án về quảng cáo mình đang ấp ủ. Vài năm nữa, tôi hy vọng mình sẽ được tham gia các khóa huấn luyện nghiệp vụ tăng cường, và có cơ hội bước lên một vị trí cao hơn trong công ty sau khi tôi đã có một khoảng thời gian đóng góp công sức và tích lũy kinh nghiệm.

Những câu hỏi trên là cách nhà tuyển dụng “gài bẫy” để thử lại một lần nữa xem bạn có đúng là người họ cần không. Giờ thì bạn đừng ngạc nhiên nếu câu hỏi cuối cùng là: “Bao giờ bạn có thể bắt đầu?” nhé!


Một trong những câu được nhà tuyển dụng hỏi nhiều nhất tại các buổi phỏng vấn là "Hãy nói đôi chút về bản thân bạn". Câu hỏi nghe đơn giản quá, vậy bạn có nên trả lời thoải mái với nhà tuyển dụng không?

Cẩn thận, đó có thể là chiếc bẫy! Hãy chuẩn bị thật kỹ câu trả lời của bạn với những mẹo nhỏ sau đây:

Trình bày ngắn gọn và thật thu hút những kinh nghiệm làm việc có ích cho vị trí ứng tuyển. Người phỏng vấn không thích nghe kể lể dài dòng, vì thế bạn nên mô tả thật súc tích, đầy đủ những thông tin về mình.

Bạn nên trình bày kinh nghiệm làm việc theo thời gian phù hợp để người phỏng vấn có thể theo dõi dễ dàng. Thường kinh nghiệm làm việc mới nhất được trình bày trước.

Bạn không nên đề cập những thông tin riêng tư như bạn đã kết hôn được bao lâu, bạn đang sống ở đâu… trong phần giới thiệu ngắn gọn này.

Hãy nêu bật lợi thế của bạn. Đừng ngại nói về những thành tích, kinh nghiệm, học vấn hay những phẩm chất đáng quý của bạn cần thiết cho vị trí mà bạn đang dự tuyển.

Bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên phù hợp và sáng giá nhất cho vị trí này. Tuy nhiên bạn đừng dùng từ ngữ "đao to búa lớn”. Ví dụ: "Tôi có hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và quan hệ đối ngoại. Với kiến thức sâu rộng và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực này, tôi từng giữ những vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia. Gần đây nhất, tôi là Giám đốc Marketing và Quan hệ đối ngoại cho công ty X, phụ trách quản lý các hoạt động đối nội và đối ngoại, làm việc với trên 100 đối tác… Phòng Quan hệ đối ngoại do tôi lãnh đạo gồm 6 thành viên đã phát huy hình ảnh và danh tiếng của công ty trong cộng đồng các doanh nghiệp tại Việt Nam".

Đừng nói quá sự thật. Trung thực là nguyên tắc vàng, vì người phỏng vấn biết rõ hơn ai hết cách tìm ra sự thật mà ứng viên trình bày!

Trình bày cô đọng. Bạn chỉ nên trình bày trong vòng 1 đến 2 phút. Nhà tuyển dụng sẽ không đủ kiên nhẫn để nghe một “diễn văn” lê thê.

Đừng bao giờ nói rằng bạn chọn lựa công việc này vì "công ty có chính sách lương bổng hậu hĩnh". Những câu như thế chỉ khiến người phỏng vấn mất cảm tình vì bạn chỉ chú trọng vào lợi ích của mình chứ không phải lợi ích của công ty.

Nhìn thẳng vào mắt của người phỏng vấn. Đừng bao giờ lẩn tránh ánh mắt của nhà tuyển dụng khi bạn trả lời câu hỏi, vì điều đó sẽ khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang nói dối họ, hay đang giấu giếm điều gì đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro