Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Nội dung của công tác pháp y hình sự?

          * Định nghĩa: Y pháp là 1 chuyên khoa của nghành y phục vụ cho luật pháp, hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan hành pháp trong việc điều tra, xét xử đảm bảo tính chất khoa học và công bằng.

* Y pháp hình sự (y pháp tội phạm): Cán bộ y pháp là cố vấn chuyên môn của luật pháp trong các vấn đề xâm phạm đến SK, đời sống nhân phẩm con người:

          1. Khám nghiệm tử thi chưa chôn cất hoặc trong các vụ án mạng rõ ràng, chưa rõ hoặc nghi án mạng (y pháp tử thi).

          2. Khám nghiệm thương tích và di chứng, định mức tàn phế do thương tích ảnh hưởng tới lao động, cuộc sống hàng ngày (y pháp chấn thương).

          3. Khám tâm thần kẻ phạm tội khi gây án nghi có bệnh tâm thần để xác định trách nhiệm hình sự đối với can phạm (y pháp tâm thần).

          4. Xác định xem có giả bệnh giả thương tích trong các trường hợp trốn tránh trách nhiệm của công dân đối với XH (trốn nghĩa vụ dân công, nghĩa vụ qsự …)

          5. Giám định phá thai phạm pháp (còn gọi là phá thai tội phạm) khám xét trên sản phụ (sống hoặc chết). Xác định tuổi thai trong các trường hợp phá thai không có chỉ định.

          6. Giám định các tang vật (máu, tinh trùng, lông, tóc…) trong các đồ vật thu được trong vụ án nhằm phát hiện hung thủ, các dấu vết liên quan giữa nạn nhân và hung thủ (y pháp dấu vết).

          7. Giám định hài cốt: xác định giới tính, tuổi nạn nhân, hồi phục hình dáng… tìm tông tích và nguyên nhân chết của nạn nhân (Y pháp cốt học).

          8. Giám định văn bản trong các vụ án đã xử sơ thẩm mà các cơ quan phúc thẩm thấy mức án còn chưa thỏa đáng hoặc khi có chống án (Y pháp hồ sơ).

          9. Làm nhân chứng tại các phiên tòa hình sự.

          10. Là thành viên của hội đồng thi hành án tử hình.

          11. Giám định sự chết thực sự của 1 nạn nhân trong các trường hợp lấy tạng của người chết ghép cho người sống.

          12. Các vụ án sắp đưa ra xét xử mà kết luận y pháp cần được xem xét lại.

Câu 2: Nội dung công tác của y học dân sự?

          * Định nghĩa: Y pháp là 1 chuyên khoa của nghành y phục vụ cho luật pháp, hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan hành pháp trong việc điều tra, xét xử đảm bảo tính chất khoa học và công bằng.

          * Y pháp dân sự:  bác sĩ y pháp là cố vấn chyên môn cho pháp luật, cố vấn kĩ thuật cho các tổ chức xã hội.

          1. Giám định mức độ tổn thương gây nên tai nạn lao động nhằm giúp cho cơ quan luật pháp giải quyết các chế độ bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động hoặc chế độ làm việc chuyển đổi nghành nghề cho phù hợp với tình trạng sức khỏe sau khi bị TNLĐ.

          2. Khám trước cưới nhằm phát hiện các bệnh hoa liễu, bệnh di truyền. các dị dạng bẩm sinh của đường sinh dục nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ hạnh phúc lâu dài cho các cặp vợ chồng và thế hệ tương lai.

          3. Xác định phụ hệ: Xác định huyết thống trong các trường hợp tranh chấp con cái hay gắn liền với phân chia tài sản của bố mẹ.

Câu 3: Nội dung công tác của y pháp nghiệp vụ y tế?

          * Định nghĩa: Y pháp là 1 chuyên khoa của nghành y phục vụ cho luật pháp hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan hành pháp trong việc điều tra, xét xử đảm bảo tính chất khoa học và công bằng.

          * Y pháp nghề nghiệp:

          1. Kiểm tra những vụ việc thiếu tinh thần trách nhiệm, sai sót kĩ thuật nghiệp vụ của cán bộ y tế gây tàn phế hoặc làm chết BN (như nhầm thuốc, …).

          2. Kiểm tra vi phạm quy chế, chế độ chuyên môn, đạo đức y tế (như hộ lý tự tiêm, y tá chọc dò dịch não tủy, …) làm tổn thương đến sức khỏe hoặc làm chết người.

          3. Kiểm tra những hành vi lạm dụng nghề nghiệp để cưỡng hiếp làm tổn hại đến thân thể BN hoặc dụ dỗ BN làm những việc thiếu đạo đức (dụ dỗ BN tâm thần.

Câu 4: Đối tượng của y pháp?

* Định nghĩa:Y pháp là 1 chuyên khoa của nghành y phục vụ cho luật pháp hỗ trợ đắc lực cho các cquan hành pháp trong việc đtra, xét xử đảm bảo t/cKH và công bằng.

          * Đối tượng y pháp:

          1. Người bị hại ảnh hưởng đến sức khỏe.

          2. Người bị chết không phải do bệnh tật rõ ràng.

          3. Khai quật tử thi đã chôn cất để giám định khi cần thiết theo quyết định của cơ quan tư pháp.

          4. Những dấu vết sinh học của con ng trong vụ án:máu,lông,tóc, tinh trùng…

          5. Người bị nghi ngờ giả bệnh, giả điên có hành vi làm tổn hại đến sức khỏe con người gây rối loạn trật tự công cộng.

          6. Các văn bản y tế, y pháp được giám định theo yêu cầu của cquan tư pháp.

          7. Sức khỏe của cặp vợ chồng trước khi cưới.

          8. Xác định cha hoặc mẹ của đứa con.

          9. Động vật quý hiếm của quốc gia bị chết bất thường.

Câu 5: Định nghĩa sự chết? Phân loại sự chết?

          * Định nghĩa:

          - Chết là ngừng hoạt động các chức năng sống của cơ thể, và sau đó là sự dập tắt nhanh chóng các hoạt tính sinh học của tế bào và mô.

          - Chức năng sống của cơ thể bao gồm các chức năng: hô hấp, tuần hoàn, TK, CH, điều nhiệt,..Ở người bình thường, ngừng hoạt động các chức năng sống của cơ thể không thể kéo dài quá6 phút. Từ khi ngừng tuần hoàn, hô hấp đến dưới 6 phút, người ta gọi là giai đoạn chết lâm sàng.

          - Ở giai đoạn chết lâm sàng, hoạt động sống của cơ thể vẫn tiếp tục ở mức tối thiểu là trạng thái giảm O2 nặng và đặc biệt lúc này ko còn vai trò điều hòa các chức phận cthể của hệ TKTƯ. Nếu có các phương tiện hồi sinh tích cực và tổng hợp thì hoạt độnghô hấp và tuần hoàn có thể trở lại.

          - Hoạt tính sinh học của mô và TB là các hoạt động sống của tế bào trong tổ chức; gồm tất cả các quá trình chuyển hóa các chất như trao đổi khí, chuyển hóa protid, glucid, lipid,…Tiếp theo giai đoạn chết lâm sàng là sự dập tắt nhanh chóng các hoạt tính sinh học của tế bào đồng nghĩa với sự ngừng tất cả các quá trình trao đổi chất giữa TB và môi trường xung quanh TB và ngừng tất cả các quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào. Dần dần dẫn đến sự thoái hóa, hoại tử tế bào, hoại tử tổ chức. Giai đoạn này gọi là chết sinh vật, không thể sống trở lại được.

          - Chết giả: Đôi khi do bệnh tật hoặc do sang chấn, hay trong trạng thái thần kinh ức chế, cơ thể ở trong trạng thái ngất sỉu, bất tỉnh nhân sự; hoạt động chức năng sống của cơ thể giảm ở mức đáng kết (không bị ngừng). => Các trường hợp như thế người ta gọi là chết giả.

          - Khi bàn về sự chết Anghen quan niệm rằng: “Trước kia và ngày nay, không có 1 quan niệm sinh lý khoa học nào lại không xem sự chết là 1 nhân tố tồn tại của sự sống và sự phủ định sự sống có chỉnh trong sự sống. Đây chính là quan niệm về sự thống nhất và đấu tranh giữa 2 mặt đối lập của 1 sự vật.”

          * Phân loại sự chết.

1. Chết già:

          - Tuổi càng cao thì những biến đổi trong tế bào, tổ chức của cơ thể cũng bị già cỗi ngày càng tăng. Đến 1 lúc nào đó, chức năng sống của tế bào sẽ bị kiệt quệ dần – không còn khả năng trao đổi chất và không chịu được sự tác động của môi trường xung quanh dẫn đến tế bào, tổ chức chết, cơ thể chết gọi là chết già.

          - Vấn đề ở chỗ: bao nhiêu tuổi là già.

          - Người ta thấy khả năng con người có thể sống tới 120 tuổi hoặc hơn nữa. Có người sống tới 160 tuổi.

2. Chết bệnh:

          - Chết bệnh chiếm phần lớn trong mọi cái chết. Do mắc 1 bệnh nào đó, dù không được điều trị hay được điều trị bị chết, thường những người cao tuổi, hay trẻ em non yếu, bị mắc bệnh nguy cơ chết sẽ cao hơn. Những trường hợp chết đột ngột thường do 1 bệnh phát triển tiềm tàng trong cơ thể. Chết già và chết bệnh là chết không bức tử.

3. Chết bức tử:

          - Là chết do tác động của các yếu tố bên ngoài. Mọi trường hợp chết do tai nạn, án mạng, tự tử là chết bức tử, nó chiếm phần lớn trong đối tượng chết y pháp.

Câu 6: Hai nguyên nhân chết? lấy ví dụ minh họa?

          * ĐN:Chết là ngừng các chức năng sống của cơ thể, và sau đó là sự dập tắt nhanh chóng các hoạt tính sinh học của tế bào và mô.

          * Hai nguyên nhân chết:

          Khi xem xét bất kỳ vụ chết nào, người ta đều phải xem xét 2 loại nguyên nhân chết: nguyên nhân chính và nguyên nhân trực tiếp của sự chết:

          - Nguyên nhân chính (cơ bản) là những bệnh hoặc những thương tích tạo điều kiện phát sinh nguyên nhân trực tiếp.

          - Nguyên nhân trực tiếp là nguyên nhân gây ra kết quả cuối cùng dẫn đến sự chết được xác định bằng sự ngừng hô hấp, ngừng tim.

          Ví dụ: Bệnh cao huyết áp, vỡ mạch máu não gây tràn máu não-màng não. Bệnh nhân bị hôn mê và chết do khối máu tụ và hậu quả của tăng áp lực nội sọ.

=> Cao huyết áp là nguyên nhân chính, vỡ mạch máu não là nguyên nhân trực tiếp.

Câu 7: Sự nguội lạnh tử thi sau chết?

          * ĐN:Chết là ngừng các chức năng sống của cơ thể, và sau đó là sự dập tắt nhanh chóng các hoạt tính sinh học của tế bào và mô.

          * Sự nguội lạnh tử thi:

          - Sau chết nhiệt độ tử thi bị giảm dần cho đến khi bằng nhiệt độ của môi trường xung quanh nơi để tử thi do hiện tượng khuếch tán nhiệt vật lý – người ta thấy sự nguội lạnh tử thi trung bình 1 giờ giảm tử 1o-1,5oC.

          - Phụ thuộc vào: thời tiết, sự thoáng gió nơi đặt tử thi, tình trạng cơ thể béo hay gầy, trang phục tử thi (quần áo, chăn đắp nhiều hay ít),…

          - Sự nguội lạnh tử thi theo trình tự từ ngoài vào trong, lấy tim làm trung tâm.

          - Người bình thường khi nhiệt độ của cơ thể giảm xuống dưới 25oC thì xác định là đã chết. Nhưng trong điều kiện đông miên, người ta có thể cho nhiệt độ cơ thể giảm xuống tới 10oC. Cá biệt có những trường hợp sau chết nhiệt độ của tử thi tăng lên tạm thời trong vòng 15-20p đầu. Đó là những trường hợp trước chết có sự co giật nhiều như uốn ván, ngộ độc mã tiền.

Câu 8: Sự mất nước tử thi sau chết?

* ĐN:Chết là ngừng các chức năng sống của cơ thể, và sau đó là sự dập tắt nhanh chóng các hoạt tính sinh học của tế bào và mô.

* Sự mất nước tử thi sau chết: Đây là sự bốc hơi nước bề mặt hoặc tổ chức bị chèn ép. Những biểu hiện của sự mất nước là:

- Ở mắt: những trường hợp chết mà mắt vẫn mở hoặc hé mở, thì giác mạc bị mất nước, trở lên khô và mờ đục.

- Ở niêm mạc môi: Nhất là ở trẻ sơ sinh bị chết, sự bốc hơi nước, làm cho môi bị khô và đen nâu, giống như bị bỏng acid.

- Ở da và niêm mạc: những chỗ mỏng khi bị bốc hơi nước, làm cho cả mảng khô lại trở lên cứng, sờ vào thấy thô giáp như sờ vào tờ giấy thô => hiện tượng da giấy.

- Ở những mảng có sầy sước da hoặc những chỗ có dịch tiêu hóa trào ra sau chết dính vào như ở vùng má, cổ, gây tiêu tổ chức do dịch acid của dạ dày. Những chỗ này, do sự mất nước sau chết cũng để lại những đặc điểm của hiện tượng da giấy, sẽ có màu nâu đen và khô cứng.

- Trường hợp những nơi tổ chức bị chèn ép. Như đáy của rãnh treo cổ, chỗ thắt buộ chặt hoặc vị trí đè ép ở tư thế nằm của tử thi cũng bị mất nước, làm cho da khô và tổ chức dưới da khô lại giống như hiện tượng da giấy.

Câu 9: Sự co cứng tử thi sau chết?

          * ĐN:Chết là ngừng các chức năng sống của cơ thể, và sau đó là sự dập tắt nhanh chóng các hoạt tính sinh học của tế bào và mô.

          * Sự co cứng tử thi: là trạng thái co cứng do sự tích tụ các acid lactic, acid piruvic, sản phẩm chuyển hóa glucose. Trong điều kiện thiếu oxy của tế bào hoặc có sự tạo thành các acid hữu cơ do sự phân hủy thoái hóa tế bào.

          - Biểu hiện của sự co cứng: Sau chết, tử thi nằm ở tư thế nào sẽ co cứng ở tư thế đó. Sau chết 2-3 giờ, sự co cứng bắt đầu từ khớp hàm, các ngón chi, các chi, cổ rồi đến thân người. Sau chết 8-10h sẽ co cứng toàn thân. Sau 24h, sự co cứng tử thi lại mất dần và đến 48h sau chết, sự co cứng tử thi không còn, tử thi chuyển sang giai đoạn hư thối.

          - Ý nghĩa pháp y:

+ Nếu phá cứng tử thi ở thời điểm dưới 6h sau chết, và để tử thi ở tư thế mới thì sự co cứng tử thi lại xuất hiện ở tư thế mới, chỉ có điều cường độ co cứng yếu hơn so với cường độ co cứng ban đầu.

+ Nếu phá cứng ở thời điểm >6h sau chết thì sự co cứng tử thi không xuất hiện trở lại.

          - Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và cường độ co cứng:

+ Hoàn cảnh: tử thi trong môi trường có nhiệt độ cao, sự co cứng tử thi đến sớm hơn và trong môi trường có nhiệt độ thấp, sự co cứng tử thi đến muộn hơn.

+ Thể tạng cơ thể: người có thân hình nở nang, khỏe mạnh, sự co cứng tử thi đến nhanh hơn và cường độ chắc hơn. Người già yếu, bé nhỏ thì sự co cứng tử thi đến chậm hơn và yếu hơn.

+ Nguyên nhân chết: tổn thương gây cứng não, sự co cứng tử thi sảy ra tức thì, ở 1 số bệnh: uốn ván, ngộ độc mã tiền, sau chết sự co cứng tử thi thường mạnh hơn.

          - Một số hình ảnh co cứng tạng:

+ Cơ tim co chắc giống như ở thì tâm thu.

+ Các nếp nhăn của dạ dày, ruột, bàng quan nhô cao.

+ Hiện tượng lồng ruột ở trẻ em sau chết.

Câu 10: Giai đoạn dồn máu về nơi thấp của hiện tượng hoen tử thi?

          * ĐN: Hoen tử thi là hiện tượng dồn máu và ứ máu ở nơi thấp của tư thế tử thi, sau đó là sự thấm máu từ trong lòng mạch (ở nơi thấp) vào tổ chức xung quanh ngày càng tăng lên. Hoen tử thi gồm 3 giai đoạn:

          - Dồn máu về nơi thấp.

          - Ứ máu ở nơi thấp.

          - Thấm máu.

* Giai đoạn dồn máu về nơi thấp:

          - Sau chết 3-6h, hệ thống mao mạch, tĩnh mạch ở nơi thấp giãn rộng ra, máu ở phía trên dồn xuống, làm cho lòng mạch ở phía thấp chứa đầy hồng cầu => nguyên tắc bình thông nhau.

          - Da ở nơi thấp của tư thế tử thi có màu tím sẫm, nâu xám. Cá biệt có màu đỏ tươi như trong nhiễm độc xianua, hoặc ngạt do co.

          - Nếu dùng ngón tay hoặc lam kính ấn mạnh vào chỗ da vùng có sự dồn máu này ta sẽ thấy da có màu trắng nhạt do máu trong lòng mạch bị đẩy ra xung quanh. Nếu bỏ tay hay lam kính ra thì nốt ấn dần dần trở về màu ban đầu.

          - Nếu trong khoảng thời gian này mà có sự thay đổi tư thế tử thi vết hoen cũ mất đi, vết hoen mới xuất hiện ở tư thế mới => vết hoen chưa cố định.

          - Có thể kéo dài đến 12h sau chết.

Câu 11: Giai đoạn ứ máu ở nơi thấp của hiện tượng hoen tử thi?

* ĐN:Hoen tử thi là hiện tượng dồn máu và ứ máu ở nơi thấp của tư thế tử thi, sau đó là sự thấm máu từ trong lòng mạch (ở nơi thấp) vào tổ chức xung quanh ngày càng tăng lên. Hoen tử thi gồm 3 giai đoạn:

          - Dồn máu về nơi thấp.

          - Ứ máu ở nơi thấp.

          - Thấm máu.

          * Giai đoạn ứ máu ở nơi thấp (12-24h).

          - Do sự dồn máu về nơi thấp, 1 số mao mạch nhỏ có thể bắt đầu tổn thương, làm cho máu trong lòng mạch bắt đầu thầm vào tổ chức xung quanh => tạo thành những đốm xuất huyết nhỏ dưới da. Trung bình sau 12h biểu hiện vết hoen ở giai đoạn này là những chấm đỏ sẫm, rải rác trên nên da của giai đoạn dồn máu.

          - Càng về sau số lượng và kích thước vết hoen ngày càng tăng lên, thậm chí nhiều vết hoen nhỏ hợp  nhất lại thành mảng hoen lớn hơn.

          - Nghiệm pháp kiểm tra: dùng 1 lam kính hoặc ngón tay ấn vào vết hoen, thấy vết hoen không mất hẳn đi và nếu ở giai đoạn này có thấy sự thay đổi tư thế tử thi thì vết hoen ở tư thế mới có xuất hiện, những vết hoen cũ không mất hẳn, vẫn còn lờ mờ => vết hoen bán cố định.

Câu 12: Biểu hiện sự hư thối của tử thi sau chết?

* ĐN:Chết là ngừng các chức năng sống của cơ thể, và sau đó là sự dập tắt nhanh chóng các hoạt tính sinh học của tế bào và mô.

* Sự hư thối tử thi: Sau chết VK kí sinh trong cơ thể nhất là ở ruột tự do pt, chúng lan tràn ra khắp các tổ chức trong cơ thể nhất là phân hủy các chất protid đã giải phóng nhièu chất như: H2, CO2, NH3, CH4,.. biểu hiện của sự hư thối.

- Xuất hiện mảng lục: Lúc đầu thường ở HCP, lan rộng theo khung đại tràng, toàn bụng -> toàn thân. Lúc đầu mảng lục có màu xanh lục, dần dần chuyển sang màu xám đen. Thời gian bắt đầu có mảng lục là 24h đối với mùa hè và 36-48h đối với mùa đông. Nếu mảng lục xuất hiện toàn thân thì tử thi đã chét từ 48-72h.

          - Lưới tĩnh mạch dưới da nổi rõ: Do sự phân hủy hồng cầu (Hb) tạo ra nhiều chất khí trong lòng mạch làm cho các tĩnh mạch dưới da ở phía trên của tư thế tử hi giãn rộng và nổi căng to chứa đầy hơi, rồi tạo thành các nối phỏng trên thượng bì. Thời gian tạo thành nốt phỏng là 1 tuần với mùa hè và 1-2 tuần với mùa đông.

          - Sự thối rữa tổ chức:

+ Toàn bộ tử thi căng to, mặt biến dạng, mắt lồi, lưỡi thè ra và sự thối rữa phần mềm của tử thi.

+ ĐK thuận lợi: tử thi để ở ngoài trời nóng ẩm->sự hư thối sẽ rất nhanh, xác ngâm dưới nước hư thối chậm hơn. Mùa đông hư thối chậm hơn mùa hè, người bệnh chết vì nhiễm khuẩn hư thối nhanh hơn.

Câu 13: Việc khám nghiệm tử thi cần giải quyết những vấn đề lớn gì?

* ĐN: Chết là ngừng các chức năng sống của cơ thể, và sau đó là sự dập tắt nhanh chóng các hoạt tính sinh học của tế bào và mô.

* Những vấn đề lớn cần giải quyết khi khám nghiệm tử thi:

1. Xác định nguyên nhân chết (nguyên nhân chính, nguyên nhân trực tiếp).

2. Xác định thời gian chết (2 loại thời gian).

3. Nếu chết do bức tử thì do công cụ nào gây nên, đặc tính chung của bạo lực.

4. Xác định thứ tự các thương tích, thương tích trước chết hay thương tích sau chết.

5. Nếu chết do ngộ độc thì phải xác định do chất gì gây nên.

Câu 14: Kể các loại chết nghi vấn?

          * ĐN: Chết nghi vấn là những trường hợp chết mà nguyên nhân chết không rõ, cần được cơ quan hành pháp xác định.

          * Các loại nguyên nhân chết nghi vấn:

          1. Nguyên nhân chết không rõ:

          2. Nghi ngờ án mạng và trên người có thương tích.

          3. Nghi ngờ bị tai nạn lao động.

          4. Chết ngộ độc.

          5. Chết trong khi đang khỏe mạnh.

          6. Chết tại nhà riêng hoặc khu tập thể sau 1 thời gian mới phát hiện được.

          7. Chết trong gia đình đang có mối bất hòa: vợ chồng sắp li dị, vợ cả vợ lẽ, bố mẹ, con cái, anh chị em ruột đang có mối bất hòa…

          8. Chết ở ngoài đường, nơi vắng vẻ hoặc chưa xác định rõ tông tích (vô tông tích).

          9. Chết tại bệnh viện hoặc nhà riêng nhưng nghi bị đầu độc hoặc có người thắc mắc là cái chết không bình thường.

10. Chết sau nhiều ngày mới biết: xác đã hư thối, chỉ còn đống xương hoặc 1 phần cơ thể.

11. Phạm nhân chết trong trại tạm giam hoặc tạm gửi ở cơ quan công an bị chết.

12. Tất cả các trường hợp có nghi ngờ do tai biến điều trị, phẫu thuật, có can thiệp chuyên khoa.

Câu 15: Những nguyên nhân chết do tổn thương bệnh lý trong chết nghi vấn?

* ĐN: Chết nghi vấn là những trường hợp chết mà nguyên nhân chết không rõ, cần được cơ quan hành pháp xác định.

* Nguyên nhân chết do tổn thương bệnh lý trong chết nghi vấn:

1. Bệnh của hệ tuần hoàn: ST, HHL, tim phổi mạn, thiếu máu mạn, xơ vữa ĐMV gây NMCT, suy tim trong bệnh bạch cầu, phù phổi cấp, u trong buồng tim,..

2. Bệnh của hệ hô hấp: HPQ, VP thùy, VPQP, viêm màng phổi, phì đại tuyến ức, dị vật đường thở (thức an, thuốc, vật lạ,…) nhất là ở trẻ em và người say rượu, chảy máu sét đánh, bệnh bạch cầu, u phổi, nhồi máu phổi,…

3. Bệnh ở não: u não, abces nào, vỡ mạch máu não (xơ vữa động mạch, chấn thương hoặc u mạch máu não,…)

4. Bệnh của thận: lao thận, sỏi thận, chít hẹp niệu quản, thận đa nang kèm theo bị ngã hoặc chấn thương.

5. Bệnh của hệ tiêu hóa: VTC chảy máu, chảy máu tiêu hóa (dạ dày, tá tràng, ruột non), u thần kinh đệm ở dạ dày, vỡ nhân ung thư.

6. Bệnh của cơ quan sinh dục: chửa ngoài tử cung vỡ, rau tiền đâọ, nhiễm độc thai nghén, tắc mạch ối do vỡ tử cung, băng huyết sau để, bệnh tim khi để, tai nạn do phá thai.

7. Bệnh ở trẻ em: NT cấp,chết rét,có dị tật bẩm sinh: não,tim,phổi,tiêu hóa,..

Câu 16: Những nguyên nhân chết do chấn thương kín trong chết nghi vấn?

* ĐN: Chết nghi vấn là những trường hợp chết mà nguyên nhân chết không rõ, cần được cơ quan hành pháp xác định.

* Nguyên nhân chết do chấn thương kín trong chết nghi vấn:

1. Chấn thương sọ não: phù não, tụt hạnh nhân tiểu não, dập não, chảy máu não màng não, chảy máu NMC không được mổ kịp thời, tụ máu ở cầu não, cuống não, hành tủy,..

2. Chấn thương lồng ngực: dập gãy xương sườn nhất là tạo thành mảng sườn di động, tràn máu, TKMP, thủng tim, thủng phổi do đầu gãy của xương sườn đâm vào.

3. Chấn thương ổ bụng: dập vỡ các tạng: gan, lách, thận, tụy; tràn máu ổ bụng; tụ máu sau phúc mạc; thoát vị cơ hoành.

4. Chấn thương các chi: lóc da rộng tạo nên khối máu tụ lớn làm cho nạn nhân có thể bị sốc mất máu; gãy các xương lớn; dập nát rộng phần mềm gây choáng chấn thương.

Câu 17: Các hình thái hay gây chết do ức chế?

* ĐN: Chết nghi vấn là những trường hợp chết mà nguyên nhân chết không rõ, cần được cơ quan hành pháp xác định.

* Những hình thái hay gây chết ức chế:

1. Ngã xuống nước khi trời rét hoặc đập mạnh người xuống nước khi ngã cao hoặc nhảy từ trên cao xuống.

2. Bị đấm mạnh vào: thượng vị, gấy, góc hàm (vào các đám rối thần kinh).

3. Bóp tinh hoàn.

4. Gây mê bằng clorofoc, ete.

5. Rút nước các màng nhanh, nhiều, động tác quá mạnh.

6. Xúc động quá mạnh: sợ hãi, vui mừng quá đột ngột.

Câu 18: Định nghĩa thương tích và phân loại thương tích theo hoàn cảnh phát sinh?

          * Định nghĩa:

          - Thương tích là do tác động giữa những yếu tố bên ngoài (yếu tố vật lí, yếu tố hóa học) và cơ thể gây nên rối loạn sức khỏe, mất tính chất toàn vẹn về mặt giải phẩu và chức năng của cơ quan, tổ chức hoặc có thể gây chết người.

          - Thương tích được gọi chung là chấn thương. 1 tổn thương trên cơ thể có hình thái, kích thước, tính chất vết thương, độ nông sâu và có ảnh hưởng ít hay nhiều đến sức khỏe cơ thể phụ thuộc vào: vật gây thương tích, lực tác động và sự tương tác giữa nạn nhân và hung thủ.

          - Thương tích là 1 tổn thương thực thể khác quan tổn tại khá lâu trên cơ thể. Giám định viên y pháp (hoặc bác sĩ) khi thăm khám bệnh phải dựa vào đó để đánh giá mức độ tổn hại của cơ thể, giúp cơ quan luật pháp định mức án đúng với hung thủ.

          - Tổn thương trên cơ thể và vật gây thương tích là mối quan hệ nhân quả của quan hệ nhân quả trong chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhìn chung đa số nhân nào thì quả đó hoặc quả nào thì nhân đó. Nhưng có thể 1 nguyên nhân gây ra nhiều kết quả khác nhau hoặc 1 kết quả có thể do nhiều nguyên nhân tạo thành. Vận dụng vào thương tích ta thấy 1 vật nào đó sẽ gây ra những tổn thương khác nhau. Trong công tác giám định hoặc khám bệnh, chung ta xem xét tổn thương để suy ra khả năng vật gây thương tích.

          - Tổn thương trên cơ thể người sống hoặc trên tử thi sẽ bị biến đổi theo thời gian, nên cần được khám xác định sớm, càng sớm càng tốt.

          * Phân loại thương tích theo hoàn cảnh phát sinh:

          - Chấn thương trong sinh hoạt.

          - Chấn thương trong giao thông: đường thủy, đường bộ, hàng không,…

          - Chấn thương trong lao động: công nghiệp, thương nghiệp,…

          - Chấn thương thể thao.

          - Chấn thương chiến tranh: súng đạn, chất nổ, …

Câu 19: Phân loại thương tích theo tính chất của vật gây thương tích?

          * ĐN:Thương tích là do tác động giữa những yếu tố bên ngoài (yếu tố vật lí, yếu tố hóa học) và cơ thể gây nên rối loạn sức khỏe, mất tính chất toàn vẹn về mặt giải phẩu và chức năng của cơ quan, tổ chức hoặc có thể gây chết người.

          * Phân loại thương tích theo tính chất của vật gây thương tích:

          1. Yếu tố vật lý:

          - Thương tích cơ học: vật tầy, vật sắc, vật nhọn, vật sắc nhọn, hỏa khí và các loại ngạt cơ học.

          - Thương tích do nhiệt: nhiệt độ cao như nước sôi, cháy bỏng, nhiệt độ thấp,.

          - Thương tích do điện: điện cao thế, hạ thế; điện khí quyển (sét đánh).

          2. Yếu tố hóa học:

          - Các chất ăn mòn: acid, bazơ.

          - Các chất độc: trúng độc (ngạt) CO, xyanua, bacbituric,  photpho kẽm, …

3. Yếu tố tinh thần: quá vui, quá đau buồn, …

Câu 20: Định nghĩa, cơ chế hình thành, hình thái tổn thương và ý nghĩa pháp y của vết thương sây sát?

          * Định nghĩa: Là tổn thương nông ở lớp biểu bì của da hoặc lớp biểu mô của niêm mạc. Nếu ở da tổn thương chưa qua lớp nhú chân bì, tổn thương sâu hơn gọi là vết thương nông.

          * Cơ chế hình thành: Do vật có diện không bằng phẳng cọ sát, trà miết hay chèn ép gây nên hoặc do đầu nhọn của 1 vật gây nên vết sước dài gọi là vết cào.

          * Hình thái tổn thương:

- Biểu hiện thành vết dài hoặc thành mảng lớn. Thông thường mảng sây sước gồm nhiều vết sây sước song song với nhau.

- Quan sát kĩ trên mỗi vết sây sước có nhiều vẩy da nhỏ bong lật theo 1 chiều hướng nhất định, theo hướng lực tác dụng có xu hướng nông dần.

* Biến đổi theo thời gian:

- Trên người sống: mảng sây sước thay đổi theo thời gian:

+ Mới bị: Mảng sây sước có màu hồng nhạt, mặt ướt, rớm máu do huyết tương và hồng cầu thoát ra, sau đó khô dần.

+ Sau 24h: mảng sây sước khô lại, đóng vẩy.

+ Từ 2-7 ngày: bắt đầu bong vẩy xung quanh.

+ Từ 8-12 ngày: róc vẩy, để lại vết sẹo màu hồng nhạt.

+ Sau 2 tuần: phục hồi hoàn toàn, không còn dấu vết.

          - Trên tử thi: mảng sây sước bị bốc hơi nước, bề mặt khô cứng, màu tím nhạt hoặc sẫm, tạo thành mảng da giấy.

          * Ý nghĩa y pháp:

          - Là tổn thương do vật tầy.

          - Xác định hướng tác động.

          - Ước lượng thời gian bị thương.

Câu 21: Định nghĩa, cơ chế hình thành, hình thái tổn thương và ý nghĩa pháp y của vết thương bầm tụ máu?

          * Định nghĩa: Là hiện tượng thấm máu và tụ máu trong mô liên kết đệm hoặc trong tạng do dập, vỡ các mạch máu. Nếu tổn thương ở mức độ nhẹ, chỉ dập các mạch máu nhỏ sẽ gây ra hiện tượng bầm máu, chấn thương mạnh, gây dập và vỡ các mạch máu lớn hơn, tạo thành khối máu lớn gọi là tụ máu.

          * Cơ chế hình thành: do vật tầy va đập.

          * Hình thái tổn thương:

          - Vị trí và hình thái tổn thương: Vết bầm tụ máu thường ở dưới da, dưới các màng, trong bó cân – cơ hoặc trong các tạng (trong nhu mô). Chúng biểu hiện là những vết nhỏ hoặc thành mảng lớn, màu hồng đỏ, sưng nề, phụ thuộc vào mức độ tổn thương mạch máu và khối lượng máu tụ.

          - Biến đổi theo thời gian: có trên người sống:

+ Mới bị: vết bầm tụ máu sưng nề, màu hồng đỏ, dần dần trở thành màu đỏ tím, sau 1 ngày có màu tím nhạt.

+ Từ 2-3 ngày: hiện tương sưng nề đỡ dần, nhưng có màu tím sẫm.

+ Từ 4-5 ngày: xung quanh mảng sưng nề có màu xanh lục.

+ Từ 6-9 ngày: mảng bầm máu có màu vàng nhạt.

+ Từ 10-14 ngày: mờ dần rồi mất.

+ Sau 3 tuần không còn dấu vết của vết bầm máu.

          - Một số hình thái đặc biệt của vết bầm – tụ máu:

+ Vết bầm tụ máu ở niêm mạc mắt, môi, âm đạo không mất hẳn, có màu thẫm xám (màu do).

+ Tổn thương ở nơi có tổ chức liên kết lỏng lẻo như: mi mắt, âm hộ, mông, vú, tổn thương nhẹ có thể gây ra bầm máu lan rộng.

+ Lực tác động mạnh vào nơi có quần áo dày hoặc vật che chắn, có thể không gây ra bầm tụ máu ở dưới da mà tạo thành khối máu tụ lớn ở sâu trong bó cơ. Như vậy vết bầm sẽ biểu hiện ra ngoài muộn hơn và biểu hiện ở xa vị trí bị lực trực tiếp tác động do máu chảy theo bó cân –cơ, và sự tiêu vết bầm sẽ tiến triển chậm hơn.

          * Ý nghĩa y pháp:

          - Đây là CT do vật tầy và là tổn thương khi nạn nhân còn sống (khám tử thi).

          - 1 số vết bầm tím có hình thái đặc biệt giúp =>xđ vật gây nên tổn thương.

          - Ví dụ:

+ Chấn thương do roi vọt, gậy gộc, vết bầm có 2 đường song song.                                                 

+ Bị đánh bằng dây lưng, vết bầm tụ trên nạn nhân có hình của dây thắt lưng.

+ Vết bầm có hình cung, hình bán nguyệt ở vùng cổ, mặt, âm hộ, đùi, cánh tay, có thể là sự bóp cổ, cưỡng hiếp hoặc có sự vật lộn, giằng kéo.

          - Ước lượng thời gian bị thương.                                                                 

          - Cần phân biệt với vết hoen tử thi, vết xuất huyết bệnh lý.

          - Khối máu tụ nhỏ ở vùng hành tủy, cầu não có thể gây chết nhanh chóng.

Câu 22: Định nghĩa, cơ chế hình thành, hình thái tổn thương và ý nghĩa pháp y của VT rách dập.

          * Định nghĩa: là là tổn thương do vật tầy, ngã cao, vùi lấp, tổn thương ở phần mềm hoặc phủ tạng.

          * Hình thái tổn thương:

          - Hình thái VT rất đa dạng, phụ thuộc vào từng loại vật gây thương tích.

          - Bờ mép vết thương không phẳng, khúc khuỷu, có nhiều góc cạnh.

          - Thành vết thương nham nhở, có nhiều tổ chức dập nát.

          - Đáy VT có nhiều tổ chức dập nát, bầm tụ máu, có cầu tổ chức và có thể tìm thấy dị vật.

          * Ý nghĩa y pháp:

          - Hình thái vết thương, phản ánh vật gây thương tích.

          - Khi tìm thấy dị vật ở vết thương, đó chính là vật đã gây nên thương tích đó.

          - VT dập rách, có bầm tụ máu => thương tích xảy ra khi nạn nhân còn sống.

          - Tùy theo vị trí, số lượng, tính chất nguy hiểm của thương tích cho ta biết được tính chất bạo lực của hung thủ.

Câu 23: Đặc điểm thương tích do vật tầy?

          * Định nghĩa: Vật tầy là vật có diện tích nhất định (0 có lưỡi sắc và 0có mũi nhọn). Rất đa dạng các loại hung khí như: nắm tay, khuỷu tay, gậy gộc, thanh gỗ, bánh xe, mặt đường, hòn đá, 1 vật nào đó, có thể gây ra nhiều hình thái tổn thương khác nhau nếu lực tác động khác nhau, và hướng tác động khác nhau. Ngược lại, 1 loại hình tổn thương trên cơ thể có thể do nhiều vật khác nhau gây nên.

          * Cơ chế gây tổn thương: do va đập, chèn ép, cọ sát hoặc do xô đẩy.

          * Thương tích do vật tầy gây nên: tổn thương sây sước, vết bầm, vết tụ máu, rách dập, vỡ tạng, rạn xương, lún xương, vỡ xương, gãy xương, trật khớp.

          * Đặc điểm của thương tích do vật tầy đối với phần mềm:

          - Hình thái rất đa dạng.

          - Nếu có dập nát tổ chức => có bầm tụ máu (xảy ra khi nạn nhân còn sống).

          - Bờ vết thương nham nhở, nhiều góc cạnh, không phẳng, có bầm tụ máu.

          - Đáy vết thương dập nát, thường có cầu tổ chức và có thể tìm thấy dị vật.

Câu 24: Đặc điểm thương tích do vật sắc?

          * Định nghĩa: Vật sắc thường là những vật có lưỡi sắc (1 hoặc 2 lưỡi). Lưỡi sắc là do 2 mặt cắt nhau, tạo nên 1 góc nhị diện, góc này càng nhỏ thì lưỡi càng sắc. Vật có lưỡi sắc thường là con dao (dao phay, dao bài, dao cạo râu) nhưng cũng có thể là mảnh thủy tinh, lưỡi sắc của tre, nứa, …

          * Cơ chế tổn thương: do ấn, kéo hoặc chém lưỡi sắc lên cơ thể.

          * Đặc điểm thương tích:

          - Vết thương dài và nông, hình khe.

          - Bờ mép vết thương phẳng, gọn, không nham nhở, không có bầm tụ máu.

          - Thành vết thương phẳng gọn.

          - Có hình đuôi tận cùng do tổn thương nông trên biểu bì.

          - VT há miệng, VT càng sâu và dài, thì sự há miệng của VT càng rộng.

          - Vết thương còn đầy đủ tổ chức khi khâu phục hồi.

Câu 25: Đặc điểm thương tích do vật nhọn?

* ĐN: Vật nhọn là vật có mũi nhọn có cạnh  hoặc tròn đều, mặt nhẵn hoặc thô giáp.

* Cơ chế thương tích: do ấn ép là chủ yếu.

* Đặc điểm thương tích:

- Miệng vết thương bình bầu dục, hình khe hay hình sao phụ thuộc vào hình thái của vật gây thương tích.

- Kích thước của vết thương trên da thường nhỏ hơn kích thước của hung khí do có sự đàn hồi của da.

- Xung quanh vết thương có thể có vòng xước da, do bề mặt của hung khí thô ráp mà miết vào biểu bì.

- Vết thương có lỗ vào, rãnh xuyên và có thể có lỗ ra.

Câu 26: Đặc điểm thương tích do vật sắc nhọn?

* Định nghĩa: là vật có mũi nhọn và có lưỡi sắc, có thể có 1 hoặc 2 lưỡi sắc, thường là dao nhọn, dao găm, dao bầu, lưỡi lê.

* Cơ chế gây thương tích: do ấn ép mũi nhọn lên cơ thể, sự cắt tổ chức của lưỡi sắc.

* Đặc điểm tổn thương do vật sắc nhọn:

- Vết thương khe hoặc bầu dục.

- Mép vết thương phẳng gọn, ít có hoặc không có bầm tụ máu ở xung quanh.

- Nếu 2 góc vết thương đều nhọn chứng tỏ hung khí có 2 lưỡi sắc.

- Nếu 1 góc vết thương nhọn, 1 góc tù, vật gây có 1 lưỡi, 1 sống. Nếu góc tù càng rõ thì sống dao càng dày.

- Không có đuôi xước da nông trên biểu bì.

- Có rãnh xuyên và có thể có lỗ ra.

* Một số hình thái biến dạng tổn thương do vật sắc nhọn:

- Miệng lỗ vào có thể có vết rách bổ xung do động tác rút dao.

- Chiều dài của vết thương phụ thuộc vào góc đâm.

+ Nếu vết đâm vuông góc; kích thước của lỗ vào bằng kích thước hung khí.

+ Nếu đâm theo hướng nghiêng; kích thước lỗ vào dài hơn bề rộng của hung khí.

- Độ sâu của rãnh xuyên phụ thuộc vào đâm ngập hay không ngập dao, và hung khí có lá chắn.

- Kích thước VT trên xương sụn, tạng đặc, có kích thước ngang bằng với kích thước của hung khí.

Câu 30: Đặc điểm thương tích chết ngạt do treo cổ?

* ĐN: ngạt là hiện tượng ngừng cung cấp O2, thừa CO2 trong cơ thể. Ngạt có thể xảy ra nhanh hoặc từ từ và gây chết nếu nguyên nhân không được loại bỏ.

Treo cổ là 1 bạo động, cổ bị vòng dây xiết chặt do trọng lượng cơ thể bị kéo xuống khi đầu dây bị buộc vào 1 điểm cố định.

* Đặc điểm thương tích chết ngạt do treo cổ:

- Tư thế tử thi: có thể treo hoàn toàn hay treo không hoàn toàn.

- Nút dây buộc:

+ Phổ biến là thòng lọng.

+ Nút buộc không cố định, không thành nút.

+ Không có dây treo.

- Dấu hiệu trên tử thi:

1.     Rãnh treo:

- Là dấu hiệu đặc thù để xác định vết treo, vì thế khi khám nghiệm cần quan sát, mô tả kỹ về độ sâu của rãnh treo, hình dáng, màu sắc, kích thước, vị trí, độ cứng của rãnh treo.

- Đặc điểm của rãnh treo gắn liền với đặc điểm của dây treo:

+ Dây treo rắn, hẹp: rãnh treo sâu và rõ, đáy rãnh cứng như bìa do ép tổ chức và có vết hằn của dây treo. Mép trên phình to hơn mép dưới và có chảy máu. Mép dưới nhỏ và nhạt màu.

+ Dây treo mềm, bản lớn: rãnh treo nông và mờ.

+ Rãnh treo sâu ở phía đối diện, nông dần và mất hẳn ở vị trí buộc, xung quanh rãnh có thể thấy các vết sây sát da do nạn nhân giãy giụa.

+ Ngoài ra rãnh treo còn chịu ảnh hưởng của thời tiết, cách treo, thời gian treo, thể trạng nạn nhân.

- Rãnh treo điển hình: thường là 1 vòng không khép kín (trừ treo >= 2 vòng), chạy chếch từ trước ra sau, từ dưới lên hướng về phía nút buộc ở sau gáy. Phần sâu nhất nằm ngang trên xương móng, dưới xương hàm, càng lên phía trên càng nông và mờ dần tới chân tóc sau gáy.

- Rãnh treo không điển hình: nơi sâu nhất thường ở 1 bên cổ,đối diện với nút buộc và nút buộc thường ở sau tai. Rãnh treo nằm ngang khi nạn nhân treo nằm, úp mặt.

2.     Dấu vết bên ngoài:

- Vết hoen tử thi: xuất hiện ở nơi thấp tùy thuộc vào tư thế treo cổ của nạn nhân. Xuất hiện ở ngọn chi khi treo hoàn toàn. Tư thế treo chân chạm đất không có vết hoen ở chân và đầu gối. Nếu treo nằm nghiêng thì vết hoen ở mạng sườn phía thấp... vết hoen tử thi còn phụ thuộc vào thời gian treo, nếu treo lâu mới xuất hiện các vết hoen như trên, còn nều treo chưa lâu đã hạ xuống thì hoen tử thi theo tư thế nằm như các tử thi thông thường.

- Tư thế đầu: phụ thuộc vào nút buộc và đối diện với nút buộc: đầu cúi khi nút buộc ở sau gáy, mặt ngửa khi nút buộc ở trước cằm, nút buộc bên phải thì đầu ngẹo sang trái, nút buộc bên trái thì đầu ngẹo sang phải.

- Mặt: mặt trắng bệch nếu treo cân đối, nút treo ở trước cổ da máu vẫn lên được đầu nhưng quá ít, thường chết chậm. Mặt tím khi nút treo ở sau gáy, dàng này chết ngay.

- Các dấu hiệu khi có khi không: lưỡi lè, mắt lồi, chảy máu tai, chảy máu mũi, xuất tinh, ỉa đái, những vết bầm tím, xước da ở tay chân do giãy giụa va đập vào các vật xung quanh.

3.     Tổn thương bên trong:

- Rãnh treo: mở đáy rãnh treo điển hình có 1 đường màu trắng bóng do tổ chức liên kết bị ép mạnh gây da.

- Bầm máu: là dầu hiệu quan trọng nhất ở cơ ức đòn chũm, có thể gặp ở cả thanh quản,chảy máu cơ ngực, cơ bả vai.

- Gãy xương móng, sụn giáp, sụn thanh khí quản- không thường xuyên. Gãy cột sống hiếm thấy hơn. Nếu có thường xảy ra trong trường hợp nạn nhân cố định dây từ trên cao rồi nhảy xuống.

- Tổn thương huyết quản: có thể rách ngang nội mạc động mạch cảnh, cso thể bầm tím xung quanh động mạch cảnh.

- Não: trắng (chết nhanh) hoặc xung huyết (chết chậm) tùy thuộc khi treo máu có lên não được hay không.

- Các phủ tạng khác có tổn thương như chết ngạt nói chung.

Câu 31: Đặc điểm thương tích chết ngạt do hít nước khi xác còn tươi?

          * ĐN: Chết ngạt trong chất lỏng là sự ngừng hô hấp đột ngột do chất lỏng đột nhập vào toàn bộ đường hô hấp gây ngạt thở.

          VD: chết dưới nước, chết trong bể xăng dầu, hầm rượu.

          * Đặc điểm thương tích chết ngạt do hít nước khi xác còn tươi:

          1. Dấu hiệu bên ngoài:

          - Cơ thể mềm, có nước bọt ở mồm, mũi, nhất là khi ấn tay vào lồng ngực, gọi là nấm bọt:

+ Nấm bọt được hình thành khi nước vào phế nang làm rách phế nang và huyết quản, hồng cầu kết hợp với huyết tương cùng với k2 của nhịp thở, xáo trộn lên nhiều lần tạo thành nhiều bọt nhỏ ở khí, PQ và dần dần được đẩy ra khỏi mũi miệng.

+ Đặc tính của nấm bọt là nhiều bọt nhỏ, dai, dính và không tan trong nước

          - Mặt môi tím, chấm chảy máu dưới niêm mạc. Hoen tử thi xuất hiện sớm, lan nhanh, rộng. Da lòng bàn tay, chân nhăn nheo, móng tay có thể có bùn, đất, tóc rối dính dị vật,…

          - Thương tích kèm theo:

+ Thương tích do án mạng: có thể thấy các vết sây xước da, bầm máu, dấu lằn tay, vết trói chân tay hoặc các tổn thương khác xảy ra trước khi chết hoặc tổn thương gây chết cho nạn nhân.

+ Thương tích do va đập: trong quá trình nhảy, ngã xuống nước hoặc bị dòng nước mạnh quán trôi cũng tạo nên các tổn thương do va đập đá ngầm, cọc, thành giếng,.. có thể thẩy gãy xương, rách da, bầm tụ máu.

+ Thương tích xảy ra sau chết: thường do tôm cá cắn rỉa nên các tổn thường nông và thường ơ những nơi không được che phủ, tổn thương không bao giờ bầm tím

          2. Dấu hiệu bên trong:

          - Hô hấp:

+ Hệ thống khí phế quản chứa đầy bọt hồng hoặc trắng khó tan trong nước, có thể thấy dị vật (đất, cát, rong, rêu, …) ở tận sâu trong các nhánh phế quản => đây là dấu hiệu rất quan trọng.

+ Phổi phù, trương to, màu trắng xám, có các chấm chảy máu nhỏ đặc biệt có thể thấy dấu hiệu Paltauf là những ổ tụ máu trên mặt phổi có màu xanh lợt kích thước không đều, bở phổi phù tròn có thể thấy các vết hằn xương sườn trên bề mặt phổi.

+ Phổi chìm lơ lửng trong nước, diện cắt phổi có nhiều dịch bọt hồng dính chảy ra.

          - Tim và mạch máu:

+ Máu bị pha loãng, nhạt màu, ít dính, không có cục máu đông.

+ Tim và mạch máu: vì có sự cản trở ở phổi nên máu bị ứ ở tim làm cho tim phải lớn, tĩnh mạch gan phồng.

          - Dạ dày – tá tràng có nước hoặc không (tá tràng có nước có giá trị chẩn đoán vì chứng tỏ nạn nhân uống quá nhiều nước và khi đó dạ dày còn con bóp).

          - Gan to, diện cắt có nhiều máu loãng.

          - Hòm nhĩ, xương đá, xương bướm có nước.

Câu 32: Đặc điểm thương tích chết ngạt do hít nước khi xác thối rữa?

* ĐN: Chết ngạt trong chất lỏng là sự ngừng hô hấp đột ngột do chất lỏng đột nhập vào toàn bộ đường hô hấp gây ngạt thở.

          VD: chết dưới nước, chết trong bể xăng dầu, hầm rượu.

          * Đặc điểm thương tích chết ngạt do hít nước khi xác hối rữa:

          1. Dấu hiệu bên ngoài: phụ thuộc vào thời tiết nóng hay lạnh => thối nhanh hay chậm. Khi chìm trong nước: nhợt nhạt, nổi lên; toàn thân trương to, mắt lồi, môi loe, màu xanh lục chuyển nhanh sang màu đen.

          - 10-24h: biểu bì lòng bàn tay, bàn chân bong.

          - 2-4 ngày: biểu bì bàn chân, bàn tay bong từng mảng.

          - 5-10 ngày: tuột găng, đế giày.

          - 10-15 ngày: lông, tóc, móng, da đầu long, trơ sọ. Các thương tích do tử thi trôi va chạm, động vật dưới nước (tôm, cua, cá) rỉa.

          - Vài tuần: hiện tượng xà phòng hóa: toàn thân phủ lớp mỡ vàng trơn lầy nhầy.

          ( Sau 24 giờ tử thi nổi: nam sấp, nữ ngửa).

          2. Dấu hiệu bên trong:

          - Mất các dấu hiệu quan trọng. Phổi xẹp  do nước ở đây thoát vào 2 xoang ngực. Các nhánh khí phế quản có dị vật, thức ăn.

          - Chết dưới 1 tuần 2 phổi còn đỏ tía, xoang ngực chứa nước màu hồng trên 100ml, mở đường hô hấp còn có thể thấy được dị vật.

          - Ruột non có thẻ có nước từ dạ dày, tá tràng đưa xuống.

Câu 33: Định nghĩa, phân loại ngộ độc thức ăn?

          * Định nghĩa: Ngộ độc thức ăn là hiện tượng gây nên bởi chất độc có sẵn trong chức ăn hoặc do quá trình phân hủy thức ăn, cũng như sự bội nhiễm của vi trùng.

          - Đặc tính của ngộ độc loại này thường mang tính chất hàng loạt, người trong tập thể hoặc gia đình trong cùng 1 bữa ăn. Mức độ ngộ độc nặng, nhẹ phụ thuộc vào chất độc, cơ địa và số lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

          * Phân loại ngộ độc thức ăn: ngộ độc thức ăn do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, người ta phân loại làm 3 nhóm ngộ độc chính:

          1. Ngộ độc thức ăn nguyên chất: là những thực phẩm nguyên chưa được chế biến, thường là thức ăn thực vật, khi an được khi không ăn được mà không xác định được, phổ biến là:

          - Nấm độc: loại nấm ăn được rõ rệt nhất là nấm rơm (mọc ở rơm rạ mục nát), nấm hương (mọc ở cây gỗ thông mục) hoặc nấm mộc nhĩ mọc ở các loại cây ẩm mục khác nhau. Tuy nhiên có loại nấm hình thù bên ngoài giống nấm rơm nhưng lại mọc ở các nơi khác không ăn được, hoặc là các loại nấm phát sáng nhìn rõ trong đêm tối, còn gọi là nấm ánh trăng (trong đó chứa photpho) ăn vào chắc chắn bị ngộ độc có thể chết người. Hiện có rất nhiều loại nấm độc khác nhau.

          - Mật ong: mật ong là 1 saccharose chứa nhiều loại sinh tố khác nhau được coi là 1 loại thuốc bổ, dùng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu mật ong mất tập trung ở các hoa các cây mang tính chất độc (lim, bạch đàn...) trong đó có 1 chất độc nào đó mà người ta chưa phân lập được. Nếu ăn nhiều mật ong nhất là khi đói rất dễ bị say (ngộ độc).

          - Sắn: trong củ sắn nhất là vỏ sắn chứa nhiều acid xyanhydric gây độc rất mạnh, trong mầm khoai tây cũng có những chất độc tương tự.

2. Ngộ độc thức ăn thứ phát: là bản thân các loại thức ăn đó không có chất độc nhưng trong quá trình bảo quản không tốt nên biến thành 1 số chất gây độc cho cơ thể như:

- Sự lên men vi khuẩn của protein phát sinh 1 số chất độc như histamine, dimethyl, guanidine gây nên triệu chứng ở dạ dày, gây dị ứng hoặc nổi mày đay, nhức đầu, hạ huyết áp.

- Các loại thức ăn mang tính acid như khế, sấu dầm trong nồi đồng và để lâu tạo điều kiện tác dụng lên đồng phân hủy thành muối đồng CuSO4 gây độc.

- Các loại rau xanh được phun thuốc trừ sâu: DDT, 666, ... mà rửa không kỹ => nguyên nhân thường gặp.

- Ngoài ra còn phải kể đến ống dẫn nước bằng chì, hộp đựng thực phẩm bằng chì cũng có thể bị oxy hóa biến thành muối chì và gây ngộ độc.

3. Ngộ độc thức ăn do vi trùng:

- Đây là loại ngộ độc thường gặp và rất nguy hiểm vì gây rối loạn tiêu hóa nặng, nhiễm trùng, nhiễm độc -> thể trạng nạn nhân rất nguy kịch. Có nhiều loại vi trùng gây nên nhưng trên lâm sàng người ta chia làm 2 thể:

- Thể tiêu hóa: xuất hiện sớm sau bữa ăn vài 3 giờ với biểu hiện đau bụng, nôn mửa, ỉa lỏng, nhức đầu, mệt mỏi, nổi mẩn đỏ ở da. Sau vài ngày sẽ khỏi, nếu nặng có thể gây nhiễm trùng huyết => tử vong. Ngộ độc này thường do Salmonella, Staphylocoque, enterocoque, ...vì dụng cụ nhà bếp nhiễm bẩn, thịt cá có vi trùng, không được nấu kĩ. Đặc biệt là độc tố tụ cầu ở 1000C trong 30p chưa phá hủy.

- Thể thần kinh: thường do độc tố của vi khuẩn yếm khí clostridium botulinum có trong các loại đồ hộp, với các dấu hiệu chính là: hội chứng rối loạn tiêu hóa, sốt, các triệu chứng thần kinh nổi bật: hoa mắt, chóng mặt, nhìn đôi, nhức đầu, giảm thị lực, khó tở, nhịp tim chậm, huyết áp giảm. Tỷ lệ tử vong 2-10% do sốc.

è Chẩn đoán xác định: chủ yếu lấy thức ăn còn để lại, lấy phân, chất nôn, có thể cả máu bệnh nhân đem đi nuôi cấy phân lập vi khuẩn. Khi đã xác định được nguyên nhân thì công tác điều trị đem lại hiệu quả rõ rệt.

Câu 34: TCLS và khám nghiệm tử thi các trường hợp ngộ độc Barbituric?

* ĐN: Barbituric là 1 trong những loại thuốc an thần chống co giật. Ngoài ra còn được sử dụng để gây mê dưới dạng thuốc tiêm.

* TCLS:

1. Ngộ độc cấp: biểu hiện qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn kích thích hay say thuốc: nhức đầu, chóng mặt, lảo đảo, buồn nôn và ngủ.

- Giai đoạn hôn mê: mặt đỏ, mồ hôi tiết nhiều, thân nhiệt tăng đôi khi lại giảm. Khi bị kích thích mạnh như kim châm, nạn nhân hơi tỉnh dậy, các cơ mềm, các phản xạ mất, thở khò khè như ngáy ngủ.

+ Nước tiểu ít hoặc vô niệu, ure máu tăng, HC, BC tăng.

+ BN chết sau vài giờ hoặc vài ngày. Điều trị sau vài ngày nếu các phản xạ tái xuất hiện, nạn nhân có nước giải (đái dầm) sẽ tỉnh lại và qua khỏi.

2. Nhiễm độc mạn: sụp mi mắt, nhìn đôi, co giật nhãn cầu, đi không vững, chóng mặt, nói ngọng, các cử động vụng về, phát ban và ngứa ngáy, da niêm mạc vàng.

* Khám nghiệm tử thi:

- Khám ngoài: da, niêm mạc hồng hào, vết hoen tử thi đỏ tươi.

- Khám trong:

+ Viêm phế quản hoặc viêm phế quản phổi hay viêm phổi.

+ Thanh mạc các phủ tạng đểu xung huyết dữ dội cóc các chấm chảy máu.

+ Gan thoái hóa mỡ, viêm thận cấp.

- Xét nghiệm độc chất: tìm barbituric trong nước tiểu, dịch vị, ruột và các phủ tạng khác.

Câu 35: Triệu chứng và giám định y pháp các trường hợp trúng độc thạch tín (Arsenic)?

* ĐN: Thạch tín (nhân ngôn) là chất độc bảng A và là hợp chất của arsenic (As2O3). Thạch tín (acid arsenieux) có màu trắng ở dạng bột tinh thể, không mùi, khó tan trong nước lạnh, tan trong cồn, kiềm. Thạch tín là chất độc nhất trong hợp chất arsenic.

- Đường vào cơ thể phổ biến nhất là đường tiêu hóa do ăn uống nhầm, tự sát hoặc đưa thạch tín vào thức ăn, nước uống để đầu độc. Tiếp theo là đường niêm mạc, đường máu hiện nay rất ít gặp.

* TCLS:

1.Trúng độc cấp hoặc tối cấp:

- Xuất hiện từ 30-60p sau khi uống thuốc với triệu chứng nổi bật là rối loạn tiêu hóa nặng: đau bụng, nôn mửa chất trằng nhầy ỉa chảy như đi tả phân có lẫn máu, miệng khô và nóng, khát nước, đau thực quản, chuột rút, chân tay lạnh, trụy mạch, hôn mê và có thể tử vong trong vòng 24h.

- Liều độc 0,1-0,15 g hoặc 1-2mg/kg.

2. Nhiễm độc mạn tính:

- Nạn nhân thường có các biểu hiện: kém ăn, mệt mỏi, đau bụng, viêm da, viêm dây thần kinh, đau mỏi các cơ bắp, co duỗi chân tay khó khăn.

- Trúng độc thạch tín thường khó chữa, trong quá trình cấp cứu có thể tạm ổn định vài ngày, sau đó nổi ban, rối loạn tim mạch trầm trọng và tử vong, nếu qua khỏi thời gian phục hồi thường kéo dài.

* Giám định pháp y:

1. Khám nghiệm tử thi:

- Dấu hiệu bên ngoài: trong tình trạng cấp thấy dấu hiệu mất nước rõ: da nhăn nhất là ở bàn tay, bàn chân, mắt lõm, bụng xẹp.

- Dấu hiệu bên trong:

+ Miệng, cổ họng, thực quản không có dấu hiệu gì đáng kể. Dạ dày, ruột bị viêm loét, có trường hợp chỉ phù nề, màu đỏ, mất nếp nhăn niêm mạc, niêm mạc có các chấm tụ máu. Niêm mạc ruột phủ 1 lớp dịch nhầy lẫn các hạt trắng lổm nhổm do tổ chức niêm mạc hoại tử bong ra.

+ Các phủ tạng khác xung huyết mạnh và có các điểm chảy máu nhỏ.

- Vi thể: không có tổn thương đặc hiệu mà chỉ thấy gan thận thoái hóa mỡ, viêm loét niêm mạc dạ dày – ruột, xung huyết hoặc chảy máu.

2. Xét nghiệm độc chất.

- Thạch tín là chất độc lưu lại khá lâu trong cơ thể mà không bị quá trình hư thối làm phân hủy. Vì vậy sau khi khám nghiệm tử thi cần lấy bệnh phẩm: chất nôn, gan, thận, ruột, dạ dày cùng dịch, phân, nước tiểu. Trong trường hợp muộn hoặc khai quật tử thi lấy lông, tóc, móng, xương, đất xung quanh quan tài 1-3m và các mẫu đất khác ở nghĩa trang để tiến hành tìm thạch tín và đối chứng.

* Nhận định kết quả:

- Khám nghiệm đại thể và vi thể không thấy hình ảnh tổn thương đặc hiệu, cơ bản phải dựa vào xét nghiệm độc chất.

- Đánh giá kết quả của xét nghiệm độc chất phải nẵm vững nguồn thạch tín có ở tử thi, môi trường có liên quan đến tử thi (đất nghĩa trang, các loại thuốc bổ có arsenic, thức ăn và nghề nghiệp của nạn nhân có liên quan đến thạch tín).

- Chẩn đoán trúng độc thạch tín dựa trên những dự kiện: TCLS, tổn thương giải phẩu bệnh, kết quả độc chất và tình hình thực tế tang vật thu được ở hiện trường để phân tích và kết luận đúng.

Câu 36: Triệu chứng và giám định y pháp các trường hợp ngộ độc phosphua kẽm?

*ĐN: photphua kẽm là loại thuốc sâu hiệu quả rất cao, rất nhạy cảm đối với côn trùng, nhưng cũng là 1 hợp chất rất độc, ở 1 số nước đã cấm.

- Người ta xác định nó là 1 chất kẽm bền vững khi gặp ẩm và nước rất dễ bị phân hủy tạo nên khí hydrogen photpho (PH3) rất độc.

* TCLS:

- Ngoài tác dụng tương tự như photpho nó còn gây rối loạn thần kinh, lúc đầu gây kích thích, sau gây ức chế. Photpho kẽm còn khử oxy của huyết sắc tố làm tan huyết.

- Photpho kẽm vào cơ thể chủ yếu bằng tiêu hóa gây nên:

+ Rối loạn tiêu hóa: nôn mửa, đau bụng, đi ỉa nhiều lần, thể trạng mất nước, chân tay lạnh, tim đập yếu, mạch nhanh nhỏ.

+ Rối loạn thần kinh: ù tai chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, đau các bắp cơ, chuột rút, co giật, giãn đồng tử.

+ Rối loạn hô hấp: khó thở, tím tái, phù phổi cấp, tử vong có thể xảy ra do suy hô hấp và trụy tim mạch do tê liệt hệ thần kinh.

* Khám nghiệm tử thi:

- Không có tổn thương đặc hiệu: các phủ tạng xung huyết đỏ rực, vết hoen tử thi màu đỏ tươi, phù phổi cấp.

- Xét nghiệm độc chất: phát hiện photpho kẽm nguyên chất khó khăn vì nó rất dễ phân hủy, chủ yếu thấy phopho và kẽm.

Câu 37: Triệu chứng và giám định y pháp các trường hợp ngộ độc Parathion (Wolfatox)?

* ĐN: Wolfatox có tên là methil parathion (P6O5) hay Parathion, thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ của photpho (esther phophoric) ở dạng bột đã pha lẫn với dầu hỏa, có tính chất gây độc rất cao. Nó được sử dụng để diệt sâu trong trồng trọt và có khi dùng để diệt ruồi, chuột.

* TCLS:

- Thể tối cấp: khoảng 30p sau khi trúng độc nạn nhân ngây ngất, đi vào hôn mê sâu, thân nhiệt giảm và ngừng thở.

- Thể cấp: đau bụng, nôn mửa, đi lỏng, tăng tiết mồ hôi, nước bọt, đồng tử co, cơ rung, rối loạn co thắt, khó thở, trụy mạch. Nếu không cứu chữa chắc chắn nạn nhân sẽ chết, nếu được điều trị các triệu chứng nhiễm độc giảm dần và qua khỏi.

* Giám định y pháp:

- Khám nghiệm bên ngoài: dấu hiệu bên ngoài thường không điển hình, cần chú ý mô tả tư thế nạn nhân, xem xét tỉ mỉ các vết tích bên ngoài để xác định tự sát hay đầu độc.

- Khám nghiệm bên trong:

+ Dạ dày, tá tràng, ruột có thể có thuốc đọng xanh nhờn mùi hăng khó chịu (thuốc đọng váng như dầu mỡ). Tùy theo mức độ có thể thấy các ổ bầm máu, chảy mảu nhỏ trong hoặc dưới niêm mạc, loét hoặc hoại tử hoặc phù dày niêm mạc.

+ Phổi phù, cơ tim nhão.

+ Trụy tạng có thể bị hoại tử và chảy máu do men ứ đọng trong tụy và phân hủy.

- Xét nghiệm độc chất: lấy dịch dạ dày, ruột, gan, thận, máu, nước tiểu để tìm Parathion và Paranitrophenyl.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro