56

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

u cầu.

Câu 5: Ứng xử khi giao tiếp
Trả lời:
Báo cáo ban giám khảo tại điều 39 chương 6 thông tư 17/2002-TT-BCA ngày 10/4/2002 của bộ công an quy định như sau:
1. Khi giao tiếp, ứng xử phải thể hiện văn minh, lịch sự, xưng hô theo quy định của điều lệnh, giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong.
2. Trước khi vào phòng làm việc của người khác phải gõ cửa, được sự đồng ý mới vào. Cấp dưới xin gặp cấp trên phải nêu rõ lý do, cấp trên đồng ý mới được gặp; khi gặp không mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ; khi tiếp xúc với cấp trên, cấp dưới không tự động bắt tay trước hoặc tự ý kéo ghế ngồi; phải chào cấp trên trước khi ra về.
3. Khi gặp cấp dưới, cấp trên phải tỏ thái độ ân cần, lắng nghe để xem xét, giải quyết những đề nghị chính đáng của cấp dưới.

Câu 6: Xưng hô giao tiếp trong lực lượng CAND.
Trả lời:
Báo cáo ban giám khảo tại điều 38 chương 6 thông tư 17/2002-TT-BCA ngày 10/4/2002 của bộ công an quy định như sau:
1. Xưng hô khi giao tiếp trong lực lượng Công an nhân dân
a) Khi làm việc, hội họp, học tập, sinh hoạt tập thể, cán bộ, chiến sĩ xưng hô với nhau bằng "đồng chí" và "tôi", sau tiếng "đồng chí" có thể gọi cấp bậc, họ tên, chức vụ của người mình tiếp xúc; đối với cấp trên có thể gọi là "thủ trưởng". Trong các học viện, nhà trường Công an nhân dân, ngoài việc xưng hô như trên, giáo viên, học sinh, sinh viên có thể xưng hô bằng "thầy", "cô" và "em";
b) Ngoài giờ làm việc, hội họp, học tập, sinh hoạt tập thể, cán bộ, chiến sĩ xưng hô với nhau sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
c) Khi nghe gọi tên mình thì trả lời "có", nhận lệnh hoặc trao đổi xong công việc thì trả lời "rõ", chưa rõ phải hỏi lại.
2. Xưng hô khi giao tiếp với người ngoài lực lượng Công an nhân dân
a) Khi làm việc và quan hệ công tác với cán bộ và nhân dân: Tùy từng trường hợp cụ thể để gọi bằng "đồng chí" và xưng "tôi"; hoặc tùy theo lứa tuổi để xưng hô sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
b) Khi giao tiếp với người nước ngoài: Tùy theo quan hệ ngoại giao của Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế khách đến thăm để gọi là "đồng chí" hoặc "ngài", "ông", "bà", "vương hiệu", "tước hiệu" và xưng "tôi" cho phù hợp.
c) Khi giao tiếp với người vi phạm pháp luật:
- Đối với phạm nhân, trại viên gọi là "anh", "chị" và xưng "tôi";
- Các trường hợp khác, tùy theo lứa tuổi, xưng hô sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro