qeagasefa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bí quyết tranh luận bằng ngôn ngữ cử chỉ

(Dân trí) - Là một lãnh đạo, bạn thường xuyên phải thương lượng hoặc bàn luận các vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhưng liệu bạn có tận dụng một công cụ rất hữu ích khi tranh luận mà nhiều người lại bỏ qua, đó là ngôn ngữ cử chỉ.

Ngôn ngữ cử chỉ cũng có sức mạnh không kém lời nói nhưng phải thực hiện đúng cách, phụ thuộc từng tình huống. Dù mọi người vẫn dùng ngôn ngữ cử chỉ khi tranh luận nhưng những hành động như cất cao giọng, vung tay vung chân, mặt mũi đỏ văng... sẽ không thể là phương tiện thuyết phục hiệu quả. Ngôn ngữ cử chỉ phải được sử dụng một cách tế nhị và bài bản ngay từ khi bắt đầu cuộc tranh luận. Nếu thực hiện đúng, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hạn chế những xung đột không đáng có.

Dưới đây là 3 bước cơ bản để chiến thắng trong cuộc tranh luận phi ngôn ngữ khi cảm xúc vượt tầm kiểm soát. Lưu ý rằng tất cả phải được thực hiện một cách tế nhị, tránh lộ liễu, nếu không mọi người sẽ nghĩ bạn đang diễn kịch câm:

Bước 1: Hành động tương tự như đối thủ của bạn

Hành động phản chiếu đối thủ của mình sẽ xây dựng sự tương đồng phi ngôn ngữ, giúp bạn tránh khỏi những mâu thuẫn tiềm năng trước khi cuộc thương lượng chính thức bắt đầu. Việc này rất đơn giản: ngay từ đầu, khi người đó tìm vị trí ngồi hoặc đứng, bạn hãy cố gắng làm điều tương tự.

Vị trí ngồi tương đồng hay tư thế đứng/ ngồi giống nhau sẽ gửi tới đối phương một thông điệp mạnh mẽ rằng 2 bên có cùng cấp độ, ở thế ngang nhau và bạn muốn có một cuộc tranh luận đem lại lợi ích cho cả 2. Họ sẽ bắt đầu tin tưởng bạn. Nhưng cố gắng đừng hành động lộ liễu dễ rơi vào thế đối đầu.

Bước 2: Khi bước vào cuộc tranh luận, điều chỉnh cử chỉ cho phù hợp

Khi mọi người bắt đầu tranh luận, chất vấn, bất đồng ý kiến với bạn, đừng tiếp tục phản chiếu hành động của họ mà bạn cần điều chỉnh cử chỉ của mình một cách thích hợp. Thường thường, người nào đó tranh cãi bằng cách nói lớn lên tức là anh/ chị ấy mong muốn người khác lắng nghe và hiểu ý kiến của mình. Bạn cần điều chỉnh với người đó bằng cách ngồi hoặc đứng hướng mặt về cùng hướng và im lặng cho tới khi họ nói xong.

Việc này có thể khó thực hiện do bản năng tự nhiên của chúng ta là quay lại với người chất vấn hoặc lại gần sát và nhìn thẳng vào mắt họ, điều đó sẽ làm cho cuộc thương lượng căng thẳng hơn. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và kiềm chế.

Bước 3: Khi căng thẳng lên tới đỉnh điểm, hãy sử dụng cử chỉ của tay

Bạn hãy giang rộng cánh tay và đẩy nhẹ 2 bàn tàn xuống dưới. Lặp lại nếu cần thiết. Hành động gửi tới một thông điệp rõ ràng rằng tất cả mọi người nên bình tĩnh và kiềm chế.

Tất nhiên, ngôn ngữ cử chỉ không thể thay thế lời nói khi tranh luận nhưng nhưng chúng có thể làm xoa dịu những tình huống căng thẳng một cách dễ dàng hơn. Hãy tận dụng cả lời nói cũng như cử chỉ của mình để những cuộc tranh luận của bạn diễn ra nhẹ nhàng, suôn sẻ. 

Mẹo tránh "ậm ừ" trong khi phỏng vấn

(Dân trí) - Đối phó với các câu hỏi khó nhằn của nhà tuyển dụng, hẳn không ít lần bạn phải ậm ừ, chần chừ vài giây để suy nghĩ. Căng thẳng và áp lực trong buổi phỏng vấn làm bạn thấy khó diễn đạt ý tưởng. Vậy làm gì để tránh rơi vào tình huống này?

7 cách sau có thể giúp bạn hạn chế các rào cản trong diễn đạt và tăng độ lưu loát trong đối thoại:

1.      Tự đánh giá khả năng giao tiếp của mình bằng cách thu âm hoặc ghi hình lại buổi tập phỏng vấn thử tại nhà - đây là phương pháp của nhà nghiên cứu các tật về ngôn từ - diễn đạt Leah Ross Kugler. Với cách làm này, bạn có thể nghe lại, thấy được những chỗ nào mình hay vấp váp và tìm cách khắc phục.

2.      Chuẩn bị các ý cần nói về bản thân, ghi ra và để kèm trong xấp hồ sơ mà bạn đem theo đến buổi phỏng vấn. Khi "quên bài", bạn có thể kín đáo tham khảo các ý này để duy trì mạch diễn đạt của mình.

3.      Đừng nói nhanh như tên bắn. Tập trung thở sâu sau mỗi đoạn diễn đạt vì như thế bạn sẽ có thể nói tròn âm và những từ "à ừ" sẽ không có cơ hội xuất hiện. Theo Ross Kugler, cách này cũng giúp bạn giảm tốc độ diễn đạt và cho phép bạn tâp trung trình bày những điểm cần nói tiếp theo.

4.      Nếu bất chợt cảm thấy mình mất tập trung, hãy mỉm cười. Bạn không chỉ có thể che lấp phút xao lãng của mình mà còn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.

5.      Đeo nhẫn hoặc đồng hồ ở tay không thuận - tức ở tay mà bạn thường không đeo. Điều này sẽ giúp bạn tránh các thói quen nhìn đồng hồ hoặc xoay nhẫn khi bạn cảm thấy hồi hộp.

6.      Tham gia vào các khóa học diễn đạt, giao tiếp. Nếu cuộc phỏng vấn thực hiện bằng tiếng Anh, hãy tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh.

7.      Trong khi luyện tập, hãy để một hũ "ậm ừ"  bên mình. Mỗi lần bạn dùng những chữ như "à", "ừ" hoặc dừng quá lâu để suy nghĩ, hãy thêm đồng xu vào hũ. Cứ mỗi lần luyện tập, bạn cố gắng giảm số đồng xu ấy là được.

Trong buổi phỏng vấn, hãy để mạch ý tưởng được diễn đạt theo tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tránh được những phút ậm ừ, bạn sẽ nổi bật là ứng viên có khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc và thông minh.

Làm thế nào để giữ được bình tình trước những điều bực dọc hàng ngày?

Có một sự thật rằng, khi ta còn bé, ta thường ước rằng mình lớn lên thật nhanh. Và một điều thật hiển nhiên rằng, khi ta lớn lên, ta lại ước rằng mình sẽ được trở lại như những ngày thơ bé.



Khi ta lớn, ta phải đối mặt với nhiều vấn đề, to có, nhỏ có, đơn giản có, và phức tạp cũng có. Không giống như ngày xưa, bây giờ ta không có ba mẹ bên cạnh để che chở, để giúp đỡ ta; mà tất cả ta đều phải tự giải quyết.

Có những chuyện, đơn giản đến mức ta chỉ cần nhắm mắt nó cũng kết thúc, tuy nhiên có những chuyện ta phải đối mặt và tìm ra cách giải quyết để khiến nó trở nên đơn giản hơn :X

Vậy, khi ta gặp một vấn đề khó nhằn, làm thế nào để có thể bình tĩnh đương đầu với nó?

Các bạn hãy xem và tập giữ cho tâm hồn mình luôn bình thản, luôn yên bình, cho dù gặp chuyện j đi nữa nhé

( biết là khó, nhưng cuộc đời bắt buộc ta phải có đức tính này đấy :X   )

..........................................................................

Hầu hết chúng ta đều có một sức chịu đựng mạnh mẽ trước những thảm hoạ xảy ra trong cuộc sống-sự ra đi vĩnh viễn của người thân yêu, thiên tai.... Tuy nhiên một số người trong chúng ta lại không thể chịu đựng được khi gặp kẹt xe, khi để lạc mất chìa khoá, khi đối mặt với những đồng nghiệp khiếm nhã, và khi đương đầu với những điều khó chịu hằng ngày.

Dường như có vẻ quen thuộc phải không? Hãy đọc những cách thức dưới đây để tránh những phản ứng kịch liệt khi đương đầu với những điều không hài lòng.

Hãy xem những người gây cho bạn phiền muộn như những người thầy

Mặc dù đoạn đường dài nhưng người bán hàng vẫn đi nhỡn nhơ ư? Nếu thế, hoặc bạn sẽ cảm thấy bực bội trước hành động lãng phí thời gian của cô/anh ta-và bạn nóng giận với hành động ấy. Hoặc bạn xem người bán hàng như một người thầy đang dạy bạn bài học về tính kiên nhẫn và lòng biết ơn những cá nhân làm việc thật vất vả nhưng chỉ với đồng lương ít ỏi.

Áp dụng tương tự cho nhiều trường hợp khác.

Ví dụ 1: một người lái xe ô-tô bỗng nhiên cắt ngang trước mặt bạn trên đường xa lộ. Anh ta dạy cho bạn bài học rằng thật là một điều điên rồ khi chạy nhanh như thế và có thể gặp phải những rủi ro không cần thiết.

Ví dụ 2: Một phụ nữ chen lên trước bạn và dành chiếc taxi bạn đã gọi. Cô ta chỉ cho bạn bài học về tính quan trọng của việc phải biết sắp xếp để có thời gian thong thả cho cuộc hẹn và bài học về việc biết quan tâm đến người khác.

Đừng gán cho mọi việc là "Tốt" hay "Xấu"

Khi một sự việc nào đó thất bại, hãy tìm một con đường khác. Có rất nhiều con đường.

Hãy có cái nhìn xa hơn trước những nỗi bất hạnh xảy đến

Mặc dù khó có thể nhìn nhận ra điều này khi sự việc xảy đến, việc làm đổ súp vào quần áo của bạn chỉ ngay trước khi một cuộc hẹn quan trọng không hẵn là một điều kinh khủng. Ngay cả việc chiếc ví bị ăn cắp nếu xét xa hơn thì cũng không hẵn là một việc quá quan trọng.

Trước khi bạn cho rằng một sự cố nào đó là một tai hoạ, hãy dừng lại giây lát và tự hình dung rằng một năm sau bạn sẽ nhìn lại sự cố này như thế nào. Liệu vết bẩn trên quần áo có thật sự quan trọng không? Dĩ nhiên không. Liệu bạn có được cấp lại những giấy tờ tuỳ thân không? Chắc chắn là được rồi. Và cuộc sống vẫn tiếp diễn.

Hãy tránh những căng thẳng không cần thiết

Nếu bạn cảm thấy gót chân bị đau nhói trong khi chạy bộ, tốt hơn là nên dừng lại, tránh làm cho vết thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Tương tự như vậy, tốt hơn là kiên quyết tránh những trường hợp gây căng thẳng.

Ví dụ: nếu trong đầu bạn đang lên danh sách tất cả những việc phải làm, hãy chú ý đến quá trình suy nghĩ của bạn ngay lập tức. Hãy dừng lại trước khi mất kiểm soát.

Những cảm giác căng thẳng là dấu hiệu cảnh báo rằng cần được chú ý. Có thể bạn đang ôm lấy quá nhiều việc, hoặc có thể bạn đang để cho những việc nhỏ nhặt khiến bạn lo lắng quá nhiều. Hoặc bạn cần phải thay đổi.

Hãy tránh việc quá xem trọng vật chất

Hãy nghĩ xem những thứ vật chất gì bạn hết sức coi trọng-chiếc bình gia truyền, chiếc vòng cổ xinh xắn, bức tranh vẽ đầu tiên của con bạn,...

Chúng ta biết rằng những thứ ấy rất dễ vỡ, dễ hư hỏng, hoặc dễ mất, tuy nhiên chúng ta lại ít khi nào nghĩ những mối đe doạ trên là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế. Và khi một thứ gì đó đáng giá đối với chúng ta bị mất, chúng ta rất bực tức.

Hãy tránh bị bực tức bằng cách luôn tưởng tượng rằng những món quý giá ấy đã biến mất rồi. Buổi hoàng hôn tuyệt đẹp vẫn còn chứ? Dĩ nhiên vẫn còn. Và bạn vẫn có thể giữ lại ký ức về những đồ vật mà bạn đã mất và luôn nhớ đến và thưởng thức chúng. Giờ đây, nếu một ai đó làm vỡ chiếc bình đó, hoặc làm đổ cà-phê lên bức tranh, bạn sẽ không hề bị suy sụp hoàn toàn.

Hãy lên kế hoạch cho việc thư giãn

Cuộc sống luôn mách bảo chúng ta nên hoãng lại việc thư giãn. Chúng ta có suy nghĩ rằng chúng ta sẽ dành thời gian thư giãn vào kỳ nghỉ sau, hoặc trong thời gian nghỉ hưu.

Những suy nghĩ trên hoàn toàn sai lầm. Một người trung bình một năm chỉ có vài tuần nghỉ ngơi, và hầu hết chúng ta phải làm việc cho đến những năm 60 tuổi mới có thể nhận được những khoảng lợi ích hưu trí.

Trong khi đó, chúng ta sử dụng quá nhiều thời gian để chạy ngược chạy xuôi và để suy nghĩ xem tiếp theo cần phải làm gì đến nỗi chúng ta không thể nào tận hưởng những niềm vui trong cuộc sống.

Cách tốt hơn là: dù có bận rộn đến mấy, cũng hãy lên kế hoạch thư giãn cho một ngày của bạn. Rất đơn giản chỉ cần bạn dành vài phút để hít thở sâu, đi bộ vài bước, hoặc viết một lời nhắn cho ai đó đang cần sự động viên của bạn.

Hãy chống lại khuynh hướng cố thuyết phục bạn hoãn lại thời gian thư giãn vào ngày mai. Hãy nhớ-khi "ngày mai" đến, nó sẽ trở thành là "ngày hôm nay". Hãy dành ít phút hôm nay để thư giãn-hãy thư giãn mỗi ngày.

Đừng mong đợi rằng mọi người đều yêu thích bạn

Đó chính là một thực tế trong cuộc sống-một số người bạn gặp gỡ trong cuộc sống sẽ thích bạn nhưng sẽ có những người không ưa thích bạn. Cố gắng bằng mọi cách để làm cho mọi người thích bạn sẽ dẫn đến sự căng thẳng tâm lý hết sức lớn.

Hãy luôn cố gắng hết sức mình, nhưng đừng bực tức hay khó chịu khi ai đó dường như không thích bạn.

Nếu ai đó phê bình bạn, hãy làm giảm đi cảm giác nặng nề của bạn chỉ đơn giản bằng cách chấp nhận lời phê bình ấy và tiếp tục tiến lên phía trước.

Hãy luôn linh hoaạt

Việc tổ chức và lên kế hoạch trước là điều tốt, nhưng đừng ngạc nhiên hay bực tức khi kế hoạch của bạn bị thay đổi. Hãy nghĩ rằng-chuyến bay có thể bị hoãng, lời hứa có thể không được giữ, và thời tiết không phải lúc nào cũng như ý bạn muốn.

Khi những việc này xảy ra, đừng nóng giận. Hãy giũ sạch tất cả và hãy hài lòng với cuộc sống.

10 bí quyết để có giọng nói hay



Giọng nói là đại sứ của bạn đối với thế giới bên ngoài. Nó thể hiện tính cách và cảm xúc của bạn. Mọi người có thể đánh giá bạn dựa trên giọng nói, vì vậy việc giữ giọng cũng rất quan trọng.

Giáo sư Norman Hogikyan và cộng sự tại Đại học Michigan, Mỹ, đã tập hợp 10 bí quyết để giữ giọng nói của bạn luôn đẹp.

1. Uống nhiều nước, tránh chất cồn và caffeine. Dây thanh quản của bạn rung động rất nhanh, lượng nước đầy đủ sẽ giúp nó luôn trơn tru. Những thức ăn chứa nhiều nước sẽ giúp bạn chống háo nước rất tốt như táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận...

2. Tự cho phép giọng nói của mình nghỉ ngơi đôi chút mỗi ngày, đặc biệt vào những lúc bạn phải sử dụng nhiều. Chẳng hạn, các giáo viên nên nghỉ nói vào giờ giải lao và tìm một chỗ ăn trưa yên tĩnh thay vì nói chuyện ầm ĩ với đồng nghiệp.

3. Không hút thuốc. Nếu bạn đã trót rồi thì hãy từ bỏ. Hút thuốc gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng, hít khói thuốc hay hút thuốc thụ động cũng làm sưng tấy dây thanh quản.

4. Không lạm dụng hay phá giọng. Tránh gào thét, la hét và không nên nói to trong khu vực ồn ào. Nếu họng bạn khô hay giọng bạn bị khàn, nên nghỉ nói. Giọng khàn là dấu hiệu cảnh báo dây thanh quản của bạn đang bị sưng tấy.

5. Giữ họng và các cơ ở cổ thư giãn ngay cả khi bạn hát ở nốt cao hoặc nốt thấp. Một số ca sĩ vươn cao cổ khi hát nốt cao và lại cúi mặt xuống khi hát nốt thấp. Dần dần, nó không chỉ làm căng cơ thanh quản mà còn hạn chế âm vực của bạn.

6. Chú ý đến cách nói chuyện hằng ngày. Kể cả những nghệ sĩ có thói quen hát tốt cũng không biết giữ giọng khi nói. Mọi người nên có luồng thở mạnh hơn hơn khi nói.

7. Đừng hắng giọng nhiều quá. Khi bạn hắng giọng, bạn đã xô các dây thanh quản vào nhau. Làm nhiều quá sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. Cố gắng nhấp một ngụm nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng. Nếu bạn nhận thấy mình phải hắng giọng nhiều thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị bệnh dị ứng hay xoang.

8. Khi ốm, đừng để giọng bị lây. Ngừng nói chuyện khi bạn bị khản giọng do cảm lạnh hay viễm nhiễm. Hãy lắng nghe giọng nói của mình.

9. Khi bạn cần phải nói trước công chúng, hay nói ngoài trời, hãy sử dụng loa để tránh phải căng giọng.

10. Giữ ẩm phòng ở và nơi làm việc. Nhớ rằng độ ẩm tốt cho giọng của bạn.

 Bí quyết nói chuyện hay dành cho mọi người

Nói chuyện là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất và nó được diễn ra liên tục trong suốt ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nói chuyện có thể khiến người khác làm theo lời của mình, yêu quý mình...

Bí quyết nói chuyện gồm nhiều cách như làm thinh, cách chất vấn, cách lắng nghe, cách khen ngợi hay chê trách, cách tăng giảm âm lượng... Sau đây, xin tổng kết lại thành những điều nên và không nên:

10 điều tối kị:

1. Đừng già hàm: điều này sẽ làm cho người khác mất dũng khí, bị động, bị khinh.

2. Đừng chỉ nói về mình: trong câu chuyện, thường cái tôi thực đáng ghét

3. Đừng nói mãi 1 đề tài: của ăn ngon đến đâu, ăn quá cũng ngán.

4. Đừng chỉ trích: muốn hạ bệ người ta mà muốn người ta có thiện cảm với mình à?

5. Đừng cãi lộn: khó có cuộc cãi lộn nào mỗi bên cho mình có lỗi.

6. Đừng hấp tấp: thiếu trầm tỉnh làm sao có nhiều ý hay và cách nói hấp dẫn để thuyết phục đối phương.

7. Đừng ưa bàn tâm sự: Coi chừng có những lỗ hở mà gia đình hay xã hội bí mật bị vạch lưng, bại lộ cách tai hại

8. Đừng có giọng sách vở: Ai cũng ham hiểu biết mà không phải mỗi người chịu kẻ khác lên mặt dạy mình.

9. Đừng làm đòn xóc: định nộp người ta mà người ta không trốn mình sao được.

10. Đừng nói sai tiếng mẹ đẻ: coi chừng người ta đánh giá vốn học ta xuyên qua cách ta sử dụng tiếng Mẹ đẻ.

10 điều nên rèn luyện hằng ngày:

1. Phải thành thật: không cần nói hết các chân lý mà hễ nói thì phải nói sự thật.

2. Phải vị tha: lo cho quyền lợi kẻ khác thì ai mà không quan tâm đến mình.

3. Phải vui vẻ: người ta thích đám cưới hơn đám ma phải không bạn?

4. Phải tế nhị: lời nói thọc sâu trong tâm hồn, gây ấn tượng là lời nói chinh phục.

5. Phải biểu lộ nhân cách: lời tao nhã nói lên tâm hồn đã được luyện rèn, trưởng thành.

6. Phải biết nghe và khen: Ai không thích bộc bạch tâm sự. Ai không thấy mình quan trọng? Hãy đáp ứng các đòi hỏi đó. Họ sẽ yêu quý bạn lắm đấy.

7. Phải nói ít: Nói ít không có nghĩa là câm như hến mà chỉ nói khi cần nói cho người cần nghe vào lúc cần nói. Con vẹt chỉ được khen khi có khách đến nhà nó chào chứ không ai cần nó chào hoài khi mà họ đã ở trong nhà nó gần 1 giờ rồi.

8. Phải tự nhiên: Nói chuyện mà kiểu cách quá như uốn lưỡi khiến người ta xa cách vì quá khách sáo.

9. Phải khiêm tốn: người ta sợ hố hơn sợ núi.

10. Phải biết nhịn: khi tiếp chuyện có biết bao điều ta nghe bất mãn. Phải cho qua. Mỗi người có một quan điểm riêng. Ta đang gieo thiện cảm mà.

Có làm được những điều đó thì bạn mới có thể gây thiện cảm, truyền ý, truyền cảm cho đối phương giao tiếp.

Làm sao giữ kiên định với quyết tâm của bạn

Nêu ra một quyết tâm thì dễ. Các bật mí sau đây của chuyên gia sẽ giúp bạn giữ kiên định với quyết tâm mà bạn đã đặt ra trong năm 2007.

Cũng giống như đại đa số, chúng tôi đánh cược rằng một trong những điều đầu tiên bạn làm trong năm nay là bạn có một hoặc hai quyết tâm, chỉ là một mục tiêu cá nhân, chẳng hạn như làm sao để thon thả hơn, hoặc một quyết tâm sẽ cải thiện công việc kinh doanh, chẳng hạn như cập nhật kế hoạch tiếp thị của bạn.

Nhưng đưa ra quyết tâm chỉ mới là một chuyện, có kiên định với quyết tâm đó lại là chuyện khác. Đó là lí do chúng tôi hỏi M.J.Ryan, tác giả bài "Năm nay tôi sẽ ...", "Làm sao thay đổi một thói quen", "Theo đuổi một quyết định" hoặc "Biến giấc mơ thành hiện thực", để cùng chia sẻ bảy khó khăn lớn nhất khi đưa ra quyết tâm mà bạn sẽ muốn tránh:

• Mơ hồ về điều mình muốn từ chính quyết tâm của mình

• Không hết mình theo đuổi quyết tâm đó

• Đưa ra quá nhiều lí do và trì hoãn

• Cố gắng đưa quyết tâm của mình vào thực tế mà không cần đến sự giúp đỡ hay hỗ trợ

• Không thiết lập hệ thống theo dõi và nhắc nhở

• Không có kế hoạch dự phòng

• Mong những điều hoàn hảo nhưng không có thật

Một khi bạn đã chắc chắn rằng bạn có thể tránh được các nguy cơ nêu trên, Ryan khuyên bạn theo các bước đơn giản sau đây để thực sự "giữ" được quyết tâm của mình và biến nó thành hiện thực trong năm 2007:

• Khiến nó không thể lay chuyển được. Tự hứa với mình rằng bạn sẽ tuyệt đối theo đuổi nó dù có gì xảy ra đi nữa. Bạn sẽ lấy làm vinh dự được khoe nỗ lực của mình với bạn bè hoặc người thân, vinh dự về cái mà mình đã tự đặt ra cho mình.

• Biến nó thành hành động. Để thành công, bạn phải biết hành động nào mà mình sẽ thực hiện để hoàn thành mục tiêu của mình.

• Đưa ra giải pháp cho các lí do thường xuyên của mình. Hãy nghĩ lại xem tại sao giải pháp này không hiệu quả trong quá khứ và chắc chắn rằng bạn không cho phép mình viện lí do đó nữa.

• Lập kế hoạch. Lập chương trình cụ thể, thời gian chi tiết khi thực hiện những hành động cần thiết để hoàn thành mục tiêu của mình, và bạn hẳn sẽ rất thích thú khi làm việc này.

• Thực hiện mỗi ngày. Phối hợp quyết tâm của bạn vào cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn thực hiện bước này càng sớm thì nó sẽ nhanh chóng trở thành thói quen mà bạn không cần phải nghĩ về nó nữa.

• Kiểm soát hành vi của mình bằng cách viết ra. Các nghiên cứu cho thấy khi bạn đặt bút viết lên giấy thì bạn sẽ chú tâm đến mục tiêu của mình và theo đuổi nó.

• Tập trung vào nhận thức.Thay vì bận tâm là còn bao nhiêu việc bạn phải làm, hãy xem bạn đã thực hiện được bao nhiêu. Các nhà khoa học gọi đây là hiệu quả của nhận thức bởi nó tạo ra động lực và xây dựng tính quyết đoán.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#asdadasd