Phần Không Tên 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1: Đại cương Quan hệ công chúng

Câu 1: Các định nghĩa về quan hệ công chúng:

- Hiện nay khái niệm PR vẫn còn khá mới mẻ, vì vậy còn khá nhiều định nghĩa khác nhau về PR. Sau đây là một số khái niệm gây được nhiều sự chú ý nhất.

A, Theo viện quan hệ công chúng Anh (IRP): "PR là những nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục, để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng của nó".

- Theo định nghĩa này cần chú ý:

+ PR là một chương trình hành động được lập kế hoạch và được tiến hành theo kế hoạch.

+ PR là chương trình hành động liên tục và lâu dài.

+ Mục tiêu của chương trình hành động này là thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa một tổ chức và công chúng của mình.

+ Mọi tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khác nhau đều cần đến PR.

B, Theo Edward L.Bernays: "Quan hệ công chúng là nỗ lực, bằng thông tin, thuyết phục và thích nghi, nhằm thúc đẩy sự ủng hộ của công chúng đối với một hoạt động, sự nghiệp, phong trào hoặc thể chế".

C, Theo Frank Jefkins : "PR bao gồm tất cả các hinh thức truyền thông được lên kế hoạch cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau"

- Theo định nghĩa này cần chú ý:

+ PR là một hệ thống truyền thông được lên kế hoạch giữa một tổ chức và công chúng của mình.

+ Hoạt động giao tiếp truyền thông được xây dựng cho cả các quan hệ với bên ngoài và bên trong một tổ chức.

+ Các chương trình PR cần xác định rõ mục tiêu hướng tới và có thể tính toán được.

+ Mục tiêu tổng quát, bao trùm toàn bộ hoạt động của PR là xây dựng lòng tin, sự hiểu biết lẫn nhau và mối quan hệ thiện chí.

D, Tuyên bố tại Mexico ( đại hội đầu tiên của các hiệp hội PR thế giới năm 1978): " PR là nghệ thuật và khoa học xã hội của sự phân tích các xu thế, dự đoán các diễn biến tiếp theo, cố vấn các nhà lãnh đạo của các tổ chức, thực hiện các kế hoạch hành động nhằm phục vụ lợi ích của tổ chức lẫn công chúng".

=> Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu là: PR là việc quản lý truyền thông nhằm xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức, một cá nhân với công chúng của họ. Từ đó mà tạo ra hình ảnh tốt đẹp, củng cố uy tín, tạo dựng niềm tin và thái độ của công chúng với tổ chức và cá nhân theo hướng có lợi

Câu 2: Vai trò của PR:

* Ngày nay, PR đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân.... Chúng ta có thể đánh giá vai trò của PR trên một số khía cạnh sau:

1, Với mục tiêu là thiết lập, duy trì và bảo vệ uy tín, danh tiếng cho các tổ chức và cá nhân, hoạt động PR là công cụ đắc lực của mọi chủ thể trong việc tạo dựng hình ảnh của mình , tranh thủ tình cảm của công chúng, hướng tới mục tiêu chiến lược lâu dài.

=> Như vậy PR cần thiết cho việc quản lý danh tiếng ở mọi cấp độ, Lĩnh vực cần thiết sử dụng PR cũng rất rộng rãi=> vì vậy họ cần phải sử dụng PR như một vũ khí lợi hại và hiêu quả để giành thắng lợi.

2, Với một tổ chức cụ thể vai trò của PR được xác định trên các hoạt động cụ thể là: Quảng bá cho công chúng về hình ảnh của tổ chức, về sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà họ kinh doanh, lĩnh vực mà họ tổ chức hoạt động.

+Hoạt động PR cũng góp phần thiết lập tình cảm và xây dựng lòng tin của công chúng đối với tổ chức, khắc phục được những hiểu lầm, định kiến , dư luận bất lợi cho tổ chức, xây dựng mqh tôt đẹp trong nội bộ tổ chức ...

3, PR đóng vai trò đặc biệt trong việc xây dựng thương hiệu của một tổ chức và cá nhân:

+ Ngày nay, việc xây dựng thương hiệu đã trở thành một vấn đề sống còn của mọi tổ chức và cá nhân. Xây dựng thương hiệu chính là việc xây dựng long tin, khắc họa hình ảnh của mình vào tâm trí của công chúng.

+ Để có một thương hiệu mạnh, người ta phải tiến hành triển khai chiến lược xây dựng thương hiệu. Trong đó cần chú ý các công cụ truyền thông và các hoạt động xúc tiến khác.

+ Trước đây PR không được coi trọng như quảng cáo tại Việt Nam và nhiều quốc gia. Hiên tại, trong xu hướng xây dựng thương hiệu hiện nay thì PR là công cụ đóng vai trò chính.

+Xu Hướng trên xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể sau:

- Thế giới đang bị tràn ngập bởi các chủng loại hang hóa và thương hiệu.

- Chi phí cho quảng cáo ngày càng gia tăng.

- Thông tin cho quảng cáo mang lại ngày càng khó khăn trong việc tạo dựng và củng cố niềm tin cho khách hàng.

=> PR là công cụ để xây dựng thương hiệu còn Quảng cáo là công cụ để bảo vệ, duy trì thương hiệu. Do vậy PR được thực hiện trước trong chiến lược thương hiệu của tổ chức.

4, Thông qua các hoạt động PR, các tổ chức và doanh nghiệp xây dựng được văn hóa của đơn vị mình:

+ Đối với bất kì đơn vị nào, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp luôn là vấn đề gốc rễ , căn bản nhất cho sự phát triển bền vững và ổn định.

+ Thực chất Xáy dựng văn hóa doanh nghiệp là tạo dựng nên những giá trị truyền thống đẹp đẽ mang bản sắc đặc trưng của doanh nghiệp và tổ chức đó. Những giá trị văn hóa này sẽ chi phối đến tư duy và hành vi của các thành viên trong tổ chức, tôn vinh hình ảnh của doanh nghiệp trong dư luận xã hội và quan hệ công chúng.

+ Với hoạt động PR nội bộ, các tổ chức sẽ xây dựng được quan niệm chung về hệ giá trị, khối đoàn kết thống nhất, tình cảm gắn bó của các thành viên. Môi truoiwngf văn hóa đó sẽ khuyến khích sự cống hiến tài năng, xây dựng nhân cách và giữ nhân tài.

+ Với các quan hệ PR trong cộng đồng , các doanh nghiệp sẽ phát huy được ảnh hưởng, phát huy được thanh thế của đơn vị mình, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp vs công chung bên ngoài => Giúp khắc họa hình ảnh và uy tín của các tổ chức doanh nghiệp trong các mối quan hệ xã hội.

5, Thông qua các hoạt động PR, các tổ chức doanh nghiệp sẽ củng cố được niềm tin và giữ gìn được uy tín cho hoạt động của mình:

+ Một trong những nôi dung của PR là quản trị khủng hoảng và quan hệ báo chí. Đó là những hoạt động vô cùng quan trọng của bất kể một tổ chức và cá nhân nào muốn giữ được hình ảnh, uy tín và củng cố niềm tin trước công chúng của mình.

* Báo chí không chỉ là công cụ truyền thông các chính sách của đảng và nhà nước, mà còn là kênh thông tin cực kỳ quan trọng hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp.

+ Điểm mạnh của báo chí so với các công cụ Marketing khác ở chỗ:

- Độ tin cậy của thông tin báo chí thường khách quan, trung thực hơn.

- Chi phí thấp.

- Cách đưa tin đa dạng, linh hoạt, trên nhiều phương tiện.

- Thông tin có sự kiểm soát, không mang tính thương mại...

+ Ta thấy Báo chí là bên thứ 3 cung cấp thông tin mang tính khách quan, phi thương mại => đễ giành được sự tin tưởng của công chúng.

* Trong bất kì một tổ chức hoặc cá nhân nào, vấn đề khủng hoảng và xử lý khủng hoảng luôn là nhiệm vụ mang tính thường xuyên và hệ trọng. Nếu tổ chức không dự báo để có kế hoạch phòng và xử lí thì khi khủng hoảng xảy ra thì sự việc sẽ trở nên tệ hại và trầm trọng. Điều quan trọng nhất ở đây là khủng hoảng nếu ko biết xử lí sẽ làm tổn hại đến thanh danh của tổ chức => Làm uy tín bị giảm sút.

Câu 3: PR và Marketing:

A, Về khái niệm:

* Marketing là một quá trình quản lí mang tính xã hội nhờ nó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào hàng và trao đổi những sản phẩm có giá trị vs người khác.

* PR là việc quản lý truyền thông nhằm xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức, một cá nhân với công chúng của họ. Từ đó mà tạo ra hình ảnh tốt đẹp, củng cố uy tín, tạo dựng niềm tin và thái độ của công chúng với tổ chức và cá nhân theo hướng có lợi.

B, Về quan giữa PR và Marketing

+ Đối với các doanh nghiệp, hoạt động Marketing của họ thường tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:

- Xác định mục tiêu và cương lĩnh doanh nghiệp.

- Phân tích môi trường Marketing bao gồm môi truowngff vi mô và vĩ mô.

- Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu.

- Định vị sản phẩm.

- Thiết kế hệ thống Marketing-MIX

+Việc thiết kế hệ thống Marketing-MIX là việc thiết lập chương trình và giải pháp Marketing hiệu quả nhất nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của Marketing. Một hỗn hợp Marketing như vậy thông thường có 4 thành phần cơ bản:

- Chiến lược sản phẩm.

- Chiến lược giá.

- Chiến lược phân phối.

- Chiến lược xúc tiến hỗn hợp.

+ Chiến lược xúc tiến hỗn hợp với mục tiêu cung ứng thông tin qua công tác truyền thông để tác động vào khách hàng được tiến hành bằng 5 công cụ chủ yếu là:

- Quảng cáo.

- Khuyến mãi.

- Quan hệ công chúng.

- Bán hàng cá nhân.

- Marketing trực tiếp.

=> Như vậy quan hệ công chúng (PR) là một bộ phận cấu thành, một công cụ của các hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong Marketing. Chiến lược PR không được tách rời với chiến lược Marketing vì khi tách rời thì hoạt động truyền thông của PR có thể sẽ đi ngược lại với chính sách sản phẩm, đi trái với mục tiêu của doanh nghiệp.

C, Phân biệt giữa PR và quảng cáo

* Khái niệm:

+ Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp được thực hiên thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí.

+ PR là việc quản lý truyền thông nhằm xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức, một cá nhân với công chúng của họ. Từ đó mà tạo ra hình ảnh tốt đẹp, củng cố uy tín, tạo dựng niềm tin và thái độ của công chúng với tổ chức và cá nhân theo hướng có lợi

* Giống nhau

- PR và quảng cáo đều là một quá trình truyền thông đến công chúng nhằm giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp. Đó là qua trình đưa các thông điệp qua các phương tiện truyền tin tác động vào đối tượng tạo nên tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong họ, củng cố niềm tin và thúc đẩy hành động có lợi cho người đưa tin.

* Khác nhau:

Tiêu chí

Quảng cáo

PR

1, Truyền tải thông tin

-Truyền tải thông tin từ nhà sản xuất đến khách hàng mục tiêu, mang tính một chiều, áp đặt.

- Truyền tải thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động giao tiếp nội bộ và đối ngoại, mang tính 2 chiều, có thể phản hồi.

2, Tính chất thông tin

- Là thông tin nói về mình mang tính chất thương mại.

- Là thông tin của bên thứ 3, của giới truyền thông nói về tổ chức nên nó mag tính gián tiếp và Phi thương mại.

3, Mục tiêu

-Mục tiêu: Kích thích tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh.

- Xây dựng, bảo vệ thương hiệu.

4, Chi phí

- Phải trả tiền <phải tính vào giá sản phẩm>

- Không phải trả tiền (trích từ quỹ đầu tư phát triển)

5, Kiểm soát thông tin

- Có thể kiểm soát.

- Không kiểm soát được thông tin.

6, Sự lặp lại

- Được lặp đi lặp lặp lại

=> thôi thúc khách hàng mua SP

- Không lặp lại

=> quản trị thương hiệu.

7, Đối tượng

- Hướng tới 1 nhóm khách hàng

Rộng rãi đến công chúng

8, Mức chi phí

- Chi phí tốn kém

Thương hiệu không được nâng cao

- Chi phí ít tốn kém

Nâng cao được thương hiêu

9, Tính khách quan và độ tin cậy

- Không cao

- Cao

10, Hình thức tổ chức

- Đa dạng, phong phú

- Nghiêm túc, chuẩn mực

11, Đối tượng thực hiện

- Doanh nghiệp

- Tất cả

12, Khắc phục được giới hạn của truyền thông

- Không

- Có

13, Truyền thông các mặt hàng không được quảng cáo

- Không

- Có


Chương 2: Hoạch định chiến lược PR

Câu 1: Các bước của quá trình hoạch định chiến lược PR.

Hoạch định chiến lược PR cần dựa trên chiến lược phát triển chung của tổ chức và chiến lược marketing

Quá trình hoạch định chiến lược PR gồm có 7 bước sau:

Bước 1: Phân tích tình hình

+ Phân tích tình hình là bước đầu tiên trong quá trình hoạch định chiến lược PR.

+ Mục tiêu: Phải nắm bắt và hiểu rõ được tình hình hiện tại, những vấn đề cốt lõi nhằm tạo nên một chương trình PR hiệu quả và đáng tin cậy, đáp ứng được những mục tiêu của tổ chức

+ Nội dung cơ bản : Trả lời câu hỏi :

Chúng ta đang ở đâu? ( Điểm mạnh, điểm yếu; Cơ hội và thách thức);

Những vấn đđặt ra cho hoạt động PR là gì? (công chúng nhận thức sai lầm, uy tín của tổ chức bị giảm sút,tung sản phẩm mới...)

+ Các nhà quản trị PR cần thấu hiểu được những áp lực, những vấn đề và yêu cầu bắt buộc hình thành nên hoàn cảnh tác động lên thái độ và quyết định của công chúng.

+ Phương pháp phân tích tình hình:

Sử dụng mô hình phân tích PEST

Sử dụng mô hình phân tích SWOT

Bước 2: Thiết lập mục tiêu

+ Thực chất mục tiêu chiến lược sẽ trả lời cho câu hỏi: cần phải làm gì? Còn mục đích sẽ trả lời câu hỏi: làm cái đó để làm gì?

+ Người ta có thể phân loại mục tiêu thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu kết quả và mục tiêu nguyên nhân.

+ Khi thiết lập mục tiêu có 3 cấp độ mà chiến lược PR thường hướng tới là:

- Nâng cao hoặc thay đổi nhận thức của công chúng về một vấn đề ( thuế TNCN)

- Xây dựng thái độ và ý kiến của công chúng (ủng hộ)

- Nỗ lực thúc đẩy hành vi (Kê khai nộp)

(Hầu hết các mục tiêu chiến lược Pr là hướng đến nhận thức và thái độ, ý kiến chứ không phải là hành vi.)

+ Các mục tiêu cụ thể của chiến lược:

- Tạo ra sự nhận thức

- Thúc đẩy sự hiểu biết

- Khắc phục sự hiểu lầm, lãnh đạm, thờ ơ

- Thông tin

- Phát triển kiến thức

- Xóa bỏ định kiến

- Khuyến khích niềm tin

- Xác nhận hay điều chỉnh sự cảm nhận

- Hành động theo một hướng nhất định...

+ Nguyên tắc xác định mục tiêu của chiến lược PR:

- Mục tiêu của chiến lược PR phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức -trong từng thời kỳ

- Mục tiêu phải rõ ràng và cụ thể

- Mục tiêu phải khả thi phù hợp với nguồn lực

- Mục tiêu phải định lượng được

- Mục tiêu phải gắn với khung thời gian cụ thể

- Mục tiêu phải phù hợp với ngân sách

- Mục tiêu phải tuân thủ trật tự ưu tiên

Bước 3: Xác định công chúng mục tiêu

+Thực chất là chúng ta đi trả lời câu hỏi: Chúng ta sẽ chuyển thông điệp đến ai? Sẽ nói chuyện với ai?

+ Khi hoạch định chiến lược PR các nhà quản trị QHCC cần phải xác định rõ nhóm công chúng phổ biến của tổ chức, thái độ của các nhóm công chúng có quan hệ với tổ chức, phương thức tiếp cận và kỹ thuật xây dựng mối quan hệ với họ. Từ đó xác định mức độ và thứ tự ưu tiên trong mqh PR.

+ Các nhóm công chúng phổ biến của tổ chức gồm có:

- Công chúng nội bộ: Tài chính; Thương mại; Chính phủ; Cộng đồng;Nước ngoài

+ Lưu ý khi lựa chọn nhóm công chúng mục tiêu:

- Các nhóm công chúng có ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức không giống nhau; Vì vậy cần xác định rõ nhóm công chúng mục tiêu.

- Để lựa chọn được công chúng mục tiêu, cần phải tiến hành phân loại các nhóm công chúng từ tổng quát tới cụ thể rồi xác định thứ tự ưu tiên ( VD: chính phủ)

- Cần phải nhận diện thủ lĩnh của các nhóm công chúng tích cực

Bước 4: Xác đinh nội dung thông điệp.

+ Trong bước này chúng ta phải trả lời câu hỏi: sẽ nói điều gì?

+ Những yêu cầu cơ bản của xác định nd thông điệp: nội dung thông điệp phụ thuộc vào mục tiêu từng chiến dịch cụ thể. Thông điệp cần rõ ràng , súc tích, dễ hiểu và mang tính khái quát cao để trở thành đặc điểm nhận diện thương hiệu của c.ty.

+ Xác đinh nội dung thông điệp.

- Thông điệp phải gây được sự chú ý và được giới truyền thông sử dụng rộng rãi (hiệu quả của thông điệp)

- Thông điệp phải nhận được sự phản hồi từ công chúng

+ Để xác đinh được thông điệp cần phải tôn trọng quy trình 4 bước dau đây:

- Tập hợp những quan điểm và thái độ hiện có của công chúng (VD: công chúng cho rằng Sp của công ty bị lạc hậu và lỗi thời)

- Xác định nội dung có thể thay đổi những quan điểm đó ( Nếu sản phẩm của chúng ta đã được cải tiến thì cần phải nhấn mạnh và quảng bá rộng rãi)

- Nhận diện những yếu tố thuyết phục ( SP đc sử dụng công nghệ và kỹ thuật mới, bằng chứng thuyết phục là đạt giải thưởng hàng VN chất lượng cao)

- Đảm bảo rằng các thông điệp đều đáng tin cậy và có thể truyển tải thông qua hoạt động PR.

+ Các thức trình bày thông điệp

- Hình thức thông điệp: kiểu chữ, phông chữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, ánh sáng...

- Văn phong: sắc thái, giọng điệu và phong cách ngôn ngữ

- Thời gian công bố thông điệp: phù hợp, tạo tâm lý tích cực khi công chúng tiếp cận

- Sự lặp lại hợp lý của thông điệp ( tần suất)

- Sử dụng đa dạng kênh và phương tiện truyền thông

Bước 5: Thiết kế chiến lược và chiến thuật

+ Vai trò: Thiết kế chiến lược sẽ giúp cho mọi công việc liên quan được triển khai một cách trôi chảy, các nhà quản trị PR khỏi rơi vào những công việc vụn vặt, lúng túng và bị động, thiếu hiệu quả do lãng phí nguồn lực, hướng tới tương lai dài hạn

+ MQH giữa chiến lươc và chiến thuật: chiến lược là cách thức để thực hiện mục tiêu đã vạch ra, còn chiến thuật những vấn đề cụ thể sẽ phải thực hiện đđạt được mục tiêu đó. Chiến lược được hình thành trước và là căn cứ để xây dựng các chiến thuật.

Ví dụ:

+ Mục tiêu: giới thiệu và quảng bá sản phẩm mới.

+ Chiến lược: Triển khai chiến dịch quan hệ với giới truyền thông

+ Chiến thuật: Họp báo, ra thông cáo báo chí, phỏng vấn, tổ chức thi tìm hiểu sản phẩm...

+Chú ý khi xd chiến lược, chiến thuật:

- Luôn sử dụng chiến lược đđịnh hướng cho quá trình sáng tạo ý tưởng.

- Cần loại bỏ các hoạt động chiến thuật không hỗ trợ cho chiến lược

- Liên kết chặt chiến thuật với chiến lược và chiến lược với mục tiêu

- Cần phải thử nghiệm các chiến thuật đđảm bảo tính hiệu quả thực sự của nó.

- Trong trường hợp cần phải thay đổi thì nên thay đổi chiến thuật trước khi quyết định thay đổi chiến lược

- Những chiến dịch PR khác nhau cần phải sử dụng các chiến thuật khác nhau.

Bước 6: XÁC ĐỊNH KHUNG THỜI GIAN VÀ NGUỒN LỰC

+ Thực chất là xác định khung thời gian đảm bảo cho chương trình PR diễn ra đúng tiến độ và liên kết, phối hợp tốt các bộ phận, các khâu công việc và các cá nhân lại với nhau

+ Hai yếu tố liên kết chặt chẽ khi xác định khung thời gian là: Thời gian chót của các công việc và nguồn lực cần có để hoàn thành từng công việc

+ Để đảm bảo thời gian chót cho từng công việc, phải xác định rõ tất cả các công việc riêng lẻ cần thực hiện để hoàn thành dự án, phân công con người và thời hạn hoàn thành cho từng công việc; Đồng thời cần có thời gian dự trữ cho từng khâu nhằm chủ động trong điều hành ( ví dụ: họp báo)

PHÂN BỔ 3 NGUỒN LỰC CƠ BẢN

n Nhân lực (Số lượng và chất lượng) :khi phân bố nguồn nhân lực cần phải căn cứ vào qui mô, đặc điểm và yêu cầu của chương trình cần được triển khai

n Chi phí hoạt động: Cần chú ý đến hiệu quả và hiệu năng hoạt động

n Trang thiết bị: phụ thuộc vào: Qui mô, tầm quan trọng và đặc điểm yêu cầu của từng công việc. sự thích ứng giữa thiết bị với nguồn nhân lực sử dụng thiết bị và hiệu quả của việc sử dụng thiết bị trong hoạt động PR.

Bước 7: ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA

+ Vai trò

- Việc đánh giá giúp cho sự tập trung mọi nỗ lực vào những mục tiêu quan trọng đã được thống nhất.

- Đánh giá giúp xác định được hiệu quả của công việc, những thành công hay thất bại.

- Đánh giá giúp cho viêc sử dụng ngân sách một cách hiệu quả trên cơ sở tập trung vào những công việc được ưu tiên.

- Đánh giá giúp cho công tác tổ chức quản lý theo mục tiêu: Trên cơ sở tập trung vào các mục tiêu khả thi và hiệu quả, tổ chức sẽ nhận diện và loại bỏ các mục tiêu không phù hợp.

- Đánh giá nhằm xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của mọi cá nhân và các khâu công việc trong toàn bộ hệ thống.

+Các nhà quản trị PR sử dụng cá nguyên tắc đánh giá ( mục tiêu là quan trọng nhất, đánh giá từ đàu và liên tục, đánh giá khách quan, khoa học...) và2 pp đánh: khách quanchủ quan)

+ Kiểm tra, rà soát

Thực chất kiểm tra, rà soát là bước quay ngược trở lại theo định kỳ nhằm nhận diện các thay đổi chiến lược có thể nắm bắt

Việc kiểm tra, có thể được tiến hành ngay cả trước khi chương trình triển khai nhằm đảm bảo tính khả thi. Việc kiểm tra đánh giá có thể tiến hành thường xuyên, theo từng đợt hoặc định kỳ (hàng quý, hàng năm...)

+ Khi chiến thuật hoặc chiến lược có sai lầm: cần có những biện pháp xử lý thích hợp.


Chương 3: PR nội bộ

Câu 1: Thực chất cảu PR nội bộ:

PR nội bộ (Internal PR) là hoạt động đầu tiên trong việc thiết lập, duy trì và quản lý các hoạt động PR của bất kỳ 1 tổ chức, DN nào. Đây là mqh công chúng cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động của mọi tổ chức.

PR nội bộ chính là phương thức giao tiếp giữa lãnh đạo với các nhân viên trong mqh lãnh đạo và quản lý; giữa các nhân viên với nhau trong quan hệ công việc chuyên môn

Các nhóm công chúng của tổ chức được phân chia thành 2 nhóm cơ bản

+ Công chúng nội bộ tổ chức: Nhóm này bao gồm tất cả các thành viên của tổ chức đó. Họ có mqh mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ và cả mục tiêu chung

+ Công chúng bên ngoài tổ chức: Nhóm này gồm rất nhiều các nhóm người có ảnh hưởng đến hđ của tổ chức và DN. Đó là những nhóm công chúng như: Khách hàng, nhà đầu tư, giới truyền thông, giới công quyền, nhà phân phối, nhà cung cấp ...

PR nội bộ là chức năng quản lý của 1 tổ chức, nhằm thiết lập và duy trì mqh tốt đẹp giữa các nhóm công chúng và thành viên trong nội bộ tổ chức; Trên cơ sở đó hoàn thành tốt nhất mục tiêu và đảm bảo sự thành công của tổ chức đó

Câu 2: Vai trò của PR nội bộ:

Hoạt động PR của 1 tổ chức, 1 DN trước hết phải quan tâm đến hoạt động PR nội bộ. Đó chính là các quan hệ công chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và thành công của bất kỳ 1 tổ chức nào. Chúng ra có thể đánh giá vai trò của PR nội bộ trên 1 số phương diện sau đây:

- Đối vs chiến lược PR chung của 1 tổ chức

Mục tiêu của 1 chiến lược PR nhằm thiết lập và duy trì mqh với các tầng lớp công chúng có ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức đó. Trong 2 nhóm công chúng đã nêu, nhóm công chúng nội bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho các tổ chức duy trì tốt mqh với các nhốm công chúng bên ngoài.

Bất kỳ 1 nhà quản trị DN nào cũng hiểu rằng, chỉ có thể dựa trên 1 nền tảng cơ sở của 1 tập thể những con ng gắn bó với nhau vì 1 mục tiêu chung thì DN đó mới có thể phát triển bền vững và tốt đẹp. Hoạt động PR nội bộ có thể làm được điều đó, bởi thông qua hđ này:

+ Giúp cho tất cả thành viên trong tổ chức, DN hiểu đc sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức mình. Từ đó mỗi ng xác định đc nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đòng góp vào sự phát triển và thành công chung của tổ chức

+ Xây dựng đc mqh tình cảm thân thiện và tốt đẹp trong nọi bộ DN. Tư đó tạo ra động lực cho cá thành viên cống hiến hết mình vì sự nghiệp chung

+ Là cơ sở để các tổ chức, DN thu hút và giữ gìn nhân tài; tạo ra nguồ nội lực quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững

+ Xây dựng đc nền nếp quản trị DN dựa trên cơ sở nhân văn hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tạo ra những giá trị văn hóa truyền thống

+ Trên cơ sở đó, mọi thành viên trong tổ chức, DN sẽ tự giác và dốc lòng để xây dựng mqh tốt đẹp với các nhóm công chúng bên ngoài, góp phần thực hiện chiến lược PR của cả tổ chức

- Đối vs việc xây dựng uy tín và thương hiệu của 1 tổ chức, DN:

Việc xây dựng uy tín và thương hiệu của 1 tổ chức, đặc bệt là các DN ngày nay đã trở thành vấn đề sống còn cho sự phát triển của chính DN đó. Thương hiệu là tài sản vô hình, là vũ khó cạnh tranh sắc bén

Nhìn 1 cách tổng quát, thương hiệu chính là uy tín và hình ảnh của tổ chức và DN khắc họa vào tâm trí của các tầng lớp công chúng, là niềm tin mà họ gửi gắm cho tổ chức và DN đó. Xây dựng thương hiệu là 1 quá trình lâu dài. Những yếu tố mà các DN phải quan tâm để xây dựng và bảo vệ thương hiệu là:

+ Xây dựng thương hiệu bằng sản phẩm

+ XD thương hiệu bằng dịch vụ

+ XD thương hiệu băng hệ thống phân phối

+ XD thương hiệu bằng con người

+ XD thương hiệu bằng truyền thông

+ XD thương hiệu bằng văn hóa....

Trong các yếu tổ XD và bảo vệ thương hiệu trên dây, điểm nhấn quan trọng nhất là con ng với 3 yếu tố căn bản là: thái độ, kỹ năng, năng lực. Thái độ của con ng, ý thức và trách nhiệm của họ đc hình thành và phát triển tùy thuộc vào hiệu quả của hoạt động quan hệ công chúng nội bộ mang lại.

Điều đó giải thích cho mqh chặt chẽ giữa các hoạt động PR nội bộ với DN. Mặc khác, quan hệ nội bộ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách nhìn nhận đánh giá uy tín và hình ảnh của tổ chức, DN trong con mắt của công chúng bên ngoài tổ chức đó

- Đối với việc xây dựng văn hóa của tổ chức

Xây dựng văn hóa của 1 tổ chức, 1 DN là quá trình xây dựng và gìn giữ những giá trị truyền thông, những nét đẹp và giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Đó là 1 hệ thông các quan niệm, giá trị đạo đức và niềm tin đc hình thành trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi DN. Các giá trị văn hóa đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng nhận thức và hành vi ứng xử của các thành viên trong các tổ chức và DN

Cũng giống như XD thương hiệu, việc XD và gìn giưc các giá trị văn hóa quyết định đến sự sống còn của 1 tổ chức; là điểm phân biệt mang tính bản sắc giữa các tổ chức, DN; là cách thức để định vị và khắc họa vào tâm trí của các tầng lớp công chúng

Xét theo ranh giới, việc XD văn hóa của DN bao gồm 2 mặt: văn hóa bên trong và văn hóa bên ngoài. Văn hóa bên trong chính là xây dựng các giá trị trong quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ DN. Đó chính là các giá trị văn hóa trong quan hệ giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên, giữa các nhân viên với nhau. Để xây dựng nên các giá trị VH như vậy, mọi tổ chức và DN phải xác lập đc hệ thống các giá trị chuẩn mực, các cam kết chặt chẽ với các giá trị cốt lõi đó và đưa vào cuộc sống thực tế, hình thành nên các kỹ năng ứng xử. Để mọi ng trong tổ chức và DN nhân thức rõ vai trò của XD văn hóa DN, cũng đồng tâm XD văn hóa DN, các hđ quan hệ công chúng nội bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua PR nội bộ, DN hình thành nên sự thông nhất về mục tiêu, tạo ra động lực bên trong, đồng tầm hiệp lực để CD văn hóa DN thành công

Câu 3: Các kỹ thuật và công cụ chủ yếu của hđ PR nội bộ:

1. Truyền thông nội bộ:

Truyền thông nội bộ là 1 nội dung quan trọng và đc sử dụng phổ biến trong các tổ chức và DN. Mục đích của truyền thông nội bộ hướng tới là:

- Cung cấp thông tin thường xuyên cho mọi ng trong tổ chức về nhiệm vụ, công việc mà tổ chức đó phải thực hiện trong từng thời kỳ

- Cung cấp các thông tin liên quan đến sự điều chỉnh hoặc thay đổi nhiệm vụ, thay đổi tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý

- Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong nội bộ tổ chức, XD mqh giao tiếp tốt đẹp giữa các thành viên, giữa lãnh đạo và nhân viên

- Tuyên truyền và phổ biến đường lỗi, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của NN; Nhắc nhở mọi ng trong tổ chức sống và làm việc theo đúng yêu cầu của luật pháp và nội quy của tổ chức

- Khích lệ và động viên những tấm gương "người tốt, việc tốt", phát động các phong trào thi đua trong tổ chức

Các phương tiện truyền thông nội bộ đc sử dụng rất phong phú và đa dạng:

- Các phương tiện in ấn

- Các bảng thông báo

- Mạng Internet nội bộ

- Phim ảnh tài liệu

- Đài phát thanh.....

=> các phương tiện in ấn đc sử dụng lâu đời và phổ biến nhất, như: báo chí nội bộ, các bản thông thông báo, sách về tổ chức, thư từ, các bài phát biểu....

Một số công cụ như báo chí, sách viết về tổ chức, trang web,... vừa đảm bảo chức năng truyền thông nội bộ, vừa thực hiện truyền thông ra bên ngoài

Những thông tin chủ yếu mà các phương tiện truyền thông nội bộ đề cập đến là:

- Tổ chức bộ máy quản ký và nhân sự của công ty

- Sản phẩm hàng hóa dịch vụ kinh doanh

- Truyền thống các thành tựu đại đc

- Nhiệm vụ và kế hoạch trong từng thời kỳ

- Các sáng kiến và giải pháp cải tiến

- Tấm gương người tốt việc tốt

- Các hội nghị và thảo luận khoa học

- Các hoạt động văn hóa, thể thao, kỷ niệm\

- Các chương trình tài trợ, từ thiện

- Các văn bản pháp luật mới

- Vấn đề phúc lợi và thu nhập...

Vậy để công tác truyền thông nội bộ thoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cần thiết phải xây dựng chế độ báo cáo và cập nhất thông tin thường xuyên. Nội dung của các trang báo in, trang Web phải thường xuyên đc đổi mới để tăng tính hấp dẫn; Tránh tình trạng làm theo phong trào, hình thức

2. Tổ chức sự kiện PR nội bộ:

Tổ chức sự kiện nội bộ la cách thức làm PR trong hđ của cá tổ chức và công ty. Thông qua đó nhằm xây dựng mqh tốt đẹp trong nội bộ công ty, thu hít sự chú ý, tranh thủ tình cảm của dư luận XH, mang lại lợi ích cho tổ chức và công ty đó. Cách thức tổ chức sự kiện rất phong phú và đa dạng, phản ánh nhiều mqh trong công ty. Việc tiến hành tổ chức sự kiện cũng do nhiều bộ phận thực hiện.

Những sự kiện mà PR nội bộ cần quan tâm:

- Tổ chức hội nghị:

+ Có thể theo thời gian và quy mô khác nhau; có hội nghị thường kỳ, hội nghị triển khai đột suất

+ Quy mô hội nghị có thể toàn công ty, đại biểu giới hạn hoặc hẹp hơn. Tùy chức năng và cấp quản lý mà tổ chức hội nghị cho phù hợp

+ Chịu trách nhiệm tổ chức hội nghị cũng có thể đc phân công theo chức năng và cấp quản lý: hội nghị của chính quyền, của công đoàn, tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên

+ Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng nội dung cho mỗi hội nghị, cuộc họp. Phải hướng mọi ng vào việc giải quyết tốt nhất vấn đề mà hội nghị thông qua.

+ Các bài phát biểu của lãnh đạo là đặc biệt quan trọng, cần chuẩn bị hết sức chu đáo

- Các hđ gặp mặt, giao lưu nội bộ:

+ Gặp mặt thành viên mới

+ Chia tay thành viên cũ

+ Chức mừng sinh nhật, thăng tiến, thăm hỏi, động viên và chia buồn...

+ Gặp mặt lãnh đạo và nhân viên nhân dịp lễ, tết....

Việc tổ chức các sự kiện này phải phân cấp rõ ràng và kiểm tra chu đáo

Với tinh thần: "Mình vì mọi ng, mọi ng vì mình"

- Tổ chức cá lễ kỉ niệm, đón nhận các danh hiệu: là cách thức giáo dục truyền thống và quảng bá hình ảnh, uy tín tốt nhất do đó cần chuẩn bị chu đáo

VD: Lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty, Ngày quốc tế phụ nữ 8/3, nhà giáo VN...Theo định kỳ 5 đến 10 năm có các lễ kỷ niệm trọng đại như: Nhận Huân chương, bằng khen, cờ thi đua... các phần thưởng cao quý của Đang và NN

- Tổ chức lễ phát động và tổng kết phong trào thi đua trong công ty. Mục địch:

+ Khích lệ, động viên sự năng nổ, nhiệt tình trong công việc => dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến của tất cả các thành viên trong công ty

+ Tổng kết, khen thưởng cần đc quan tâm đúng mức, thúc đẩy cả tư tưởng và có tính thực tiễn cao

- Các hđ văn nghệ, thể dục, thể thao

+ Mang tính chất vui chơi, giải trí lành mạnh bằng tạo môi trường thoải mái sau những công việc vất vả, tăng cường quan hệ, tình cảm giữa các thành viên trong tổ chức. Mở rộng giao lưu với các đơn vị khác là những sự kiện dễ thu hút được sự quan tâm của số đông các thành viên; là cách thức cân bằng giữa lao động công việc và giải trí tích cực nhất

- Các hđ tài trợ nội bộ: Như hđ từ thiện, quyên góp, giúp đỡ những ng khó khăn, khích lệ tấm gương trong công tác và cuộc sống. Mang đậm tính nhân văn và bản sắc văn hóa truyền thống của nội bộ công ty, nâng cao hình ảnh và uy tín của tổ chức công ty

Những yếu tố cơ bản để tổ chức các sự kiện PR nội bộ thành công là:

- Phải có ý tưởng hay, sáng tạo (quan trọng nhất)

- Mục tiêu xđ rõ ràng

- Thiết kế chương trình, nội dung cụ thể, chi tiết

- Xđ đúng nhóm công chúng thu hút

- Có các phương án khác nhau (cả dự phòng)

- Chuẩn bị chu đáo từng khâu công việc

- Coi trọng công tác kiểm tra và điều chỉnh kịp thời


Chương 4: Quan hệ báo chí

Câu 1: Vai trò của báo chí nói chung và Vai trò của báo chí với PR:

Sự ra đời của báo chí đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của XH. Báo chí là 1 hiện tượng đã nghĩa và phức tập. Có nhiều cách hiểu khác nhau về báo chí, tuy nhiên mọi người đều thống nhất báo chí là phương tiện truyền thông phổ biến nhất. Xét từ khía cạnh kinh doanh báo chí là 1 lĩnh vực kinh doanh mà tin tức là hàng hóa

Báo chí có khả năng, vai trò đóng góp rất tích cực, có hiệu quả vào sự nghiệp giữa vững và tăng cường sự ổn định chính trị - XH của đất nước. Từ đó tạo động lực chi sự phát triển. Vai trò của báo chí nói chung thể hiện:

1 là: tuyên truyền, giáo dục về vai trò, tính tất yếu sự lãnh đạo của Đảng

2 là: tuyên truyền về XD NN XHCN của dân, do dân và vì dân

3 là: tuyền truyền giáo dục nhân dân về CN Mac – Le nin, TT HCM, ĐL chính sách của Đảng

4 là: tuyên truyền đường lối kinh tế, kinh nghiệm... giúp các mô hình kinh tế ko ngừng phát triển

5 là: tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

6 là: tham gia đấu tranh tích cực chống tiêu cực và tệ nạn XH: tham nhũng, mại dâm....

7 là: tham gia tuyên truyền củng cố nền quốc phòng và an ninh nhân dân

Với PR, báo chí chính là kênh truyền tải thông tin hữu hiệu nhất. Nói cách khác, PR và báo chí là mqh ko thể thiếu trong lĩnh vực quản bá thương hiệu, tạo dựng dư luận thông tin đến khách hàng với hiệu quả cao mà chi phí lại thấp

* Chức năng của báo chí và truyền thông đại chúng, thể hiện trước hết là ở quá trình thông tin (vì báo chí là tên gọi chung của các loại thông tin đại chúng)

+ Đối với xã hội: báo chí giám sát theo dõi, truyền tải các giá trị

+ Báo chí còn có chức năng tư tưởng, hướng dẫn và hình thành dư luận XH tích cực, giúp việc hình thành quan điểm, lập trường, thái độ chính trị

+ BC nước ta là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, CQ NN, tổ chức XH, là diễn đàn của nhân dân

* Báo chí và dư luận XH:cơ sở hđ của quan hệ công chúng (PR)

Dư luận XH là những trạng thái đặc trưng của ý thức XH, tâm trạng XH, đc coi là thượng tầng cơ sở và có tính chất bị quy định với tính chất của các quan hệ kinh tế trong XH

Dư luận XH là những ý kiến phán có tính phán xét, đánh giá về các vấn đề XH mà nhóm công chúng thấy ý nghĩa hoặc là vấn đề đó đụng chạm tới lợi ích chung

Dư luận XH có ý nghĩa quan trọng đối với hd PR: các nhiệm vụ liên quan tới dư ;uận XH trong lĩnh vực PR gồm:

+ Phân tích tình trạng và giải thích nội dung các dư luận XH mà công ty, tổ chức quan tâm. Nhằm đánh giá hiện tượng, dự báo tình hình phát triển, lựa chọn cách giải thích cho công ty về dư luận đó

+ Xác định biện pháp, phương tiện có tác động tới dư luận XH với việc thực hiện mục tiêu tổ chức

+ Làm sáng tỏ vấn đề xoay quay dư luận quan tâm, tổ chức phải cởi mở và công khai. Nhưng sự cởi mở đó sẽ là vô nghĩa nếu công chúng ko có khả năng đánh giá chúng, cho nên lúc này cần các chuyên gia PR xác định cái gì cần cởi mở công khai, cởi mở ntn để đạt mục tiêu đề ra của tổ chức

+ Dư luận XH là quan hệ, thái đô (ủng hộ, ko ủng hộ...) của 1 nhóm công chúng nhất định về 1 vấn đề quan trọng trong đời sống. Sự hình thành dư luận XH thể hiện tầm quan trọng và ý nghĩa của 1 vấn đề nào đó đối với 1 hệ thống quan hệ, sự rộng lớn hoặc bé nhỏ của các quyền lợi, mức độ phát triển hoặc ko phát triển của nhóm công chúng đó

Dư luận XH có chức năng: thông tin và tư vấn cho các thành viên về 1 vấn đề nào đó, kiểm tra hoạt động, hành vi của họ, xác định quan điểm và khả năng giải quyết các vấn đề. Tạo khả năng cho công chúng đoàn kết, tập hợp lại trong những đk nhất định tạo nên sự bền vững của XH nói chung. Đây là quá trình phụ thuộc vào mức độ hình thành của dư luận XH vì DLXH chính là sản phẩm có tổ chức tương đối chín muồi của đời sống XH, là sự bàn luận tập thể, XH trong quá trình phát triển và là kết quả của hoạt động truyền thông XH phức tạp- thảo luận công chúng, thảo luận tập thể.

Câu 2: Xây dựng kế hoạch PR báo chí:

PR có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nên khi xây dựng 1 bản kế hoạch PR phải rất cẩn trọng, Nếu ko có kế hoạch cụ thể, chuyên viên PR sẽ không có sự chuẩn bị, tâm thế để xử lý các công việc, thay vào đó là sự thụ động dẫn đến mọi việc sẽ rối tung khi đó mục tiêu cũng như mục địch đặt ra của DN, cá nhân ko thể đạt được.

Bản kế hoạch truyền thông phải trả lời cho các câu hỏi cụ thể đó là: kế hoạch này hướng tới ai, bạn sẽ nói gì, truyền đạt thông điệp gì? Và cụ thể là phương tiện nào giúp truyền đạt thông điệp đến đối tượng mục tiêu. Đây sẽ là nền tảng để XD bản kế hoạch PR. XD kế hoạch PR bao gồm các nội dung sau:

- XĐ nhóm công chúng: Vứi từng mục tiêu cụ thể có cách tiếp cận khách hàng, nhóm khách hàng khác nhau:

+ Liệt kê tất cả các nhóm công chúng của tổ chức

+ XĐ rõ nhóm công chúng mục tiêu, nhóm công chúng trung gian có thể truyền thông điệp đến nhóm mục tiêu

+ Tìm hiểu nhóm công chúng thu nhận thông tin bằng cách nào?

VD: Mobi phone từ trước tới nay luôn là 1 trong các nhà mạng viễn thông hàng đầu VN. Năm 2008 Mobi xác định mục tiêu chiến lược hướng tới khách hàng thu nhập thấp ở nông thôn (chiếm 70% dân số). Trong 3 tháng đầu đã có tới 4000 thuê bao (Mobi365) đứng đầu doanh thu 2008 của các nhà mạng viễn thông ở VN

- XĐ thông điệp:

+ Thông điệp cần thống nhất vs mục tiêu của chiến lược

+ Phải tieu biểu, ngắn gọn, xúc tích

+ Cần đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của nhóm công chúng mục tiêu

+ Cần đặc trưng và nổi bật

+ Cần sáng tạo và trung thực

- Lựa chọn phương tiện truyền thông:

+ XĐ loại hình phương tiện truyền thông: báo chí, phim ảnh, áp phích, pa nô...

+ XĐ phương thức truyền thông cụ thể: VTV, báo ngày, tạp chí, bản in nội bộ...

+ Lập kế hoạch sử dụng phương tiện truyền thông: số ngày, thời điểm, tần suất, vị trí

+ Lập kế hoạch tiếp cận với giới truyền thông

VD: 1 số loại hình phương tiện truyền thông khác như: tem thư với lời hướng dẫn an toàn giao thông, gắn những hình ảnh về tác hại của thuốc lá gây nên cho ng sử dụng trên bao bì thuốc lá.....

- Chiến lược và lịch trình làm việc: tùy theo mục tiêu về thời gian và tổ chức, công ty mà xây dựng chiến lược và có lịch trình làm việc vs giới truyền thông 1 cách hợp lý, khoa học

- Xác định ngân sách:

+ Lập kế hoạch ngân sách và phân bổ ngân sách

+ Tính toán hiệu quả việc sử dụng ngân sách và lựa chọn phương thức truyền thông phù hợp

- Đánh giá và điều chỉnh: PR là 1 hoạt động cụ thể, có thể đo lường kết quả dựa trên những mục tiêu đã xác định

+ Cần đánh giá theo định kỳ, thường xuyên

+ Đánh giá đột suất cho từng khâu công việc

+ Có giải pháp điều chỉnh linh hoạt

Hãy luôn nhớ rằng chiến lược tốt nhất phải linh hoạt và thay đổi theo thời gian. Và xây dựng quan hệ vs báo chí là điều vô cùng quan trọng. Bằng việc hiểu rõ các nhu cầu vs tính chất công việc của các nhà báo, các chủ bút, chiến dịch PR chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn nhờ khả năng thu hút giới truyền thông tốt hơn

Câu 3: Thông cáo báo chí: (TCBC)

- Khái niệm:

TCBC là tài liệu mà đơn vị, DN, tổ chức gửi tới các cơ quan truyền thông nhân 1 sự kiện. Theo đó những cơ quan truyền thông có thể căn cứ vào TCBC và những điều "tai nghe mắt thấy" để đưa tin, viết bài

+ Là công cụ rất quan trọng để thu hút giới truyền thông và đưa tin đến công chúng (là cầu nối giữa Pr với giới truyền thông)

+ Là dạng tài liệu "không có bản quyền", cung cấp tin tức cho báo chí viết bài nên khó kiểm soát

TCBC có thể đc coi là 1 trong những công cụ thiết yếu nhằm thu hút đc sự quan tâm chú ý của giới báo chí để đưa tin cho các sự kiện, sáng kiến hay hành động đến công chúng và đối tượng hướn tới. Khi tổ chức có 1 thông báo, giới thiệu sp mới hoặc có sự kiện thì ko có cách nào tốt và rõ ràng hơn bằng TCBC

TCBC giống như 1 bài báo ngắn có thể dùng để in, phát thanh, truyền hình vs nội dung đc giữ nguyên. Tuy nhiên các nhà báo có thể biên tập hoặc viết lại

TCBC thực chất là một dạng thông điệp, cần đ­c viết với 4 nội dung sau:

Ø Vấn đề ở đây là gì?

Ø Giải quyết vấn đề đó là cấp bách và quan trọng

Ø Chúng tôi có thể giải quyết và đó là cách tốt nhất

Ø Khi vấn đề đ­c giải quyết thì lợi ích mang lại là gì

Trước thời kỳ Internet, TCBC chỉ nhằm mục địch môi giới truyền thông giữa các công tu kinh doanh vs khách hàng. Vai trò của các phương tiện truyền thông giống như 1 ng giữ cửa nhận những thông tin của bạn và quyết định xem nên sở dụng chúng ntn hoặc có sử dụng hay ko. Nhưng ngày nay, các tổ chức có thể kiểm soát đc thông tin của mình đều nhờ vào Internet.

- Nội dung của TCBC:

TCBC gửi tới phương tiện truyền thông là báo in ( Press Release), hoặc báo hình (Video news release) hay báo mạng...thì đều có một tiêu chí chung đó là phải chứa tin. Tuy nhiên do sự cạnh tranh để đc đăng thông cáo báo chí trên các phương tiện truyền thông do vậy mà các tTCBC cần phải tập trung vào khai thác những chi tiết tại tin, ngắn gọn, súc tích và trình bày hấp dẫn

Nội dung cơ bản của một TCBC ( 5 W & H)

Ø Who?: Ai là chủ thể của bản tin: tổ chức, cá nhân; đó là sự kiện hay hoạt động

Ø What?: Cái gì xảy ra mà công chúng và báo chí quan tâm

Ø Where?: Ở đâu : Địa điểm xảy ra sự kiện; nhằm tạo sự thuận lợi cho phóng viên đơa tin của bạn

Ø When?: Thời gian cụ thể diễn ra sự kiện, tránh nhầm lẫn

Ø Why & How : Nguyên nhân và tầm quan trọng của sự kiện. Lý do đưa ra trong TCBC phải thật rõ ràng, thuyết phục, cụ thể. Vấn đề quan trọng nhất là làm sao phải tạo đc điểm nhấn, ý chính phải đc nêu bật, thu hút sự chú ý của ng đọc

- Cấu trúc theo hình tháp ngược (quan trọng giảm dần)

Tựa đề của TCBC nên để ngắn gọn, dễ hiểu và gây ấn tượng. Đây là điểm quan trọng để tạo sự hấp dẫn ban đầu. Tựa đề đã phần nào nêu đc nội dung chính của toàn bộ thông cáo

Thông thường thông tin quan trọng nhất đc đưa lên phần trên cùng của thông cáo. Các câu dạng trích dẫn thường đc sử dụng nhiều nhất. 1 TCBC hấp dẫn, có giá trị tin tức và có tiền năng thu hút độc giả khi thông cáo đc viết rõ ràng, mạch lạc chuẩn xác với văn phong báo chí theo mô hình tháp ngược. Bố cục theo mô hình tháp ngược như sau:

Ø Phần mở đầu: Tóm tắt thông tin quan trọng nhất của sự kiện mà công chúng quan tâm (chứa đựng đầy đủ 5W)

Ø Phần 2: Thông tin diễn giải, chứng minh cho phần đầu

Ø Phần 3: T­ liệu và thông tin bổ sung, lời trích dẫn...

Ø Phần cuối: Thông tin về tổ chức phát TCBC và địa chỉ liên hệ

Chú ý: hình tháp ngược ko có kết luận. Phần mở đầu, sẽ quyết định bố cục của bài tin. Nếu có thể, hãy dẫn nguồn ngay trong phần mở đầu. Sau phần mở đầu – thường là 1 câu ngắn gọn – phần thân bài bao giờ cũng là thông tin, chi tiết minh chứng, diễn giải cho phần mở đầu.

- Quy chuẩn của thông cáo báo chí

1 TCBC chỉ cần đc chuẩn bị và trình bày theo 1 khuôn mẫu đã đc chuẩn hóa. TCBC thường dài 1 trang và ko nên quá 2 trang. Thông cáo nên đc trình bày như sau:

Tr­ước hết phải viết "Thông cáo báo chí" lên đầu trangTên và logo của tổ chức Thành phố...ngày... tháng...nămTiêu đề cần ngắn gọn và gây đ­ợc chú ý ( viết hoa đậm)Không quá 2 trang , có dấu " - - Tiếp theo - -" cuối trangĐánh máy trên một mặt trang; đánh cách dòng đôi, để lề rộng, trình bày dễ đọcCó ký hiệu kết thúc TCBC: # # # (để giữa trang)

Ngoài ra trong TCBC còn có các tài liệu gửi kèm. Tùy theo nội dung trong TCBC mà các tài liệu bổ sung có thể bao gồm sách giới thiệu, tờ rơi về cơ quan, số liệu thống kê, những thông tin chi tiết hơn về sự kiện

=> Vậy để có thể đưa đến 1 thông điệp đến đối tượng mà mình hướng tới cần phải xác định đc rõ mục tiêu của thông điệp, điều tra rõ về đối tượng mục tiêu. THông điệp đc đưa đến phải đảm bảo đủ độ tin cậy, khi công chúng đã phát hiện ra bạn lừa dối họ, sẽ rất khó để họ tin lại bạn

- Những lưu ý để viết TCBC thành công

Sử dụng tiêu đề sinh động thu hút sự chỳ ý của phóng viênHãy đưa các thông tin quan trọng lên đầuTránh những tuyên bố cường điệu và không có bằng chứng Hãy đi thẳng vào vấn đềẤn phẩm chỉ dài hai trang hay ít hơnCó địa chỉ liên lạcNên hạn chế sử dụng biệt ngữHạn chế trình bày, nên tập trung vào lợi íchRừ ràng và chi tiếtRà soát lại cẩn thận

Câu 4: Trả lời phỏng vấn:

- Tầm quan trọng của trả lời phỏng vấn:

Ng làm PR là cầu nối giữa công chúng và công ty hay cũng là giữa giới báo chí truyền thông vs công ty. Chính vì vậy mà việc lực chọn 1 kênh truyền thông phù hợp vs mục tiêu truyền thông đòi hỏi ng làm PR phải có kỹ năng quan trọng. Ngoài ra để xây dựng tốt mqh vs giới truyền thông đòi hỏi ng làm PR phải tạo ra đc các chương trình nghị lực cho báo chí, tức là tạo ra những câu chuyện, hình ảnh cho các nhà báo và bien tập viên

Để có thể có đc các thông tin chi tiết hơn nhằm phục vụ cho việc viết bài mà đôi kho ng làm PR phải tổ chức 1 cuộc phỏng cấn vs giới báo chí.

Việc trả lời phỏng vấn là công việc vô cùng quan trọng có ảnh h­ởng đến uy tín của cá nhân và tổ chức

+ Hãy cẩn thận với thủ thuật moi tin của phóng viên: các phóng viên phỏng vấn vs mục địch thu thập thông tin, trong quá trình phỏng vấn họ có thể sử dụng nhiều thủ thuật để có đc tin tức. Chính vì vậy mà việc hiểu rõ vấn đề cũng như làm chủ tình huống là 1 điều thực sự cần thiết.

+ Công tác chuẩn bị có ý nghĩa quyết định: trong bất cứ trường hợp bạn phát biểu gì, phát biểu ntn thực sự vô cùng quan trọng và đôi khi mang tính quyết định đến kết quả cuối cùng. 1 là bạn trải quả cuộc phỏng vấn an toàn, uy tín của bạn đc củng cố. 2 là bạn sẽ bị tổn hại uy tín trong 1 thời gian dài:

- Chuẩn bị trả lời phỏng vấn

Nguyên tắc cơ bản trong phỏng vấn là phải kiểm soát đc mọi tình huống có thể xảy ra. Bước cuẩn bị phỏng vấn đc chuẩn bị càng kỹ sẽ đảm bảo việc thành công cho buổi phỏng vấn.

q Chú ý khi nhận lời phỏng vấn:

Ø Chủ đề của buổi phỏng vấn là gỡ?

Ø Ai là người tiến hành phỏng vấn?

Ø Phóng viên có vị trí như thế nào trong cuộc đối thoại?

Ø Phỏng vấn trên phương tiện truyền thông nào?

Ø Kiểu phỏng vấn nào? ( có chuẩn bị trước hay không?)

Ø Ai là khán giả trực tiếp mà bạn đang đối thoại?

Ø Có những ai khác sẽ được phỏng vấn về chủ đề này?

Ø Những điểm chính cần truyền tải trong buổi phỏng vấn là gỡ?

q Yêu cầu trong công tác chuẩn bị :

Ø Thu thập thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến chủ đề phỏng vấn

Ø Xác định rừ mục đích của cuộc phỏng vấn và đối tượng công chúng.

Ø Cần luyện tập kỹ năng trả lời phỏng vấn, cách nói hấp dẫn, thu hút.

Ø Cần biết rừ giới hạn phỏt ngụn, trỏnh bị cuốn vào những vấn đề nằm ngoài thẩm quyền.

Ø Chú ý đến ngoại hình cho phù hợp

Ø Chú ý đến địa điểm và không gian

Ø Dự đoán các tình huống,câu hỏi và trả lời

- Trả lời phỏng vấn:

Hầu hết trong các trường hợp thì bước vào phỏng vấn bạn vẫn có thời gian trò truyện vs phóng viên. Cấn lưu ý đi thẳng vào các luận điểm chính mà bạn muốn nói nhằm đảm bảo trả lời đúng ngay từ câu hỏi đâu tiên

Chú ý khi trả lời phỏng vấn

Điều chú ý đầu tiên không phải là sự thỏa đáng của câu trả lời mà là trả lời sao cho có lợi nhấtKhông trả lời khi chưa hiểu rõ câu hỏiCần trả lời ngắn gọn.đơn giản và dễ hiểuLối nói sinh động có sức thuyết phụcCần có bằng chứng để tăng sức thuyết phụcTrả lời tự tin,cởi mở trên tinh thần thiện chí và hợp tácGiao tiếp một cách bình tĩnh, chủ độngCó thể sử dụng kỹ thuật lảng tránh nếu thấy bất lợi

Chương 5: Tổ chức sự kiện

Câu 1: Nguyên tắc tổ chức sự kiện

1, Sự kiện phải được đặt trong mục tiêu chiến lược marketing

2, Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

Mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của những khách hàng mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm năng.

Đối với một cuộc triển lãm thương mại, cho dù quy mô của nó có "tầm cỡ" đến đâu, bất kể bạn ra sức tạo ấn tượng như thế nào, nó cũng sẽ trở thành vô nghĩa nếu xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu. Do đó, khi chuẩn bị tổ chức một sự kiện, bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho những hoạt động của mình nhằm thu hút đúng đối tượng khách hàng cần hướng đến, đồng thời hạn chế những đối tượng không có nhiều tiềm năng để chúng ta có thể làm việc tập trung và hiệu quả hơn. Bạn cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai và những thông điệp gì bạn muốn truyền tải đến họ.

3, Đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng

Kế hoạch và ngân sách là những căn cứ để chúng ta đánh giá hiệu quả công việc. Lĩnh vực tổ chức sự kiện thường không được chú trọng và đầu tư đúng mức, vì thế khó mà "cân đo" được những kết quả mà hoạt động này mang lại cho danh tiếng của công ty, nếu không đặt ra trước những mục tiêu cần hướng đến.

Đặt ra mục tiêu cho hoạt động tổ chức sự kiện là một công việc không hề đơn giản nhưng rất cần thiết, vì chúng ta cần phải đánh giá được hiệu quả công việc sắp tiến hành.

4, Quảng bá sự kiện.

Không thể chỉ dựa vào việc điều hành, thực hiện một cuộc triển lãm sản phẩm mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được tất cả các cơ hội tiềm năng. Quá trình quảng bá trước khi tổ chức sự kiện có thể nói là việc cần thiết và quan trọng nhất của hoạt động tiếp thị hiện đại, nhờ đó doanh nghiệp có thể xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và thu hút họ tham gia.

Đối với những sự kiện thương mại có sự góp mặt của nhiều công ty khác nhau, bạn càng cần phải tổ chức hoạt động xúc tiến và quảng bá rộng rãi nhằm tranh thủ sự ưu tiên quan tâm của những khách hàng tham dự.

5, Phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng

Có nhiều cách cũng như có nhiều sự kiện khác nhau được thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đi thuê ngoài hoặc tự tổ chức sự kiện tùy thuộc vào kinh phí cũng như mức độ phức tạp của sự kiện.

Cho dù tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì cũng cần phải có một kế hooạch tổ chức sự kiện chu đáo, cẩn thận. Sự thành công của sự kiện sẽ giúp DN đạt đưuọc mục đích nhưng thất bại của nó cũng sẽ mang tới hậu quả to lớn.

6. Nhân lực là yếu tố quan trọng.

Nếu như các sự kiện thương mại là phương tiện quảng bá trực tiếp, thì yếu tố để đạt được mục tiêu quảng bá chính là chủ thể tham gia ở cả hai phía: người được truyền tải và người thực hiện việc truyền tải thông tin.

Thành công sẽ nằm ở việc xác định đúng đối tượng khách hàng và thuyết phục họ hưởng ứng bạn trong sự kiện thương mại đó. Đồng thời, việc tuyển chọn, huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu này cũng không kém phần quan trọng.

7, Xác định rõ ngân sách cho sự kiện

Tổ chức sự kiện là một phần không thẻ thiếu trong kế hoạch truyền thông marketing. Hàng năm các DN đều xác định rõ nguồn kinh phí dành cho hoạt động tiếp thị, PR và trong đó xác định rõ nguồn kinh phí dành cho tổ chức sự kiện.

Kinh phí tổ chứ sự kiện sẽ giúp xác định rõ loại hình sự kiện cũng như quy mô tổ chức. Nếu không xác định rõ sẽ xảy ra những trường hợp như tổ chức sự kiện vượt quá ngân sách cho phép dẫn đến bị thâm hụt ngân sách và ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch Marketing và ngược lại nếu ít hơn thì đôi khi lại không đạt được mục đích đã đề ra.

Câu 2: Quản trị nhân sự trong tổ chức sự kiện

Nhân sự trong tổ chứ sự kiện đống vai trò quyết định đối với sự thành công của sự kiện

· Nhân sự trong tổ chức sự kiện có 2 loại:

- Nhân viên làm full-time:

o Giữ các vị trí chủ chốt trong event

o Có khả năng quản lí tốt

o Có tinh thần trách nhiệm

o Nhìn thấy trước được những tình huống có thể xảy ra để có kế hoạch dự phòng

o Khả năng xử lí tình huống và khắc phục sự cố hiệu quả

o Có tinh thần tốt

- Nhân viên part-time:

o Làm việc ở các vị trí đòi hỏi số lượng nhiều.

o Có khả năng thực hiên tốt

o Có tinh thần trách nhiệm

o Nhạy bén trong xử lí tình huống có thể xảy ra

o Khả năng xử lí tình huống và khắc phục sự cố hiệu quả

· Phân bổ nguồn nhân lực

- Phân phối đầy đủ và hợp lí nguồn nhân lực trong tổ chức sự kiện sẽ quyết định thành công hay thất bại của sự kiện đó.

- Các bước phân bổ nguồn nhân lực:

o Các hạng mục công việc và nhiệm vụ cần thực hiên trong sự kiện

o Xác định danh sách các nhân sự tham gia sự kiện

o Đánh giá điểm mạnh yếu của từng nhân sự

o Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực từng cá nhân

· Phân công nhiện vụ và trách nhiệm

- Quản lí dự án/ sự kiện:

o Làm việc trực tiếp với khách hàng

o Chịu trách nhiệm chính về các hoạt động và hiệu quả của chương trình

- Trợ lí quản lí dự án/ sự kiện:

o Giám sát việc thiết kế, cung cấp, lắp đặt, dàn dựng, trang trí, âm thanh, ánh sáng cho toàn bộ chương trình

o Chịu trách nhiệm về chất lượng phần cứng của chương trình và khắc phục kịp thời nếu sự cố xảy ra

o Giám sát và chịu trách nhiệm vầ nội dung và chất lượng các hoạt dộng biểu diên trong chương trình

- Trưởng bộ phận quản lí khu trò chơi

o Chịu trách nhiệm về hiệu quả các hoạt động trong khu vực của mình quản lí

o Quản lí tác phong làm việc của nhân viên part-time

o Quản lí tốt các vật dụng phục vụ chohoatj động thuộc khu vực mình quản lí

o Xử lí giải quyết sự cố có thể xảy ra

- Trưởng bộ phận phụ trách pháp lí

- Trưởng bộ phận điện nước bảo vệ

- Trưởng bộ phận an ninh, giao thông

- Thủ kho

- Trưởng bộ phận phụ trách trung tâm liên lạc

- Trưởng bộ phận nhân sự

- Trưởng bộ phận quảng cáo

- Trưởng bộ phận động viên nhân viên

- Quản lí khu vực VIP

· Huấn luyện nhân viên

- Cung cấp đày đủ thông tin liên quan đến chương trình

- Hướng dẫn kĩ năng xử lí vấn đề và đư ra các tình huống có thể xảy ra, hướng giải quyết hiệu quả

Câu 3: Quản trị tài chính

Quản trị về mặt tài chính trong tổ chức sự kiện là không thể thiếu. Ngân sách quyết định việc tổ chức sự kiện ntn, quy mô và hiệu quả của sự kiện.

· Yêu cầu cơ bản của công tác quản trị tài chính:

- Nhà tổ chức sự kiện cần khẳng định rõ có đủ nguồn ngân sách để làm sự kiện. Ngân sách cơ thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, có thể nằm trong kế hoạch chi của doanh ngiệp hoặc nếu công ty là nhà phân phối hoặc văn phòng đại diện thì có thể xin từ các hãng chính.

- Nhà tổ chức sự kiện cần phải thu xếp việc sử dụng nguồn ngân sách một cách hợp lí cho dù là sự kiện lớn hay nhỏ. Không thể để xảy ra tình trạng thiếu hụt sẽ dẫn tới các hậu quả khôn lường...

- Nhà tổ chức sự kiện cần phả xác định rõ quy mô, vị trí, địa điểm tổ chức sự kiện phù hợp với nguồn ngân sách.

- Việc chi tiêu ngân sách phải có kế hoạch chi tiết, đảm bảo yêu cầu của từng công việc và tính hiệu quả.

· Dự toán ngân sách

- Cần dự kiến được danh mục hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho buổi tôt chức sự kiện về số lượng, chất lượng và chi phí. Rà soát lựa chọn và phân mức ưu tiên các hàng hóa dịch vụ theo tiêu chí mức độ cần thiết theo nhu cầu của buổi tổ chức sự kiện để đảm bảo tương ứng với ngân sách mà hiệu quả lại cao nhất

- Việc dự toán ngân sách phụ thuộc rất lướn vào mục đích tổ chức sự kiện. Không những thế mục đích sự kiện còn chi phối cả hiệu quả ngân sách. Vì vậy trước khi tổ chức sự kiện phải trả lời được các câu hỏi: SỰ kiện nhằm đạt mục đích gì? Điều này sẽ quyết dịnh đến quy mô thiết kế và tổ chức hoạt động sự kiện. qua đó tác động đến chi phí và ngược lại.

· Phân bổ ngân sách

- Ngân sách phải được phân bổ cho các hạng mục công việc chuẩn bị và nội dung cho các hoạt động sự kiện giúp tránh nhầm lẫn.

- Nhà tổ chức sự kiện cần thực hiện những công việc sau:

o Lập bảng chi phí: Liệt kê các hạng mục công việc, các nội dung hoạt động cùng với ngân sách dự kiến kèm theo. Bảng chi phí sẽ là căn cứ để phân bổ ngân sách

o Kiểm tra điều chỉnh tổng thể. Rà soát lại bảng chi phí, tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, phát hiện những bất hợp lí ngân sách giữa các hạng mục công việc và tiến hành điều chỉnh cho hợp lí

- Mỗi sự kiện khác nhau vè tính chất và quy mô nên không có một công thức chuẩn cho bảng chi phí, khi lập bảng chi phí cần đi xuyên suốt tất cả các giai đoạn của sự kiện, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Bảng chi phí được lập thành hai loại:

o Bảng chi phí tổng quát

o Bảng chi phí chi tiết

Lúc lên kế hoachjsuwj kiện cần lập một bảng dự toán sơ bộ căn cứ trên khối lượng công việc sơ bộ. Sau đó trong quá trình triển khai lập từng bảng chi phí chi tiết cho từng hạng mục công việc.

=> Quản trị chi phí một cách hợp lí nhằm phát huy tối đa hiệu quả với khối lượng ngân sách đã dự kiến là một công việc thực sự cần thiết, đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với buổi tổ chức sự kiện.

=> Quản trị ngân sách hiệu quả thực sự là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi tổ chức sự kiện ở mọi quy mô

Câu 4: Các loại hình sự kiện:

Ngày nay, việc tổ chức những sự kiện đặc biệt (event) đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong hoạt động tiếp thị. Cũng như những công cụ tiếp thị khác, mục đích của việc tổ chức một sự kiện là gây sự chú ý cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, tạo sự quan tâm hơn nữa từ khách hàng, từ đó giúp tăng doanh số bán của công ty.

Thực tế cho thấy, nhiều công ty lớn đã dám bỏ ra hàng triệu USD mỗi năm để tổ chức các sự kiện và đã đạt được không ít thành công nhờ tăng được doanh số bán. Nhưng không phải lúc nào điều này cũng xảy ra. Để tổ chức một sự kiện thành công, bạn phải lựa chọn một thời điểm hoặc một lý do thích hợp. Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý rằng, một sự kiện, dù lớn hay nhỏ, sẽ không có tác dụng nếu nó đứng một mình. Trong marketing, bạn có thể sử dụng hình thức quảng cáo hay làm công tác đối ngoại (public relations - PR) mà không cần phải tổ chức một sự kiện. Nhưng để một sự kiện có tác dụng, bạn cần phải phối hợp cả quảng cáo và PR. Việc phối hợp ba công cụ này cũng khác nhau tuỳ theo mỗi loại sự kiện.

1. Hội chợ triển lãm

· Tổ chức hội chợ là gì?

- Có tể tổ chức hội chợ trên những phương diện sau đây:

o Phương thức: Hoạt động điều phối.

o Mục tiêu: Thảo mãn khách hàng tham quan triển lãm và khách hàng tham dự triển lãm

o Kết quả: khách hàng tham quan triển lãm và khách hàng tham dự triển lãm tiếp tục đến lần sau.

o Kết quả tài chính ngắn hạn và dài hạn

- Khách tham dự triển lãm

o Xác định khách hàng mục tiêu phù hợp với mục đích của hội chợ

o Dùng biện pháp truyền thông để tiếp cận đúng khách hàng tham dự triển lãm

- Giới thiệu mục đích và lợi ích hội chợ mang lại: Khách hàng, bán hàng sử dụng số liệu năm trước

- Giới thiệu các hoạt động bổ sung cho người trưng bày: vận chuyển, thiết kế, hội thảo,

Chuỗi hoat động...

· Các dịch vụ tại nơi triển lãm

- Xác định đúng địa điểm tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ

- Sơ đồ mặt bằng và gian hàng

- Cung cấp điện nước

- Trang trí tổng thể

- Thuê gian hàng, thiết kế dàn dựng gian hàng

- Cung cấp các thiết bị trưng bày

· Mời khách tham quan triển lãm

- Xác định khách hàng mục tiêu phù hợp với mục đích của hội chợ

- Dùng biện pháp truyền thông để tiếp cận đúng khách hàng tham dự triển lãm

- Giới thiệu mục đích và lợi ích hội chợ mang lại: Tham quan, tham dự hội thảo, thông tin, trò chơi, khuyến mãi...

- Thông tin liên quan đến việc tiếp cận hội chợ: máy bay, khách sạn, dịch vụ

· Dịch vụ cơ bản

- Dịch vụ liên quan đến gian hàng: Thuê gian hàng, điện nước,..

· Dịch vụ giá trị gia tăng

- Dịch vụ thông tin, vận chuyển, hải quan, quảng cáo....

2. Khai trương

Khai trương là một trong những lý do tốt nhất để tổ chức một sự kiện.

Để có tác dụng tốt, bạn phải làm cho sự kiện này mang một nét đặc trưng riêng, nói lên được ngành nghề và chuyển tải được thông điệp mà bạn muốn nhắn gửi đển khách hàng, đó là: "Chúng tôi đã có mặt. Chúng tôi khác với các đối thủ cạnh tranh, chúng tôi tối hơn các đối thủ cạnh tranh và chúng tôi đang sẵn sàng phục vụ bạn". Bạn phải làm cho khách hàng có ấn tượng mới lạ và tốt đẹp về buỗi lễ khai trương.Nên tránh đi vào lối mòn như nhất thiết phải có chạy thử máy (đối với việc khai trương nhà máy sản xuất), cắt băng khánh thành...Hãy nghĩ ra những cách làm sáng tạo.

Chẳng hạn, nếu khai trương một cửa hàng bán đồ điện tử, bạn có thể dùng một bộ điều khiển từ xa để mở cửa vào giờ khai trương. Hay để cho buổi lễ khai trương thêm phần ấn tượng, bạn có thể thiết kế thiệp mời độc đáo, đăng tải tin trên báo chí, tổ chức các chương trình giải trí, biểu diễn, tặng quà cho những người đến dự. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ ra những cách để ghi nhớ và cảm ơn những khách hàng đầu tiên như gửi phiếu mua hàng miễn phí hoặc giảm giá, ghi lại tên và ngày sinh khách hàng để gửi thiệp chúc mừng sinh nhật.

3. Giới thiệu sản phẩm mới

Những buổi giới thiệu sản phẩm mới thường được đi kèm với các chương trình giải trí, biểu diễn. Tuy nhiên, bạn không nên để những chương trình này kéo dài quá mức và làm cho khách hàng sao lãng với mục đích chính của bạn là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. Nói một cách khác, những chương trình giải trí và biểu diễn chỉ là những "chất xúc tác" còn sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn vẫn là phần "cốt lõi". Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến yếu tố không gian và thời gian khi tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm mới.

Một lễ ra mắt sản phẩm có thành công hay không quyết định đến việc sản phẩm tới các khách hàng tiềm năng một cách thành công hay không. VD: lễ ra mắt Iphone của Apple

4. Các kỳ nghỉ, các ngày lễ

Những dịp lễ Giáng Sinh, năm mới hoặc khi hè về, thu sang, đông đến...đều là những dịp rất tốt để bạn tổ chức các sự kiện đặc biệt. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải xây dựng được những chương trình độc đáo nhưng không đi quá xa thông điệp mà bạn muốn gửi gắm đến khách hàng.

Những sự kiện được tổ chức trong các khoảng thời gian này đặc biệt được áp dụng khi công tykinh doanh những mặt hàng theo mùa như may mặc, ăn uống...

5. Sự xuất hiện của những người nổi tiếng

Làm việc với những người nổi tiếng tuy khá phức tạp nhưng lại có tác dụng rất tốt đối với chương trình tiếp thị của bạn. Trước khi tiếp cận với các nhân vật nổi tiếng, điều quan trọng là cần phải nghiên cứu kỹ lịch trình làm việc và cá tính của họ xem có thích hợp với mục tiêu tiếp thị và hình ảnh của công ty bạn hay không. Nên đối xử với những người nổi tiếng theo một tác phong "chuyên nghiệp" và nên báo cho họ biết trước chương trình chi tiết. Khi mời những nhân vật nổi tiếng hợp tác, bạn cũng phải xác định xem đối tượng khách hàng mà bạn muốn thu hút là ai, bạn muốn đưa tin về sự kiện xuất hiện của các nhân vật này trên các phương tiện truyền thông nào và bạn muốn tạo ra ấn tượng lâu dài nào đối với khách hàng.

6. Đồng tài trợ

Để đạt được các mục tiêu tiếp thị của mình, bạn còn có thể tham gia tài trợ cho một sự kiện nào đó do các công ty khác tổ chức hoặc hợp tác với họ để tổ chức các chương trình từ thiện, chúc mừng sinh nhật của các doanh nghiệp khác, tài trợ cho các chương trình thi đấu thể thao, hội họp...Nhưng nên nhớ rằng, không phải chương trình nào cũng đều thích hợp cho tất cả các doanh nghiệp. Việc hợp tác tổ chức sự kiện phải tuỳ theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty bạn và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

7. Kỷ niệm thành lập

Đây là một sự kiện đặc biệt mà hầu hết các doanh nghiệp đều có thể tổ chức. Có một thâm niên hoạt động trong một ngành nghề nào đó là một điều đáng để doanh nghiệp tự hào và bạn nên tận dụng cơ hội này để củng cố sự ủng hộ, lòng trung thành của những khách hàng trong quá khứ và hiện tại. Buổi tiệc "sinh nhật" cũng là dịp để bạn mời những khách hàng tiềm năng và xây dựng quan hệ với họ.

8. Tổ chức các trò chơi và các cuộc thi

Thực tế cho thấy, các trò chơi và các cuộc thi là những sự kiện gây được khá nhiều sự chú ý từ khách hàng. Tuy nhiên, những chương trình này chỉ có tác dụng tốt nếu nó được tổ chức và quản lý một cách hợp lý và nghiêm túc. Nghĩa là, bạn phải chứng minh được tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các trò chơi và các cuộc thi. Mọi người cần phải được thông báo, hướng dẫn rõ ràng về những thể lệ cuộc chơi như cách thức chọn lựa, đánh giá và trao giải thưởng. Và một điều quan trọng là nếu bạn đã hứa hẹn có những giải thưởng nào thi phải giữ đúng lời hứa.


Chương 6: Quản trị khủng hoảng

Câu 1: Nhận diện khủng hoảng:

Khủng hoảng là nỗi lo sợ của tất cả các doanh nghiệp và không có doanh nghiệp nào dám khẳng định mình sẽ không gặp phải khủng hoảng. Cách xử lý khủng hoảng khôn ngoan nhất chính là đừng để nó xảy ra. Tuy nhiên,thực tế là hầu hết các doanh nghiệp đều chỉ tìm cách xử lý khủng hoảng khi sự đã rồi

Vậy đâu là dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng. Trước hết nhóm quản lý khủng hoảng cần phải xem xét các lĩnh vực và nguyên nhân của mối nguy hiểm tiềm tàng, sau đó cần phải quan tâm đến những dấu hiệu cảnh báo sau:

1. Gián đoạn kỹ thuật

Là sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc của công nghệ và kỹ thuật trong từng thời kỳ. Các công ty cần phải đón nhận và nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của tiến bộ công nghệ kỹ thuật để phù hợp với xu thế phát triển nếu ko khủng hoảng sẽ xảy ra. Điều này thấy rõ trong các ngành: viễn thông, điện tử, máy tính...

2. Phản đối của công chúng trước những thay đổi

Có những thay đổi gặp phải sự chống đối quyết liệt của dân chúng, chẳng hạn thịt có sử dụng hooc môn tăng trưởng, chất tạo nạc, hoặc chất gây đột phá gen... đó là những dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng đang đến gần

Sự phán đối của dân chúng thể hiện thái độ bất bình, không hợp tác của họ trước những thay đổi trong hoạt động của các tổ chức và công ty. Điều đó đòi hỏi các công ty phải dàn xếp ổn thỏa, giải thích rõ ràng tránh sự phản đối kéo dài dễ gây khủng hoảng cho công ty

3. Cảnh báo của các thanh tra xây dựng, y tế và môi trường

Cơ quan chức năng thanh tra trong các lĩnh vực trên đều là những "người gác cổng" cho các công ty. Cần phải hết sức lưu tâm sự cảnh báo của họ. Trong quá trình thanh tra, họ phát hiện ra những vi phạm trong: quy trình hoạt động, đảm bảo vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an toàn cháy nổ.... nhiều trường hợp sự chủ quan và xem thường những cảnh báo này dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng

4. Tin đồn và sự nghi ngờ dai dẳng

Tin đồn xung quanh 1 tổ chức và công ty là điều phổ biến thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu tin đồn kéo dài 1 cách dai dẳng sẽ gây bất lợi cho công ty và cần đc quan tâm của các nhà quản lyskhungr hoảng

"Không có lửa, làm sao có khói" câu thành ngữ luôn nhắc nhở sự thận trọng và cảnh giác cần thiết trong hoạt động của bất kỳ tổ chức nào. Các công ty không được chủ quan, ngụy biện trước những tin đồn dai dẳng. Tin đồn đc bắt đầu từ công chúng, nó ẩn chứa 1 phần sự thật và là những thông tin cần được kiểm chứng kịp thời trước khi quá muộn

VD: Tin đồn thất thiệt về việc ăn cá điêu hồng sẽ bị bệnh ung thư làm cho giá cá ở Đồng Tháp liên tục giảm, người nuôi cá điêu hồng bị thua lỗ nặng.

5. Phàn nàn dai dẳng của khách hàng

Khách hàng là thượng đế, là ng mua hàng, là nhóm công chúng quan trọng nhất của công ty. Mặc dù họ rất khó tính nhưng phàn nàn của họ đều xuất phát từ sự không hài lòng đối vs cách thức phục vụ và ứng xử của công ty. Hoặc nói lên 1 vấn đề nổi cộm, ko bình thường nào đó cần đc quan tâm và lưu ý. Phàn nàn dai dẳng của số đông ng là dấu hiệu cảnh báo về khủng hoảng đang đến gần

6. Các tiêu chuẩn quản lý lỏng lẻo

Tiêu chuẩn quản lý lỏng lẻo là nguyên nhân chủ quan dẫn đến khủng hoảng trong tổ chức. Các nhà quản trị cần phải rà soát lại hệ thống quản lý của mình ở tất cả các khâu và lĩnh vực. Nếu tính hợp pháp và chuẩn mực trong quản lý bị xem nhẹ thì khủng hoảng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ khâu nào. Những tiêu chuẩn quản lý cần được xem xét một cách toàn diện: quy chế tuyển dụng, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy chế bán hàng, kiểm tra giám sát, khen thưởng.....

VD: Hàng năm có khoảng 12% DNNN báo lỗ và mức lỗ bình quân 1 DNNN cao gấp 12 lần DN ngoài Nhà nước, mới thấy cơ chế quản lý, giám sát hoạt động DNNN còn nhiều bất cập và lỏng lẻo!

7. Yêu cầu cấp thiết của nhân viên cấp dưới

Cần lưu ý những yêu cầu của nhân viên cấp dưới. Nhất là những nhân viên có trách nhiệm và có thái độ hợp tác là những cảnh báo về dấu hiệu khủng hoảng. Trong thực tế nhiều nhà lãnh đạo đã chủ quan, xem thường những đề nghị đó của nhân viên và công ty đã lâm vào khủng hoảng.

Như vậy là khủng hoảng có thể xảy ra do ý thức chủ quan, kiêu căng coi thường của con ng, nhất là các nhà lãnh đạo và quản trị khủng hoảng. ĐIều rút ra từ đây là ko dc chủ quan trước các lời cảnh báo từ nhiều phía; công ty cũng cần phải có cách thức tiếp cận thông tin nhiều chiều và kết hợp hiệu quả các nguồn thông tin để xác định và kiểm soát khủng hoảng. Cần thiết phân cấp quản lý khủng hoảng và trao quyền cho các nhân viên, các bộ phận hoạt động. Mặt khác cũng luôn coi trọng việc thành lập nhóm quản lý thông tin, lên kế hoạch đối phó và hành động hiệu quả khi khủng hoảng xảy ra

Câu 2: Ngăn chặn khủng hoảng:

* Ngăn chặn khủng hoảng ở đây được hiểu là những quyết định và hành động nhằm tránh cho khủng hoảng trở nên tồi tệ. Nếu không có giải pháp ngăn chặn khủng hoảng kịp thời thì khủng hoảng sẽ lây lan gây hậu quả nặng nề.

* Để ngăn chặn một tình huống xấu khỏi trở thành khủng hoảng tồi tệ cần phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:

A, Hành động nhanh chóng và quyết đoán:

- Đây là nguyên tắc đầu tiên và cực kì quan trọng khi ngăn chặn khủng hoảng. Cần phải nhanh chóng và quyết đoán như cấp cứu người tai nạn, không đc lề mề làm cho tình trạng trở nên tồi tệ.

- Điều quan trọng nhất là việc xử lý kịp thời sẽ giúp cho tổ chức kiểm soát được tình hình ngay từ đầu, tránh làm cho khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn. VD như công ty phải hủy bỏ sản phẩm kém chất lượng, thu hồi ngay các sản phẩm có vấn đề. Điều đó sẽ tốn phí rất nhiều tiền bạc nhưng sẽ giữ đc long tin của công chúng.

- Khi khủng hoảng xuất hiện, các nhà quản trị cần phải có hệ thống cung cấp thông tin nhiều chiều đầy đủ, tiến hành phân tích đánh giá tình hình và ra những quyết định nhanh chóng, quyết liệt.

B, Con người là trên hết:

- Hầu hết khủng hoảng nghiêm trọng đều liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Khi ngăn chặn khủng hoảng cần phải giành mối quan tâm hàng đầu cho việc bảo vệ con người. Điều đó thể hiện thái độ và trách nhiệm của các nhà quản trị, bên cạnh đó còn khống chế được mức độ nghiêm trọng của các thiệt hại

=> Tất cả các giải pháp đối phó cần phải tập trung trước hết cho nỗ lực giải cứu bảo vệ con người

C, Có mặt tại hiên trường:

- Khi khủng hoảng xảy ra, những người lãnh đạo công ty và tổ chức cần phải nhanh chóng có mặt tại hiên trường. Sự có mặt của họ sẽ là bức thông điệp gửi đến công chúng về ý thức và thái độ lãnh đạo trước sự cố và khủng hoảng. Hơn nữa với quyền lực của nhà lãnh đạo thì việc giải quyết các vấn đề nhằm kiểm soat khủng hoảng sẽ hiệu quả hơn.

D, Giao tiếp tự do:

- Khi khủng hoảng xảy ra, công chúng rất quan tâm đến tình hình và thái độ của công ty. Họ cần biết những giải pháp của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn khủng hoảngè nhu cầu về thông tin là rất lớn.. Vì vậy để ngăn chặn khủng hoảng, trấn an dân chúng và tranh thủ sự đồng tình của họ, tổ chức cần phải giải đáp được những thắc mắc và câu hỏi này theo mức độ có thể chấp nhận được.

- Để đáp ứng nhu cầu về thông tin tại chỗ, cần thiết phải chuẩn bị các công việc sau:

+ Lên kế hoạch chi tiết để thu thập thông tin có sẵn.

+ Bổ nhiệm người phát ngôn chính thức.

+ Cập nhập và thông báo tên tuổi và số điện thoại của những nhân vật và những bộ phận có thể liên lạc trong trường hợp khủng hoảng

+ Thiết lập đường dây nóng cung cấp thông tin và hướng dẫn hành động

- Thành lập trung tâm giao tiếp bên ngoài khu vực và trang bị các phương tiện liên lạc.

Câu 3: Giải quyết khủng hoảng (GQ KH)

Khi việc ngăn chặn khủng hoảng đc triển khai có hiệu quả thì việc GQKH ko còn là vấn đề quá khó khăn của tổ chức đó. Đối vs nhóm quản lý KHoang, ngoài việc ngăn chặn, công việc của họ là phải theo dõi diễn biến của vấn đề, đưa ra các giải pháp hiệu quả cho đến khi vấn đề đã đc kiểm soát, tình hình đc lập lại bình thường

Những vấn đề cơ bản mà nhóm quản trị KH phải quan tâm để giải quyết KH là:

Hành động nhanh chóng: không để khủng hoảng kéo dài gây ảnh hưởng xấu

Là giai đoạn hành động mang tính chất cầm cự. Nếu kéo dài thời gian thì điều đó đồng nghĩa vs việc làm cho vấn đề lan rộng và thêm trầm trọng. Vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng tìm ra cách thức tổ chức để giải quyết vấn đề

Ko thể để cuộc KH kéo dài. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của công ty trong tâm trí công chúng. VIệc hàng ngày phải tiếp xúc vs những thông tin và bình luận thiếu thiện cảm về công ty rõ ràng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình cảm, niềm tin của công chúng, cho dù sau đó các thông tin này đc cải chính lại. Hđ kinh doanh của công ty sẽ ko thể đc tiếp diễn bình thường khi KH chưa đc chấm dứt. Các nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng sẽ thận trọng hơn, còn nhân viên trong công ty sẽ bị phân tán tư tưởng, mất niềm tin. Vì vậy cần phải giải quyết khủng hoảng càng nhanh càng tốt

Thường xuyên thu thập và cập nhật thông tin: để hành động cho phù hợp với tình hình

Những thông tin về tình hình KH sẽ đc thay đổi khi nó đc giải quyết. Vì vậy cần phải liên tục cập nhật thông tin. Điều đó sẽ giúp cho nhóm quản trị KH có đc tình hình đầy đủ và rõ nét về tình hình thực tế, từ đó mà hành động cho phù hợp vs tình hình đã thay đổi. Nếu nhóm quản lý KH thiếu thông tin về tình hình thực tế, họ sẽ hành động theo các thông tin ban đầu. Điều đó sẽ dẫn đến sự thất bại trong giải quyết KH

Không ngừng nỗ lực giao tiếp

Trong quá trình giải quyết KH cần phải tiếp tục thực hiện các nỗ lực giao tiếp. ĐÓ là công cụ hữu hiệu của nhóm quản trị KH nhằm mục tiêu cung cấp các thông tin quan trọng cho những nhân vật then chốt nhơ: khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, cổ đông và nhân viên công ty. Ngoài ra giao tiếp cũng là phương tiện chống lại những lời đồn thổi bất lợi, hướng dẫn hành động cho các nhân viên trong GQKH

Lập hồ sơ hành động, lưu trữ thông tin

Thông thường khu GQKH có ít ng nghĩ đến việc ghi hceps và lập nên 1 hồ sơ hành động. Tuy nhiên việc lập hồ sơ hành động có vai trò rất quan trọng và cần thiết. Lý do xuất phát từ 2 vấn đề chủ yếu là: giúp đánh giá đc hiệu quả của nhóm quản lý KH và rút ra những bài học kinh ng cho lần sau. Vì vậy cần thiết phải lưu trữ những thông tin, những quyết định, dự định và hành động trong quá trình GQKH. Ngoài 2 lý do nêu trên hồ sơ hành động trong việc giải quyết KH còn là những tài liệu cần thiết cho các hđ liên quan đến bảo hiểm và pháp luật

Người lãnh đạo luôn ở tuyến đầu

Khi KH xảy ra, ng lãnh đạo tổ chức và công ty phải luôn xác định vị trí của mình là ng đứng mũi chịu sào. Sự có mặt của ng lãnh đạo ko chỉ tạo nên bầu tâm lý tin tưởng để trấn an các nhân viên và bộ phận tác nghiệp, mà họ chính là ng chỉ huy cao nhất, liên kết có hiệu quả các bộ phận trong quá trình GQKH. Với công chúng, sự có mặt của ng lãnh đạo nơi tuyền đầu thể hiện rõ thái độ và ý thức của công ty trước KH. Điều đó sẽ tạo dựng cách nhìn thiện cảm và thông cảm của công chúng nhằm nhanh chóng chấm dứt KH

Tuyên bố chấm dứt khủng hoảng đúng lúc

KH rồi sẽ phải kết thúc. Tuy nhiên tuyên bố chấm dứt KH vào thời điểm nào là thích hợp? Ko nên chậm trễ cũng như nóng vội khi ra thông báo này vì cả 2 trường hợp đó đều bất lợi. Tổ chức, công ty có thể tuyên bố chấm dứt Khkhi có những đâu hiệu sau đây:

+ Nhân viên đã quay trở lại công việc thường ngày

+ Khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối vẫn mong muốn duy trì sự hợp tác vs công ty

+ Doanh số bán hàng, thu nhập và các chỉ số hoat động kinh doanh khác trở về trạng thái bình thường

+ Chấm dứt những đòi hỏi cung cấp thông tin về KH của giời truyền thông

Câu 4: Kiểm soát các phương tiện truyền thông:

Truyền thông là công cụ đặc biệt quan trọng nhằm kết nối thông tin giữa công ty và công chúng của mình. Trong các giai đoạn của quản lí khủng hoảng đều cần thiết phải chú ý tới công tác kiểm soát phương tiện truyền thông.

Mục tiêu của kiểm soát các phương tiện truyền thông nhằm đưa các thông tin đến với công chúng một cách trung thực, chính xác. Khi khủng hoảng xảy ra, nếu công ty không chú ý tới các hoạt động giao tiếp vs giới truyền thông thì thông tin về khủng hoảng đến vs công chúng sẽ bị bóp méo bởi các thông tin thiếu trung thực của các phóng viên và biên tập viên.

Trong quá trình quản lý khủng hoảng, các công ty và tổ chức khi làm việc với giới truyền thông cần chú ý những điểm sau:

A, Thận trọng khi tiếp xúc với giới truyền thông:

- Giới truyền thông là một trong những kênh thông tin quan trọng nhằm giữ mối liên lạc của công ty vs công chúng và vs những nhân vật chủ chốt khác. Vì vậy thông điệp mà công ty đưa ra phải chính xác và trung thực, thực hiện các quan điểm nhât quán cùng với những dữ kiện ủng hộ quan điểm đó.

- Các thông tin phải đảm bảo yêu cầu: nhanh chóng, đầy đủ và tin cậy. Điều đó sẽ giúp cho việc đưa tin của giới truyền thông hiệu quả và thuyết phục.

B, Chú ý khi cung cấp thông tin cho giới truyền thông:

- Khi gặp gỡ vs giới truyền thông, người phát ngôn chính thức phải chủ động và kiểm soát thông tin cung cấp.

- Cần phải dự đoán trước câu hỏi của phóng viên.

- Khi cung cấp thông tin phải luôn chứng minh là công ty không che giấu gì hết.

C, Chọn người phát ngôn thích hợp:

- Người phát ngôn phải là người am hiểu tường tận những vấn đề xung quanh khủng hoảng và người này là người có uy tín với công chúng. Thông thường dó phải là giám đốc hoặc là một thành viên lãnh đạo cấp cao của tổ chức.

D, Thông điệp cho giới truyền thông phải phù hợp vs những đối tượng khác nhau:

E, Chú ý tới 5 nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp với giới truyền thông(5F):

+ Fast: nhanh chóng

+ Factual: thực tế

+ Frank: cởi mở

+ Fair: công bằng

+ Friendly: thân thiện

* Bổ sung:. Giao tiếp với giới truyền thông (phần này thầy Cách cho)

v Giao tiếp thường xuyên

v Cần làm việc có kế hoạch, chi tiết

v " Đúng ng­ời - Đúng việc": báo nào? Phóng viên nào? Hình thức gì?

v Giao tiếp bình đẳng nh­ng hết sức thận trọng

v Tôn trọng 5 chữ F trong giao tiếp

Fast : Nhanh chóng - Tôn trọng thời hạn của bài viết. Nếu bạn nhỡ cuộc điện thoại với một phóng viên, gọi lại ngay cho anh ta, kể cả khi đã hết giờ làm việc. Gọi vào ngày hôm sau thường là quá muộn – bài viết đã được viết xong

Factual : Thực tế - Nắm vững các số liệu, và làm cho chúng trở nên thú vị với giới truyền thông. Các bài báo muốn trở thành có uy tín phải dựa trên con số thống kê, các nghiên cứu..vv.

Frank : Cởi mở - Hãy thẳng thắn: Đừng bao giờ lừa gạt phóng viên. Hãy cởi mở thông tin. Nếu có lý do, phóng viên bao giờ cũng hiểu và thông cảm kể cả khi bạn không thể trả lời câu hỏi của họ

Fair : Công bằng - Một tổ chức phải tỏ ra công bằng với tất cả các phóng viên. Không cung cấp riêng thông tin, không ưu đãi một tờ báo đặc biệt nào. Thông tin cần được chia xẻ cho tất cả

Friendly: Thân thiện - Giống như mọi người, phóng viên trân trọng tình bạn : hãy nhớ tên họ, nhớ họ làm việc ở đâu, nhớ những bài viết của họ, cám ơn họ khi có bài viết, nhớ ngày sinh nhật của họ...vv


Chương 7: Quan hệ cộng đồng

Câu 1: Phân loại Quan hệ cộng đồng:

+ Công chúng của một tổ chức được chia làm 2 nhóm: Công chúng bên trong và công chúng bên ngoài. Nhóm công chúng bên trong mang tính thống nhất với các tổ chức. Họ bao gồm những nhân viên và nhà quản lý. Nhóm công chúng bên ngoài bao gồm nhiều loại, mức độ và tính chất ảnh hưởng của họ đến hoạt động của tổ chức cũng khác nhau.

+ Xây dựng và duy trì mối quan hệ với nhóm công chúng nội bộ là yêu cầu đầu tiên của hoạt động PR. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của nhóm công chúng bên ngoài là cực kì quan trọng. Đó chính là cộng đồng xã hội của doanh nghiệp. Cộng đồng này được phân loại theo nhiều cách khác nhau và bao gồm nhưng đối tượng chủ yếu mà hoạt động PR phải quan tâm là:

- Quan hệ khách hàng

- Quan hệ với cơ quan truyền thông

- Quan hệ với cơ quan công quyền

- Quan hệ với các nhà cung cấp

- Quan hệ với các nhà phân phối

- Quan hệ với các đối thủ cạnh tranh

- Quan hệ với các tổ chức, đoàn thể

- Quan hệ với giới hoạt động, xã hội

- Quan hệ với giới tài chính

- Quan hệ với cộng đồng dân cư trong khu vực

* Xét theo mức độ ảnh hưởng tác động các nhóm công chúng, nguời ta có thể chia thành 4 nhóm cơ bản sau:

- Công chúng không liên quan: là những người và tổ chức không chịu tác động cũng như không có ảnh hưởng đến tổ chức đó.

- Công chúng tiềm ẩn: là những nhóm người phải đối mặt với các vấn đề đo hoạt động của tổ chức gây ra nhưng họ không nhận thức được.

- Công chúng có nhận thức: là những ng nhân thức được vấn đề xảy ra.

- Công chúng tích cực: là những nhóm người khi nhận thức được vấn đề xảy ra, họ tiến hành những hành động đáp lại.

+ Nhóm công chúng tích cực này cũng đc chia thanh 3 nhóm:

○ Nhóm triệt để: họ phản ứng chống đối vs mọi vấn đề hoạt động của tổ chức.

○ Nhóm phản ứng tập trung: Nhóm này chỉ chú trọng vào một vấn đề duy nhất hay một tập hợp nhỏ các vđê có lquan. Họ không chống đối tổ chức nhưng sẽ chống đối với những hoạt động nào trái với quan điểm của họ về một vđê cụ thể.

○ Nhóm săn tin nóng: là những người chỉ quan tâm đến vấn đề được công chúng ủng hộ hoặc phản đối mạnh mẽ và đc truyền bá trên khắp các phương tiện đại chúng.

- Công chúng lãnh đạm: là những ng không quan tâm đến mọi vấn đề của tổ chức. Tuy nhiên cũng là đối tượng đáng quan tâm, vì mọi người đều có tiềm năng trở nen quan tâm đến một vấn đề nào đó.

* Theo Philip Kotler, các công chúng của một tổ chức được chia làm 3 nhóm:

- Công chúng tích cực: là nhóm công chúng quan tâm đến tổ chức với thái độ thiện chí.

- Công chúng tìm kiếm: là nhóm công chúng mà tổ chức đang tìm kiếm sự quan tâm và ung hộ của họ.

- Công chúng không mong muốn: là nhóm công chúng mà tổ chức cố gắng thu hút sự quan tâm của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ.

* Thông thường các công ty kinh doanh phân chia quan hệ cộng đồng theo các nhóm chủ yếu sau:

- Nhóm quan hệ giao dịch thương mại trực tiếp

- Nhóm quan hệ pháp luật và nghĩa vụ: chính quyền, tòa án.....

- Nhóm quan hệ đầu tư tài chính: cổ đông và các nhà đầu tư

- Nhóm quan hệ truyền thông và dư luận: cơ quan truyền thông, tổ chức đoàn thể

- Nhóm quan hệ cạnh tranh: các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, khác ngành,..

- Nhóm quan hệ trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh: tổ chức hoạt động xã hội, chính quyền các cấp và giới truyền thông....

Câu 2: Vai trò của quan hệ cộng đồng:

Cộng đồng được hiểu là cá nhân, nhóm người có liên quan đến hoạt động của một tổ chức. Cộng đồng của 1 DN gồm có nhóm CC bên trong và bên ngoài DN. Trong đó sự ảnh hưởng của nhóm cc bên ngoài là cực ký quan trọng, đó chính là cộng đồng xã hội của doanh nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ cộng đồng tốt, các tổ chức sẽ tạo ra công luận tích cực. Nhờ đó mà tranh thủ được tình cảm của công chúng, xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí mọi người, hướng đến mục tiêu cuối cùng của mọi tổ chức.

* Đặc điểm của công luận:

- Công luận là ý kiến của tập hợp công chúng về một vấn đề cụ thể nào đó. Nói một cách khác, công luận là điều mà đa số mọi người nghĩ

- Ý kiến của công chúng có sức mạnh ghê gớm, thậm chí hơn cả sức mạnh của luật pháp

- Công luận chịu ảnh hưởng ý kiến mạnh mẽ của một số cá nhân.Trong một số trường hợp, công luận có thể bị lạm dụng hay bị thao túng nên các nhà PR cần phải dành cho những cá nhân đó sự quan tâm đặc biệt.

- Công luận không ổn định và chịu ảnh hưởng của rất nhiều tác động nên việc đánh giá công luận là công việc quan trọng và thường xuyên của các nhà hoạt động PR. Trên cơ sở đánh giá công luận các nhà PR

- Không phải tất cả mọi người đều đứng về phía chúng ta trong mọi thời điểm . Cần thiết phải dành được sự ủng hộ của đa số. Điều đó đòi hỏi phải giữ gìn được những người ủng hộ trung thành và lôi kéo được những người trung lập, chưa có ý kiến rõ ràng

* Nội dung của kế hoạch PR cộng đồng:

- Xác định rõ các mối quan hệ cộng đồng và vị trí của tổ chức trong mối quan hệ đó

- Xác định mục tiêu cần đạt của từng mối quan hệ

- Xác định nội dung thông điệp và kỹ thuật giao tiếp phù hợp

- Xây dựng chương trình hành động cụ thể

- Phân bổ ngân sách và nhân lực

- Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh

* "Công luận mạnh hơn đức chúa trời" câu nói trên là minh chứng cho tầm quan trọng của QHCĐ.

Câu 3: Các kỹ thuật quan hệ với khách hàng:

+ Khách hàng là công chúng quan trọng nhất của mọi tổ chức và doanh nghiệp. trong kinh doanh, họ là người quyết định sụ tồn tại và pt của DN. Ngày nay, việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn đc các DN đặt lên hàng đầu. Để thực hiện điều đó các DN cần thiết phải quản lý chất lượng 1 cách toàn diện trong SX và trong quan hệ với khách hàng (CR).

+ Các kỹ thuật CR đều hướng tới mục tiêu làm cho: khách hàng biết đến sự có mặt của một sản phẩm mới xuất hiện; KH hiểu rõ những đặc tính lợi ích mà sản phẩm dịch vụ của công ty mang lại cho họ. KH mua các sản phẩm dịch vụ của công ty ; KH tiếp tục mua nhiều lần và trở thành khách hàng truyền thống của công ty; KH giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty cho những người khác

+ Có 9 kỹ thuật CR

1. Hội thảo khoa học về sản phẩm: Thường được sử dụng trong các ngành như: dược phẩm, chế tạo máy, công nghệ mới,... Trong hội thảo, công ty mời các chuyên gia về từng lĩnh vực báo cáo những đề tài liên quan đến sản phẩm mà công ty sắp giới thiệu. Khách mời là những khách hàng tiềm năng của công ty. Để đảm bảo hội thảo thành công cần chú ý đến tài liệu cung cấp cho khách hàng và hiệu quả của các bài thuyết trình do chuyên gia trình bày.

2. Lễ ra mắt sản phẩm mới : Công ty tiến hành lễ ra mắt sản phẩm mới với khách hàng truyền thống và cả khách hàng tiềm năng. Trong lễ ra mắt cần phải tập trung miêu tả rõ nét tính năng ưu việt và sự hấp dẫn của sản phẩm mới. Khách hàng được mời nên mở rộng thành phần, trong đó đặc biệt chú ý đến các nhân vật nổi tiếng được mời để dùng thử sản phẩm mới và giới truyền thông. Cần chú ý tới bài thuyết trình và trình diễn sản phẩm. Để tăng hiệu quả cho việc giới thiệu sản phẩm nên chuẩn bị bộ phim video clip, cùng với các tiết mục gây sự chú ý, hấp dẫn.

3.Tổ chức cuộc thi tìm hiểu sản phẩm: Để lôi cuốn khách hàng khám phá những đặc điểm và tính năng của sản phẩm, công ty tiến hành tổ chức cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm. Cuộc thi thường được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng, sau đó người tham gia sẽ trả lời câu hỏi ( thường là trắc nghiệm và không khó) liên quan đến hiểu biết về sản phẩm. Phần thưởng thường là chính các sản phẩm mà công ty muốn giới thiệu.

4.Lễ kỷ niệm sản phẩm thứ 1 triệu: Chương trình này sẽ thu hút đông đảo mọi người tham gia giống như một chương trình khuyến mãi. Tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm và mục tiêu của công ty mà số l­îng sản phẩm có thể là 1 triệu hoặc một con số chẵn nào đó. Cũng có thể thay lễ kỷ niệm sản phẩm bằng chào mừng khách hàng thứ 1 triệu hoặc con số chẵn khác. Những hoạt động này muốn tuyên truyền sự thành công của công ty và tri ân khách hàng.

5.Hội nghị khách hàng: Thông thường vào dịp cuối năm, các công ty sẽ tổ chức gặp mặt khách hàng, các nhà phân phối, các nhà cung cấp để cảm ơn sự hợp tác và đóng góp của họ với công ty.

Nên tận dụng diễn đàn này để củng cố lòng tin của khách hàng đối với công ty và sản phẩm của công ty. Điều đó quan trọng hơn là việc mời họ đến xem biểu diễn văn nghệ và tặng quà.

Trong hội nghị khách hàng cũng nên tạo ra bầu không khí vui vẻ, thân mật qua việc giao lưu hoặc tổ chức các trò chơi chuyển tải thông điệp tới họ một cách sinh động và hấp dẫn.

6.Gửi bản tin công ty:

Định kỳ công ty gửi cho khách hàng những bản tin hoạt động của công ty, nhất là với khách hàng lớn. Điều đó chứng tỏ là công ty coi khách hàng như một thành viên chính thức. Bản tin sẽ cung cấp cho khách hàng các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, sự thay đổi trong các chính sách, thông tin hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm và sự xuất hiện sản phẩm cải tiến, sản phẩm mới...

7.Các dịch vụ chăm sóc khách hàng:

Dịch vụ chăm sóc khách hàng là giải pháp tích cực nhất để thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa công ty với khách hàng của mình:

- Dịch vụ trước bán hàng (cung cấp thông tin, tư vấn miễn phí, dùng thử sản phẩm...)

- Dịch vụ trong bán hàng (dịch vụ thanh toán, vận tải, hỗ trợ sử dụng sản phẩm...)

- Dịch vụ sau bán hàng ( bảo hành, bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng, thăm hỏi...)

8. Các hoạt động gặp gỡ giao lưu, câu lạc bộ: Nhằm tăng cường mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau. Đó có thể là các chuyến du lịch, các buổi gặp mặt truyền thống và giao lưu. Ngoài ra các công ty còn tổ chức các câu lạc bộ của những người hâm mộ ( xe máy, bóng đá, đọc sách...)

9.Các cuộc thi đấu và cạnh tranh: Để quảng bá cho tính ưu việt của sản phẩm, công ty tổ chức các cuộc thi đấu dành cho khách hành bằng chính sản phẩm của mình ( thi giặt với xà phòng, thi rửa chén bát với chất tẩy rửa, thi đấu cờ vua giữa máy tính của hãng IBM- Deep Blue và Kasparov)

Câu 4: Quan hệ với giới công quyền

· Giới công quyền là lực lượng chính trị xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hoạt động của các tổ chức và công ty.sự ảnh hưởng này có thể đến từ hai phía:

+ Cơ quan lập pháp : quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Các cơ quan này ban hành luật và các qui định để tạo ra khung và hành lang pháp lý cho hoạt động của các tổ chức và công dân trong một quốc gia, một vùng lãnh thổ

+ Cơ quan hành pháp: chính phủ trung ương và chính quyền các cấp, toà án, viện kiểm soát, công an. Đó là lực lượng thực thi các đạo luật và qui định đã được ban hành. Đây là lực lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thường xuyên của các tổ chức

· Quan hệ với giới công quyền được thực hiện dưới nhiều cách thức và kĩ thuật khác nhau:

- Vận động hành lang (Lobby)

+ Khái niệm:

Vận động hành lang là việc gây ảnh hưởng, áp lực tới một số người hoặc một nhóm người của một tổ chức liên quan đến việc thông qua một quyết định cần thiết của chính phủ. Nói cách khác, vận động hành lang là những hoạt động của tổ chức có ảnh hưởng đến quá trình ra những quyết định của giới công quyền. Những quyết định này có ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức và công ty.

+ Vai trò:

o Lobby là một kỹ thuật PR rất quan trọng và trở thành hoạt động nghề nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới

o Đối với các hiệp hội ngành hàng hoặc hiệp hội nghề nghiệp lớn đều tiến hành Lobby thông qua các chuyên gia Lobby của mình hoặc thuê ngoài.

o Hoạt động Lobby thường hướng tới các nhà lập pháp và thực thi pháp luật. Mục tiêu của Lobby là gây ảnh hưởng đến sự ban hành các đạo luật và quyết định của chính phủ theo những mức độ khác nhau.

+ Vai trò của các Lobby

o Cải thiện mối quan hệ truyền thèng với các cá nhân hoặc các cơ quan chính phủ.

o Thông tin và ghi chép công việc của các nhà làm luật

o Đảm bảo quyền lợi của tổ chức, công ty có trong tất cả các lĩnh vực quản lý của Nhà nước.

o Tác động, gây ảnh hưởng tới luật pháp có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của tổ chức, công ty

o Vận dụng các khả năng để các nhà làm luật hiểu được hoạt động và các vấn đề liên quan tới tổ chức.

+ Nhiệm vụ của các lobby:

o Các công việc theo hệ thống: chuyên gia Lobby sử dụng mối quan hệ quen biết của mình liên lạc với các chính trị gia, các nhà chức trách của chính phủ để đưa đưa được những thông tin cần thiết và có lợi cho khách hàng của họ đến những người có trách nhiệm thông qua các quyết định. Trong một số trường hợp, các nhà Lobby có thể gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với tổng thư ký hay ông Bộ trưởng đang hoạch định các chính sách và quyết định, hoặc tiếp xúc với các những nhà trung gian (quan chức cán bộ, nhân viên chính phủ...) để đưa thông tin tới những nhà làm luật và hoạch định chính sách

o Các công việc gây áp lực: Các chuyên gia Lobby sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông Lobby cấp cơ sở. Mục tiêu là thông tin cho dân chúng biết đến một vấn đề cụ thể nào đó, hướng dư luận vào phía có lợi cho hoạt động Lobby, làm sôi động các hoạt động xã hội và truyền thông đại chúng.

§ Các hình thức lobby :

· Soạn thư của các cử tri gửi tới các vị đại biểu quốc hội, các nghị sỹ và các chính trị gia;

· Tổ chức các cuộc đình công ngồi, các ngày hành động.

· Các công ty truyền thông có thể dùng hình thức thư gửi biên tập để đưa các thông tin tư liệu có lợi cho các chuyên gia Lobby. Họ đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng các tư liệu để thể hiện quan điểm của mình...

o Các công việc khác: Thiết lập mối quan hệ cá nhân với đại diện chính quyền, tham gia vào các cuộc họp của nghị viện và các bộ, tham gia vào hoạt động của các nhóm soạn thảo và đánh giá các đề án của chính phủ và nghị viện, tham gia vào các buổi họp bàn về các văn bản luật của quốc hội, các hoạt động thông qua dư luận xã hội và phương tiện truyền thông đại chúng, gặp gỡ các nhà lãnh đạo cấp cao của chính phủ...

- Tham gia vào các hoạt động xã hội ở địa phương:

o Tham gia vào các chương trình hoạt động xã hội, vì cộng đồng của địa phương (xóa đói giảm nghèo, xoá mù chữ, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tệ nạn xã hội...)

o Tham gia vào các hoạt động từ thiện của địa phương (quĩ phòng chống thiên tai,quĩ chất độc màu da cam, quĩ vì người nghèo...)

o Gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của đảng và pháp luật của nhà nước, xây dựng hình ảnh một tổ chức, công ty là một "công dân gương mẫu" (chấp hành nghiêm chỉnh luật thuế, giải quyết công ăn việc làm, bảo vệ an toàn lao động,trật tự trị an...)

o Tham gia các hoạt động phòng trào văn hóa- văn nghệ, thể dục thể thao của địa phương.

- Tăng cường hoạt động giao tiếp với chính quyền và cộng đồng dân cư tại địa bàn cư trú:

o Cung cấp cho chính quyền thông tin về tình hình hoạt động của tổ chức mình, mời các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương thăm quan cơ sở, tăng cường hoạt động giao lưu giữa hai bên, nỗ lực các giao tiếp với cá nhân và tổ chức quần chúng địa phương, thực hiện các chương trình liên kết, kết nghĩa và tham gia vào các hoạt động kỷ niệm, truyền thống, lễ hội... của địa phương

Câu 5: Hoạt động tài trợ trong quan hệ với các tổ chức hoạt động xã hội và cộng đồng dân cư

Khái niệm

- Tài trợ là hoạt động cung cấp các nguồn lực vật chất và tài chính của một tổ chức cho một hoạt động độc lập để đổi lấy các lợi ích mà họ mong muốn sẽ nhận được từ chính các hoạt động đó.

- Hoạt động tài trợ chính là sự phát triển của hình thức bảo trợ trước đây (thường là do giới thượng lưu bảo trợ cho giới nghệ thuật nói chúng). Tuy nhiên, hoạt động tài trợ ngày nay diễn ra thường xuyên hơn và nhằm tạo ra lợi ích cho cả hai phía, không giới hạn với một người.

Vai trò (lí do) tài trợ:

- Giúp cho công chúng làm quen với các sản phẩm mới của công ty, hình ảnh và tên tuổi, thương hiệu của một tổ chức

- Xây dựng và tăng cường sự hiểu biết về công ty, tình cảm của công chúng với hoạt động của tổ chức ,thu hút các phương tiện truyền thông đại chúng

- Tài trợ thể hiện thiện chí của tổ chức và công ty đối với các hoạt động mang tính xã hội

- Tạo ra hiệu ứng tích cực với công chúng và người tiêu dùng, nhất là khách hàng mục tiêu thông qua các chương trình mà công ty tài trợ (Bia Heneiken tài trợ cho bóng chuyền bãi biển, P/S tài trợ cho phẫu thuật nụ cười, Honda tài trợ cho chương trình Tôi yêu Việt Nam...).

- Hoạt động tài trợ giúp nâng cao sự yêu mến của các đối tượng khách hàng mục tiêu, do đó sẽ giành được sự tôn trọng và ủng hộ hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

Hai hình thức tài trợ cơ bản:

- Tài trợ cho một sự kiện nào đó được đề nghị

- Tài trợ cho các chương trình trên phương tiện thông tin như tivi, đài phát thanh, báo chí...

Hoạt động tài trợ có thể phân chia theo các loại sau:

- Tài trợ độc quyền

- Tài trợ chính, đồng tài trợ

- Tài trợ phụ

- Tài trợ từng mặt

Những dạng tài trợ chủ yếu

- Tài trợ cho các hoạt động thể thao:

o Là lĩnh vực nhận được sự tài trợ nhiều nhất hiện nay,do khả năng thu hút công chúng và sự hấp dẫn của hoạt động thể thao mang lại

o Các công ty tài trợ cho thể thao có thể tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật (dụng cụ thi đấu, trang phục thi đấu)

o Những môn thể thao nào càng phát triển và càng thu hút được nhiều người hâm mộ thì hoạt động tài trợ cũng ngày càng phát triển như: bóng đá, đua xe, bóng chuyền, tennis, bóng bàn, cầu lông, bóng rổ...

- Tài trợ cho các sự kiện văn hoá: đây cũng là lĩnh vực được tài trợ nhiều hiện nay.

o Các dạng tài trợ cho sự kiện văn hóa cũng rất đa dạng như: Tài trợ cho xuất bản sách (kỷ lục Guinness, bách khoa toàn thư...), tài trợ cho các hoạt động triển lãm và hội chợ, các Festival, tài trợ cho các chương trình âm nhạc và nghệ thuật (Henessy, Heneiken); tài trợ cho việc làm phim hoặc phát sóng các chương trình truyền thông.

- Tài trợ cho các hội nghị chuyên đề, các hội thảo khoa học: Dạng tài trợ này thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn và khách hàng mục tiêu. Các lĩnh vực như dược phẩm, y tế,dịch vụ tài chính... thường sử dụng hình thức tài trợ này.

- Tài trợ cho các hoạt động mang tính nhân đạo: Công ty tài trợ cho các hoạt động y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (phẫu thuật nụ cười, trái tim cho em, hiến máu nhân đạo...)

- Tài trợ cho các hoạt động giáo dục và đào tạo:

+ Tài trợ trang bị điều kiện dạy và học cho các nhà trường (phòng thí nghiệm, bàn ghế, máy tính, thư viện...)

+ Tài trợ bằng việc trao học bổng cho các học sinh, sinh viên xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học

+ Tài trợ học bổng cho các sinh viên theo học các ngành nghề mà công ty quan tâm

+ Tài trợ bằng các sản phẩm do công ty sản xuất

- Tài trợ cho các sự kiện ở địa phương và các dịch vụ công:

Những công ty hoạt động trên toàn quốc có trụ sở chính và chi nhánh tại các địa phương có thể tài trợ cho các sự kiện diễn ra ở địa phương như các lễ hội, sự kiện thể thao văn hoá... Ngoài ra nhằm phục vụ cho lợi ích của công chúng tại địa phương, công ty có thể tài trợ cho các dịch vụ công như: trồng cây xanh, làm sạch môi trường, xây dựng công viên, vườn hoa...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro