QHQT - CTL

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của Chiền tranh lạnh.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Đồng minh trong chiến tranh đã chuyển thành mâu thuẫn đối đầu giữa 2 khối Đông – Tây.

- Mâu thuẫn này bắt đầu từ tham vọng và âm mưu bá chủ thế giới của Mĩ.

+ Năm 1947 : Học thuyết Tơruman được công bố chính thức khởi đầu chính sách chống Liên Xô, khởi đầu Chiến tranh lạnh.

® Tạo sự đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.

- Tháng 6.1947, Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan phục hưng các nước tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

- Tháng 01/1949, Liên Xô và Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ về kinh tế, tạo sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị ở châu Âu.

Năm 1949 Mĩ thành lập khối NATO nhằm chống lại Liên Xô và Đông Âu, năm 1955 Liên Xô và Đông Âu thành lập khối Vácxava để phòng thủ.

® Cục diện 2 phe được xác lập Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

- Khái niệm : Chiến tranh lạnh là tình trạng đối đầu căng thẳng, cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 phe đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là 2 nước Mĩ và Liên Xô.

II. Sự đối đầu Đông – Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ

1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp

- Từ 1946 nhân dân 3 nước Đông Dương đã phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược.

- Chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động của 2 phe.

+ Từ 1949 Việt Nam có điều kiện liên lạc, nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu.

+ 1950, Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

+ 1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết. Hiệp định đã kết thúc cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, đồng thời cũng phản ánh rõ nét cuộc đấu tranh gay gắt giữa 2 phe.

2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)

- Năm 1948, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm 2 miền (2 nước) :

+ Từ vĩ tuyến 38 trở ra Bắc là nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Liên Xô bảo trợ).

+ Từ vĩ tuyến 38 trở về phía Nam là nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) Mĩ bảo trợ.

- 1950 – 1953 Chiến tranh khốc liệt đã diễn ra giữa 2 miền.

+ Miền Bắc được sự bảo trợ của Liên Xô và sự chi viện của Trung Quốc.

+ Miền Nam có Mĩ giúp sức.

® Chiến tranh Triều Tiên trở thành cuộc đụng đầu trực tiếp giữa 2 phe Xô – Mĩ.

3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975)

- Từ 1954 – 1975 Mĩ đã thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam. Việt Nam trở thành trọng điểm của chiến lược toàn cầu của Mĩ. Mĩ đã đặt vào đây những tham vọng lớn, huy động mọi lực lượng và phương tiện chiến tranh có được (trừ vũ khí hạt nhân).

- Nhân dân Việt Nam được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN khác đã đánh bại các chiến lược của Mĩ, buộ Mĩ kí Hiệp định Pari 1973 rút quân về nước và 1975 giành thắng lợi hoàn toàn.

® Chiến tranh Đông Dương trở thành chiến tranh cục bộ lớn nhất, kéo dài nhất, phản ánh mâu thuẫn 2 phe.

III. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt.

- Đầu thập kỉ 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện.

- Biểu hiện :

+ Ngày 9/11/1972 Đông Đức – Tây Đức đã kí Hiệp định về những cơ sở quan hệ 2 nước

+ Năm 1972, Liên Xô – Mĩ kí Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược.

+ Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu, Mĩ, Canada đã kí Hiệp ước Henxinki – Hiệp ước an ninh và hợp tác châu Âu.

+ Từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô – Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao.

+ Tháng 12/1989, tại cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Liên Xô, Mĩ hai bên đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

- Nguyên nhân Chiến tranh lạnh chấm dứt :

+ Chiến tranh lạnh đã làm suy giảm thế mạnh của Liên Xô – Mĩ.

+ Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ đáng gờm, thách thức Mĩ.

+ Liên Xô ngày càng lâm vào khủng hoảng trì trệ.

IV. Thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Từ 1989 – 1991 chế độ XHCN đã tan rã và sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô ® các liên minh kinh tế, quân sự của các nước XHCN giải thể.

+ Liên Xô tan vỡ - hệ thống thế giới của CNXH không còn tồn tại. Trật tự 2 cực của 2 siêu cường không còn, Mĩ là cực duy nhất còn lại.

+ Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô đã bị mất, phạm vi ảnh hưởng của Mĩ thu hẹp dần.

- Xu thế phát triển của thế giới ngày nay :

+ Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng “đa cực”.

+ Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

+ Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” bá chủ thế giới, nhưng khó thực hiện.

+ Hòa bình thế giới được củng cố, tuy nhiên nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

- Sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế.

- Sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, nhất là sự kiện 1/9/2001 đã tác động mạnh đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro