QHSX LLSX, TTHCM1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- LLSX biểu hiện mối quan hệ con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.

QHSX: biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình SXLLSX và quan hệ sản xuất hợp thành phương thức sản xuất của xã hội.

- Phương thức sản xuất là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất cho mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định với tự nhiên và có những quan hệ với nhau trong sản xuất.

- Tính chất của LLSX: Là xét về tính chất của tư liệu sản xuất và của lao động. Có hai loại tính chất của LLSX.

+ Tính chất cá nhân

+ Tính chất xã hội

- Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của công cụ lao động, của kỹ thuật, trình độ kinh nghiệm kỹ năng lao động của con người, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội xét những yếu tố trên ta thấy:

+ LLSX có trình độ cao.

+ LLSX có trình độ thấp.

b) Phân tích quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX.

- Trước hết cần phải hiểu sự phù hợp của QHSX có nghĩa là LLSX có tính chất và trình độ như thế nào thì QHSX cũng có tính chất lượng đó là thống nhất biện chứng có chứa đựng mâu thuẫn tiêu chí của sự phù hợp này là năng suất lao động tăng. LLSX phát triển đảm bảo nhưng điều kiện về xã hội và môi trường.

Thứ nhất: QHSX được hình thành biến đổi, phát triển đưa ảnh hưởng quyết định của LLSX.

+ LLSX là yếu tố luôn vận động và biến đổi trong quá trình lịch sử. Sự phát triển từ LLSX bao giờ cũng được bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của công cụ lao động, của quá trình phân công lao động. Nhưng giai đoạn khác nhau của sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu về TLSX.

+ Sự biến đổi của LLSX và QHSX sớm muộn cũng kéo theo sự biến đổi của QHSX.

+ Mâu thuẫn của LLSX và QHSX tất yếu sẽ dẫn đến phải xóa bỏ "Xiềng xích trói buộc" LLSX để xác lập QHSX mới phù hợp với yêu cầu phát triển của LLSX (Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX thường dẫn đến đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao của nó CMXH).

Thứ hai: QHSX tác động trở lại LLSX (QHSX được hình thành biến đổi theo yêu cầu phát triển của LLSX song nó có tính độc lập tương đối). Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX diễn ra theo hai xu hướng:

+ Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì sẽ thúc đẩy LLSX phát triển.

+ Nếu QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX, với hai nền sản xuất có LLSX tương đương (Cơ khí, đại công nghiệp...) song tính chất của QHSX khác nhau sẽ dẫn đến mục đích của sản xuất năng xuất lao động khác nhau.

Chú ý: QHSX có thể tác động mở đường cùng với sự phát triển của LLSX tác dụng đó có giới hạn của nó. Bao giờ QHSX cũng bị LLSX quyết định. Như vậy có thể nói, sự liên hệ tác động qua lại biện chứng giữa LLSX và QHSX trong một phương thức SX đã hình thành nên quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử xã hội loài người: quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX quy luật này chi phối toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại nó làm cho lịch sử là một dòng chảy liên tục xong máng tính dán đoạn. Trong từng giai đoạn lịch sử, quy luật này có những biểu hiện đặc thù của nó.

Trình bày những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Liên hệ vận dụng trong giai đoạn cách mạng hiện nay?

Quan điểm 1: Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc chống kẻ thù dân tộc. Do đó đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, nhân tố bảo đảm cho cách mạng thắng lợi.

Tự than HCM rất coi trọng đại đoàn kết được thể hiện: Người dành 406/1056 bài viết xoay quanh vấn đề về đoàn kết, có nhiều cụm từ viết về "đoàn kết được nhắc đi nhắc lại nhiều lần (tác phẩm : "Sửa đổi lối làm việc" nhắc tới 16 lần từ đoàn kết, bài phát biểu tại Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh liên việt - 1951 nhắc tới 17 lần cụm từ đoàn kết, diễn văn kỉ niệm 12 năm Quốc Khánh Bác nhc tới 12 lần).

Trong từng thời kì của cách mạng, có thể phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lưc lượng cho phù hợp với từng đối tượng, nhưng đại đoàn kết dân tộc phải là vấn đề sống còn của cách mạng. Hồ Chí Minh đã nêu: "Đại đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi, đoàn kết là then chốt của thành công", "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công", "Đoàn kết là điểm mẹ điểm này mà thực hiện tốt đẻ ra con cháu đều tốt". HCM đi đén kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đáu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản.

Quan điểm 2: Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách của Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng VN. Trong buổi ra mắt của Đảng Lao Động Việt Nam năm 1951, HCM nêu ra mục đích của Đảng Lao Động VN gồm 8 chữ: đoàn kết dân tộc, phụng sự tổ quốc". Trước cách mạng Tháng 8 và trong kháng chiến nhiệm vụ của tuyên huấn là làm sao cho đồng bào hiêủ được mấy điều: một là, đoàn kết, hai là, là cách mạng đòi độc lập. Sau kháng chiến Bác chống lại nêu nhiệm vụ của tuyên huấn là để dân hiểu: một là, đoàn kết, hai là, xây dựng chủ nghĩa xã hội, ba là, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Như vậy, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng, mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hang đầu của cách mạng. Vì vấn đề cơ bản của cách mạng suy cho cùng là phải có bộ tham mưu đưa ra đường lối tập hợp sức mạnh toàn dân đánh giặc. Vấn đề đại đoàn kết dân tộc phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cách mạng do quần chúng tiến hành. Đại đoàn kết dân tộc là một chính sách chứ không thể là một thủ đoạn chính trị. Đảng phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát quần chúng thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. HCM cho rằng yêu nước phải thể hiện ở thương dân, không thương dân thì không có tinh thần yêu nước.

Quan điểm 3: Đại đoàn kết là nền tảng liên minh Công nhân-Nông dân-Trí thức

Đoàn kết phải được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê - Nin, trên cơ sở lập trường, quan điểm thuộc giai cấp công nhân.

Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết Quốc tế, đoàn kết dân tộc là đoàn kết toàn dân nhưng phải lấy liên minh Công nhân-Nông dân-Trí thức làm nền tảng, trong đó phải lấy giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo.

Vì xuất phát từ sứ mệnh lịch sử thuộc giai cấp công nhân là giai cấp đào huyệt chôn CNTB và xây dựng XH mới.

Xuất phát từ từ vị trí kinh tế, chính trị, Xã hội thuộc giai cấp công nhân là giai cấp có kinh nghiệm tiếp thu tư tưởng mới, nắm giữ nền kinh tế tiên tiến...

Trong mỗi một dân tộc, một đất nước có nhiều mối quan hệ, lợi ích song song cới từng cá nhân và tập thể, gia đình và xã hội, quốc gia và quốc tế, việc giải phóng đất nước là một yếu tố quan trọng.

Bản than giai cấp công nhân VN còn non trẻ nhưng có những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế: hiện đại, có tính kỉ luật cao, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ...

Quan điểm 4: Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Dân và nhân dân là khái niệm có nội hàm rộng, chỉ toàn bộ con dân nước Việt, "con Rồng, cháu Tiên". Tư tưỏng đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết với tất cả nhân dân không phân biệt: dân tộc thiểu số hay đa số, tín ngưỡng, già trẻ, gái, trai, giàu, nghèo,... Đoàn kết với mỗi người dân cụ thể, với đông đảo quần chúng và cả hai đối tượng trên đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.

Đại đoàn kết dân tộc là nền tảng là gốc rễ là nguồn sức mạnh vô địch, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong khi tập hợp thì "lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh công - nông - trí thức, cho liên minh công- nông - trí thức là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất".

Điều kiện để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân là: phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa, đoàn kết, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng. Người ta mà có lầm lạc, mà biết lỗi thì đoàn kết với họ, tránh khoét sâu cách biệt. "Bất kì ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập dân tộc thì dù người đó trước đây chống lại chúng ta bây giờ chúng ta thật thà đoàn kết với họ". "Cần xá bỏ hết mọi thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nha, giúp nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân".

Người nhấn mạnh phương châm đoàn kết: "Cầu đồng,tồn dị" tìm kiếm, phát huy những yếu tố chung, tương đòng đó là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ.

Quan diểm 5: Xây dựng mặt trận thống nhất vững mạnh

Khối đại đoàn kết dân tộc phải được giác ngộ về mục tiêu, tổ chức thành khối vững chắc và hoạt động theo đường lối chính trị đúng đắn. Và đưa quần chúng vào tổ chức phù hợp với từng giai cấp, từng lứa tuổi, giới tính, nghành nghề, tôn giáo, phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Ví dụ có hội hữu ái, hội công, hội nông, hội phụ nữ,...

Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi qui tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Trong từng thời kì mặt trận có tên gọi khác nhau nhưng đó là phải là mặt trận chính trị rộng rãi tập hợp đông đaỏ các lực lượng phấn đấu vì hoà bình, vì mục tiêu của dân tộc.

Nguyên tắc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất:

-Một là: Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, chống nghèo nàn lạc hậu.

-Hai là: Tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng liên minh công nông, trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng thành một khối vững chắc.

-Ba là: Mặt trận dân tộc hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc, của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở củng cố và không ngừng mở rộng mặt trận.

-Bốn là: Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, than ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đoàn kết phải gắn liền với đấu tranh để tăng cường đoàn kết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#qhsx