QLDA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Quản lý dự án là gi? Sự giống và khác nhau so với quản lý nghiệp vụ khác? Ví dụ minh họa.

Quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, bằng các phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

*2. Thế nào là vòng đời dự án? Trình bày những nội dung cơ bản trong các giai đoạn của 1 vòng đời dự án phát triển?

Vòng đời dự án là xác định các giai đoạn mà một dự án phải trải qua tính từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc dự án. Các giai đoạn thường có cơ chế tự hoàn thiện kiểm soát quản lý thông qua các công việc giám sát,  đánh giá.  Điển hình, sự chuyển tiếp giữa các giai  đoạn thường có  điểm mốc đánh dấu và một kết quả chuyển giao cụ thể, kèm theo những phê duyệt, tán thành của nhà tài trợ trước khi bước sang giai đoạn tiếp theo.

Các giai đoạn của dự án thay đổi tùy theo dự án, tổ chức hoặc lãnh vực kinh doanh, thường được chia thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn xây dựng ý tưởng: Xây dựng ý tưởng là việc xác định bức tranh toàn cảnh về mục tiêu, kết quả cuối cùng của dự án và phương pháp thực hiện dẫn tới kết quả đó. Xây dựng ý tưởng dự án bắt đầu ngay khi hình thành dự án. Trong giai đoạn này những nội dung được xét đến là mục đích yêu cầu của dự án, tính khả thi, lợi nhuận tiềm năng, mức độ chi phí, mực độ rủi ro và ước lượng các nguồn lực cần thiết. Đồng thời cũng cần làm rõ hơn nữa ý tưởng dự án bằng cách phác thảo những kết quả và phương pháp thực hiện trong điều kiện hạn chế về nguồn lực. Phát triển ý tưởng dự án không cần thiết phải lượng hoá hết bẳng các chỉ tiêu nhưng nó phải ngắn gọn, được diễn đạt trên cơ sở thực tế. Kết thúc giai đoạn này là sự phê duyệt về chủ trương thực hiện dự án (ý tưởng).

Giai đoạn phát triển: Là giai đoạn chi tiết xem dự án cần được thực hiện như thế nào, nội dung chủ yếu của giai đoạn này tập trung vào công tác thiết kế và lập kế hoạch. Đây là giai đoạn chứa đựng những công việc phức tạp nhất của dự án. Nội dung chủ yếu bao gồm:

o  Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tổ chức.

o  Lập kế hoạch tổng thể

o  Phân tích, lập bảng chi tiết công việc – WBS

o  Lập kế hoạch tiến độ thời gian

o  Lập kế hoạch ngân sách

o  Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết

o  Lập kế hoạch chi phí

o  Xin phê chuẩn thực hiện tiếp

Kết thúc giai đoạn này, tiến trình dự án có thể bắt đầu. Thành công của dự án phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các kế hoạch trong giai đoạn này.

Giai đoạn thực hiện: Là giai đoạn quản lý tổ chức triển khai các nguồn lực bao gồm các công việc cần thiết như xây dựng phòng ốc, hệ thống, lựa chọn công cụ, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt … Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nỗ lực nhất. Kết thúc giai  đoạn này, các hệ thống  được xây dựng và kiểm  định, hệ thống có thể chuyển sang giai đoạn vận hành, đưa vào khai thác thử nghiệm.

Giai đoạn kết thúc: Trong giai đoạn kết thúc của chu kỳ dự án, cần thực hiện những công việc còn lại như hoàn thành sản phẩm, bàn giao hệ thống, công trình và những tài liệu liên quan; đánh giá dự án, giải phóng các nguồn lực. Dưới đây là một số các việc cụ thể:

o  Hoàn chỉnh và lập kế hoạch lưu trữ hồ sơ liên quan đến dự án

o  Kiểm tra lại sổ sách kế toán, tiến hành bàn giao và báo cáo

o  Thanh quyết toán

o  Đối với phát triển, xây dựng hệ thống cần chuẩn bị và bàn giao sổ tay hướng dẫn

lắp đặt, quản trị và sử dụng

o  Bàn giao dự án, lấy chữ ký của khách hàng về việc hoàn thành

o  Bố trí lao động, giải quyết công ăn việc làm cho những người từng tham gia dự án

o  Giải phóng và bố trí lại thiết bị.

*3. Phân tích sự giống và khác nhau của hoạt động dự án với hoạt động nghiệp vụ (sản xuất) như thế nào? Ví dụ minh họa. 

 

Hoạt động dự án

Hoạt động nghiệp vụ

Tạo ra một sản phẩm xác định

Cho ra cùng một sản phẩm

Có ngày bắt đầu và ngày kết thúc

Liên tục

Đội ngũ nhiều chuyên môn khác nhau

=>Khó trao đổi, ngại chia sẻ thông tin

Các kỹ năng chuyên môn hóa

Đội hình tạm thời

=>Kho xây dựng ngay tinh thần đồng đội

=>Khó có điều kiện đào tạo thành viên

Tổ chức ổn định

=>Có điều kiện đào tạo các thành viên trong nhóm

Dự án chỉ làm 1 lần

Công việc lặp lại và dễ hiểu

Làm việc theo kế hoạch, giới hạn trong kinh phí được cấp

Làm việc trong một kinh phí thường xuyên hằng năm

Bị hủy nếu không đáp ứng mục tiêu

Đảm bảo lâu dài

Ngày kết thúc và chi phí được tính theo dự kiến và phụ thuộc vào sự quản lý

Chi phí hằng năm được tính theo cơ sở kinh nghiệm trong quá khứ.

Ví dụ :

Hoạt động dự án

Hoạt động nghiệp vụ

Xây nhà mới ( cá nhân, cơ quản )

Xây các căn hộ chung cư theo kế hoạch hằng năm của thành phố

Nghiên cứu một đề tài khoa học mới

Day học theo kế hoạch hằng năm của nhà trường

Chế tạo bom nguyên tử, tàu vũ trụ

Sản xuất vũ khí hàng loạt

Xây dựng một phần mềm mới, do cơ quan đặt hàng.

Áp dụng một phần mềm trong hoạt động hằng ngày ( QL kế toán, nhân sự, vật tư, sản xuất,... )

Chế tạo một loại xe máy mới

Sản xuất hàng loạt xe máy theo thiết kế đã có sẵn, theo kế hoạch được gioa

Thử nghiệm một dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới

*4. Trình bày sơ đồ quan hệ giữa các bên tham gia dự án. Chức năng hoạt động của mỗi bên trong dự án.

·        PM - Project Manager

o       Chịu trách nhiệm chính về kết quả dự án

o       Chủ chốt trong việc xác định mục đích và mục tiêu, xây dựng các kế hoạch dự án.

o       Đảm bảo dự án được thực hiện có hiệu lực và hiệu quả

o       Thông thường là người phụ trách BAN ĐIỀU HÀNH ( Ban quản lý dự án )

·        PS - Project Sponsor

o       Cấp tiền cho dự án hoạt động, phê duyệt dự án

o       Quyết định đến thành công, tiến độ, điểm dừng của dự án

·        PT - Project Team

o       Hổ trợ cho người QLDA thực hiện các công việc dự án

o       Gồm những người có kỹ năng, năng lực

·        Customer

o       Thụ hưởng các kết quả thu được của dự án

o       Nêu các yêu cầu, cử người hổ trợ dự án

o       Là người chủ yếu nghiệm thu kết quả dự án

·        Project Director Board/Senior Management

o       Bổ nhiệm người QLDA, trưởng nhóm, tổ dự án ....

o       Tham gia vào việc  hình thành, xây dựng dự án

·        Functional Managers

o       ( có thể có nhiều hay ít tùy thuộc vào dự án) : nhóm tư vấn, nhóm kỹ thuật, nhóm thư ký, ....

 

*5. Các lĩnh vực cần xem xét nghiên cứu trong quản lý dự án :

·        Kế hoạch tổng thể :

o       Lập kế hoạch

o       Thực hiện kế hoạch

o       Quản lý những thay đổi

·        Phạm Vi :

o       Xác định phạm vi dự án

o       Lập kế hoạch phạm vi

o       Quản lý phạm vi thay đổi

·        Thời gian

o       Xác định công việc

o       Dự tính thời gian

o       Quản lý tiến độ

·        Chi phí:

o       Lập kế hoạch nguồn lực

o       Tinh toán chi phí, lập dự toán

o       Quản lý chi phí

·        Chất lượng:

o       Lập kế hoạch chất lượng

o       Đảm bảo chất lượng

o       Quản lý chất lượng

·        Nhân sự

o       Lập kế hoạch nhân lực, tiền lương

o       Tuyển dụng đào tạo

o       Phát triển nhóm

·        Thông tin :

o       Lập kế hoạch quản lý thông tin

o       Xây dựng kênh và quy chế chia sẻ thông tin

o       Báo cáo tiến độ

·        Hoạt động cung ứng mua sắm

o       Báo cáo cung ứng

o       Lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức đấu thầu

o       Quản lý hợp đồng, tiến độ cung ứng.

·        Rủi ro

o       Xác định rủi ro

o       Đánh giá mức độ rủi ro

o       Xây dựng kế hoạch quản lý, phòng ngừa.

·        Tích hợp :

o       Tác động và bị tác động bởi các lĩnh vực trên.

 

6. Mô tả tóm tắt 5 qui trình quản lý dự án (khởi động, lập kế hoạch, thực thi,

điều khiển và kết thúc). Qui trình nào chiếm nhiều thời gian nhất của các thành viên dự án? Tại sao? Trong mỗi qui trình các thành viên dự án phải đối mặt với những thách thức nào?

- Khởi tạo: Sự cấp phép cho dự án hay giai đoạn nào đó

-  Lập kế hoạch: Sàng lọc các mục tiêu của dự án và lựa chọn phương án hành động tốt nhất

để đạt được các mục tiêu đó

-  Thực thi kế hoạch: Quản lý, phân bổ các nguồn lực để thực hiện kế hoạch 

-  Kiểm soát: Là giai  đoạn giám sát và xem xét mức  độ tiến hành trên cơ sở nguyên tắc

nhằm xác định những điểm khác biệt so với kế hoạch đã đề ra để thực hiện các hoạt động

cần thiết nhằm hiệu chỉnh, đảm bảo dự án đang đi đúng hướng, đáp ứng các mục tiêu của

dự án ban đầu.

-  Kết thúc: Đạt được ký kết hoàn tất từ nhà tài trợ và đưa dự án hoặc giai đoạn đó đến một kết thúc theo thứ tự

Còn nữa

*7.Khái niệm về lập kế hoạch? Trình bày những đặc điểm và yêu cầu của việc lập kế hoạch dự án? Các loại kế hoạch dự án? Nội dung chính của mỗi loại?

·        Lập kế hoạch là một phương thức tiếp cận có hệ thống, cách nhìn chỉnh thể, toàn diện dự án nhằm xác định các phương pháp, tài nguyên và các công việc cần thiết để đạt được mục tiêu. Mục đích chính của quá trình lập kế hoạch vạch ra phương hướng, quan trọng hơn để tránh các vấn đề rắc rối, rủi ro. Lượng thời gian và tiền bạc dành cho quá trình lập kế hoạch cần phải tỉ lệ trực tiếp với chi phí tiềm năng từ các lỗi gặp phải do thiếu quá trình lập kế hoạch. Lập kế hoạch dự án là một quá trình lặp diễn ra bất cứ khi nào có những thay đổi quan trọng trong dự án.

·        Những đặc điểm của việc lập kế hoạch dự án :

o       Tính bắt buộc : Các kế hoạch được thông qua luôn đòi hỏi các chủ thể liên quan có nghĩa vụ thực hiện những nội dung của kế hoạch, xác định chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể và được nêu ra trong quy định khen thưởng kỷ luật

o       Tính ổn định : Các kế hoạch thường có tính ổn định tương đối. Sự ổn định của kế hoạch cho phép các chủ thể có điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu của kế hoạch đề ra

o       Tính linh hoạt : Không có một kế hoạch bất biến trong mọi trường hợp. Vì thế việc điều chỉnh kế hoạch  là một tất yếu để làm cho tổ chức có khả năng ứng phó được với những môi trường

o       Tính rõ ràng : Các kế hoạch phải được trình bày rõ ràng và logic. Nó phải cho biết cụ thể ailàm gì? ở đâu? Phối hợp với ai? Quyền hạn đến đâu? Tiêu chuẩn đánh giá là gì?Hay nói một cách khác, một kế hoạch phải rõ ràng về nhiệm vụ của các chủ thểthực hiện mục tiêu

·        Yêu cầu của việc lập kế hoạch dự án :

o       Công tác lập kế hoạch phải được ưu tiên đặc biệt

o       Lập kế hoạch phải mang tính khách quan

o       Kế hoạch phải mang tính kế thừa

o       Kế hoạch phải mang tính khả thi

o       Kế hoạch phải mang tính hiệu quả

o       Quá trình lập kế hoạch phải mang tính dân chủ

·        Các loại kế hoạch dự án

o       Căn cứ vào thời gian :

§        Kế hoạch dài hạn : có mục tiêu dài hạn, sử dụng nguồn lực lớn và mang tính tổng hợp, có nhiều phương án thực hiện lớn.

§        Kế hoạch trung hạn : mục tiêu dài hạn, sử dụng nguồn lực lớn và mang tính tổng hợp, có nhiều phương án thực hiện lớn.

§        Kế hoạch ngắn hạn :  thường được giới hạn trong một năm hoặc hơn và đượcchia nhỏ thành các kế hoạch năm, nửa năm, quý, tháng, tuần hoặc ngày. Kế hoạchngắn hạn thường có mối quan hệ hữu cơ với các kế hoạch trung và dài hạn. Đây lànhững kế hoạch mang tính thực tế và có nhiệm vụ cụ thể hoá các kế hoạch trung và dài hạn.

o       Căn cứ vào tính chất của kế hoạch :

§        Kế hoạch định tính

§        Kế hoạch định lượng

o       Căn cứ vào cấp độ của kế hoạch

§        Kế hoạch chiến lược

§        Kế hoạch tác nghiệp

o       Căn cứ vào quy mô của kế hoạch :

§        Kế hoạch vĩ mô và Kế hoạch vi mô

§        Kế hoạch chung và Kế hoạch riêng

§        Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch bộ phận

o       Căn cứ vào nội dung của kế hoạch

§        Kế hoạch nhân sự

§        Kế hoạch tài chính

§        Kế hoạch vật tư

§        Kế hoạch đối ngoại

§        Kế hoạch thị trường

§        ....

o       Căn cứ vào chức năng của quy trình quản lý

§        Kế hoạch về công tác lập kế hoạch

§        Kế hoạch về công tác tổ chức

§        Kế hoạch về công tác lãnh đạo

§        Kế hoạch về công tác kiểm tra

*8. Hãy nêu các nguyên tắc cơ bản để tạo WBS?

·        Lập danh sách những gì cần có để hoàn thành dự án

·        Nêu ra các công việc chính , các sản phẩm cần được giao nhận

·        Xác định chính xác các bước để hoàn thành dự án

o       Cơ sở để ước lượng chi phí

o       Cơ sở để xác định trách nhiệm giữa các cá nhân

o       Cơ sở để xây dựng lịch trình tiến độ

·        WBS có chiều hướng từ trên xuống

·        Bắt đầu từ nhiệm vụ cao nhất chia xuống các mức nhỏ hơn

·        Mỗi mức cho phép tạo ra lịch biểu và báo cáo tóm tắt thông tin tại từng mức

o       Phân cấp tùy theo mức độ phức tạp

o       Mỗi mức được đánh mã duy nhất

o       Không chú trọng trình tự từng công việc ( trình tự xác định trong giai đoạn  lập lịch trình (

o       WBS chỉ viêt "cái gì" -  không viết "như thế nào"

·        Sản phẩm được mô tả bằng danh từ

o       Đầu vào

o       Đầu ra

o       Động tác xử lý

·        Công việc mô tả bằng động từ và một bổ ngữ

o       Xác định các công việc cần thực hiện

*9. Trình bày các bước thực hiện xây dựng bảng phân rã cấu trúc công việc WBS.  

Bước1:

Viết ra sản phẩm toàn bộ bạn sẽ xây dựng. Hãy dùng danh từ hay thuật ngữ mô tả trực tiếp như hệ thống quản lý kho hay kế hoạch tiếp thị. Hãy mang tính mô tả mà không bị dài dòng. Cơ bản, mô tả chính xác về sản phẩm nên bắt nguồn từ Phát biểu về công việc (Statement of Work).

Bước 2:

Bung sản phẩm toàn bộ ra thành các mức biến thiên theo các sản phẩm con. Điều này giúp cho việc xây dựng cấu trúc sản phẩm của WBS. Đừng lo lắng nếu bạn chia từng nhánh ra thành các mức khác nhau. Bạn đưa ra đánh giá xem mình chia nhỏ các nhánh đến đâu? Thông thường hai hay 3 mức là đủ.

Bước 3:

Sau khi bạn  đã hoàn thành bung phần PBS, bạn có thể bắt  đầu làm giống thế cho phần

TBS bằng việc viết ra một chuỗi các nhiệm vụ mức tiếp dưới mỗi phần tử PBS thấp nhất. Các nhiệm vụ bên trong từng nhánh sẽ ở cùng mức, rồi những chỗ áp dụng được bạn hãy bung từng nhiệm vụ ra thành các mức thấp hơn. Lần nữa mỗi nhánh của TBS có thể thay đổi tương ứng với các số mức.

Câu hỏi thông thường hay được hỏi là bạn nên bung một nhánh bao xa trên WBS? Cách

thông thường nhất để xác định mức thích hợp được biết tới xem như qui tắc là 2 tuần hay 80 giờ.

Điều này có nghĩa là nếu một phần tử TBS  đòi hỏi hơn 2 tuần làm việc (80h làm việc) thì hãy bung phần tử TBS  đó thành mức khác nữa. Qui tắc này sẽ  đảm bảo nhận diện chi tiết hơn các nhiệm vụ và sẽ trợ giúp cho việc theo dõi dấu vết các nhiệm vụ này.

Bước 4:

Đánh mã cho mỗi phần tử trong WBS bằng một mã số duy nhất. Thứ nhất cho phần tử sản phẩm mã 0.0 ( Cách thực hành thông thường ), Thứ 2, tại mức tiếp của PBS cho mỗi phần tử sản phẩm con một số duy nhất, về cơ bản  là 1.0, 2.0,vv..vv. Dùng các số này và bắt  đầu  đi xuống từng nhánh, viết ra mã WBS duy nhất. Mã này nên chỉ ra mức của nó lệ thuộc vào phần tử mức cao hơn.

Bước 5:

Xét duyệt lại WBS, giám định để đảm bảo rằng (1) tất cả các phần tử PBS đều có danh từ

( và có thể thêm tính từ đi kèm ), (2) tất cả các phần tử TBS đều có động từ ra lệnh và bổ ngữ, và (3) tất cả các phần tử đều có mã WBS duy nhất.

*10. Trình bày các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá và lựa chọn dự án trong phân tích tài chính

·        Giá trị hiện tại thuần - NPV :

o       Là toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời ký phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại

o       NPV  >= 0

o       Chỉ rõ quy mô số tiền lãi thu được từ dự án.

o       NPV không gắn trực tiếp với tổng số vốn đã bỏ ra. Hai dự án có thể có cùng một NPV song vốn đầu tư của hai dự án có thể hơn kém nhau rất nhiều

o       NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu được chọn ( MARR).

o       Trong trường hợp đầu tư thông thường, khi MARR tăng NPV giảm và ngược lại. Hay nói một cách khác nếu nhà đầu tư chọn MARR thấp thì dễ chấp nhận dự án không có hiệu quả lắm và ngược lại dễ bác bỏ dự án có hiệu quả.

·        Tỷ suất nội hoàn - IRR

o       Là lãi suất chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của các khoản chi với giá trị hiện tại của các khoản thu hay là lãi suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án bằng không

o       Nói rõ mức lãi suất mà dự án có thể đạt được.

o       IRR đặc biệt hữu dụng khi dự án vay vốn để đầu tư.(Rõ ràng lúc này người ta phải so sánh lãi suất vay vốn với tỷ suất nội hoàn mà dự án có thể đạt đựợc)

o       Khi so sánh các phương án có vốn đầu tư khác nhau thường tính toán phức tạp.

o       Trong trường hợp đầu tư không thông thường, dòng tiền của phương án đổi dấu nhiều lần, nên có nhiều nghiệm IRR, khó cho việc đánh giá các phương án đầu tư.

·        Tỷ số chi phí / lợi ich -B/C

o       = Tổng giá trị hiện tại của lợi ích / tổng giá trị hiện tại của chi phí

o       Chỉ rõ thu nhập trên mỗi đơn vị vốn đầu tư hoặc đơn vị chi phí.

o       Không cho chúng ta biết tổng lợi ích ròng như chỉ tiêu NPV. Với dự án nhỏ, dù B/C lớn thì tổng lợi nhuận vẫn nhỏ.

o       Nhìn công thức ta thấy B/C phụ thuộc vào việc lựa chọn lãi suất chiết khấu.

o       Chỉ tiêu B/C mang cả hai nhược điểm của NPV và IRR, nên các nhà đầu tư ít dùng B/C hơn NPV,IRR.

o       Nhưng trong những trường hợp lợi ích của dự án không tính được bằng tiền, thì dùng B/C hữu hiệu hơn NPV, IRR.

·        Thời gian hoàn vốn :

o       Là khoảng thời gian mà mọi tích lũy của dự án vừa bằng tổng chi phí đầu tư ban đầu.

o       Chỉ tiêu này cho nhà đầu tư thấy được lúc nào tiền vốn thực sự được thu hồi.

o       Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả không đầy đủ, vì nó chỉ xét đến các dòng tiền trước khi hoàn vốn. Để đánh giá hiệu quả chỉ tiêu này thường đi kèm với các chỉ tiêu khác.

o       Là chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro của dự án.

·        Tỷ số lợi ích năm đầu

o       Tỷ số lợi ích năm đầu là tỷ số giữa lợi ích trong năm khai thác trọn vẹn đầu tiên với chi phí trực tiếp của dự án.

o       Chi phí trực tiếp của dự án bao gồm toàn bộ các chi phí đã xuất hiện tính đến năm khánh thành dự án ( tất cả các chi phí phát sinh)

o       Lợi ích của năm đầu bao gồm tất cả mọi lợi ích trong năm đầu tiên (dòng tiền mặt ở năm đầu tiên)

o       Đây là chỉ tiêu dễ xác định. Chi phí đầu tư ban đầu, lợi ích năm đầu tiên dễ xác định một cách chính xác.Vì nó ở năm đang phân tích, nó loại trừ những ảnh hưởng của dự báo cho tương lai.

o       Chỉ dùng để so sánh các phương án có dạng phát triển lợi ích tương tự nhau trong tương lai

·        Thời điểm tối ưu triển khai dự án

o       Khi phân tich dự án đã khẳng định dự án là tốt, điều đó không có nghĩa là dự án nên bắt đầu ngay lập tức theo tiến độ đã định.Việc lựa chọn năm khởi đầu dự án rõ ràng ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư. Vì vậy, để xác định thời điểm tối ưu bắt đầu dự án có thể tính toán các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư theo các thời điểm bắt đầu dự án khác nhau, qua đó chọn thời điểm có chỉ tiêu tốt nhất.

·        Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên

11. Tam giác ràng buộc trong dự án là gì ? Phân tích sự thỏa hiệp trong tam giác ràng buộc.

Ràng buộc tam giác của quản lý dự án là những hạn chế phải được cân bằng để đạt được

thành công dự án. Ba ràng buộc này thông thường chỉ thời gian, chi phí hay nguồn lực  và chất lượng. Các dự án có mục tiêu ba chiều là hoàn thành dự án vào đúng thời điểm, đúng kinh phí và đạt chất lượng theo yêu cầu.

14. Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực trong thực hiện dự án? Những nội dung cơ bản của việc quản lý nguồn nhân lực? Những vấn đề thường xảy ra trong quản lý nhân lực? Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục?

Quản lý nhân lực: Là quá trình hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên

tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu của dự án. Nó cho thấy việc sử dụng lực

lượng lao động của dự án hiệu quả đến đâu?

*16. Giám sát dự án là gì? Các bước trong giám sát dự án? Nội dung cụ thể từng bức đó?

Giám sát dự án là chủ động giám sát các thành phần cơ bản của dự án và quản lý thời gian thật chặt chẽ. Thông tin về các thành phần cơ bản của dự án rất khó tưởng tượng khi ngồi một chỗ mà bạn phải đi, quan sát, hỏi han và kiểm tra.

Để giám sát dự án, hay thực hiện các bước sau:

-  Luôn chủ động giám sát dự án

-  Vạch ra chiến lược duy trì và giám sát sự hỗ trợ của các cổ đông và nhà tài trợ để đảm bảo rằng nhà tài trợ và các cổ đông vẫn đang chia sẻ trách nhiệm của dự án.

-  Vạch ra chiến lược duy trì và theo dõi các kênh truyền thông để chắc chắn rằng phần nội dung, các kênh và tần suất được đặt ra trước đó vẫn đang hoạt động.

-  Vạch ra chiến lược duy trì và giám sát các quy trình kiểm soát để đảm bảo phạm vi dự án không bị mở rộng so với lịch trình, cũng như kinh phí.

-  Vạch ra chiến lược duy trì và giám sát các phưng pháp và tiêu chuẩn  đưa ra trong kế

hoạch chất lượng của dự án để đảm bảo rằng dự án vẫn đang tuân thủ các phưng pháp và

tiêu chuẩn đặt ra. Phân công cho các thành viên dự án chịu trách nhiệm về từng phương

pháp và tiêu chuẩn, sau đó kiểm tra sự tuân thủ các phương pháp và tiêu chuẩn đó. 

-  Vạch ra chiến lược duy trì và giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn của

ngành. Nếu cần thiết, hay nhờ sự trợ giúp của ban pháp luật. Các nhóm chuyên môn

thường đưa ra nguồn thông tin khác về các tiêu chuẩn của ngành.

-  Xác lập và phát triển một hệ thống thông tin nhằm theo dõi lịch trình, chi phí, rủi ro và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng. Hay sử dụng hệ thống thông tin quản lý dự án (PMIS) nếu bạn có quyền truy cập. Nếu không, cần phải sử dụng kết hợp giữa bảng tính và các phần mềm cơ sở dữ liệu (CSDL). Xem xét việc sử dụng mạng nội bộ để trợ giúp việc truy cập và phổ biến cơ sở dữ liệu.

-  Xác  định các dấu hiệu rủi ro cho các thành phần chính của dự án, và giữ cho các thành

phần đó luôn nằm trên hoặc gần với ngưỡng giới hạn đặt ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro