QLDA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Quản lý dự án là gì? Nguyên tắc và nội dung chủ yếu của QLDA xây dựng?

*Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho công trình dự án hoàn thành đúng thời hạn; trong thời gian ngân sách được duyệt; đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng; đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

* Nguyên tắc quản lí dự án xây dựng:

- Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

- Quản lý theo nguồn vốn :

a, Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Nhà nước quản lí toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng.

b, Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lí về chủ trương và quy mô đầu tư.

c, Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lí dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lí, hoặc quản lí theo quy định đối với nguồn vốn tỉ lệ phần trăm(%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư.

- Đối với các dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần độc lập có thể độc lập vận hành , khai thác hoặc thực hiện theo phân kì đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lí, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân kì chia các dự án, thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định

*Nội dung chủ yếu của quản lí dự án xây dựng:

Quản lí xây dựng công trình bao gồm quản lí chất lượng xây dựng, quản lí tiến độ xây dựng, quản lí khôi lượng thi công xây dựng công trình, quản lí an toàn lao động trong công trường xây dựng, quản lí môi trường xây dựng

Câu 2.Trình bày các hình thức QLDA?

Căn cứ vào điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người quyết định đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình sau:

-Thuê tổ chức tư vấn quản lí dự án

-Trực tiếp quản lí dự án khi chủ đầu xây dựng công trình có đủ điều kiện về năng lực quản lí dự án.

1, Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lí dự án

Trường hợp này chủ đầu tư thành lập Ban Quản lí dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lí dự án. Ban Quản lí dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lí dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban Quản lí dự án có thể thuê tư vấn quản lí, giám sát một số công việc mà Ban Quản lí dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.

Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản(có tổng mức đầu tư dưới 7 tỉ đồng) thì chủ đầu tư có thể không cần lập Ban Quản lí dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lí, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp thực hiện quản lí dự án.

Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và ban quản lí dự án:

-Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ban Quản lí dự án có thể được giao quản lí nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lí và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho Ban Quản lí dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lí dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ dạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lí dự án.

- Ban Quản lí dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền. Ban Quản lí dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền.

2, Hình thức thuê tư vấn quản lí dự án

Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lí điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lí phù hợp với quy mô, và tính chất dự án.

Trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn quản lí dự án được thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên. Tư vấn quản lí dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lí nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã kí với chủ đầu tư.

Khi áp dụng thuê tư vấn quản lí dự án, chủ đầu tư phải sử dụng các đơn vị chuyên môn hoặc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lí dự án.

Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và tư vấn quản lí dự án:

- Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và kí hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lí dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lí để giúp chủ đầu tư quản lí thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lí dự án.

Tư vấn quản lí dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng kí kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lí dự án. Tư vấn quản lí dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.

Câu 3. Đấu thầu là gì? Trình bày các hình thức lựa chọn nhà thầu trong xây dựng?

* Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 thì: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Bên mời để thực hiện gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn Nhà nước theo quy định, trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Vốn nhà nước được hiểu bao gồm việc chi tiêu theo các hình thức mua, thuê, thuê mua. Việc xác định tổng vốn đầu tư Nhà nước tham gia từ 30% trở nên trong tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư của các dự án đã phê duyệt được tính theo từng dự án cụ thể, không xác định theo tỉ lệ phần vốn nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng kí của doanh nghiệp.

*Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác.Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau đây:

1. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.

2. Chỉ định thầu.

3. Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

* Các hình thức:

1) Đấu thầu rộng rãi

- Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.

- Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian lập hồ sơ dự thầu tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.

- Bên dự thầu chỉ được tham gia khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, hoạt động hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của Bên mời thầu.

- Bên mời thầu có trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.

2) Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà Bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được chủ đầu tư chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có 1 trong các điều kiện sau:

- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

- Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành hình thức đấu thầu hạn chế.

- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn Nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với các công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong doanh nghiệp cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu.

3) Chỉ định thầu

Chỉ định thầu là hình thức chủ đầu tư xây dựng hoặc quyết định đầu tư chỉ định trực tiếp nhà thầu có điều kiện năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc với giá hợp lí.

Hình thức này chỉ thực hiện với các trường hợp sau đây:

a. Giá gói thầu trong hạn mức (Điều 2 luật sửa đổi)

- Gói thầu dịch vụ tư vấn không quá 3 tỷ, mua sắm hàng hóa không quá 2 tỷ, xây lắp, tổng thầu ( trừ tổng thầu thiết kế) không quá 5 tỷ.

- Gói thầu mua sắm tài sản tổng cộng không quá 100 triệu để duy trì hoạt động thường xuyên.

b. Các quy định khác theo Điều 20 Luật đấu thầu, Điều 101 Luật xây dựng

- Công trình bí mật quốc gia.

- Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp.

- Gói thầu dịch vụ tư vấn : báo cáo đánh giá chiến lược, quy hoạch, lập báo cáo, nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi khi chỉ có một nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm.

- Tác giả thiết kế kiến trúc công trình tuyển hoặc được tuyển chọn được quyền bảo hộ quyền tác giả được chỉ đình để lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực.

- Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả.

- Gói thầu rà phá bom mìn, vật nổ.

- Các trường hợp khác do thủ tướng chính phủ quyết định.

Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động trong xây dựng , năng lực hành nghề xây dựng.

Tổ chức cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình có đủ năng lực thực hiện về lĩnh vực tài chính.

4) Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

Việc lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng được thực hiện theo hình thức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Các công trình sau đây trước khi lập dự án đầu tư xây dựng phải thi tuyển kiến trúc:

- Trụ sở cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở lên.

- Các công trình văn hóa, thể thao, các công trình công cộng có quy mô lớn.

- Các công trình có kiến trúc đặc thù.

Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế theo khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình.

Luật đấu thầu quy định 7 hình thức lựa chọn nhà thầu: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Câu 4. Các trường hợp hủy đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự thầu?

*Các trường hợp hủy đấu thầu

Hủy đấu thầu được thực hiện đối với một trong các trường hợp sau đây:

- Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu.

- Có bằng chứng cho thấy Bên mời thầu thông đồng nhà thầu.

- Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

- Có bằng chứng cho thấy tất cả các nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của Bên mời thầu.

Căn cứ vào quyết định của người có thẩm quyền, Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo đến các nhà thầu tham gia đấu thầu về việc hủy đấu thầu.

Trách nhiệm tài chính khi hủy đấu thầu.

Bên mời thầu có trách nhiệm đền bù những chi phí tham gia đấu thầu cho các nhà thầu trên cơ sở các chế độ, định mức hiện hành của Nhà nước nếu đấu thầu bị hủy không do lỗi của nhà thầu, trừ trường hợp đấu thầu bị hủy do không có nhà thầu nào đáp ứng đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Trường hợp hủy thầu vì lý do thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư thì chi phí đền bù do người có thẩm quyền quyết định và lấy từ chi phí của dự án.

Trường hợp vì lí do khác như do lỗi của Bên mời thầu gây ra hay do Bên mời thầu không thông đồng với một hoặc một số nhà thầu thì các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm đền bù chi phí cho các nhà thầu.

*Loại bỏ hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu bị loại trong các trường hợp sau đây:

- Không đáp ứng yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) của Hồ sơ mời thầu.

- Không đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá.

- Có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc nhà thầu không chấp nhận lỗi số học do Bên mời thầu phát hiện.

- Có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn.

Yêu cầu quan trọng(điều kiện tiên quyết ) để loại bỏ hồ sơ dự thầu.

Trong đấu thầu gói thầu xây lắp, hồ sơ mời thầu phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện kiên quyết) để loại bỏ hồ sơ dự thầu. Các yêu cầu đó là:

 Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu, không đăng kí tham gia đấu thầu.

 Nhà thầu không đảm bảo tư cách hợp lệ.

 Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ ( có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu không đúng tên nhà thầu, không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng)).

 Không có bản gốc hồ sơ dự thầu.

 Đơn dự thầu không hợp lệ.

 Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không đảm bảo yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

 Hồ sơ dự thầu có giá trị dự thầu không cố định, chào hàng theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm thêm điều kiện.

 Nhà thầu có tên trong 2 hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính.

 Không đáp ứng được yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo quy định.

 Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.

Câu 5. Hợp đồng xây dựng là gì? Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng?

Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là hợp đồng dân sự.

Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (gọi tắt là hợp đồng xây dựng) là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầy về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.

Nguyên tắc chung ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng:

1. Chỉ đc ký kết sau khi bên giao thầu hoàn tành việc lựa chọn nhà thầy theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.

2. Đối với những hợp đồng của các công việc, gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ thì tất cả các nội dung liên quan đến hợp đồng các bên có thể ghi ngay trong hợp đồng. Đối với những hợp đồng của các gói thầu thuộc các dự án phức tạp, quy mô lớn thì các nội dung của hợp đồng có thể tách riêng thành điều kiện chung và điều kiện riêng (điều kiện cụ thể) của hợp đồng:

a. Điều kiện chung của hợp đồng là tài liệu quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên hợp đồng

b. Điều kiện riêng của hợp đồng là tài liệu cụ thể hóa, bổ sung một số quy định của điều kiện chung áp dụng cho hợp đồng

3. Giá hợp đồng (giá ký kết hợp đồng) ko đc vượt quá giá trúng thầu (đối vs TH đấu thầu), không đc vượt quá dự toán gói thầu đc duyệt (đối vs TH chỉ định thầu), trừ

trường hợp khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được người có thẩm quyền cho phép

4. Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với 1 hoặc nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng vs nhiều nhà thầu chính thì nội dung hợp đồng bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện của hợp đồng để đảm bảo tiến độ, chất lượng của dự án.

5. Nhà thầu chính có thể ký kết với nhiều nhà thầu phụ nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. Các hợp đồng phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng mà nhà thầu chính kí với chủ đầu tư.

6. Trường hợp là nhà thầu liên danh thì các thành viên trong liên danh phải có thỏa thuận liên danh, trong hợp đồng phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.

Câu 6. Trình tự lập và quản lý tiến độ?

Trình tự lập tiến độ

1. Bước 1: Xác định các công việc và mối liên hệ giữa chúng

2. Bước 2: Lập sơ đồ mạng sơ bộ

Dựa vào những công việc và mối liên hệ giữa chúng như đã xác định tại bước 1 để lập sơ đồ mạng nội bộ. Có 3 phương pháp lập sơ đồ mạng

a. Phương pháp 1: Đi từ đầu tới cuối dự án

b. Phương pháp 2: Đi ngược từ cuối lên đầu dự án

c. Phương pháp 3: Thành từng cụm, các này áp dụng cho các dự án lớn phức tạp. Người ta thường chia dự án thành từng cụm/mảng công việc rồi chia cho từng người/nhóm lập riêng. Liên kết mạng con được theo cách trên ta sẽ có một sơ đồ mạng lớn thống nhất

3. Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ mạng

4. Bước 4: Tính sơ đồ mạng

5. Bước 5: Chuyển sơ đồ mạng lên lịch tiến độ

6. Bước 6: Tối ưu hóa sơ đồ mạng.

Quản lý tiến độ theo sơ đồ mạng

1. Tập trung chỉ đạo các công việc găng, coi đó là các công việc then chốt cần được ưu tiên về vật tư, nhân lực và sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật và tổ chức

2. Thường xuyên kiểm tra lại và nếu cần thì phải điều chỉnh mạng.

3. Thành lập nên các nhóm sơ đồ mạng chịu sự chỉ huy trực tiếp của lãnh đạo

Các công việc cần làm để quản lý tiến độ trong quá trình thực hiện dự án:

- Tổ chức phổ biến rộng rãi cho cán bộ, công nhân về kế hoạch tổ chức thực hiện dự án

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị bằng phiếu công việc

- Tổ chức mạng lưới theo dõi, đôn đốc và nắm tình hình sản xuất.

- Nhận định tình hình, đề ra biện pháp xử lý khi có thay đổi

- Báo cáo định kì và đột xuất cho lãnh đạo.

Câu 7. Trình bày khái niệm: chất lượng, quản lý chất lượng công trình xd? Đặc điểm công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng?

 Khái niệm chất lượng: Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa như sau: Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có

Yêu cầu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc

Yêu cầu được công bố là những yêu cầu được nêu ra dưới dạng tài liệu hoặc bằng lời nói. Yêu cầu qui định trong hợp đồng là một dạng yêu cầu đã được công bố.

Yêu cầu ngầm hiểu chung là những thực hành mang tính thông lệ hay phổ biến đối với một tổ chức, ca nhân, khách hàng, các bên quan tâm khác. Những yêu cầu này không được công bố trong hợp đồng, quy định nhưng mặc nhiên mọi người liên quan đều hiểu rõ.

 Khái niệm quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng là hoạt động có phối hợp của một tổ chức nhằm định hướng và kiểm soát tốt về chất lượng.

Theo ISO 9000: Quản lý chất lượng là tất cả những hoạt động của chức năng chung của quản lý, bao gồm các việc xác định chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng.

 Đặc điểm của công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng.

- Đặc điểm của sản phẩm xây dựng:

a,Tính cà biệt, đơn chiếc: Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng của người mua, vào điều kiện địa lý, địc chất công trình xây dựng, sản phẩm xây dựng mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng cấu tạo, phương pháp sản xuất, chế tạo. Vì lý do đó hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình quy phạm, công nghệ thi công rất phức tạp và đa dạng

b, Được xây dựng và sử dụng tại chỗ: Vốn ĐT lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Vì vậy khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ đầu khâu quy hoạch, lập DA, chọn địa điểm XD, KSTK, TCTC xây lắp sao cho hợp lý.

c, Kích thước lớn, trọng lượng lớn, khối lượng phức tạp: Công tác giám sát chất lượng của nguyên liệu cấu kiện, máy móc thiết bị thi công gặp nhiều khó khăn, giá thành sản phẩm phức tạp thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, theo từng thời kỳ.

d, Liên quan đến nhiều ngành, đến môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư: Sản phẩm XD liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế, chế tạo sản phẩm và sử dụng công trình

Sản phẩm XD ah đến cảnh quan môi trường và môi trường tự nhiên và do đó liên quan nhiều lợi ích của cộng đồng nhất là đối với cư dân địa phương

e, Thể hiện trình độ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội từng thời kỳ: Sản phẩm XD mang tính tổng hợp về kĩ thuật kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng

- Đặc điểm của sản xuất XD ảh đến vấn đề chất lượng:

a, Sản xuất XD có tính di động cao: sản xuất xây dựng có tính ổn định, có tính di động cao theo lãnh thổ. Đặc điểm này gây ra những bất lợi sau:

Thiết kế có thể thay đổi theo yêu cầu chủ đầu tư về công năng hoặc trình độ kĩ thuật, về vật liệu

Các PA công nghệ và tổ chức xây dựng phải luôn biến đổi phù hợp với thời gian và địa điểm XD dẫn đến phương pháp tổ chức sản xuất và biện pháp kĩ thuật cũng thay đổi cho phù hợp

b, Thời gian xây dựng công trình dài, chi phí sản xuất sản phẩm lớn: Vốn DDTXD của CĐT và vốn sản xuất XD bị ứ đọng lâu trong công trình

Doanh nghiệp XD dễ gặp các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như rủi ro về ĐKTN, khí hậu thời tiết, các rủi ro về thanh toán, biến đọng giá cả…

c, Tổ chức quản lý sản xuất phức tạp: Quá trình sản xuất XD mang tính tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức tạp, các công việc xen kẽ và có ảnh hưởng lẫn nhau, có thể nhiều đơn vị tham gia thi công công trình

d, Tổ chức sản xuất tiến hành ở ngoài trời: chỉu ảnh hưởng các điều kiện từ thiên nhiên tới các hoạt động lao động, các doanh nghiệp xây lắp khó lường trước những khó khăn phát sinh do điều kiện thời tiết, khí hậu…

e, Sản xuất theo đơn đặt hàng: Sản xuất của các doanh nghiệp XD thường có tính rủi ro và bị động do phụ thuộc vào kết quả đấu thầu

Việc tiêu chuẩn hóa, định hình hóa sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Giá cả sản phẩm XD thường không thống nhất và phải được xác định trước khi sản phẩm được ra đời trong hợp đồng giao nhận thầu hoặc đấu thầu

Câu 8. Chi phí đầu tư xây dựng là gì? Các nguyên tắc quản lý chi phí?

Chi phí đầu tư xây dựng CT là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.

Chi phí ĐTXD công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập DA ĐTXD công trình, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện DA ĐTXD công trình, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác và sử dụng.

Chi phí đầu tư XDCT được lập theo từng CT cụ thể, phù hợp với giai đoạn ĐTXD công trình, các bước thiết kế và quy định của nhà nước.

Nguyên tắc:

- Quản lý chi phí DA ĐTXD công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả DA ĐTXD công trình và yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường

- Quản lý chi phí ĐTXD công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư XDCT, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và quy định của nhà nước.

- Tổng mức đầu tư, dự toán XDCT, phải được tính đúng tính đủ và phù hợp với độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư XDCT

- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư XDCT thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí ĐTXD công trình

- CĐT xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí ĐTXD công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng công trình vào khai thác và sử dụng.

Những chi phí ĐT XDCT đã được người quyết định đầu tư hoặc chủ ĐT phê duyệt là cơ sở để các tổ chức có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng CT.

Câu 9. Tóm tắt nội dung kiểm soát chi phí trong các giai đoạn đầu tư xây dựng

1. Kiểm soát chi phí giai đoạn trước xây dựng

- Kiểm soát chi phí trong tổng mức đầu tư:

 Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định TMĐT

Căn cứ vào tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của công trình, mức độ thể hiện thiết kế cơ sở và các tài liệu có liên quan để đánh giá.

 Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của TMĐT

Nhiệm vụ của kiểm soát chi phí là phát hiện các chi phí để kiến nghị bổ sung (nếu cần thiết) và loại bỏ (nếu ko cần thiết) tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng công trình; đồng thời xem xét đến sự hợp lý của các thành phần chi phí của TMĐT trước khi trình CĐT.

 Lập kế hoạch chi phí sơ bộ

Kế hoạch chi phí sơ bộ được hiểu là phân bổ TMĐT cho các thành phần của dự án (giải phóng mặt bằng, QLDA, tư vấn đầu tư xd, thiết bị, xd công trình)

- Kiểm soát chi phí trong dự toán, tổng dự toán xd công trình.

 Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các dự toán bộ phận, tổng dự toán xd công trình

+ Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng công việc trong dự toán và thiết kế.

+ Kiểm tra việc áp dụng giá xây dựng và tính toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán.

 Kiểm tra sự phù hợp giữa dự toán bộ phận, hạng mục công trình với giá trị tương ứng trong kế hoạch chi phí sơ bộ

Dự toán các bộ phận, hạng mục CT sau khi được kiểm tra sẽ được đối chiếu với giá trị của nó đã được dự kiến từ trước trong Kế hoạch chi phí sơ bộ.

 Lập kế hoạch chi phí trên cơ sở dự toán để phê duyệt, xác định giá gói thầu trước khi đấu thầu

- Kiểm soát chi phí trong đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

 Kiểm tra giá gói thầu và các điều kiện liên quan đến chi phí trong Hồ sơ mời thầu

+ Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp giữa khối lượng trong Hồ sơ mời thầu các gói thầu bộ phận, hạng mục CT với khối lượng đã đo bóc đê lập dự toán ở giai đoạn trước.

+ Kiểm tra các hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác liên quan đến chi phí hợp đồng.

+ Dự kiến giá gói thầu trên cơ sở khối lượng, các điều kiện của Hồ sơ mời thầu và thời điểm đấu thầu.

 Chuẩn bị giá ký hợp đồng

+ Kiểm tra, phân tích giá dự thầu của các nhà thầu và sự tuân thủ các hướng dẫn cũng như điều kiện hợp đồng đã đưa ra trong Hồ sơ mời thầu. Kiến nghị CĐT hình thức xử lý trong TH giá dự thầu > giá gói thầu dự kiến.

+ Lập báo cáo kết quả chi phí của các gói thầu trúng thầu và giá ký hợp đồng.

+ Kiểm tra giá hợp đồng chuẩn bị ký kết, kiến nghị đàm phán điều chỉnh các điều kiện hợp đồng nếu thấy có khả năng phát sinh chi phí ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện hợp đồng.

2. Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thực hiện xd CT

 Kiểm soát chi phí trong thanh toán hợp đồng xây dựng

+ Căn cứ vào khối lượng dự toán, tiến độ thực hiện và các điều kiện hợp đồng để kiểm tra đối chiếu và so sánh khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán, phát hiện những bất hợp lý trong khối lượng đề nghị thanh toán của nhà thầu.

+ Căn cứ vào các điều khoản về phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán đã quy định trg hợp đồng hoặc khối lượng hoàn thành để kiểm tra giá trị đề nghị thanh toán, sự hợp lý của các khoản đề nghị thanh toán cho các nhà thầu và giá trị thanh toán cho các phần công việc phục vụ dự án và chi phí QLDA.

+ Kiểm tra và giám sát các thay đổi trong nội dung công việc cần thực hiện của dự án, các phát sinh trg quá trình thực hiện hợp đồng, lập báo cáo đánh giá và đề xuất xử lý phát sinh về chi phí (nếu có)

+ Lập báo cáo tiến độ và giá trị đã thanh toán theo từng thời điểm xác định và đối chiếu với kế hoạch chi phí, kiến nghị xử lý khi xuất hiện khả năng giá trị thanh toán vượt kế hoạch chi phí đã xác định.

+ Lập báo cáo đánh giá giá trị quyết toán cuối cùng của các hợp đồng với nhà thầu. Lập báo cáo về giá trị các chi phí mà nhà thầu, CĐT còn cần phải thực hiện sau khi kết thúc hợp đồng và đề xuất các giải pháp giải quyết các chi phí bổ sung, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

 Kiểm soát chi phí trong quyết toán vốn đầu tư xây dựng CT

+ Kiểm tra, đối chiếu toàn bộ các khoản mục chi phí trg hồ sơ quyết toán.

+ Lập báo cáo cuối cùng về giá trị quyết toán vốn đầu tư xd CT, so sánh với Kế hoạch chi phí và giá trị TMĐT đc phê duyệt.

+ Lập kế hoạch lưu trữ số liệu về chi phí xd CT.

Câu 10. Trình bày khái niệm: thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xd CT? Nội dung hồ sơ thanh toán.

-       -          Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình đó là việc kho bạc nhà nước chi trả các khoản chi phí hợp pháp cho các công việc xây dựng đã hoàn thành được nghiệm thu cho nhà thầu căn cứ theo hồ sơ đề nghị từ phía chủ đầu tư.

-          Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình là việc lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền, thẩm tra và phê duyệt toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm:

- Thanh toán tạm ứng;

- Thanh toán khối lượng hoàn thành.

Hồ sơ thanh toán:

Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu (phụ lục số 03.a kèm theo).

Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu (phụ lục số 04 kèm theo).

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc thanh toán tạm ứng - phụ lục số 05 kèm theo.

- Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.

Hồ sơ thanh toán tạm ứng:

Để được thanh toán tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

- Chứng từ chuyển tiền;

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng), chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư.

Điều 19. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng

1. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng và các thoả thuận trong hợp đồng. Hồ sơ thanh toán (bao gồm cả biểu mẫu nếu có) phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng và phải được bên giao thầu xác nhận.

Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu

Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu

Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu tùy thuộc vào các loại hợp đồng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro