QLDA( FUCK)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: QLDA là gì? Nguyên tắc và nội dung chủ yếu của QLDA?

            QLDA là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho công trình dự án hoàn thành đúng thời hạn; trong thời gian ngân sách được duyệt, đạt được các yêu cầu đã định về kĩ thuật, chất lượng, đảm bảo ATLĐ, bảo vệ môi trường bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

Nguyên tắc

-         Đầu tư XDCT phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, quy hoạch ngành, quy hoạch XD, pháp luật đất đai và pháp luật khác liên quan

-         Quản lý theo nguồn vốn:

a.      Vốn NSNN: nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng

b.      Vốn sử dụng vốn ĐT, PT của nhà nước, tín dụng do nhà nước bảo lãnh, đầu tư phát triển của DNNN: nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư

c.      Sử dụng vốn tư nhân, hỗn hợp: CĐT tự quyết định hình thức và ND của QLDA, bên góp vốn thỏa thuận phương thức QL hoặc theo nguồn vốn có tỉ lệ % lớn nhất trong TMĐT

Nội dung

-         QL chất lượng xây dựng

-         QL tiến độ xây dựng

-         QL khối lượng thi công XDCT

-         QL an toàn lao động

-         QL môi trường xây dựng

Câu 2. Trình bày các hình thức QLDA?

            Căn cứ vào ĐKNL của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người QĐ ĐT XDCT quyết định lựa chọn 1 trong những HT QLDA sau:

1.      CĐT tự thực hiện.

-         CĐT thành lập BQLDA để giúp CĐT QLDA

-         BQLDA phải có năng lực tổ chức thực hiện, hoặc có thể thuê tư vấn QLDA một số công việc mà BQLDA ko đủ đk, năng lực (phải có sự đồng ý của CĐT)

-         DA có quy mô nhỏ ( dưới 7 tỉ) thì CĐT cử ra bộ phận chuyên trách (nằm trong cơ cấu của CĐT hoặc thuê bên ngoài để QLDA)

Trách nhiệm và quyền hạn của CĐT

-         Tổ chức thẩm định phê duyệt các thiết kế

-         Phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu đối với gói thầu ko sử dụng NSNN

-         Ký kết HĐ với các nhà thầu

-         Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ

-         Nghiệm thu để đưa công trình vào khai thác sử dụng

Nhiệm vụ và quyền hạn của BQLDA

-         Thực hiện các thủ tục về giao đất, nhận đất, cấp giấy phép xây dựng và chuẩn bị mặt bằng xây dựng

-         Chuẩn bị hồ sơ thiết kế - dự toán và tổng dự toán công trình để CĐT tổ chức duyệt DA XDCT

-         Lập hồ sơ mời thầu và tổ chức công tác lựa chọn nhà thầu

-         Đàm phán – kí kết hợp đồng vs các nhà thầu theo ủy quyền của CĐT

-         Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công nếu có đủ năng lực

-         Nghiệm thu – thanh toán – quyết toán theo hợp đồng ký kết

-         QLCL – TĐ – Chi phí – ATLĐ

-         Nghiệm thu bàn giao công trình

-         Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm

-         Lập báo cáo quyết toán khi D.A hoàn thành và đi vào sử dụng

2.      Thuê TV. QLDA

Nhiệm vụ của CĐT

-         Lựa chọn và ký HĐ với TC TV – ký thanh toán với nhà thầu theo yêu cầu của TV QLDA

-         Tạo điều kiện cho tổ chức TV QLDA

-         Kiểm tra theo dõi việc thực hiện hợp đồng của TV QLDA

Nhiệm vụ  - Quyền hạn của TV QLDA

-         Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán – tổng dự toán

-         Lập hồ sơ mời thầu – tư vấn chọn nhà thầu

-         Giám sát thi công, nếu đủ đk năng lực

-         Nghiệm thu thanh toán – quyết toán các hợp đồng đã kí kết và chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về tính chính xác của những giá trị thanh toán

-         Nghiệm thu bàn giao công trình

-         Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng.

Câu 3. Đấu thầu là gì? Trình bày các hình thức lựa chọn nhà thầu trong xây dựng?

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời để thực hiện gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định, trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư XDCT, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác. Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn XDCT mà người QĐ ĐT hoặc CĐT lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau:

1.      Đấu thầu rộng rãi

-         ĐTRR thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công XDCT và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia

-         Bên mời thầu thông báo rộng rãi trên PT TTĐC về ĐK, TG lập hồ sơ tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành HSMT

-         Bên dự thầu chỉ được tham gia khi có đủ ĐK NL hoạt động XD, hoạt động hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo ĐK thông báo của bên mời thầu

-         Bên mời thầu có trách nhiệm công bố trên PT TTĐC kết quả xét thầu, giá trúng thầu

2.      Đấu thầu hạn chế

-         ĐTHC là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời 1 số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực để tham dự (d/s này đc CĐT chấp thuận)

-         HT này đc áp dụng khi

a.      Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng đc yêu cầu của gói thầu

b.      Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành hình thức ĐTHC

c.      Do tình hình cụ thể của gói thầu (việc đấu thầu hạn chế có lợi)

-         Đối với DA ĐTXD CT, CT sử dụng vốn NN thì ko cho phép 2 doanh nghiệp trở lên cùng thuộc 1 công ty, tổng công ty  với các cty thành viên, cty con, DNLD với 1 bên góp vốn trong DN cùng tham gia đấu thầu 1 gói thầu

3.      Chỉ định thầu

-         Chỉ định thầu là hình thức CĐT xây dựng hoặc quyết định ĐT chỉ định trực tiếp nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc với giá hợp lý.

-         Ht này chỉ thực hiện trong TH sau:

a.      Giá gói thầu trong hạn mức (gói thầu dịch vụ tư vấn ko quá 3 tỉ, mua sắm hàng hóa ko quá 2 tỉ, xây lắp, tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế) không quá 5 tỉ.

Gói thầu mua sắm tài sản tổng cộng ko quá 100 triệu để duy trì hđ thg xuyên

b.      Các quy định khác theo điều 20 luật đấu thầu, điều 101 luật xây dựng

§  Do sự cố bất khả kháng (thiên tai, địch họa)

§  Do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài

§  Công trình bí mật quốc gia, hình thức cấp bách

§  Gói thầu dịch vụ tư vấn: báo cáo đánh giá chiến lược, quy hoạch, lập báo cáo, nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi khi chỉ có một nhà thầu đủ năng lực kinh nghiệm

§  Tác giả thiết kế kiến truc công trình tuyển hoặc đc tuyển chọn quyền bảo hộ quyền tác giả được chỉ định để lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng khi có đủ đk năng lực

§  Gói thầu thi công XD tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm gắn liền với quyền tác giảm

§  Gói thầu rà phá bom mìn, vật nổ

§  Các trường hợp khác do thủ tướng chính phủ quyết định

-         Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước PL về lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hành nghề phù hợp

-         Tổ chức cá nhân đc chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động, năng lực hành nghề phù hợp với công việc, loại, cấp công trình, năng lực tài chính.

4.      Hình thức tự thực hiện

-         Được áp dụng khi CĐT là nhà thầu, là nhà thầu có đủ năng lực và khả năng để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý

-         Đơn vị giám sát phải độc lập về tài chính và tổ chức với CĐT

Câu 4. Các trường hợp hủy đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự thầu?

Các t/h hủy đấu thầu:

-         Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã nêu trong hs mời thầu

-         Có bằng chứng cho thấy bên mời thầu thông đồng nhà thầu

-         Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản ko đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu

-         Có bằng chứng cho thấy tất cả nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên mời thầu.

Căn cứ vào qđ của người có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo đến các nhà thầu về việc hủy đấu thầu, đền bù chi phí tham gia đấu thầu cho nhà thầu trên cơ sở chế độ, định mức hiện hành nếu ko phải lỗi của nhà thầu.

Các trường hợp loại bỏ hồ sơ dự thầu

-         Ko đáp ứng yêu cầu quan trọng (đk tiên quyết) của HSMT

-         Ko đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá

-         Có lỗi số hoạc với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc nhà thầu không chấp nhận lỗi số học do bên thầu phát hiện

-         Có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn.

Các điều kiện tiên quyết để loại bỏ hồ sơ dự thầu

-         Nhà thầu ko có tên trong danh sách mua HSMT, không đăng kí tham gia đấu thầu

-         Nhà thầu k đảm bảo tư cách hợp lệ

-         Ko có đảm bảo dự thầu, hoặc có đảm bảo dự thầu nhưng ko hợp lệ

-         Ko có bản gốc HSDT

-         Đơn dự thầu ko hợp lệ

-         Hiệu lực của HSDT ko đảm bảo yêu cầu theo quy định trong HSMT

-         HSDT có giá trị dự thầu ko cố định, chào hàng theo nhiều mức giá hoặc giá có thêm điều kiện

-         Nhà thầu có tên trong 2 hoặc nhiều HSDT với tư cách nhà thầu chính

-         Ko đáp ứng được yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo quy định

-         Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.

Câu 5. Hợp đồng xây dựng là gì? Nguyên tắc kí kết hợp đồng xây dựng?

            Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là hợp đồng dân sự

            HĐ trong HĐXD (gọi tắt là HĐXD) là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.

            Nguyên tắc chung kí kết hoạt động xây dựng

-         Chỉ đc kí kết sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán kí hợp đồng

-         Đối với những hợp đồng của các công việc, gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ thì tất cả các nội dung liên quan tới hợp đồng các bên có thể ghi ngay trong hợp đồng.

-         Đối với những hợp đồng của các gói thầu thuộc các dự án phức tạp, quy mô lớn thì các nội dung của hợp đồng có thể tách riêng thành điều kiện chung, điều kiện riêng của hợp đồng

a.      Điều kiện chung của HĐ là tài liệu quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên hợp đồng

b.      Điều kiện riêng của HĐ là tài liệu cụ thể hóa, bổ sung một số quy định của điều kiện chung áp dụng cho hợp đồng

-         Giá hợp đồng (giá kí kết hợp đồng) không được vượt quá giá trúng thầu (đối với trường hợp đấu thầu), không vượt quá dự toán gói thầu được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu). trừ trường hợp khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được người có thẩm quyền cho phép

-         CĐT hoặc đại diện chủ đầu tư được kí hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp CĐT kí hợp đồng vs nhiều nhà thầu chính thì nội dung phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện của hợp đồng để đảm bảo tiến độ, chất lượng của dự án

-         Nhà thầu chính có thể kí kết hợp đồng với nhiều nhà thầu phụ nhưng phải được sự đồng ý của CĐT. Các hợp đồng phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng mà nhà thầu chính kí với CĐT

-         TH là nhà thầu liên danh thì các thành viên trong liên danh phải có thỏa thuận liên danh, trong hợp đồng phải có chữ kí của tất cả thành viên tham gia liên danh.

Câu 6. Trình tự lập và quản lý tiến độ?

Trình tự lập tiến độ

-         Bước 1: Xác định mối liên hệ giữa chúng

-         Bước 2: lập sơ đồ mạng sơ bộ

Dựa vào những công việc và mối liên hệ giữa chúng như đã xác định tại bước 1 để lập sơ đồ mạng sơ bộ. Có 3 pp:

PP1: đi từ đầu tới cuối dự án

PP2: đi ngược từ cuối lên đầu dự án

PP3: chia thành từng cụm, cách này áp dụng đối với dự án lớn, phức tạp. Người ta chia dự án thành từng cụm, mảng công việc rồi chia cho từng người/ nhóm lập riêng. Liên kết mạng con được theo cách trên ta sẽ có một sơ đồ mạng lớn thống nhất

-         Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ mạng

-         Bước 4: Tính sơ đồ mạng

-         Bước 5: Chuyển sơ đồ mạng lên lịch tiến độ

-         Bước 6: Tối ưu hóa sơ đồ mạng

Quản lý tiến độ theo sơ đồ mạng

-         Tập trung chỉ đạo các công việc găng, coi đó là các công việc then chốt cần được ưu tiên về vật tư, nhân lực và giám sát chặt chẽ về kĩ thuật và tổ chức

-         Thường xuyên kiểm tra lại và nếu cần thì phải điều chỉnh mạng

-         Thành lập nên các nhóm sơ đồ mạng chịu sự chỉ huy trực tiếp của lãnh đạo

Các công việc cần làm để quản lý tiến độ trong quá trình thực hiện DA:

-         Tổ chức phổ biến rộng rãi cho cán bộ, công nhân về kế hoạch tổ chức thực hiện dự án

-         Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị bằng phiếu công việc

-         Tổ chức mạng lưới theo dõi, đôn đốc và nắm tình hình sản xuất

-         Nhận định tình hình, đề ra biện pháp xử lý khi có thay đổi

-         Báo cáo định kì và đột xuất cho lãnh đạo

Câu 7. Trình bày khái niệm chất lượng, quản lý chất lượng, công trình xây dựng? Đặc điểm công trình xây dựng ảnh hưởng tới chất lượng?

KN CL

-         Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có

-         Yêu cầu là các như cầu hay mong đợi được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.

-         Yêu cầu ngầm hiểu chung là những thực hành mang tính thông lệ hay phổ biến đối với một tổ chức, khách hàng và các quan tâm khác. Những yêu cầu này ko công bố trong các quy định, hợp đồng, nhưng mặc nhiên đc mọi người liên quan hiểu rõ.

KN QLCL

-         Quản lý chất lượng là hoạt động có phối hợp của một tổ chức nhằm định hướng và kiểm soát tốt về chất lượng

-         Theo ISO 9000: QLCL là tất cả những hành động của chức năng chung của quản lý, bao gồm các việc xác định chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng.

Đặc điểm của sản phẩm xây dựng ảnh hưởng tới vấn đề chất lượng:

-         Tính các biệt, đơn chiếc: Sp XD mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc đơn hàng, vào điều kiện địa lý, địa chất công trình xây dựng, spxd mang tính cá biệt, đa dạng về công dụng cấu tạo, phương pháp sản xuất, chế tạo. Vì thế hệ thống quy chuẩn, tckt, quy trình quy phạm, công nghệ thi công phức tạp và đa dạng.

-         Được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn ĐTXD lớn, TGXD, SD lâu dài nên phải chú ý từ khâu quy hoạch, lập dự án, chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chức thi công xây lắp sao cho hợp lý

-         Kích thước và trọng lượng lớn, cấu tạo phức tạp. Công tác giám sát chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện phức tạp

-         Liên quan đến nhiều ngành nghề, đến môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư

-         Thể hiện trình độ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội từng thời kì.

Câu 8. Chi phí đầu tư xây dựng là gì? Các nguyên tắc quản lý chi phí?

Chi phí đầu tư XDCT là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.

Chi phí ĐTXD CT đc biểu thị qua chỉ tiêu TMĐT của dự án ở giai đoạn lập DA ĐTXD CT, DT XDCT ở giai đoạn thực hiện dự án ĐTXD CT, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc XD đưa CT vào kthac sử dụng

Chi phí ĐTXDCT đc lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn ĐTXDCT các bước thiết kế và các quy định của nhà nước.

Những nguyên tắc quản lý:

-         QL CP DA DTXDCT phải đảm bảo mục tiêu hiệu quả của DA ĐTXD CT và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trg

-         QL CP ĐTXDCT theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn ĐT XDCT, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của nhà nước

-         TMĐT, DT XDCT phải đc tính đúng, đủ và phù hợp độ dài thời gian XDCT. TMĐT là chi phí tối đa mà CĐT đc phép sử dụng để đầu tư XDCT

-         Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí ĐTXD CT thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về QL CP ĐTXDCT

-         CĐT XDCT chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí ĐT XDCT từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

-         Những CP ĐTXDCT đã đc người QĐ ĐT hoặc CĐT phê duyệt là cơ sở để các tổ chức có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán CP ĐTXDCT

Câu 9. Tóm tắt nội dung kiểm soát chi phí trong các giai đoạn đầu tư xây dựng

1.      Kiểm soát chi phí giai đoạn trước xây dựng

a.      Kiểm soát chi phí trong TMĐT

§  Kiểm tra sự phù hợp của pp xác định TMĐT. Căn cứ vào tính chất kĩ thuật, yêu cầu công nghệ của công trình, mức độ thể hiện thiết kế cơ sở và các tài liệu có liên quan để đánh giá

§  Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của TMĐT. Phát hiện các chi phí để kiến nghị bổ sung (nếu cần thiết) và loại bỏ (nếu ko cần thiết) tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng công trình; đồng thời xem xét đến sự hợp lý của thành phần chi phi TMĐT trc khi trình CĐT

§  Lập kế hoạch chi phí sơ bộ. Đc hiểu là phân bổ TMĐT cho các thành phần của dự án (GPMB, QLDA, Tư vấn ĐTXD, thiết bị, XDCT..)

b.      Kiểm soát chi phí trong dự toán, tổng dự toán XDCT

§  Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các dự toán bộ phận, TDT CT

§  Kiểm tra sự phù hợp giữa dựn toán bộ phận, hạng mục công trình với giá trị tương ứng trong kế hoạch chi phí sơ bộ

§  Lập kế hoạch chi phí trên cơ sở dự toán để phê duyệt, xác định giá gói thầu trc khi đấu thầu

c.      Kiểm soát chi phí trong đấu thầu và lựa chọn gói thầu

§  Kiểm tra gói thầu và các điều kiện liên quan đến chi phí trong HSMT

·        Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp giữa khối lượng trong HSMT các gói thầu bộ phận, hạng mục CT vs khối lượng đã đo bóc để lập dự toán ở gđ trc

·        Kiểm tra các hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác liên quan đến chi phí hợp đồng

·        Dự kiến giá gói thầu trên cơ sở khối lượng, các điều kiện của HSMT và thời điểm đấu thầu

§  Chuẩn bị giá kí hợp đồng

·        Kiểm tra, phân tích giá dự thầu của các nhà thầu và sự tuân thủ các hướng dẫn cũng như điều kiện hợp đồng đã đưa ra trong HSMT. Kiến nghị CĐT hình thức xử lý trong TH giá dự thầu > giá gói thầu dự kiến

·        Lập báo cáo kết quả chi phí của các gói thầu trúng thầu và giá kí kết hợp đồng

·        Kiểm tra giá hợp đồng chuẩn bị kí kết, kiến nghị đàm phán điều chỉnh các đk hợp đồng nếu thấy có khả năng phát sinh chi phí ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện hợp đồng.

2.      Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thực hiện XDCT

a.      Kiểm soát chi phí trong thanh toán HĐXD

-         Căn cứ vào khối lượng dự toán, tiến độ thực hiện và các điều kiện hợp đồng để kiểm tra đối chiếu và so sánh với khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán, phát hiện những bất hợp lý trong khối lượng đề nghị thanh toán của nhà thầu

-         Căn cứ vào điều khoản về phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán đã quy định trong hợp đồng hoặc khối lg hoàn thành để kiểm tra đề nghị thanh toán hợp đồng

-         Kiểm tra và giám sát các thay đổi trong nội dung công việc cần thực hiện của dự án, các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, lập báo cáo đánh giá và đề xuất xử lý phát sinh

-         Lập báo cáo tiến độ và giá trị đã thanh toán theo từng thời điểm xác định và đối chiếu với kế hoạch chi phí, kiến nghị xử lý khi xuất hiện khả năng giá trị thanh toán vượt kế hoạch chi phí đã định

-         Lập báo cáo đánh giá giá trị quyết toán cuối cùng của các hợp đồng với nhà thầu

b.      Kiểm soát chi phí trong quyết toán vốn ĐTXDCT

-         Kiểm tra đối chiếu toàn bộ các khoản mục chi phí trong hồ sơ quyết toán

-         Lập báo cáo cuối cùng về giá trị quyết toán vốn đầu tư XDCT, so sanh với kế hoạch chi phí và TMĐT đc duyệt

-         Lập kế hoạch lưu giữ số liệu về chi phí XDCT

Câu 10: Trình bày khái niệm: Thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình? Nội dung hồ sơ thanh toán?

-         Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình là việc kho bạc nhà nước, căn cứ theo Hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, chi trả cho nhà thầu xây dựng (vd: nhà thầu quy hoạch, tư vấn, thi công) các khoản chi phí hợp pháp cho việc thực hiện các phần công việc xây dựng đã hoàn thành được nghiệm thu bàn giao theo đúng quy định pháp luật.

-         Quyết toánvốn đầu tư xây dựng công trình là việc lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền, thẩm tra và phê duyệt toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.

-         Nội dung hồ sơ thanh toán:

a.      Hồ sơ thanh toán do CĐT lập

Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm:

§  Hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành

Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:

Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu (phụ lục số 03.a kèm theo).

Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu (phụ lục số 04 kèm theo).

Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc thanh toán tạm ứng - phụ lục số 05 kèm theo.

Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.

§  Hồ sơ thanh toán tạm ứng:

Để được thanh toán tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:

 Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

Chứng từ chuyển tiền;

Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng), chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư.

b.      Hồ sơ thanh toán do nhà thầu lập

Theo điều 19 của 48/2010/NĐ-CP

Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng và các thoả thuận trong hợp đồng. Hồ sơ thanh toán (bao gồm cả biểu mẫu nếu có) phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng và phải được bên giao thầu xác nhận thường gồm những tài liệu sau

Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu

Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu

Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu tùy thuộc vào các loại hợp đồng 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro