QLHC- quan diem chi dao doi moi su nghiep giao duc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

    9.Những quan điểm chỉ đạo đổi mới sự nghiệp gd-đt.

Để GD - ĐT Việt Nam tiếp tục đổi mới và phát triển, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của đất nước về nhân lực, nhân tài, dân trí trong những năm đầu của thế kỷ XXI, cần quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo sau đây:

1. . Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

          Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, chính là thực hiện mục tiêu cơ bản của GD là xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH - HĐH đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức, kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời dạy của Bác Hồ.

Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp GD-ĐT, trong các chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội. Phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với GD-ĐT. Chống khuynh hướng "thương mại hoá", đề phòng khuynh hướng phi chính trị hoá trong GD-ĐT. Không truyền bá tôn giáo trong trường học.

2. . Phát triển nền giáo dục của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu  .Tiếp tục quán triệt quan điểm "Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân" đòi hỏi các cấp uỷ và  tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp GD - ĐT, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD-ĐT. Kết hợp GD nhà trường, GD gia đình và GD xã hội, tạo nên môi trường GD lành mạnh ở mọi nơi, trong từng tập thể, trong cộng đồng. Nhận thức sâu sắc GD - ĐT cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với GD - ĐT, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển GD

3. Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học tập

Chúng ta đã tạo ra được nền giáo dục đáp ứng được yêu cầu phất triển   phong trào học tập rộng rãi trong nhân dân nhằm phấn đấu thực hiện xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và tiến tới phổ cập xong giáo dục THCS, nâng cao dân trí. Bước đầu đã có sự thay đổi tích cực trong nhận  thức của nhân dân và các cấp, các ngành về dạy nghề. Học tin học, ngoại ngữ, cập nhật tri thức và kỹ năng nghề nghiệp đã trở thành nhu cầu tương đối phổ biến trong thanh niên ở thành phố. Nhiều chương trình giáo dục với hình thức hấp dẫn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tiếp tục đẩy mạnh Xã hội hoá giáo dục và huy động được sự tham gia ngày càng tích cực của nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội với nhiều việc làm thiết thực như xây dựng quỹ khuyến học, đóng góp sức người và tiền của, hiến đất xây dựng trường. Bước đầu tạo được cơ chế và từng bước hoàn thiện các điều kiện thúc đẩy phong trào toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Tạo ra nền giáo dục thiết thực và thích ứng với người học.

4. . Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại

Nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ, cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước trong các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp; một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm… Nhưng việc thực hiện các chủ trương và chính sách này thời gian qua còn chậm. Việc kết hợp giáo dục với khoa học - công nghệ chưa được quan tâm giải quyết ở cả tầm vĩ mô và vi mô.

Vì thế phải: Mở rộng quy mô, thực hiện GD kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế. học đi đôi với hành nhà trường gắn với gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả để tạo ra khả năng họi nhập quốc tế .

5. Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục

 Tạo điều kiện để ai cũng được học. Người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm điều kiện cho những người học giỏi phát triển tài năng. Nhanh chóng giải quyết các bất hợp lý trong chính sách và cơ chế đầu tư dẫn đến thiếu công bằng trong giáo dục giữa nông thôn và thành phố; trong phân bổ ngân sách giữa các cấp học, bậc học; trong xây dựng cơ sở vật chất trường học. Cố gắng giảm dần chênh lệch về điều kiện học tập và chất lượng giáo dục giữa các khu vực, các trường, loại hình trường bằng sự cạnh tranh lành mạnh. Chính sách học bổng, học phí, tín dụng học tập và các giải pháp hỗ trợ khác đã có cải tiến nhưng vẫn còn chưa hợp lý, nhất là đối với con em nông thôn, công nhân nghèo và các đối tượng chính sách.

6. Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn. Đánh giá về chất lượng và hiệu quả giáo dục trong những năm qua có thể thấy: so với mức đầu tư cho giáo dục như hiện nay, các nhà trường đã có cố gắng lớn trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và so với sự phát triển giáo dục của các nước trong khu vực và quốc tế. Đảng và Nhà nước cần chú ý trong xây dựng đội ngũ giáo viên - nhân tố quyết định chất lượng cũng như sự thành công của giáo dục. Trong những năm gần đây, điều kiện giáo dục và đời sống giáo viên được cải thiện, chế độ chính sách đối với giáo sinh được đổi mới. Chính phủ đã quyết định thực hiện chế độ phụ cấp đối với giáo viên đứng lớp; học sinh, sinh viên ngành sư phạm không phải đóng học phí, có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên công tác ở các địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các trường chuyên biệt.

Chính sách về giáo dục - đào tạo đã được Đảng và Nhà nước từng bước tăng cường, bổ sung…

Chúng ta đã chú ý tạo cơ chế, chính sách cho việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hình thức học tập. Tuy nhiên, quan niệm về trường dân lập, bán công, tư thục còn có chỗ chưa rõ ràng và thiếu thống nhất; công tác quy hoạch và quản lý các trường ngoài công lập còn chưa theo kịp sự phát triển trong thực tiễn. Các hình thức học tại chức, từ xa, du học tự túc, du học tại chỗ chưa được quản lý chặt chẽ. Nhiều trường tổ chức các hình thức đào tạo không đúng chức năng, nhiệm vụ. Do buông lỏng quản lý đối với các trường công lập và các hệ đào tạo tại chức của các trường công lập dẫn đến một số hiện tượng tiêu cực, "thương mại hoá giáo dục"…Tại một số trường ngoài công lập do coi lợi nhuận là động lực chủ yếu, nên một bộ phận cán bộ  quản lý suy thoái đạo đức, ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành giáo dục và gây lo lắng cho xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro