QLNN bkt 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 1:

1,  Kn, ý nghĩa, phân loại chức năng quản lý nhà nước về kinh tế ?

a, Khái niệm: Hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước tới nền kinh tế quốc dân. Là tập hợp các nhiệm vụ khác nhau  mà nhà nước phải tiến hành tỏng quá trình quản lý nền kinh tế quốc dân

b, Ý nghĩa: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nền kinh tế quốc dân có hiệu quả và hiệu lực

c, Phân loại chức năng quản lý nhà nước về kinh tế

- theo quá trình quản lý: kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát nền kinh tế

- theo tính chất tác động: tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh , bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển, hỗ trợ phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước

- theo yếu tố và lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân: quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ, quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, quản lý nhà nước về khoa học công nghệ…

2, Phân  tích mục tiêu tăng trưởng kinh tế

* tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế đối với nước ta

Việt Nam là một nước phát triển kinh tế với xuất phát điểm thấp, vào năm 1998 thì GDP bình quân đầu người (PPP) của vn đứng thứ 131/174 nước. Như vậy, khoảng cách về kinh tế của nước ta  so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới là khá cao. Trước thực trạng như vậy thì tăng trưởng kinh tế với tốc cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nước ta. Nếu như không có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì việc rút ngắn khoảng cách về kinh tế với các nước trong khu vực và đuổi kịp sự phát triển của các nước phát triển là rất khó khăn.

* Biểu hiện của mục tiêu tăng trưởng kinh tế

- tốc độ tăng trưởng GDP của các ngành kinh tế chủ yếu; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

Để nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP cần tập trung vào tăng trưởng các ngành kinh tế chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướg công nghiệp hoá hiện đại hoá, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ.

- sự đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăgn trưởng kinh tế:

Yếu tố lao động ( ko tay nghề) đóng góp chủ yếu ở khu vực nông nghiệp và dịch vụ nên hàm lượng khoa học kỹ thuật trong tăng trưởng là chưa cao. Nếu như áp dụg các tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất và kinh doanh sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn và bền vững.

- mức tăng trưởng của tỷ lệ vốn đầu tư trong nước trên GDP

- mức tăng trưởng của xuất khẩu  và vốn đầu tư nước ngoài

- sự hoàn thiện thể chế kinh tế và phương thức quản lý:

Thể chế kinh tế và phương thức quản lý có ảnh hưởng quan trọng tới tăng trởng kinh tế của một đất nước. Những ưu khuyết điểm của thể chế kinh tế có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh  tế nhanh hay chậm

Đề 2:

1, mục tiêu công bằng kinh tế

- vai trò của mục tiêu công bằng kinh tế: Khắc phục khuyết tật của nền kinh tế thị trường

* Nội dung của mục tiêu công bằng kinh tế

- công bằng về phân phối thu nhập xã hội

Công bằng về phần phối thu  nhập xã hội có nghĩa là thu nhập thực tế của các thành viên xã hội phải phù hợp với các ytố đầu vào mà họ sở hữu như lđ, vốn, đất đai, công nghệ. Tuy nhiên, để đảm bảo mức sống tối thiểu cho mọi thành viên trong xã hội, còn có thể phân phối thu nhập qua phúc lợi xã hội.

- công bằng về cạnh tranh: Nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế là ktế nhà nước, ktế tập thể, ktế cá thể tiểu chủ, ktế tư bản tư nhân, ktế tư bản nhà nước, ktế có vốn đầu tư nước ngoài. Cần xây dựng một môi trường cạnh tranh công bằng ( một sân chơi chung) cho tất cả các thành phần kinh tế này

- công bằng về cơ hội thị trường: tức là các thành viên trong xã hội đều có cơ hội tham gia thị trường một cách công bằng, như là có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp một cách công bằng , có cơ hội đầu tư công bằng hay có quyền tự do lựa chọn phương thức tiêu dùng

2, Phân tích chức năng thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế?

- Để quản lý nkt quốc dân, nhà nước phải xây dựng, hoàn thiện và thực thi một hệ thống pháp luật nói chung,một hệ thống pháp luật về kinh tế nói riêng.

- Pháp luật về kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí cảu giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức sản xuất – kinh doanh giữa các chủ thể kinh tế với nhau và với cơ quan quản lý nhà nước.

* vai trò của pháp luật trong nkt thị trường

Việc xácđịnh khuôn khổ pháp luật đúng đắn cho các hoạt động kinh tế trong nkt thị trường có vai trò rất quan trọng  để đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách có hiệu quả, vì các chính sách và quyết định của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định của chủ thể trên thị trường.

- Pháp luật kinh tế xác định vị trí pháp lý cho các tổ chức và đơn vị kinh tế: Lợi ích của các chủ thể kinh tế được phản ánh trước hết là ở sự đảm bảo về địa vị pháp lý của họ trên thị trường. Bằng việc ban hành và thực thi một hệ thống pháp luật về các loại hình doanh nghiệp như luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã, địa vị pháp lý của các chủ thể kinh tế thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau được xác định.

- Bằng pháp luật kinh tế, nhà nước điều chỉnh hành vi kinh tế trên thị trường, luật pháp về kinh tế tạo ra luật chơi cho các chủ thể trên thị trường: Thị trường có những mặt tác động tích cực cũng như tiêu cực tới sự phát triển của nkt. Thông qua pháp luật về kinh tế, nhà nước khẳng định chức năng của mình đối với phát triển tế trên cơ sở phát huy những tích cực của thị trường và hạn chế những tiêu cực cho nkt, Nhà nước điều chỉnh nhữg hành vi trên thị trường, xác định hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là phi pháp. Thông qua pháp luật kinh tế nhà nước cũng quy định những chuẩn mực hoạt động cho các chủ thể trên thị trường.

- Luật pháp kinh tế là công cụ của nhà nước đối với nkt quốc dân: Đặc trưng của luật pháp là tính cưỡng bức. Nhờ có hệ thống pháp luật mà trước hết là pháp luật về kinh tế, nhà nước thực hiện quản lý nkt quốc dân một cách có hiệu quả.

Đề 3:

1, khái niệm , Đặc điểm Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế

a, khái niệm

Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế là chỉ ra phương hướng và yêu cầu về số lượng cho hoạt động quản lý nhà nước, nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản nhất của kinh tế xã hội, như tăng trưởngkinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo

b, Đặc điểm của mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế

- Có tính vĩ mô: Thiết kế kinh tế quan trọng như tốc độ tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lạm phát, lao động và việc làm …

- Thống nhất về chất và lượng: Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế được xây dựng trên cơ sở đường lối kinh tế của đảng để hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triểnkinh tế xã hội, Sau đó được cụ thể hoá thành kế hoạch 5 năm và hàng năm

- Tính tiến thủ và tính trình tự giai đoạn: Mục tiêu chính là yêu cầu mà thông qua hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế để phát triển lành mạnh nền kinh tế quốc dân, nâng cao phúc lợi tổng hợp cho mọi thành viên trong xã hội

Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế trong từng giai đoạn được xác định dựa trên thực lực kinh tế, điều kiện tài nguyên , trình độ quản lý đặt trong điều kiện kinh tế quốc tế

- Tính tươnghỗ: quan hệ giữa các mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế, gồm quan hệ độc lập, quan hệ bổ sung lẫn nhau và quan hệ ngược chiều

2, Phân tích cải cách khu vực công

* Cải cách khu vực công được xem như là chức năng kinh tế của nhà nước. Việc cải cách này là những hoạt động của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực công. Thông qua đó, tác động đến toàn bộ nkt.  Vai trò cải cách khu vực công đươc thể hiện:

- tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triển, và do đó tác động đến toàn bộ nkt quốc dân.

- nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đất nước.

- góp phần thúc đẩy hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp

* Nội  dung của cải cách khu vực công

- Hợp lý hoá chỉ tiêu công cộng (đầu tư công cộng, tiền lương và hệ thống công chức, trợ cấp và chuyển giao thu nhập, chi phí quân sự…)

- nâng cao hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ( sắp xếp lại, cổ phần hoá, đổi mới doanh nghiệp nhà nước)

- cải cách nền hành chính quốc gia ( cải cách bộ máy hành chính, cải cách thể chế hành chính, cải cách  đội ngũ công chức nhà nước)

- đổi mới quản lý tài sản nhà nước ( quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các tài sản công)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro