QLNN chuong 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 4: các mục tiêu và các chức năng quản lý nhà nước vềkinh tế

I/ Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế

1, Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế

a, khái niệm

Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế là chỉ ra phương hướng và yêu cầu về số lượng cho hoạt động quản lý nhà nước, nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản nhất của kinh tế xã hội, như tăng trưởngkinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo

b, Đặc điểm của mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế

- Có tính vĩ mô: Thiết kế kinh tế quan trọng như tốc độ tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lạm phát, lao động và việc làm …

- Thống nhất về chất và lượng: Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế được xây dựng trên cơ sở đường lối kinh tế của đảng để hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triểnkinh tế xã hội, Sau đó được cụ thể hoá thành kế hoạch 5 năm và hàng năm

- Tính tiến thủ và tính trình tự giai đoạn: Mục tiêu chính là yêu cầu mà thông qua hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế để phát triển lành mạnh nền kinh tế quốc dân, nâng cao phúc lợi tổng hợp cho mọi thành viên trong xã hội

Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế trong từng giai đoạn được xác định dựa trên thực lực kinh tế, điều kiện tài nguyên , trình độ quản lý đặt trong điều kiện kinh tế quốc tế

- Tính tươnghỗ: quan hệ giữa các mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế, gồm quan hệ độc lập, quan hệ bổ sung lẫn nhau và quan hệ ngược chiều

c, Hệ thống mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế

* theo nội dung của mục tiêu quản lý nhà nước vềkinh tế

- tăg trưởng kinh tế, sử dụng tài nguyên hợp lý, tạo công ăn việc làm, ổn định vật giá, phân phối của cải xã hội, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo hộ sản xuất trong nước, phát triển kinh tế vùng lãnh thổ, nâng cao phúc lợi đảm bảo công bằng

* theo mục tiêu phân tích chia thành 4 nhóm

mục tiêu tăng trưởng ktế, mục tiêu ổn định ktế, mtiêu công bằng kinh tế, mtiêu phúc lợi kinh tế tổng hợp

II/ Các mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế

1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế

- Tầm quan trọng cảu mục tiêutăng trưởng kinh tế: có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta nhằm rút ngắncự ly với các nước trong khu vực và đuổi kịp các nước phát triển

* biểu hiện của mục tiêu tăng trưởng kinh tế

- tốc độ tăng trưởng GDP của các ngành kinh tế chủ yếu, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- sự đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăgn trưởng kinh tế

- mức tăng trưởng của tỷ lệ vốn đầu tư trong nước trên GDP

- mức tăng trưởng của xuất khẩu  và vốn đầu tư nước ngoài

- sự hoàn thiện thể chế kinh tế và phương thức quản lý

2, mục tiêu ổn định kinh tế

- vai trò của mục tiêu ổn định kinh tế: ổn định vật giá , ổn định công ăn việc làm và ổn định tăng trưởng kinh tế

* Nội dung của mục tiêu ổn định kinh tế

- duy trì sự ổn định cơ bản của mức vật giá, ngăn ngừa và kìm chế lạm phát

- duy trì sự ổn định cơ bản của công ăn việc làm trong xã hội, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động và xây dựng môi trường làm việc tốt để thu hút lao động

- duy trì sự ổn định cơ bản của tăng trưởng kinh tế , làm cho kinh tế tăng trưởng ổn định hài hoà

- đảm bảo sự cân bằng cơ bản của thu – chi ngân sách nhà nước và cán cân thanh toán quốc tế

- đảm bảo cân bằng cơ cấu của tổng cung xã hội và tổng cầu xã hội

3, mục tiêu công bằng kinh tế

- vai trò của mục tiêu công bằng kinh tế: Khắc phục khuyết tật của nền kinh tế thị trường

* Nội dung của mục tiêu công bằng kinh tế

- công bằng về phân phối thu nhập xã hội

- công bằng về cạnh tranh

- công bằng về cơ hội thị trường

4. Mục tiêu phúc lợi kinh tế tổng hợp

* đặc điểm của mục tiêu phúc lợi kinh tế tổng hợp:

- Tính thống nhất và khái quát: bao gồm cả phúc lợi kinh tế và phúc lợi phi kinh tế

- tính tối ưu: tính động thái và biến đổi theo hướng “tối ưu hoá tổng thể” , mục tiêu ở các thời kỳ khác nhau không thể xung đột lẫn nhau, trùng lặp và triệt tiêu nhau.

- Tính chính thể: phúc lợi của toàn thể các thành viên trong xã hội

* Nội dung của mtiêu phúc lợi kinh tế tổng hợp

- Phát triển kinh tế: tăng trưởng GDP và GDP bình  quân đầu người, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên , hiệu ích kinh tế và năng suất lao động không ngừng tăng

- Ổn định kinh tế: ổn định vật giá, ổn định công ăn việc làm, ổn địn tăng trưởng kinh tế

- công bằng kinh tế: công bằng về phân phối thu nhập, cân bằng về cạnh tranh , công bằng về cơ hội thị trường

- bảo đảm chất lượng của môi trường sống: Bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, thoả mãn nhu cầu của cộng đồng xã hội, phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục…

- hài hoà trong quan hệ quốc tế: mở rộng giao lưu  quốc tế về kinh tế và chính trị

- hoàn thiện chế độ nhà nước: bảo đảm sự vận hành thông suốt của bộ máy nhà nước, hoàn thành chế độ kinh tế và chế độ xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia và tôn trọng quyền lợi của nhân dân

III/ Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế

1, Tổng quan chức năng quản lý nhà nước về kinh tế

a, Khái niệm: Hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước tới nền kinh tế quốc dân. Là tập hợp các nhiệm vụ khác nhau  mà nhà nước phải tiến hành tỏng quá trình quản lý nền kinh tế quốc dân

b, Ý nghĩa: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nền kinh tế quốc dân có hiệu quả và hiệu lực

c, Phân loại chức năng quản lý nhà nước về kinh tế

- theo quá trình quản lý: kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát nền kinh tế

- theo tính chất tác động: tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh , bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển, hỗ trợ phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước

- theo yếu tố và lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân: quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ, quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, quản lý nhà nước về khoa học công nghệ…

2, Các chức năg quản lý nhà nước về kinh tế

a, Thiết lập khuôn khổ về pháp luật kinh tế

* Khái niệm: pháp luật về kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí cảu giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức sản xuất – kinh doanh giữa các chủ thể kinh tế với nhau và với cơ quan quản lý nhà nước

* Vai trò của pháp luật trong nền kinh tế thị trường

- Xác định vị trí pháp lý cho các tổ chức và đơn vị kinhtế

- Điều chỉnh hành vi kinh tế, tạo ra luật chơi cho các chủ thể trên thị trường

-Là công cụ của nhà nước để quản lý nền kinh tế quốc dân

b, Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh

* Khái niệm: Tổng thể các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các quyết định hoặc hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường

* Nội dung:

- Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô: Làm giảm những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế và khuyến khích tăng trưởng bền vững lâu dài

- Giữ vững ổn định chính trị: Tạo môi trường thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh

- Bảo đảm ổn định xã hội: giải quyết tốt vấn đề dân số, vấn đề việc làm, vấn đề công bằng xã hội, vấn đề xoá đói giảm nghèo, vấn đề củng cố và phát triển văn hoá, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái…

c, Bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển

* Vai trò và đặc điểm của cơ sở hạ tầng

- Dịch vụ cơ sở hạ tầngcó vai trò to lớn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sản xuất không thể phát triển nếu không được đảm bảo nguồn nhân lực, giao thông, điện nước, và thông tin.

- Dịch vụ cơ sở hạ tầng đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài và việc thu hồi vốn khó khăn, thường thu hồi vốn gián tiếp, ít thu hồi vổn trực tiếp

- Dịch vụ cơ sở hạ tầng là những hàng hoá công cộng, Những hàng hoá này ko được các nhà sản xuất quan tâm vì lợi ích của người sản xuất ít hơn của xã hội
Xuất phát từ đặc điểm của cơ sở hạ tầng, nhà nước tất yếu phải có trách nhiệm cung cấp dịch vụ hạ tầng cho xã hội

* Cách cung cấp dịch vụ của nhà nước: 2 cách

- cung cấp trực tiếp thông qua cácdoanh nghiệp hoặc cơ quan sự nghiệp nhà nước

- cung cấp gián tiếp thông qua các doanh nghiệp tổ chức tư nhân, và các chính sách

d, Chức năng hỗ trợ phát triển

Nhà nước cần thiết hỗ trợ với một số khu vực , một số ngành và một số doanh nghiệp mà được xem là còn yếu kém, có nhiều tiềm năng hoặc có vị trí quan trọng trong tổng thể phát triển nền kinh tế quốc dân

Để thực hiện vai trò bảo trợ thành công, nhà nước cần phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:

- sự bảo trợ phải giảm dần theo từng giai đoạn lớn mạnh của ngành được bảo trợ

- chính phủ phải có thực lực có năng lực và ko tham nhũng,

- Chính phủ phải là người chủ yếu đóng vai trò điều phối và cung cấp thông tin rõ ràng

* Những thất bại của nhà nước trong việc bảo trợ:

- tạo ra sự chênh lệch  về phân bổ nguồn lực

- chí phí hành chính cao

- chi phí bảo trợ lớn

- thất thoát do tiêu cực trong bộ máy nhà nước , đặc biệt do tham nhũng

- kém hiệu quả do đặc điểm của chính phủ ( thiếu kiến thức, tầm nhìn hạn chế, sự cứng nhắc, quy định thiển cận, hạn chế về mặt chính trị, quan liêu…)

e, Cải cách khu vực công

* vai trò của khu vực công

- tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triển, và do đó tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của đất nước

- góp phần thúc đẩy hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp

* Nội  dung của cải cách khu vực công

- Hợp lý hoá chỉ tiêu công cộng (đầu tư công cộng, tiền lương và hệ thống công chức, trợ cấp, và chuyển giao thu nhập, chi phí quân sự…)

- nâng cao hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ( sắp xếp lại, cổ phần hoá, đổi mới doanh nghiệp nhà nước)

- cải cách nền hành chính quốc gia ( cải cách bộ máy hành chính, cải cách thể chế hành chính, cải cách  đội ngũ công chức nhà nước)

- đổi mới quản lý tài sản nhà nước ( quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các tài sản công)

IV/ Chức năng quản lý nhà nước theo giai đoạn

1, Chức năng hoạch định phát triển kinh tế

a, Chức năng hoạch định phát triển kinh tế

* Khái niệm: Quyết định trước những nhiệm vụ, những mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế đất nước trong khoảng thời  gian dài ( thường là 5 năm trở lên)

* Vai trò của hoạch định phát triển kinhtế

- Quyết định sự vận động và phát triển của đất nước, đồg thời xác định một hệ thống mục tiêu phát triển và phương thức đạt tới mục tiêu đó

- tạo điều kiện cho viện thực hiện các chức năng khác của quản lý nhà nước về kinh tế

- đảm bảo cho nkt phát triển ổn định. Khai thác huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển , tránh được mọi rủi ro về kinh tế và xã hội cho đất nước

* các hình thức thực hiện chức năng hoạch định phát triển kinh tế

- xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội: Một hệ thống các quan điểm cơ bản,  các mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế xã hội và các giải pháp chủ yếu được lựa chọn một cách có căn cứ khoa học trên cơ sở huy động và sử dụng tối ưu các nguồn lực và các lợi thế phát triển của đất nước để đạt mục tiêu đã đề ra

- Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội: Hình thức định hướng phát triển kinh tế dài hạn. Trong đó xác định rõ quy mô và giới hạn cho sự phát triển. Là tiền đề cho việc xây dựng các kế hoạch các chương trình, các dự án khu vực và quốc gia

- Lập kế hoạch phát triển ktế xã hội 5 năm: xác định những chỉ tiêu cơ bản, định hướng cho sự phát triển của đất nước, những lĩnh vực nhà nước sẽ ưu tiên tập trung phát triển , những nguyên tắc hoạch định và xây dựng những chính sách cụ thể để hướng toàn bộ nkt quốc dân theo định hướng đã chọn

- Lập kế hoạch ktế xã hội hàng năm: phân phối các nguồn vật tư tài chính nhằm đảm bảo hoạt động của các ngành  trong nkt quốc dân, giữ vững sự cân đối trong các lĩnh vực sản xuất và đầu tư, trong việc hình thành và thực hiẹn các khoản thu nhập của dânn cư, xác định phương hướng sử dụng các nguồn lực của các tổ chức trong quá trình hoạt động

- Xây dựng các chương trình quốc gia: tổ hợp các mục tiêu , các chính sách, các thủ tục, các quy tắc, các nhiệm vụ , các bước phải tiến hành , các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố cần thiết khác nhằm thực hiện một ý đồ lớn, một mục tiêu nhất định về phát triển kih tế xã hội trong một thời kì nhất định.

b, Chúc năng tổ chức điều hành nền kinh tế

*Khái niệm: THiết lập hê thống quản lý và hệ thống sản xuất của nền kinh tế quốc dân cũng như vận hành hệ thống đó hoạt động theo định hướng của kế hoạch.

*Ý nghĩa:

- Tổ chức và điều hành tốt trên bình diện tổng thể nền kinh tế quốc dân tạo ra sức mạnh tổng hợp cho toàn bộ nền kinh tế. Chảng hạn trong lĩnh vực sản xuất, tránh đc tình trạng chia căt, manh mún, hiệu quả thấp.

- Tổ chức và điều hành tốt không chỉ  tạo sự thống nhất kỷ cương mà còn tạo ra động lực sang tạo trong các đơn vị, các cấp trong hệ thống quản lý và hệ thống sản xuất.

- Tổ chức và điều hành tốt sẽ huy động được mọi nguồn lực và công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

- Tổ chức và điều hành tốt đảm bảo cả trang thái tĩnh và trạng thái động của quản lý nền kinh tế quốc dân.

*Nội Dung:
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế từ trung uống đến địa phương

- Tổ chức bộ máy sản xuất của nền kinh tế quốc dân.

- Đảm bảo sự vần hành bộ máy quản lý và sản xuất hoạt động theo hương kế hoạch.

C, Chức năng kiểm soát sự phát triển kinh tế:

* Khái niệm: Kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót ách tắc, đổ bể, những khó khăn, vướng mắc cũng như những cơ hội phát triển kinh tế, nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động đúng định hướng kế hoạch và hiệu quả

* Vai trò:

- Đảm bảo cho việc thực hiện các kế hoạch kinh tế quốc dân

- Cho phép phát hiện sửa chững những sai lầm trước khi chúng trở nên nghiêm trọng

- Giúp cho nhà nhước theo sát và đối phó được sự thayu đổi của môi trường , tạo ra sự phù hợp của hệ thống kinh tế với môi trường

- Cho phép hoàn thiện ccs quyết định quản lý nhà nước, của hệ thống kế hoạch, đường lối và chính sách của pháp luật Nhà nước

* Nội dung

- Kiểm soát sự phát triển theo định hướng kế hoạch của nền kinh tế

- Kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực đất nước

- Kiểm soát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước

- Kiểm sooát việc thực hiện các chức năng của cơ quan nhà nước

- Kiểm soát tính hợp lý của các công cụ, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế để đảm bảo tính chất thúc đẩy kinh tế của chúng, kiểm soát lạm phát và biến động trong nước

*Các hình thức kiểm soát

- Giám sát của quốc hội , kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên

- Thanh tra chính phủ hoặc thanh tra chuyên ngành

- Kiểm soát của viện kiểm sát

- Kiểm toán nhà nước

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro