[QTDN] Chương1: Đại cương về QTDN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ  QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

1.1            . Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp

1.1.1       Khái niệm

Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế đựợc thành lập để thực hiện  các hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời.

Viện thống kế và nghiên cứu kinh tế Pháp( INSEE) thì định nghĩa: “ Doanh nghiệp là một tổ chức( tác nhân ) kinh tế mà các chức năng chính của nó là sản xuất ra của cải vật chất hoặc dịch vụ để bán”

Tuy nhiên nếu xem xét dưới góc độ luật kinh tế thì” Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Trong đó kinh doanh được hiểu là việc thực hiện một, một phần hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời

Xem xét dưới góc độ kinh tế xã hội:” Doanh nghiệp được hiểu là một cộng đồng người được liên kết lại với nhau để chung hưởng những thành quả do việc sử dụng những tài nguyên hiện có của doanh nghiệp”

Thuật ngữ doanh nghiệp có nội dung rất rộng, mọi đơn vị kinh doanh là cá nhân, tập thể cho đến các tập đoàn đa quốc gia được cơ quan có thẩm quyền công nhận và cấp giấy phép kinh doanh, phải chịu sự giám sát của pháp luật và đóng thuế có hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ đều được coi là doanh nghiệp.

Ngoài ra, có thể xem xét doanh nghiệp dưới góc độ khác nhau nữa ví dụ từ cách tiếp cận hệ thống, tin học, hoặc cách tiếp cận kỹ thuật.

1.1.2       Đặc điểm của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản như sau:

+ Mục đích của doanh nghiệp là theo đuổi và tìm kiếm lợi nhuận

+ Doanh nghiệp có chủ( thường là chủ sở hữu – những người bỏ vốn tạo lập doanh nghiệp)

+ Doanh nghiệp phải có vốn pháp định

+ Hoạt động của doanh nghiệp dựa trên một cơ cấu tổ chức và phân theo hệ cấp, chủ doanh nghiệp, nhà quản trị và nhân viên

+ Cơ cấu của doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận là quản lý và bộ phận kinh doanh.

1.1.3       Phân loại doanh nghiệp

Do đặc điểm phân công lao động xã hội cùng mục đích thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường, xu hướng phát triển của các doanh nghiệp hiện nay không có sự tách bạch rõ ràng, chuyên môn hóa sâu mà ngược lại từng doanh nghiệp đều đảm nhận một số công đoạn của quá trình đầu tư. Tuỳ mục đích khác nhau, căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân loại, sẽ có các loại doanh nghiệp khác nhau.

1.1.3.1. Phân loại doanh ngrhiệp theo chủ sở hữu

Theo cách phân loại này thì có hai loại doanh nghiệp:

Doanh nghiệp một chủ sở hữu. Người chủ duy nhất đó có toàn quyền quyết định phương hướng, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, và được hưởng toàn bộ lợi nhuận do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại, đồng thời phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp.

Hiện nay, doanh nghiệp một chủ sở hữu đựợc chia thành doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

“Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức  kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao”. Doanh nghiệp nhà nước được thành lập dựa trên đề nghị của Bộ trưởng Bộ chủ quản hoặc chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Doanh nghiệp nhà nước được thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập đối với những doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế”

“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp có vốn không thấp hơn mức vốn pháp định do một cá nhân là chủ và tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Doanh nghiệp tư nhân được thành lập do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ xin phép thành lập gồm đơn xin thành lập Công ty, phương án kinh doanh ban đầu và dự thảo điều lệ Công ty.

Doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu.  Đây là những doanh nghiệp do nhiều người đứng tên thành lập và cùng bỏ vốn cho doanh nghiệp hoạt động hay còn gọi là Công ty cổ phần. Những người chủ doanh nghiệp đều có quyền tham gia quản lý và hưởng những lợi ích do các hoạt động của doanh nghiệp mang lại, đồng thời cùng chia sẻ các rủi ro và trách nhiệm pháp lý.

Công ty cổ phần là công ty mà số thành viên trong suốt quá trình hoạt động tối thiểu là 7. Vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần và thể hiện dưới hình thức giấy tờ gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu được chia ra làm 2 laọi là cổ phiếu sáng lập và cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu sáng lập không được chuyển nhượng trong thời gian tối thiểu là 3 năm và được ghi tên. Cổ phiếu phổ thông không cần ghi tên và có thể tự do chuyển nhượng.

Trong công ty cổ phần, hội đồng quản trị là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị do đại hội đồng bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty bao gồm từ 3 đến 12 thành viên. Nếu hội đồng cổ đông quá 11 người thì hoạt động của công ty do ban kiểm soát giám sát.

1.1.3.2. Phân loại doanh nghiệp theo phạm vi trách nhiệm pháp lý

Theo tiêu thức này các doanh nghiệp được chia thành hai loại:

Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp mà trách nhiệm pháp lý được giới hạn trong phần vốn và tài sản mà các chủ sở hữu góp vào doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn phải có tối thiểu là 2 thành viên. Phần vốn góp của tất cả các thành viên phải được đóng đủ từ lúc thành lập doanh nghiệp và được ghi rõ trong điều lệ của doanh nghiệp. Việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên được thực hiện tự do. Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người không phải là thành viên phải được sự chấp thuận của nhóm thành viên đại diện cho ba phần tư số vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn có từ 12 thành viên trở lên phải tiến hành đại hội và bầu hội đồng quản trị và kiểm soát viên.

Doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn: là những doanh nghiệp mà chủ của nó phải chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phụ thuộc vào phần vốn mà người chủ đó đầu tư cho các hoạt động của doanh nghiệp.

1.1.3.3. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô

Theo tiêu thức này, có hai loại: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên thực tế, tiêu thức phân biệt giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ thường được dùng là: vốn, lao động, và doanh thu của doanh nghiệp. Định lượng về mức vốn, số lao động sử dụng và doanh thu để phân biệt cũng thay đổi theo thời gian và không giống nhau giữa các quốc gia, các lĩnh vực ngành nghề.

Trên thực tế người ta coi các tập đoàn kinh doanh, các tổng công ty 90 và 91 là các doanh nghiệp có quy mô lớn. Còn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trên góc độ quản trị, quy mô của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn các cách thức và công cụ quản trị.

1.1.3.4.Dựa trên tiêu thức công việc chủ yếu mà doanh nghiệp kinh doanh và phần vốn đầu tư vào công việc kinh doanh đó có thể phân thành các doanh nghiệp.

            Doanh nghiệp sản xuất

-         Doanh nghiệp thương mại

-         Doanh nghiệp dịch vụ

Doanh nghiệp sản xuất là các doanh nghiệp có chức năng chủ yếu tạo ra các sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường

Doanh nghiệp thương mại là các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các công việc mua bán hàng hóa. Doang nghiệp thương mại có thể phân chia thành các cửa hàng, các trung tâm, các xí nghiệp, các liên hiệp xí nghiệp, các công ty, các hang…..

Doanh nghiệp dịch vụ: Khác với doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp dịch vụ chủ yếu không phải là các sản phẩm vật chất mà là các sản phẩm phi vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó về phục vụ khách hàng. Ví dụ: dịch vụ vận tải, thanh toán tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ spa, du lịch…..

1.2            . Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1       Khái niệm về môi trường kinh doanh

Trong xã hội nói chung và cuộc sống kinh doanh nói riêng, không một ai và không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại biệt lập. Tất cả đều có sự tổng hòa các mối quan hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau.

Xuất xứ của thuật ngữ môi trường theo nghĩa đen dùng để thể hiện một không gian hữu hạn bao quanh một hữu hạn những sự vật, hiện tượng nhất định. Bởi tính thông dụng của thuật ngữ này mà người ta gắn thêm với nó các tính chất cần thiết để mô phỏng sự vật, hiện tượng trong các trạng thái khác nhau như môi trường khí, môi trường nước, môi trường khí hậu, môi trường địa chấn, môi trường sinh trưởng, môi trường đào tạo, môi trường chính trị, văn hóa……môi trường kinh doanh.

Doanh nghiệp tồn tại, vận hành và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định. Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau sẽ có các quan điểm khác nhau về môi trường.

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố (tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế, tổ chức và kỹ thuật...), các tác động và các mối liên hệ (bên trong và bên ngoài và giữa trong với ngoài) của doanh nghiệp có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đây là cách tiếp cận nhìn từ góc độ vi mô. Nhiều nhà kinh tế cho rằng môi trường kinh doanh tốt nhất của các doanh nghiệp là một thị trường hoàn thiện, bao gồm đầy đủ các yếu tố, ví dụ như thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động…

1.2.2. Phân loại môi trường kinh doanh

            Môi trường kinh doanh rất phong phú và đa dạng do đó, để kiểm soát cần thiết phải có sự phân tích, đánh giá từng lực lượng. Sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường được xem xét và phân thành nhiều loại: Môi trường tổng quát( vĩ mô) và môi trường đặc thù( vi mô), môi trường ổn định( ít biến đổi) và môi trường năng động( hay thay đổi); môi trường đơn giản và môi trường phức tạp.

            Thứ nhất: Xét theo cấp độ ngành và nền kinh tế quốc dân. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia thành:

            Môi trường vĩ mô: là tổng thể các tác nhân nằm bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh, đến từng doanh nghiệp, nhưng không phải theo một cách nhất định mà thuận, nghịch khác nhau đối với từng doanh nghiệp.

     Môi trường vi mô: là những yếu tố được xác định đối với một ngành kinh doanh hoặc từng doanh nghiệp kinh doanh trong mối quan hệ với các đối tác hữu quan với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và làm cho doanh nghiệp phân biệt với các doanh nghiệp khác, bao gồm:

- Các nhà cung cấp (cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá, tài chính và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, điện, nước…).

- Các khách hàng của doanh nghiệp (người mua buôn, người mua lẻ, mua nguyên vật liệu, mua hàng hoá vật phẩm tiêu dùng…)

- Các tổ chức cạnh tranh và bạn hàng là những yếu tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới doanh nghiệp. Có các tổ chức cạnh tranh gần (trực tiếp) là các doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng, cùng ngành hàng trên cùng một thị trường và các tổ chức cạnh tranh xa (gián tiếp) bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng hay ngành hàng khác nhưng có thể thay thế mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp. Cần phải lưu ý đến cách nhìn nhận các tổ chức cạnh tranh để có một cách ứng xử có hiệu quả và phù hợp với thế giới hiện đại.

Các tổ chức cạnh tranh, một mặt là đối thủ của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp bị giảm bớt doanh số, phải tăng thêm chi phí, hạ giá bán (hoặc không nâng giá bán được theo ý muốn). Điều đó có nghĩa là chính các tổ chức cạnh tranh làm cho doanh nghiệp phải hoạt động trong các điều kiện khó khăn hơn, lợi nhuận có nguy cơ bị giảm đi.

Nhưng mặt khác, cũng chính các tổ chức cạnh tranh lại là các đồng nghiệp của doanh nghiệp, cùng với doanh nghiệp (do có sự cạnh tranh lẫn nhau) tạo ra sức hấp dẫn lôi cuốn khách hàng đến mua hàng. Trên khía cạnh đó, các tổ chức cạnh tranh là một nhân tố quan trọng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, các tổ chức cạnh tranh vừa là đối thủ, vừa là bạn đồng nghiệp của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải ứng xử với nhau theo các chuẩn mực của pháp luật cũng như các chuẩn mực đạo đức xã hội, nhằm tạo lập vững chắc môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân phát triển.   

- Nhà nước, bao gồm nhà nước trung ương và nhà nước địa phương: Nhà nước là của chung mọi doanh nghiệp, nhưng thái độ của Nhà nước trung ương đối với các lĩnh vực kinh doanh, các địa phương khác nhau là khác nhau (về chính sách, về thứ tự ưu tiên), thái độ của Nhà nước địa phương đối với doanh nghiệp và đảm bảo hạ tầng cho doanh nghiệp hoạt động cũng khác nhau.

            Môi trường bên trong hay còn gọi là môi trường nội bộ: bao gồm các yếu tố nội tại  trong một doanh nghiệp. Các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp bao gồm các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp: nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất, mạng lưới kinh doanh, vốn kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, hệ thống thông tin, thị trường và thị phần của doanh nghiệp, văn hóa của tổ chức, nhãn hiệu và thương hiệu, nghiên cứu và phát triển…Doanh nghiệp có thể kiểm soát được các nhân tố thuộc môi trường này.

            Thứ hai: Xét theo các nhóm thuộc môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh có thể chia thành:

            Nhóm môi trường kinh tế - chính trị - xã hội: Được đánh giá trên các chỉ tiêu chung của nền kinh tế như tổng sản phẩm xã hội, tổng sản phẩm trong nước(GDP), tổng sản phẩm trong nước tình theo đầu người, tình hình tài chính quốc gia, tình hình giá cả, lạm phát, tình hình lao động và việc làm, tiền lương và mức sống, sự ổn định chính trị của đất nước, thái độ và chính sách của nhà nước với doanh nghiệp kinh doanh, sự can thiệp của chính phủ vào môi trường và hoạt động kinh doanh, các yếu tố thuộc về dân số, quy mô, tốc độ tăng trưởng, tập quán xã hội……

            Nhóm môi trường hành chính – kinh tế: Mô hình tổ chức quản lý kinh tế và hoạt động kinh doanh của nhà nước; hoạt động của bộ máy hành chính kinh kế của chính phủ; các thủ tục hành chính – kinh tế thành lập, giải thể, sát nhập doanh nghiệp

            Nhóm môi trường tự nhiên: các ràng buộc của xã hội về môi trường và bảo vệ môi trường, vấn đề xử lý phế thải của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vấn đề xử lý ô nhiễm, vấn đề bảo vệ cảnh quan, vệ sinh,  an sinh, nguồn nguyên liệu tự nhiên……

            Thứ ba: xét theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động kinh doanh. Môi trường kinh doanh được phân thành:

            Môi trường bên ngoài: là toàn bộ các tác nhân nằm ngoài doanh nghiệp như quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, khoa học, công nghệ, tài nguyên….hình thành một cách khách quan và luôn ảnh hưởng đến quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài đóng vai trò là khách thể đối với hoạt động  kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố này luôn luôn biến động và doanh nghiệp không thể kiểm soát được, chỉ có thể phân tích và thích nghi với hoàn cảnh và tận dụng cơ hội các điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đồng thời khắc phục khó khăn, những bất lợi của môi trường để có thể giảm thiểu được rủi ro và bất lợi trong kinh doanh nhất.

            Môi trường bên trong: Môi trường kinh doanh bên trong doanh nghiệp là toàn bộ các tác nhân bên trong doanh nghiệp có liên quan và ảnh hưởng tới quá trình tồn tại, vận hành và phát triển doanh nghiệp. Môi trường bên trong  có thể coi là chủ thể của hoạt động kinh doanh bao gồm các nguồn lực vật chất và phi vật chất( tinh thần). Trong đó nguồn lực phi vật chất là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bao gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, truyền thống, tập quán, thói quen, nghi lễ, các phong cách sinh hoạt, các nghệ thuật ứng xử….được duy trì trong doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố đó tạo ra một bầu” không khí”, một bản sắc tinh thần đặc trưng riêng cho từng doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nền văn hóa phát triển cao sẽ có không khí làm việc say mê, đề cao sự sáng tạo chủ động và trung thành. Ngược lại những doanh nghiệp có nền văn hóa thấp sẽ phổ biến sự bang quan, thờ ơ và bất lực hóa đội ngũ lao động của doanh nghiệp.

1.2.3. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp

            Sự thành công trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nếu không tính đến yếu tố may rủi, chỉ xuất hiện khi biết kết hợp hài hòa giữa các yêu tố bên trong doanh nghiệp với thời cơ, cơ hội của môi trường bên ngoài.

            Trên cơ sở nắm vững các nhân tố chủ yếu quyết định môi trường kinh doanh, am hiểu tính chất phức tạp và tính biến động của môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp có thể tiên lượng trước các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xu hướng và tốc độ thay đổi của môi trường để đề ra các chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng cho doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho nhà quản trị không được thụ động đối phó với môi trường, mà phải kiểm soát được môi trường có chiến lược để giảm bớt sự lệ thuộc vào môi trường thông qua các giải pháp cơ bản như dự báo, san bằng, vô hiệu hóa bất trắc….

1.3            . Văn hóa doanh nghiệp

Thực tế kéo dài trong nhiều năm, nhất là ở trong cơ chế kinh doanh bao cấp, nhân viên đến công sở làm việc trong 8h/ngày còn ở cơ chế thị trường thì thời gian làm việc của nhân viên đặc biệt là các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp là khó nhận biết, thời gian làm việcmột ngày có thể kéo dài 12h/ngày thậm chí nhiều hơn nữa. Giờ nghỉ của họ phụ thuộc vào nhịp độ của công việc. Thông thường nhân viên làm việc ở doanh nghiệp thời gian càng kéo dài thì càng cần phải tạo ra một môi trường sống tối ưu tại doanh nghiệp. Kinh doanh là một nghệ thuật cần sự sáng tạo và các giải pháp thông minh trong một môi trường năng động, nhiệt huyết vì vậy văn hóa doanh nghiệp càng trở nên quan trọng. Có rất nhiều cách thức để tạo lập và duy trì một môi trường văn hóa của doanh nghiệp, tùy thuộc vào khả năng sáng tạo và sự động não của nhà quản trị mà môi trường văn hóa của doanh nghiệp mạnh hay yếu.

Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng từ những giá trị thuộc về yếu tố phi vật chất do con người sinh ra. Văn hoá doanh nghiệp là tính cách, cách thức suy nghĩ và hành động trong doanh nghiệp đó, được chia sẻ bởi hầu hết các thành viên và được các thành viên mới học tập nếu họ muốn tồn tại và tiến bộ trong tổ chức đó.

Văn hoá tổ chức xuất phát từ sứ mệnh, các mục tiêu chiến lược của tổ chức và văn hoá xã hội, nó bao gồm những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực, các nghi lễ và truyền thuyết về những sự kiện nội bộ

Khi nói đến văn hoá của tổ chức là nói đến một nhận thức chỉ tồn tại trong một tập thể chứ không phải trong một cá nhân. Các cá nhân ở những cương vị khác nhau, thực hiện những quá trình khác nhau trong tổ chức đều có khuynh hướng diễn tả văn hoá của tổ chức cùng một cách. Chính vì thế văn hóa của tổ chức giúp cho người ta phân biệt được tổ chức này với tổ chức khác.

Chức năng mà văn hoá tổ chức thực hiện là làm cho các thành viên thích ứng với môi trường bên ngoài và hội nhập với nội bộ của tổ chức, giúp tổ chức thích nghi với môi trường hoạt động của mình. Ngoài ra, văn hoá còn có chức năng điều chỉnh hành vi của các thành viên phù hợp với hành vi được chấp nhận trong tổ chức.

Ø  Thành tố của văn hóa tổ chức

Văn hoá tổ chức bao gồm:

- Những giá trị cốt lõi (core values): là những giá trị trung tâm của văn hoá tổ chức phản ánh những giá trị liên quan đến công việc của một xã hội, một cộng đồng mà trong đó tổ chức đang hoạt động

- Những chuẩn mực (norms): là những quy tắc không chính thức về những hành vi ứng xử được các thành viên trong nhóm chia sẻ và bị ràng buộc phải tuân thủ.

- Những niềm tin (beliefs): những điều mà người ta tin là đúng, trung thực,.. và thông thường nó đến từ bên ngoài của tổ chức như từ tôn giáo và nó có tác động đến những giá trị chung.

- Những huyền thoại (legends/myths): là những câu chuyện liên quan đến các sự kiện mang tính tiêu biểu cho các thành viên và thông thường nó được hư cấu từ những câu chuyện có thật để tạo thành những hình ảnh lý tưởng

- Những nghi thức tập thể (collective rites): là những hoạt động tinh thần của tập thể như lễ hội, .. được lặp đi lặp lại để tạo nên sự đồng tâm hiệp lực giữa các thành viên và tạo cho các thành viên cảm thấy họ là một bộ phận của tổ chức.

- Những điều cấm kỵ (taboos): là những tập quán văn hoá của tổ chức ngăn cấm các thành viên trong tổ chức không được phép làm, hay nói về điều gì đó.

Văn hóa doanh nghiệp là mạnh là một trong những nhân tố giúp doanh nghiệp có thể thành công trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng quy định bản sắc văn hóa của doanh nghiệp đó. Thông thường một số cách thức mà các doanh nghiệp thường sử dụng để xây dựng văn hóa của doanh nghiệp:

Thứ nhất: Chọn lựa nhân viên có trình độ văn hoá ngang nhau, trong đó bằng cấp tốt nghiệp (phổ thông trung học, trung cấp kỹ thuật, cao đẳng, đại học…) chỉ là một tiêu chí lựa chọn. Cần phải quan tâm đến hoàn cảnh sống, gia đình, vợ, chồng, con cái… của người định tuyển và nhiều yếu tố khác nữa nhằm mục đích có được tiền đề tốt cho việc xây dựng môi trường văn hoá nhân văn tốt.

Thứ hai: Quy định rõ ràng chức trách, quyền hạn nhiệm vụ của từng nhân viên, và mối quan hệ giữa họ với nhau. Trong một số doanh nghiệp còn quy định cả cách thức xưng hô với nhau, với khách hàng; trang phục quần áo; trang trí nội thất…

Thứ ba: Tổ chức các cuộc nghỉ cuối tuần, đi du lịch tập thể công ty (có và không có gia đình).

Thứ tư: Mời các văn nghệ sĩ, ca sĩ đến biểu diễn ở doanh nghiệp.

Thứ năm: Tổ chức các báo cáo ngoại khoá, các xinêma, hội thảo, các lớp học chuyên đề mà nội dung hết sức đa dạng và phong phú.

Thứ sáu: Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống của doanh nghiệp, các ngày lễ sinh nhật của các nhân viên, thăm nom chúc mừng các gia đình của các nhân viên làm việc trong doanh nghiệp…

Thứ bảy: Xây dựng các “truyền thuyết” về các sự kiện, các con người có đóng góp hoặc ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp…

Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, những hình thức tăng cường sự hiểu biết và gắn kết lẫn nhau giữa các thành viên, nhằm tạo nên sự nhất trí cao độ trong doanh nghiệp sẽ càng ngày càng phong phú và đa dạng. Nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo lập một bầu không khí cởi mở, tin tưởng lẫn nhau, tranh luận nhưng không mâu thuẫn, thống nhất với nhau ở mục tiêu chung nhưng không đơn điệu và và buồn tẻ nhằm có được thường trực trong suy nghĩ của mỗi nhân viên của mình một ý nghĩ tự hào về doanh nghiệp nơi mình làm việc, một tinh thần trách nhiệm trước uy tín của nó, để trong doanh nghiệp luôn tràn trề một không khí sống và làm việc đặc biệt riêng không trộn lẫn với các doanh nghiệp khác, ở đó mỗi thành viên đều cảm thấy doanh nghiệp như một cộng đồng sinh sống, trong đó có đủ điều kiện sống, để phát triển và để tự hoàn thiện bản thân.

1.4            . Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Theo định nghĩa về doanh nghiệp thì doanh nghiệp là tổ chức kinh doanh hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận. Tuy nhiên bên cạnh mục tiêu đó thì doanh nghiệp cần phải quan tâm đến yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đó là trách nhiệm xã hội và thực hiện trách nhiệm. Doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh doanh không quan tâm đến những ảnh hưởng mà doanh nghiệp gây ra cho xã hội như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, khai thác kiệt quệ nguồn nguyên liệu tự nhiên…thì cuối cùng doanh nghiệp cũng hứng chịu hậu quả từ xã hội.

Một số nhà quan điểm cho rằng kinh doanh là kinh doanh, doanh nghiệp không có và không phải thực hiện một trách nhiệm với xã hội nào khác ngoài việc cung cấp cho khách hàng các hàng hóa và dịch vụ với giá cả thỏa thuận giữa các bên, dịch vụ chu đáo thuận tiện và thu về lợi nhuận.

Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng: doanh nghiệp có bổn phận đáp ứng và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, phải huy động một phần nguồn nhân lực của doanh nghiệp để giải quyết công việc đó.

Có thể tóm lược  một số quan điểm và thái độ ứng xử của doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội như sau:

Thứ nhất: Trách nhiệm xã hội là việc giải quyết các vấn đề nguồn lực, năng lực hoạt động của doanh nghiệp đã được xác định để nâng cao lợi nhuận trong phạm vi giới hạn của pháp luật kinh doanh cho phép.

Với quan điểm này, thị trường  đóng vai trò quan trọng nhất với doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Ở thị trường đó doanh nghiệp tìm thấy động lực kinh doanh nhằm phục vụ xã hội. Tiếp đến, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận bằng cách bán hàng và phục vụ khách hàng. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc đào tạo, tái đào tạo, giảm thiểu thất nghiệp thông qua việc mở rộng quy mô tạo công ăn việc làm cho người lao động. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ làm cho nguồn thu ngân sách qua thuế ngày càng lớn, tạo ra sự kích thích kinh tế quan trọng đối với đầu tư mới và đảm bảo trách nhiệm đối với khách hàng. 

Như vậy, quan niệm này cho rằng trách nhiệm xã hội được thực hiện một cách tốt nhất gián tiếp qua hoạt động kinh tế, thông qua việc thu lợi nhuận và sử dụng (phân phối) lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thứ hai, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thực hiện không phải chỉ bằng kinh tế, mà còn bao gồm các yếu tố ngoài kinh tế.

Thông thường doanh nghiệp nào cũng hướng tới các mục tiêu tài chính, đó là lợi nhuận ròng hay hiệu suất đầu tư. Tuy nhiên, cần phải quan tâm đến các khía cạnh khác ngoài lợi nhuận như những ảnh hưởng của doanh nghiệp tới môi trường như ô nhiễm, tai họa thiên nhiên,… Quan điểm này coi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự thừa nhận một nghĩa vụ xã hội nằm ngoài phạm vi yêu cầu của luật pháp. Ví dụ: Doanh nghiệp xuất khẩu sứ Bát Tràng Bảo Long bỏ ra 47,9 tỷ làm từ thiện để ửng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt, đây là thực hiện trách nhiệm xã hội chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc phải làm. VD. Công ty bột ngọt Vedan thải nước thải xuống các sông làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của nhân dân và phải bồi thường khắc phục hậu quả là nghĩa vụ bắt buộc thực hiện trách nhiệm xã hội.

Các nhà quản trị sẽ thực hiện trách nhiệm xã hội của bản thân mình và của doanh nghiệp theo đòi hỏi và yêu cầu của pháp luật và trách nhiệm  công dân, theo các chuẩn mực của đạo đức xã hội, theo tiếng gọi của lương tâm và theo truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc.

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho các doanh nghiệp mà còn giúp các doanh nghiệp xây dựng đựoc hình ảnh của doanh nghiệp trước dư luận cộng đồng, tăng cường khả năng đứng vững trên thương trường của doanh nghiệp; Đảm bảo tiêu chuẩn văn hoá xã hội. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội cũng giúp doanh nghiệp có quan hệ tốt với chính quyền, tạo cơ sở tiền đề cho việc chấp hành pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh những thuận lợi khi thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn:

Thứ nhất: Nó vi phạm nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận

Thứ hai: Nếu chi phí và trách nhiệm xã hội quá lớn sẽ làm chi phí của doanh nghiệp tăng đáng kể gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ nói chung và hoạt động tài chính của doanh nghiệp nói riêng.

Thứ ba: Các nhà quản trị doanh nghiệp thiếu năng lực hiểu biết xã hội để giải quyết những vấn đề xã hội.

Thứ tư: Việc tham gia thực hiện các trách nhiệm xã hội của nhà quản trị có thể không nhận được sự ủng hộ và chấp nhận của dư luận xã hội vì những lý do khác nhau

Tóm lại, trong vô số rang buộc chặt và lỏng, ở một vị thế khó khăn doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình các chiến lược và cách thức ứng xử tình thế để có thể đón được môi trường, tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro và được môi trường chấp nhận.

1.5. Khái luận về quản trị doanh nghiệp

1.5.1. Khái niệm và bản chất của quản trị doanh nghiệp

1.5.1.1. Khái niệm

Quản trị doanh nghiệp là sản phẩm của con người, là sản phẩm trí tuệ, nó thể hiện nhận thức của con người, vì thế có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị doanh nghiệp tùy thuộc vào học thuyết, trường phái khác nhau về quản trị. Ví dụ như Quản trị theo cơ cấu và chế độ, quản trị theo mối quan hệ giữa con người với cón người, quản trị theo hành vi…

Thứ nhất: Quản trị doanh nghiệp xét từ góc độ quan hệ giữa con người với con người: Quản trị doanh nghiệp được hiểu là phương thức nhằm đảm bảo hoàn thành công việc một cách có kết quả và hiệu quả cao bằng và thông qua nỗ lực của những người khác.

Có thể nhận thấy từ góc độ này, phương thức được hiểu là cách thức nhà quản trị tiến hành các hoạt động quản trị thông qua việc thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát, là cách thức tác động của nhà quản trị đến những người dưới quyền để đảm bảo hoàn thành các công việc theo những mục tiêu hay mông muốn của họ.

Mọi hoạt động quản trị đều hướng tới mục tiêu là đảm bảo hoàn thành công việc. Tuy nhiên không phải chỉ là kết quả mà đối với hoạt động kinh doanh thì cần phải có cả hiệu quả, tức là phải gắn chi phí bỏ ra với kết quả thu được.

Thứ hai: Nếu theo học thuyết về hành vi thì Quản trị doanh nghiệp được hiểu là công việc thường xuyên hàng ngày của bất kỳ nhà quản trị nào, là tổng hợp các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc một cách có kết quả và hiệu quả cao bằng và thông qua nỗ lực của những người khác.

Hoạt động được thực hiện chính là việc nhà Quản trị tiến hành các hậot động nghe, nói, đọc, viết, nhìn, suy nghĩ…nhờ các giác quan của mình để từ đó thực hiện các chức năng hay các hoạt động quản trị căn bản.

Thứ ba: Theo lý thuyêt hệ thống và điều khiển, trong một vài trường hợp cụ thể thì không hành động lại là phương thức quản trị hiệu quả nhất. Theo lý thuyết này, mỗi doanh nghiệp là một hệ thống hoàn chỉnh và một trong các đặc trưng của nó là tự điều chỉnh và tự phát huy. Không hành động là phương thức quản trị dễ nhưng cũng rất khó. Dễ ở chỗ không cần năng lực đặc biệt, khó ở sức ép tâm lý trước nhà nước, trước cộng đồng và trước xã hội.

Tóm lại,” Quản trị doanh nghiệp được hiểu là tổng hợp các hoạt động được thực hiện nhằm đạt được mục đích (đảm bảo hoàn thành công việc) thông qua sự nỗ lực (sự thực hiện) của những người khác”

Hoạt động quản trị có thể tiến hành khi hội tụ 3 điều kiện:

-          Phải có chủ thể quản trị là các tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng quản trị là người nhận các tác động

-          Phải có mục tiêu chung cho cả chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, mục tiêu chung là cơ sở để chủ thể quản trị đưa ra các tác động và đối tượng quản trị tiếp nhận tác động

-          Sự tác động hay tiếp nhận tác động của chủ thể và đối tượng quản trị phải dặt trong một môi trường nhất định, nghĩa là phải xem xét đến những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình tạo ra và tiếp nhận tác động

                                        Môi trường kinh doanh

Chủ thể quản trị

( nhà quản trị)

Đối tượng quản trị

( nhân viên dưới quyền)

                                            Sơ đồ 1.1 Mô hình quản trị doanh nghiệp

 1.5.1.2. Bản chất của quản trị doanh nghiệp   

            Bản chất của quản trị doanh nghiệp là xem xét hoạt động Quản trị trên phương diện kinh tế - xã hội nhằm trả lời cho câu hỏi sản xuất kinh doanh để làm gì? Sản xuất kinh doanh như thế nào?

            Sản xuất kinh doanh nhằm mục đích làm giàu cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài, trang trải mọi chi phí hoạt động và có lợi nhuận, thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi về vất chất và tinh thần của chủ doanh nghiệp và nhân viên.

            Sản xuất kinh doanh như thế nào thực chất là việc xem xét sự kết hợp mọi nỗ lực chung của con người và sử dụng tốt nhất các của cải vật chất thuộc phạm vi sở hữu của doanh nghiệp để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi cá nhân một cách khôn khéo và hiệu quả nhất.

            Doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi:

-         Sản xuất kinh doanh mặt hàng gì và như thế nào?

-         Khách hàng là ai? Bán hàng bằng cách nào ?

-         Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn.

-         Cách thức đối phó với các đối thủ cạnh tranh hiện tại

-         Kênh phân phối hàng hóa như thế nào?

-         Những rủi ro có thể xảy ra và cách khắc phục?

-         Mục đích sản xuất kinh doanh mặt hàng đó?

1.5.2. Các chức năng của quản trị doanh nghiệp

            Chức năng là sản phẩm của sự phân công lao động xã hội, nó mang tính khách quan và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người. VD: Tai để nghe, mắt để nhìn, mồm để ăn và nói….

            Chức năng quản trị là các hoạt động, các hành vi mà nhà quản trị cần thực hiện. Tùy theo các cách tiếp cận và góc độ nghiên cứu Quản trị doanh nghiệp bao gồm các chức năng khác nhau như hoạch định, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra, nhân sự, tài chính…

            Tiếp cận theo quá trình, Quản trị doanh nghiệp bao gồm các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.

a.      Chức năng hoạch định: Hoạch định được hiểu là một quá trình liên quan đến tư duy và ý chí của con người, bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu, định rõ chiến lược, chính sách, thủ tục, quy tắc, các kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu.

Chức năng hoạch định bao gồm 4 nội dung cơ bản:

+ Xác định mục tiêu của doanh nghiệp gắn với từng thời kỳ của doanh nghiệp

+ Xác định các chuơng trình, chính sách, phương pháp, thủ tục, nguyên tắc để đạt mục tiêu.

+ Xác định các giai đoạn cần thiết để thực hiện mục tiêu

+ Xác định các phương tiện cần thiết để thực hiện mục tiêu.

Hoạch định là hoạt động tư duy, suy nghĩ, nó là quá trình liên tục được lặp đi lặp lại nhiều lần và có tính chu kỳ.

b.      Chức năng tổ chức: Đây là chức năng liên quan đến việc xác lập hình thức tổ chức doanh nghiệp, trong đó phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cho mỗi cấp, mỗi bộ phận, mỗi thành viên trong doanh nghiệp.

Tổ chức quy định sự phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận cũng như cấp bậc quản trị trong tổ chức. Chức năng tổ chức còn bao gồm cả ủy quyền, ủy nhiệm giữa các cấp quản trị để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Chức năng tổ chức thể hiện ủy quyền, ủy nhiệm nhiều hay ít phụ thuộc vào tầm quản trị của nhà quản trị rộng hay hẹp.

c.      Chức năng lãnh đạo: là một chức năng bao gồm nhiều hoạt động như chỉ thị, mệnh lệnh, chỉ dẫn, uốn nắn, kìm hãm, thúc đẩy, động viên để tác động nhân viên hoặc một nhóm nhân viên nhằm thực hiện các mục tiêu mong muốn của nhà quản trị.

d.      Chức năng kiểm soát: Bao gồm việc kiểm tra, đo lường, đánh giá kết quả so với các tiêu chuẩn để từ đó phát hiện ra các sai lệch, tìm nguyên nhân và đưa ra các hoạt động điều chỉnh thích hợp.

Nếu nhìn nhận trên phương diện lý thuyết, chúng ta nhận thấy dường như các chức năng này có mối quan hệ lỏng lẻo, nhưng nguyên nhân là khi xem xét chúng ta đặt các chức năng đó trong sự độc lập tương đối. Trên thực tế, bốn chứcnăng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau và sự phân biệt từng chức năng chỉ mang tính chất tương đối. Bốn chức năng này không tách biệt nhau mà luôn chi phối quy định nhau, trở thành công việc thường xuyên của các nhà quản trị. Nhiệm vụ của nhà quản trị là phối hợp các chức năng với mục tiêu của nhân viên và doanh nghiệp để hoàn thành công việc và mục tiêu chung của tổ chức.

1.5.3. Mối quan hệ giữa hệ thống quản trị doanh nghiệp với các yếu tố có liên quan đến doanh nghiệp

            Hệ thống Quản trị doanh nghiệp là hệ thống bao gồm các phần tử có tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, chi phối lẫn nhau, nó bao gồm các yếu tố khác nhau nhưng nó lại là hệ thống con của hệ thống doanh nghiệp.

            Bản thân hệ thống quản trị doanh nghiệp có mối quan hệ với hệ thống doanh nghiệp và có mối quan hệ với các phần tử khác cấu thành nên hệ thống doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống sản phẩm, công nghệ kinh doanh, cơ cấu sản phẩm…

            Như vậy, giữa hệ thống quản trị doanh nghiệp với doanh nghiệp và các yếu tố có liên quan sẽ có sự tác động lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Vì vậy việc nghiên cứu và giải quyết tốt mối các quan hệ này sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị doanh nghiệp.

1.5.3.1. Mối quan hệ giữa hệ thống quản trị doanh nghiệp với chiến lược kinh doanh

Mọi hoạt động quản trị trong doanh nghiệp đếu phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược kinh doanh. Vì vậy, với một chiến lược đã lựa chọn và xây dựng theo kiểu tăng trưởng, ổn định và suy giảm thì hệ thống quản trị doanh nghiệp với các yếu tố cấu thành của nó phải được xây dựng và điều chỉnh cải tiến hay hoàn thiện sao cho đáp ứng được yêu cầu của chiến lược kinh doanh.

Khi xây dựng hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp phải dựa vào chiến lược kinh doanh đã lựa chọn và xây dựng. Xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên việc đáp ứng yêu cầu của chiến lược kinh doanh, ngược lại khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải căn cứ vào hệ thống quản trị đã có.

1.5.3.2. Mối quan hệ giữa hệ thống quản trị doanh nghiệp với công nghệ kinh doanh

            Công nghệ kinh doanh là một tập hợp các tri thức về phương páhp, quy trình, quy tắc, kỹ năng, kỹ xảo…được sử dụng trong quá trình tác động vào đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người.

            Công nghệ kinh doanh là phương pháp để chuyển toàn bộ tài nguyên( các yếu tố đàu vào) thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ( các yếu tố đầu ra) đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung. Công nghệ đựoc hiểu theo nghĩa rộng chứ không bao hàm nội ý chỉ phương tiện vật chất như máy móc, thiết bị mà nó còn bao hàm cả ý về quy trình và phương pháp sản xuất…

            Giữa hệ thống quản trị doanh nghiệp và công nghệ kinh doanh đã được lựa chọn có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Trong đó các yếu tố thuộc hệ thống quản trị được xác định điều chỉnh hoàn thiện cho phù hợp với kiểu công nghệ mà doanh nghiệp đang ứng dụng. Ngược lại, việc lựa chọn và áp dụng công nghệ nào cũng cần phải dựa vào hệ thống quản trị, nhất là dựa vào các yếu tố của hệ thống như sự phân công lao động, sự tập trung hóa hay phân quyền, cơ chế liên kết trong hoạt động hệ thống thông tin và những đặc điểm nhân sự.

1.5.3.3. Mối quan hệ giữa hệ thống quản trị doanh nghiệp với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

            Quá trình phát triển của doanh nghiệp thông thường trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn khởi sự, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn suy vong.

            Giai đoạn khởi sự: Là giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập đi vào hoạt động, chưa có lợi nhuận, thậm chí là lỗ do chi phí cao, thương hiệu chưa có, doanh thu thấp. Ở giai đoạn này doanh nghiệp phải đầu tư nhiều cho việc xây dựng cơ cấu và xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp chưa có thị phần, chi phí quảng cáo nhiều.

            Giai đoạn phát triển: Doanh nghiệp lúc này đã có chỗ đứng trên thị trường, được thị trường chấp nhận. Doanh thu bắt đàu tăng cao do khách hàng biết đến doanh ngheepj và tiêu dừng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động bắt đầu giảm dần do việc ổn định được cơ cấu tổ chức và giảm thiểu chi phí quảng cáo xây dựng thương hiệu, lợi nhuận bắt đàu hình thành và tăng với tốc độ cao.

            Giai đoạn trưởng thành: Doanh nghiệp đã thực sự ổn định và có chỗ đứng vững trên thị trường, doanh thu đạt đến mức cao nhất, lượng khách hàng cao nhất, chi phí hoạt động thấp nhất, lợi nhuận là cao nhất.

            Giai đoạn suy vong: Lượng khách hàng bắt đàu giảm, doanh thu và lợi nhuận có thể vẫn cao ở thời kỳ đầu song có xu hướng giảm dần. Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

      Trong toàn bộ quá trình phát triển mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù doanh nghiệp sản xuất, thương mại hay dịch vụ, đều theo đuổi những mục tiêu nhất định phù hợp với điều kiện phát triển của doanh nghiệp.

      Có thể khái quát các mục tiêu mà các doanhnghiệp theo đuổi trong nền kinh tế thị trường như sau:

      Tìm kiếm lợi nhuận: Là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanhnghiệp dám chấp nhận rủi ro, mạo hiểm, nhiều người chấp nhận đánh cuộc cả sự nghiệp và tài sản của mình.

      Cung cấp hàng hóa, dịch vụ: Doanh nghiệp cần phải cung cấp được cho thị trường hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu. Việc thực hiện mục tiêu này là điều kiện để thực hiện mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên mục tiêu này đối với doanhnghiệp phải thường xuyên thay đổi theo thị hiếu của người tiêu dung và tình hình cạnh tranh.

      Thế lực kinh doanh: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh đếu muốn phát triển, muốn tạo được thế lực trong kinh doanh, khẳng định được mình và cung cấp được nhiều hàng háo dịch vụ nhằm thu lợi nhuận lớn.

      An toàn xã hội: Đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ thực hiện trách nhiệm xã hội là tìm kiếm lợi nhuận mà còn phải đảm bảo lợi ích của toàn xã hội.

      Đạo đức kinh doanh: Ngoài việc tìm kiếm lợi nhuận bằng việc tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật thì các nhà quản trị doanh nghiệp cũng pahỏ dung hòa quyền lợi của mình trong việc kiếm lời với quyền lợi khách hàng, của nhân viên.

Quan hệ giữa hệ thống quản trị doanh nghiệp và các giai đoạn path triển của doanh nghiệp chủ yếu thông qua viịec lựa chọn mục tiêu sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp để từ đó xác lập và vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp cũng như các yếu tố cấu thành phải hợp lý để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã xác định.

1.5.3.4. Mối quan hệ giữa hệ thống quản trị doanh nghiệp và chu kỳ sống của sản phẩm

            Trong giai đoạn sống của sản phẩm cần phải có một chiến lược nhất định và cần phải có một hệ thống quản trị tương ứng.

            Chu kỳ sống của một sản phẩm bao gồm bốn giai đoạn cơ bản: khởi đầu, phát triển, trưởng thành và suy thoái.

            Với mỗi một giai đoạn khác nhau của sản phẩm hoạt động quản trị diễn ra khác nhau.

            VD: Giai đoạn khởi đầu:

            + Thông tin về sản phẩm: không chính thức

            + Thời gian lập kế hoạch: dài

            + Cấu trúc tổ chức quản trị: phổ biến là không chính thức, làm việc nhóm nhiều

            + Biện pháp kiểm soát: Kiểm soát định tính, chú ý biến số về doanh số, chưa sử dụng văn bản.

            Việc phân tích và nghien cứu được mối quan hệ giữa chu kỳ ssống ản phẩm và hệ thống quản trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược, phương pháp và quy trình ứng dụng hợp lý nhất đảm bảo mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra đối với sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và nghiên cư phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường khi sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp bão hòa trên thị trường.

1.5.3.5. Mối quan hệ giữa danh mục mặt hàng kinh doanh với cơ cấu tổ chức quản trị

            Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ cho thấy:

            Đối với các doanh nghiệp có một sản phẩm duy nhất( doanh số sản phẩm chiếm 95% doanh số của doanh nghiệp) thì cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng.

            Đối với các doanh nghiệp có sản phẩm chủ yếu( Các doanh nghiệp có sản phẩm mà tỷ trọng của sản phẩm trong mức luân chuyển của doanh nghiệp chiếm 70%) thì có 2/3 doanh nghiệp sử dụng cơ cấu chức năng và 1/3 sử dụng cơ cấu sản phẩm.

            Đối với doanh nghiệp có sản phẩm liên kết( sản phẩm có đặc điểm chung trong sản xuất hoặc trong lưu thông, tiêu dùng) thì trên 2/3 số doanh nghiệp nghiên cứu sử dụng cơ cấu theo sản phẩm, 1/3 còn lại áp dụng cơ cấu theo chức năng.

            Đối với doanh nghiệp có sản phẩm không liên kết( tức là giữa chúng không có hoặc ít có sự chung trong sản xuất và lưu thông) thì tuyệt đại bộ phận áp dụng cơ cấu theo sản phẩm, không có doanh nghiệp nào áp dụng cơ cấu theo chức năng.

            Như vậy từ nghiên cứu trên có thể nhận thấy danh mục mặt hành quy định cơ cấu quản trị áp dụng. Với danh mục mặt hàng của các doanh nghiệp khác nhau thì việc áp dụng cơ cấu hợp lý sẽ đảm bảo việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

1.6.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

1.1  Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp   

Trong thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp, nhưng suy cho cùng “ Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế đựợc thành lập để thực hiện  các hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời”.

+ Mục đích của doanh nghiệp là theo đuổi và tìm kiếm lợi nhuận

+ Doanh nghiệp có chủ( thường là chủ sở hữu – những người bỏ vốn tạo lập doanh nghiệp)

+ Doanh nghiệp phải có vốn pháp định

+ Hoạt động của doanh nghiệp dựa trên một cơ cấu tổ chức và phân theo hệ cấp, chủ doanh nghiệp, nhà quản trị và nhân viên

+ Cơ cấu của doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận là quản lý và bộ phận kinh doanh

Tùy thuộc vào mục đích khác nhau, căn cứ và tiêu thức khác nhau mà người ta phân doanh nghiệp theo các hình thức khác nhau

1.2  Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng thể các tác nhân bao quanh doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp.

Có ba loại môi trường bao quanh doanh nghiệp:

+ Môi trường vĩ mô

+ Môi trường vi mô( môi trường tác nghiệp)

+ Môi trường nội bộ( môi trường bên trong tổ chức)

1.3  Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị tinh thần được chia sẻ giũa các thành viên trong doanh nghiệp. Nó bao gồm các giá trị về các ứng xử, giá trị cốt lõi, những chuẩn mực, những niềm tin, những huyền thoại, những nghi thức tập thể, những điều cấm kỵ…

Văn hóa doanh nghiệp giúp tạo lập bầu không khí làm việc trong doanh nghiệp, quyết định và ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp có văn hóa mạnh thì bầu không khí làm việc nhiệt huyết, trung thành và sáng tạo chủ động, ngựoc lại văn hóa doanh nghiệp yếu thì bầu không khí làm việc thờ ơ, thiếu trách nhiệm và ít sự sáng tạo chủ động trong công việc.

1.4. Trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp ngoài việc cung cấp hàng hóa,dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp cho các thành viên thuộc tổ chức thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn bao gồm cả việc đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, an toàn xã hội.

1.5. Quản trị doanh nghiệp và các chức năng quản trị doanh nghiệp

            Quản trị doanh nghiệp là việc thực hiện công việc bằng và thông qua nỗ lực của người khác.

            Quản trị doanh nghiệp được thực hiện khi có đầy đủ các yếu tố:

            + Có chủ thể quản trị và đối tượng bị quản trị

            + Có mục tiêu chung giữa chủ thể quản trị và đối tượng quản trị

            + Sự tác động của chủ thể quản trị nên đối tượng quản trị được đặt trong một môi trườnh nhất định

            Quản trị doanh nghiệp bao gồm bốn chức năng cơ bản là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Bốn chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời mà đan xen bổ trợ nhau trong suốt quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1.      Doanh nghiệp là gì? Đặc điểm và cách thức phân loại doanh nghiệp.

2.      Ở VN hiện nay đang tồn tại những mô hình doanh nghiệp nào? Lấy ví dụ thực tế để minh họa

3.      Môi trường kinh doanh là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và môi trường nội bộ tổ chức?

4.      Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô đến hoạt động của doanh nghiệp.

5.       Vì sao mọi hoạt động của doanh nghiệp đều cần có sự quản trị? Mục đích của quản trị doanh nghiệp là gì?

6.      Vì sao thực chất của quản trị doanh nghiệp là quản trị con người? Trong quản trị kinh doanh, quản trị tác động vào các nhân tố nào?

7.      Quản trị một trường đại học và quản trị một doanh nghiệp giống và khác nhau như thế nào?

8.      Bình luận câu nói” Dụng nhân như dụng mộc”. Liên tưởng câu nói tơi hoạt động quản trị doanh nghiệp.

9.      Trình bày khái niệm, vai trò và những thành tố cơ bản của văn hoá trong doanh nghiệp.

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN

Tình huống 1: TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA BẠCH KHUÊ

Bạch Khuê là người thời Chu, có phương châm “lạc quan thời biến” chủ trương “người bỏ ta lấy, người lấy ta đưa”, cụ thể là “phàm mùa gặt thì mua thóc lúa, bán tơ lụa, mùa tằm thì mua sợi bông, bán lương thực”. Sao Thái Âm đóng ở cung Mão là được mùa, năm sau sẽ đói kém; đóng ở cung Ngọ thì bị hạn, năm sau sẽ khá, tới cung Tý là đại hạn, sang năm sẽ khá. Bị lũ lụt mà sao Thái Âm tới cung Mão, nên tích trữ gấp đôi mọi năm. Muốn lãi nhiều thì mua thóc thường, có vốn lớn, mua gạo ngon. Bình thường ăn uống tằn tiện, đè nén ham muốn, tiết kiệm quần áo, cùng vui cùng khổ với tôi tớ trong nhà, gặp thời cơ thì chụp như thú dữ vồ chim. Bạch Khuê thường nói: “trong việc buôn bán, ta theo mưu kế Y Doan, Lã Vọng dùng binh như tôn tử, Ngô Khởi, dùng lối trị nước của Thượng ưởng…dẫu muốn học thuật của ta cũng không học được. Vì vậy người ta nói rằng Bạch Khuê là ông tổ của “thuật trị sinh”

Thuật trị sinh của Bạch Khuê là thông qua tình hình biến đổi của thị trường, biến động của hàng hoá mà thi hành quyết sách kinh doanh. Tu tưởng “người bỏ ta lấy, người lấy ta đưa” là tư tưởng chủ đạo của Bạch Khuê. Nó cũng giống như “hàng đắt thì bán ra như đất bụi, hàng rẻ thì mua vào như châu báu” của Đào Chu Công. Vì “người bỏ ta lấy” tất nhiên là “lấy” hàng hoá rẻ. “người lấy ta đưa” thì cũng là “đưa” những hàng hoá giá cao mà mọi người tranh nhau mua vào.

Lúc mua bán hàng hoá, Bạch Khuê cũng thấy rằng việc mất mùa lương thực không có nghĩa là mất mùa về các sản phẩm nông nghiệp khác. Vì vậy, năm được mùa thì mua lương thực giá rẻ, bán tơ sợi, tầm giá cao ra; năm mất mùa thì bán lương thực tích trữ với giá cao đồng thời mua bông, tơ với giá rẻ vào. Và một khi đưa ra quyết sách thì phải làm nhanh như sét nổ, gió cuốn, không được chần chừ chớp lấy thời cơ

Về phương pháp dùng người, Bạch Khuê yêu cầu kinh doanh phải có đủ đức tính “có thể ăn uống tằn tiện, đè nén ham muốn, tiết kiệm quần áo, cùng sướng cùng khổ với tôi tớ”. Bản thân ông cũng tiết kiệm chi tiêu cho sinh hoạt để đưa tất cả tiền bạc vào kinh doanh, trực tiếp tham gia lao động với người làm, ngày đêm làm việc vất vả khẩn trương, đưa kinh doanh tới thành công

Về việc chọn lựa hàng kinh doanh, Bạch Khuê chủ trương “mua thóc thường” không mua thóc cao cấp bởi thị trường nhỏ hẹp, vốn quay vòng chậm, còn thóc thường dân “lấy cái ăn làm trời” nên không thể thiếu một khắc, tuy giá rẻ, lợi nhuận trên từng đơn vị nhỏ nhưng thị trường rộng lớn bán được số lượng lớn, thu được tổng số lợi nhuận lớn. Đó là nguyên tắc “lãi ít, bán nhiều, lợi lớn”

Người đời sau khen các đại thương nhân Đào Chu Công và Bạch Khuê thời Tiên Tần, biết thuận ứng với trời, mua bán có đạo, thu nhiều lợi nhuận, lãi ít, bán nhiều, chẳng những trở nên giàu có mà còn được tiếng thơm. Triết lý kinh doanh của họ cũng được thương nhân thành công ở các đời sau coi là “thương nhân thành thật, lương thiện” - kinh doanh thành thật, hiểu được tín nghĩa, vui làm điều thiện, thích giúp đỡ người nghèo

Câu hỏi thảo luận:

   1. Qua triết lý kinh doanh ở trên, anh (chị) có thể học tập được những ý tưởng cơ bản gì trong kinh doanh của Bạch Khuê về:

   - Phân tích chớp thời cơ và biến nó thành vàng

   - Thuật dùng người

   - Thuật tạo vốn

   - Nguyên tắc kinh doanh “lãi ít, bán nhiều, lợi lớn”

   2. Có những nguyên tắc nào trái với quan điểm kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay không? tại sao?

Tình huống 2: Không khí Đức

Nhà khoa học Pháp Gailuxsak cần nhiều lọ thủy tinh mỏng chất lượng đặc biệt để làm thí nghiệm. Lúc bấy giờ, những lọ thủy tinh đó chỉ có ở nước Áo – Hung. Nhà khoa học phải đặt hàng.

Một thời gian sau, những lọ thủy tinh đó được gửi theo địa chỉ của Gailuxsak. Nhưng món hàng đến biên giới thì gặp trắc trở. Thuế quan nước Áo giữ món hàng đó và đánh thuế rất nặng. Nhà khoa học Pháp không đủ tiền để trả cho khoản thuế quá lớn. Thùng thủy tinh phải trả về nhà máy. Người bạn của Gailuxsak- nhà khoa học Đức nổi tiếng Alexandrơ Humbôđơ đã tìm cách giúp đỡ đồng nghiệp. Ông ta hướng dẫn gói cẩn thận các lọ thủy tinh, đóng vào trong thùng gỗ và trên mỗi thùng đều dán êtiket: “Không khí Đức – cẩn thận- nhẹ tay”

Ít lâu sau Gailuxsak nhận được món hàng lọ thủy tinh mà không phải đóng thuế quan. Vì viên chức thuế Áo không tìm ra chương mục nào trong đó ghi thuế suất của “Không khí Đức” cả!

Câu hỏi thảo luận:

1. Hãy bình luận quan điểm trên.

2; Những bài học thực tế rút ra từ quan điểm quản trị

Tình huống 3: VĂN HÓA KINH DOANH SÁCH

Nằm trong khuôn viên Nhà Văn hóa Lao động (55B - Nguyễn Thị Minh Khai - TP Hồ Chí Minh) - một địa điểm không phải thuận tiện để kinh doanh - nhưng “tủ sách và phim video giáo dục” của anh Nguyễn Quang Đạt luôn được khách hàng tín nhiệm.

Nói là “tủ” nhưng thực ra đây là một quầy hàng bán sách và video theo cách tự chọn. Cách riêng của anh Đạt chính là phương châm chọn lọc để phục vụ mục đích giáo dục. Cửa hàng chỉ trưng bày và bán các loại sách đã chọn lọc kỹ, phù hợp với bạn đọc nhỏ tuổi. Hiện cửa hàng có khoảng 1000 đầu sách với các thể loại truyện tranh, truyện cổ tích, sách song ngữ, rèn nhân cách, nữ công gia chánh, dạy đàn, giáo dục giới tính cho lứa tuổi thanh niên…Phụ huynh có thể yên tâm ngồi ngoài để cho con em mình vào lựa chọn sách và tự mang đến quầy trả tiền mà không phải giám sát.

Bên cạnh cửa hàng là một phòng đọc sách miễn phí cho các em chiếm gần nửa diện tích. Phòng được trang trí đẹp, thoáng, bàn ghế xinh xắn, sạch sẽ. Trên tường là những lời nhắc nhở các em chọn lựa sách và ứng xử trong phòng đọc: “Em ngồi ngay ngắn lịch sự”, “Để sách vừa tầm mắt”. “Em nên chọn kỹ rồi đọc hết cuốn sách”. “Em kéo ghế nhẹ nhàng và đẩy ghế vào khi về”. Phòng đọc phục vụ các em chu đáo ngày hai buổi từ 7h30 đến 12h và từ 14h30 đến 20h với những đầu sách mới thay đổi liên tục.

Mua sách tại đây, phụ huynh cũng không sợ lầm giá, sách được bán theo giá bìa. Nếu phụ huynh có yêu cầu, nhân viên phục vụ sẽ giới thiệu sơ lược nội dung từng tựa sách để có thể chọn mua cho con em mình.

Anh Trần Đình Phương - một nhân viên cho biết hiện nay tại cửa hàng loại truyện tranh thiếu nhi dạy trong nhà trường được bán chạy nhất.

Cùng với sách, cửa hàng cũng bày bán các loại băng cassette và các loại băng video karaoke dành cho thiếu nhi, phim hoạt hình Walt Disney, phim truyện chọn lọc mang tính giáo dục. Khâu chọn lọc phim cho thiếu nhi bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất của cửa hàng. Với 4000 đầu phim có tại đây, cửa hàng đã loại bỏ các phim bạo lực, khiêu dâm.

Đặc biệt cửa hàng còn có cách chọn phim cho khách hàng bằng máy vi tính. Chỉ cần nói tên đạo diễn, năm sản xuất, hãng, tên diễn viên…, nhân viên phục vụ sẽ tìm đúng phim yêu cầu. Còn đối với phim mới, cửa hàng sẽ giới thiệu sơ lược nội dung cho khách hàng.

Thị trường văn hoá phẩm hiện nay khá phức tạp, các loại sách, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm vẫn tồn tại và lẫn lộn trong những sản phẩm đúng nghĩa văn hoá. Vì vậy, kinh doanh sách, các loại băng tiếng, băng hình như cửa hàng của anh Đạt là điều đáng khích lệ và nên nhân rộng.

Câu hỏi thảo luận:

1. Phân tích những nét riêng biệt trong tổ chức kinh doanh của cửa hàng sách N.Q.Đoạt!

2. Hãy nhận xét về mối liên hệ giữa mặt hàng kinh doanh, phương thức kinh doanh, đối tượng phục vụ và cách trưng bày sản phẩm hàng hoá tại cửa hàng.

3. Vai trò của văn hoá kinh doanh đối với sự thành công của một doanh nghiệp?

Tình huống 4: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT KHÁCH HÀNG

Công ty Micro của Thuỵ Sỹ chuyên kinh doanh tạp hoá. Làm thế nào để tiêu thụ nhanh hàng hoá? Đây là nhu cầu hỏi luôn làm nhà quản lý suy nghĩ. Qua nghiên cứu thị trường chủ doanh nghiệp thấy rằng các cửa hàng bán lẻ nói chung có tốc độ tiêu thụ không cao do đó kiếm chác bằng gía cả, kiếm lợi thục mạng. Nhiều thương nhân chỉ biết đến lợi nhuận và tìm cách làm thế nào để thu được tiền trong tay thị dân, coi nhẹ các phương thức phục vụ dẫn đến sự bất bình trong người tiêu dùng. Từ thực tế này, chủ Công ty Micro đã tìm cách phục vụ người tiêu dùng tốt hơn dù lúc đầu có thể lỗ vốn, miễn là kéo được người tiêu dùng về phía mình. Đó là cách dùng xe chở hàng loại nhỏ luồn lách giữa thành phố và làng mạc đưa hàng hoá bán lẻ kịp thời đến cho dân cư và phục vụ riêng biệt. Ông đã cho sửa 5 chiếc xe tải thành 5 xe nhỏ, xe cửa hàng lưu động. Thí dụ, có những khu phố dân cư ở đấy phần lớn là các nhân sỹ thuộc tầng lớp cổ áo trắng. Phần lớn các bà chủ gia đình cứ khoảng 9 giờ là đi mua bữa ăn trưa với thức ăn chín nên vào khoảng thời gian đó chủ doanh nghiệp cho xe tiêu thụ đến đấy phục vụ. Có những khu phố phần lớn là cư dân là công nhân áo xanh, nên thường là tối mới mua thức ăn nên vào thời gian đó chủ công ty mới cho xe tiêu thụ khác đến phục vụ. Do phục vụ đến tận nơi, đúng đối tượng nên chủ công ty đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Cứ đến giờ là dân cư lại tự giác chờ xe phục vụ lưu động. Kết quả của cách làm này là kinh nghiệm bán lẻ tăng, vòng quay vốn nhanh hơn.

Câu hỏi thảo luận:

1. Chiến thuật kinh doanh của Công ty Micro là gì? Chiến thuật ấy khác thường ở chỗ nào?

2. Vì sao chủ Công ty Micro không theo cách kinh doanh truyền thống?

3. Tìm những ví dụ tương tự trong thực tế Việt Nam.

Tình huống 5: QUÁN PHỞ “THÔI BÁN”

Quán phở ấy có bốn đặc biệt. Một - trên bàn làm phở của ông chủ không có bát bột ngọt to đùng. Nồi nước dùng hầm yến xương hoàn toàn có thể thay thế những cùi dìa bột ngọt mà ở  các quán phở khác người ta thường bỏ một cách hào phóng vào bát phở của khách. Hai - khách phải xếp hàng và cầm sẵn tiền ở tay để trả tiền trước khi ăn. Ba - giá mỗi bát phở ở đây cao hơn tất cả các quán phở khác trong vùng. Bốn - có một tấm biển mà không khách hàng nào muốn nhìn nhưng ông chủ vẫn mỗi ngày hai lần mang ra trưng, ấy là tấm biển thôi bán. Khi đã nhìn thấy tấm biển này, khách hàng ngậm ngùi đi quán khác tạm ăn, đừng nài nỉ vô ích.

Ông chủ giải thích cho tôi về tấm biển “Thôi bán” như sau:

Thôi bán tức là không bán nữa chứ không phải hết bánh, hết thịt. Sức tôi mỗi buổi chỉ làm được 300 bát phở thôi (còn nhờ người khác làm thì tôi không tin). Nồi nước dùng của tôi cũng chỉ đủ chan cho 300 bát phở thôi. Nếu bán đến bát 301 thì nước phở bị đục và sẽ lẫn cả cặn xương. Còn nếu dội nươc sôi ở phích vào bán cho  khách thì bát phở sẽ nhạt toẹt và không có vị phở. Vậy tốt nhất là thôi bán. Nồỉ nước dùng cho tua phở sáng tôi chuẩn bị từ đêm hôm trước. Còn nồi nước dùng cho tua phở tối, tôi bắc lên bếp từ lúc chín giờ sáng. Mỗi nồi của tôi chỉ bán 300 bát phở, không có ngoại lệ.

Bất hạnh nhất là người 301. Cầm tiền trong tay, đứng hàng mấy chục phút, vừa nhích lên từng bước vừa hít cái mùi nước phở thơm đến giàn giụa cả nước bọt để cuối cùng phải cay đắng ngắm cái biển “Thôi bán”.

Một sớm nọ, tôi đã phải đau khổ làm người khách thứ 301. Không thèm để mắt đến các quán phở khác nhan nhãn hai hè phố, tôi về nhà ăn cơm rang và tự dặn mình: “Mai sẽ đi ăn sáng sớm hơn”.

Phải chăng đây cũng là cách làm giàu của ông chủ quán này?

Câu hỏi thảo luận:

1. Những yếu tố làm nên sự nổi tiếng của quán phở “Thôi bán”? Ý nghĩa của tên  quán phở “Thôi bán”?

2. Mỗi buổi bán 300 bát phở. Hãy bình luận về con số 301 được đề cập đến trong tình huống quán lý trên?

3. Việc hạn chế mỗi tua có đảm bảo thực hiện nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận trong kinh doanh hay không? Tại sao?

Tình huống 7: CHỈ KHI CÒN MỘT ĐỒNG XU DÍNH TÚI

Khi đề cập đến tính cách đặc trưng của mỗi dân tộc gần như là một yếu tố phổ biến, cố hữu, mà chúng ta nên biết khi giao tiếp ứng xử, ông Watnabê Akira - Giáo sư  Trường Đại  học Wakayama (Nhật Bản) đã đưa ra một nhận xét như thế này: Tính cách cơ bản nhất của mỗi người sẽ bộc lộ khi có cách nào đó đẩy người ta vào hoàn cảnh buộc phải có lựa chọn duy nhất và chỉ có thể có một lựa chọn duy nhất mà thôi cho hành vi của mình. Cách đó theo ông giống như người ta làm phép tính vi phân vậy, và bằng cách để cho người đó rơi vào hòan cảnh chỉ còn 1 USD cuối cùng.

Người Mỹ làm gì với 1 USD cuối cùng đó? Anh ta sẽ chạy ra đầu phố mua quả táo và tìm cách bán quả táo đó ở cuối phố với giá 1,2 USD và cố gắng cho 1 USD đó quay vòng thật nhiều trong ngày. Người Pháp: Anh ta sẽ thở dài và đi mua một bông hoa cẩm chướng thật đẹp, tìm gặp người yêu, quỳ dưới chân nàng, tặng nàng bông hoa và nói những lời có cánh thấm đẫm nước mắt. Người Trung Quốc: Anh ta sẽ tìm gặp những người Trung Quốc khác cũng cùng cảnh nghộ như thế (mà ở đâu chẳng có), bàn nhau cùng chung những đồng USD cuối cùng để mở một gánh phá sa hay mì vằn thằn.

Với người Nhật thì sao? Anh ta sẽ liệng 1 USD cuối cùng của mình vào một xó xỉnh, hay một gầm tủ khuất kín (đương nhiên không có chuyện ném ra ngoài cửa sổ), cố gắng không nghĩ đến nó nữa, và tự đặt mình vào một tình thế cực đoan: Nỗ lực thì sống, không nỗ lực thì chết. Để vài chục năm sau với nỗ lực phi thường của mình, người Nhật đã kiếm được món tiền khá lớn. Lúc này anh ta mới nghĩ đến xây lại căn nhà cũ của mình. Anh ta lục lại đống đồ cũ tìm lại 1 USD trước kia, vuốt lại cho nó ngay ngắn và gắn nó trong một cái khung sơn son thiếc vàn thật đẹp, và treo nó vào một nơi trang trọng trong nhà để con cháu lấy đó làm bài học cho mình…

Câu hỏi thảo luận:

Qua câu chuyện trên, giả sử với hoàn cảnh bạn thì bạn làm theo cách của người nào hoặc bạn có cách nào làm khác với 1 USD đó? Tại sao? Bạn thử bình luận nguyên nhân chủ yếu nào về mặt văn hoá dẫn đến những cách làm khác nhau đó?

Tình huống 8: BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA MỘT CÔNG TY THƯƠNG MẠI BÁN LẺ SEARS

Trong một vài năm, từ một chi nhánh nhỏ bé, Sears đã lớn lên nhanh chóng và trở thành một tập đoàn với tài sản hàng tỷ đô la. Ngày nay, bất kỳ một thành phố nào cũng đều lấy làm tự hào khi có ít nhất một cửa hàng bách hoá của Sears đặt ở đó; và một tỷ lệ lớn các gia đình ở Mỹ hàng năm vẫn đặt hàng theo catalogue của Công ty. Đúng như khẩu hiệu hành động của Công ty đưa ra: “Sears là nơi nước Mỹ mua hàng”

Vậy vì sao mà trong “làng” các nhà kinh doanh bán lẻ cạnh tranh với nhau, Sears vẫn tiếp tục phát triển năm này qua năm khác, trong khi hàng ngàn người khác muốn được như Sears thì bị đẩy sang vệ đường? Một lý do dẫn đến thành công của Công ty có thể thấy khá rõ: Sears không khi nào quên lãng chính sách dài hạn, đã trở thành truyền thống của mình - cung cấp những dịch vụ tuyệt hảo cho khách hàng. Chưa bao giờ thành công làm cho Sears loá mắt: càng mở rộng thêm, dịch vụ của Công ty càng tốt hơn.

Phần lớn cửa hàng của Sears lúc nào cũng sạch sẽ, bóng loáng không một vết dơ, nhân viên được huấn luyện kỹ càng, tỏ ra lịch thiệp và phục vụ rât nhanh gọn. Tất cả hàng hoá đều được đảm bảo về mặt chất lượng. Phần lớn đơn đặt hàng theo catalogue được giải quyết và giao hàng đúng thời hạn. Tín dụng mua hàng được mở rộng đến tất cả các khách hàng, xét thấy đáng được hưởng. Ban lãnh đạo Công ty Sears không khi nào lãng quên trên thực tế rằng thành công hay thất bại của Công ty là kết quả tổng hợp từ lòng trung thành của hàng triệu khách hàng.

Câu hỏi thảo luận:

1. Phân tích các yếu tố đảm bảo thành công trong kinh doanh của Công ty Sears.

2. Khẩu hiệu hành động của Công ty “Sears là nơi nước Mỹ mua hàng” nói lên điều gì?

3. Ban lãnh đạo Công ty Sears cho rằng thành công hay thất bại của Công ty phụ thuộc vào khách hàng. Anh chị có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro