qtrinh ht ptrien tthcm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6 : Quá trình hình thành và phát triển TT HCM

1. Thời kì trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước

     - Tiểu sử HCM: HCM( lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường vượt qua gian khổ để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chính trị- xã hội của cụ Phó bảng, đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành.

Cuộc sống của mẹ- bà Hoàng Thị Loan cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người.

      - Tận mắt chứng kiến cảnh thực dân Pháp áp bức bóc lột nhân dân ta và thái độ hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn.

      - Không đồng tình với đường lối lãnh đạo của các tiền bối.

2. Thời kì 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

     - 1911: NT Thành ra đi tìm đường cứu nước sang phương Tây. Đó là việc làm mới mẻ chưa có tiều lệ, khác với hướng đi truyền thống sang phương Đông của các bậc tiền bối.

     - 1919: NAQ gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc xây đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân VN. Bản yêu sách đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp, làm cho nhân dân thế giới và nhân dân Pháp phải chú ý tới tình hình VN và Đông Dương.

        - Trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là khi đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin tháng 7 năm 1920

       - 12/ 1920 tham gia thành lập ĐCS Pháp trở thành người cộng sản đầu tiên, đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng NAQ.

3. Thời kì 1921-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về CMVN

Đây là thời kì NAQ hoạt động sôi nổi nhất cả về thực tiễn và lí luận để tiến tới thành lập ĐCSVN

- Về hoạt động thực tiễn:

     + Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa

     + Ra báo : “ Người cùng khổ”

     + Dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản

     + Thành lập Hội VN CM Thanh niên

     + Xuất bản báo Thanh niên

    + Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản và thành lập ra ĐCSVN ngày 3-2-1930

- Về hoạt động lí luận:

   + NAQ viết nhiều tác phẩm: bản án chế độ TD Pháp ( 1925) ; đường cách mệnh (1927); cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng( chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt- 1930)

   + Nội dung chung của những tác phẩm này:

     _ Bản chất của CN thực dân là “ ăn cướp” và “ giết người”.

     _ CM giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường CM vô sản và là một bộ phận của CM vô sản thế giới.

    _ CM giải phóng dân tộc ở thuộc đại và CM vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau.

     _ CM thuộc địa trước hết là một cuộc “ dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi bọn ngoại xâm, giành độc lập, tự do.

     _ Nhân dân là lực lượng đông đảo nhất trong XH.

     _ CM muốn thành công trước hết cần phải có Đảng lãnh đạo

     _ CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của một vài người.

4. Thời kì 1930-1945 : Vượt qua thử thách kiên trì giữ vững lập trường CM

      - Cuối những năm 20 đầu những năm 30 của TK XX, quốc tế cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng “ tả”.

       - Do không nắm được thực tế ở các nước thuộc đại nên quốc tế cộng sản đã phê phán NAQ có tư tưởng “ tả khuynh” và thủ tiêu chính cương sách lược vắn tắt. Nhưng HCM vẫn kiên trì giữ vững quan điểm của mình.

        - Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của người là đúng, tháng 7 / 1935, ĐH quốc tế cộng sản đã phê phán khuynh hướng tả trong phong trào cộng sản quốc tế.

        - Năm 1936, Đảng ta đã chủ trương trở về với TT HCM và từ năm 1936 đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

        - Năm 1941, HCM trở về T Quốc và chủ trì Hội nghị TW lần thứ VIII đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên trên hết.

        - 2-9-1945: Người đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước VN DCCH

5. Thời kì 1945-1946 : TT HCM tiếp tục phát triển, hoàn thiện

+ Giai đoạn 1945-1946: chủ trương

    _ Củng cố chính quyền CM non trẻ

    _ Diệt giặc đói, giặc dốt

    _ Khắc phục nạn tài chính thiếu hụt

    _ Chuẩn bị điều kiện vật chất, tinh thần cho cuộc kháng chiến trường kì

    _ Thực hiện sách lược đối ngoại mềm dẻo, thêm bạn, bớt thù.

+ Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1946-1954)

TT HCM đã bổ sung và phát triển

     _ Đường lối chiến tranh nhân dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh

     _ Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc

     _ Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

     _ Xây dựng đạo đức CM

     _ HCM lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1954)

+ Giai đoạn 1954- 1969 (kháng chiến chống Mỹ)

TT HCM được bổ sung, phát triển và hoàn thiện thành một hệ thống quan điểm, lí luận về CMVN

     _ Tư tưởng về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN

     _ Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân

     _ Thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền Bắc, Nam

     _ Xây dựng ĐCS trong điều kiện Đảng cầm quyền

     _ Phát triển kinh tế, văn hóa

     _ Củng cố, tăng cường, đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro