qtrinh truyền nhiễm và bp phòng bệnh Sởi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 34: Trình bày được quá trình truyền nhiễm và biện pháp phòng chống bệnh Sởi.

a) Quá trình truyền nhiễm

* Nguồn truyền nhiễm

Nguồn truyền nhiễm duy nhất là người, trong đó người bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Người bệnh truyền bệnh ngay từ khi mới sốt, nghĩa là 2 - 3 ngày trước khi nổi ban, còn lây trong suốt mẩn ban 3 - 5 ngày. Như vậy thời kỳ lây bệnh sởi dài khoảng 7 - 8 ngày.

Không có tình trạng người khỏi bệnh mang virus và người lành mang virus.

* Đường truyền nhiễm

Virus sởi được giải phóng cùng với chất nhầy của phần trên đường hô hấp. Bệnh sởi lây bằng những giọt nhỏ chất nhầy bắn từ mũi họng người bệnh vào không khí, trong khi ho hắt hơi. Bệnh rất dễ lây, đến nổi trẻ em cảm thụ chỉ vào qua buồng bệnh một chốc lát cũng mắc bệnh.

Virus sởi rất yếu ở môi trường bên ngoài, cho nên thực tế bệnh sởi không lây bằng đồ dùng và thực phẩm vì chỉ sau vài giờ đồ dùng đã hết nguy hiểm.

* Khối cảm thụ và miễn dịch

Trong những tháng đầu, hài nhi còn có miễn dịch của mẹ. Vào tháng thứ 6 miễn dịch đã giảm nhiều, nếu trẻ em tiếp xúc với người bệnh thì có thể mắc bệnh nhẹ. Tuy vậy bệnh cũng để lại miễn dịch chắc chắn và lâu bền.

Bệnh sởi gây miễn dịch vững bền, rất hiếm khi mắc lại lần 2. Miễn dịch tồn tại suốt đời và được cũng cố bởi tiếp xúc với người bệnh.

Trẻ em dưới 3 tuổi dễ mắc bệnh sởi. Người lớn ít khi mắc sởi vì đã bị mắc từ bé. Đôi khi người lớn cũng mắc bệnh, đó là những người sống ở các bản làng hẻo lánh, từ nhỏ chưa tiếp xúc với virus sởi. Như vậy người lớn được bảo vệ là vì trước kia đã mắc sởi.

b)Bp phòng chống

* Biện pháp phòng chống chung

- Khai báo: Phải khai báo cho Trạm vệ sinh phòng dịch biết mỗi khi có bệnh sởi.

- Phải cách ly người bệnh từ khi mới sốt (2 - 3 ngày) trong suốt thời kỳ mẫn ban (4-5 ngày), sau thời gian này bệnh hết nguy hiểm. Thường cách ly ở nhà chỉ đưa vào bệnh viện nếu bệnh nặng, có biến chứng hoặc nhà chật chội và có trẻ nhỏ.

- Ở bệnh viện phải nằm trong các buồng riêng, để tránh những biến chứng như phế quản phế viêm.

- Cần phải đề phòng trẻ em lành tiếp xúc với trẻ em mắc bệnh ở các phòng khám bệnh.

- Phải tẩy uế trong thời kỳ phát bệnh, không phải là để giết virus sởi mà là để giết những vi khuẩn liên hiệp và những vi khuẩn gây bệnh có điều kiện, vì chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây nên các biến chứng của bệnh sởi.

- Không cần tẩy uế buồng bệnh khi khỏi bệnh vì virus sởi rất yếu ở ngoại cảnh; chỉ cần làm thoáng khí phòng và lau chùi đồ đạt bằng khăn lau ẩm.

* Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

Gây miễn dịch nhân tạo là biện pháp có hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi: tiêm vaccine.

Ngày nay, với vaccine sởi sống áp dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, chúng ta có thể hạn chế, tiến tới thanh toán dịch sởi.

Lịch tiêm: Trẻ em cần đựợc tiêm vaccine sởi lúc 9 tháng tuổi. Nếu trẻ không tiêm lúc 9 tháng tuổi thì cần phải tiêm càng sớm càng tốt sau đó.

- Liều 0,5 ml, tiêm dưới da phía trên cánh tay phải.

- Phản ứng phụ: Có thể sốt nhẹ hoặc phát ban nhẹ 1-3 ngày, xảy ra một tuần sau khi tiêm.

- Tiêm phòng mũi thứ hai phụ thuộc vào chính sách tiêm chủng quốc gia, có thể tiêm vaccine khi trẻ đến tuổi đi học.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#huongxjnh