QTTT đề cương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.Quy trinh quản trị tri thức? Ý nghĩa của từng nội dung.

Quy trinh qttt bao gồm:sáng tạo tri thức, lưu trữ tri thức, chia se tri thức, áp dụng tri thức

  -Sáng tạo tri thức:+ sáng tạo là khả năng suy nghĩ đưa ra ý tưởng mới. Với sự chuyển mình của nền kte, để tồn tại và ko ngừng phát triển, các tổ chức phải chú trọng tới là con người với nguồn tri thức sáng tạo vô tận.+ Những phát minh trong lịch sử nhân loại , những dấu ấn thành công trên mỗi chặng đường đất nước, tổ chức đều khơi nguồn từ sáng tạo đột phá của con người.

     +Sáng tạo đổi mới để theo kịp tiến độ phát triển của toàn cầu, xu thế cạnh tranh gay gắt, chu kì sống sp, dv rút ngắn, nhu cầu khách hàng ngày càng tăng.+ Sáng tạo đổi mới để tạo nên sự khác biệt lợi thế cạnh tranh so với đối thủ khác. Tất cả các cá nhân trong mỗi tổ chức phải ko ngừng hoc hỏi và sáng tạo, trong đó vai trò của người quản lý rất quan trọng ko chỉ là ng chủ động sáng tạo mà còn biết cách phát huy tính sáng tạo của nhân viên

VD: hãng microsoft từ 1 công ty nhỏ trở thành 1 tập đòan mạnh với hơn 40.000 nhân viên là do các nhân viên ko ngừng sáng tạo đổi mới, cải tiến công ty. Microsoft đã tạo ra 1 chuỗi sản phẩm công nghệ với những nét độc đáo riêng giúp họ có những đột phá và khẳng định vị thế trên thị trường.

-Lưu trữ tri thức: Tri thức được lưu trữ dưới 2 dạng: Tri thức ẩn và tri thức hiện. Tri thức hiện là những tri thức đã được mã hóa và sẵn có nên ai cũng có thể tiếp cận và áp dụng. Ngược lại, tri thức ẩn là tri thức nằm trong mỗi cá nhân mà bản thân cá nhân đó cũng khó có thể lý giải hay mã hóa ra và chia sẻ cho người khác.

Lưu giữ gắn liền với thu nhận và chia sẻ. Khả năng lưu giữ tri thức phụ thuộc vào hai yếu tố sau: (i) tốc độ thu nhận tri thức; (ii) mức độ thường xuyên sử dụng, cập nhật, và tái sử dụng.

Tri thức có thể lưu giữ trong “bộ nhớ ngoài”, như văn bản, tài liệu, âm thanh,hình ảnh... hoặc lưu giữ trong “bộ nhớ trong” chính là những bộ óc của nhân viên trong tổ chức. Để lưu giữ tốt tri thức, việc phải làm là thiết kế cơ chế hay quy trình để cụ thể hóa các tri thức và xây dựng một hệ thống để lưu lại những ý tưởng sáng tạo và ý kiến của các thành viên ở trên dưới những văn bản dạng cứng hoặc mềm tại các kho lưu trữ trên mạng hoặc thư viện, bảo tàng… của công ty.

-Chia sẻ tri thức: sau khi sáng tạo tri thức thì chúng ta cần phải chia sẻ những tri thức đó, tất cả mọi cá nhân cần tiếp nhận sáng tạo và chia se những thông tin, tri thức ấy với các cá nhân và tập thể. Nếu như những tri thức ấy được chia sẻ thì hạn chế chi phí, tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều vì ko phải nghiên cứu lại những tri thức đã nghiên cứu. nếu được ghi chép lại thì sẽ làm gia tăng tài sản của tổ chức, DN và nâng cao hiệu quả làm việc.

-Áp dụng tri thức: những tri thức mà con người sáng tạo ra cần phải được áp dụng vào thực tiễn. áp dụng tri thức là 1 vấn đề phức tạp, yếu tố quyết định là thiết kế quá trình cho ứng dụng tri thức. chỉ khi những tri thức ấy được áp dụng đúng lúc đúng chỗ để mang lại lợi ích cho người khác thì khi đó nó mới là sức mạnh tạo ra những thành công.

2.Lợi ích của TMĐT theo QTTT

Hiện nay công nghệ thông tin rất phát triện và nó đã mang lại nhiều lợi ích, và thương mại điện tử đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực của các DN.

-ứng dụng TMĐT giúp các DN mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn.

- ứng dụng TMĐT giúp tiết kiệm thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện liên tục mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.

- Giảm chi phí thông tin liên lạc, chi phí mua sắm, mang khả năng tiếp cận rộng rãi của internet vào các hoạt động kinh doanh chính yếu của việc trao đổi thông tin giữa các DN, giữa cá nhân trong DN, giữa con người trong DN và giữa DN với khách hàng, nó là phương tiện chia se và chuyển giao tri thức, nó là gắng kết quan trọng giữa các hệ thống kinh doanh của DN với các đối tác thông qua các mạng, từ đó phát triển sản phẩm dvu mới, khai thác đc tri thức thị trường, xây dựng được lòng trung thành của khách hàng, phát triển vốn con người thông qua chuyển giao tri thức, tạo lợi thế cạnh tranh tốt nhất va dẫn dắt thị trường.

- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: mọi người có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)

-Thương mại điện tử tạo ra môi trường tốt thuận lợi nhanh chóng giúp mọi người có thể làm việc hiệu quả hơn, đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua mạng.

Ø      lợi ích của doanh nghiệp điện tử(e-business):

- mang khả năng tiếp cận rộng rãi của internet vào các hoạt động kinh doanh chính yếu của việc trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp giữa các cá nhân trog DN giữa các con ng trog Dn và Dn vs khách hàng

- tập trung của e-business là chia sẻ,chuyển giao tri thức

- nó là gắn kết quan trọng giữa các hệ thốg Kd của Dn vs các đối tác(khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối…) thôg qua mạg internet, intranet,extranet

- e-business còn giúp đtaj đc mục tiêu: phát triển sản phẩm dịch vụ mới; khai thác đc tri thức thị trg; xây dựng đc lòg trug thàh cua KH; phát triển vốn con người thôg qua chuyển giao tri thức; sử dụg các côh nghệ tiên tiến nhất cho hoạt động R&D; tạo lợi thế cạnh tranh tốt nhất và lợi thế thị trg.

3. khái niệm QTTT và vai trò của KM trong DN hiện đại

    #khái niệm:    + Theo từ wikipedia thì quản trị tri thức là thuật ngữ gắn liền với những thông tin được tập hợp, xử lý, lưu trữ, duy trì phổ biến, chia sẻ tri thức ở hình thức cao hơn là tri thức

        + Theo hiệp hội quản trị tri thúc Nhật Bản : quản trị tri thức là việc kiểm soát và cấu trúc một cách có hệ thống và hiệu quả một cơ chế cho phép sử dụng dứng người vào đúng công việc vào đùng thời điểm chia sẻ và sử dụng thông tin một cách thông suốt , hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức.Một cách có hệ thống ở đây cá nghĩa là từng bước chọn lọc,tìm hiểu,phân tích và chia sẻ và sử dụng thông tin đeể tạo ra giá trị.

        + Theo trung tâm năng suất và chất lượng hoa kỳ (APQC ) quản trị tri thức là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận, và truyền tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh và hoàn thiện.

            + QTTT là quá trình qly việc ság tạo,phổ biến và sd tri thức

            + là quá trình sáng tạo,lưu trữ,chia sẻ và áp dụng nguồn tài sản tri thức trong tổ chức và biến những tri thức đó thành giá trị kte hay vat chất

            +QTTT có 2 loại

            + QTTT k phải là CNTT, nhũng tiến bộ của CNTT chỉ hỗ trợ QTTT tốt hơn

# Quản trị tri thức giúp doanh nghiệp:

+) Luôn đổi mới, tạo ra các ý tưởng mới và khai thác tiềm năng tư duy của tổ chức.

+)  Thu nhận các kinh nghiệm và biến chúng thành những tri thức hiện có thể sử sụng được cho người khác khi cần thiết

+) Tạo điều kiện dễ dàng tìm kiếm và sử dụng lại những bí quyết, chuyên môn sâu khi được lưu giữ trong những mẫu hiện hữu hoặc trong tâm trí mọi người.

+) Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ tri thức, học tập suốt đời và tiến bộ liên tục

+)  Nâng cao chất lương ra quyết định và chất lượng các hoạt động trí tuệ

+) Thấu hiểu giá trị và sự đóng góp của tài sản trí tuệ vào sự tăng trưởng, hiệu quả  tổ chức và sức mạnh phát huy động.

- Cạnh tranh: bằng việc hướng sự chú ý hơn tới giá trị gia tăng mà tri thức của tổ chức có thể mang lại. Các chuyên gia quản trị thương hiệu, tri thức là nguồn lực duy nhất mà đối thủ không thể dễ dàng bắt chước. Quản trị tri thức chú trọng sáng tạo và ứng dụng duy trì ưu thế.

- Sáng tạo: luôn đổi mới, tạo ra các ý tưởng và khai thác tiềm năng tư duy của tổ chức từ đó thúc đẩy quá trình sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới

 Để bắt kịp với nhịp độ công nghệ số, các doanh nghiệp luôn phải thường trực khát vọng cải thiện, đổi mới, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp năng động, để mỗi thành viên có thể bộc lộ tiềm năng của mình. Sức sống sôi nổi của doanh nghiệp là mảnh đất màu mỡ phát triển những ý tưởng sáng tạo.

- Tốc độ: bằng việc xác định cách làm thông minh hơn để tiết kiệm thời gian và rút ngắn chu trình và thời gian thực hiện chu trình:

+ Thu nhận các kinh nghiệm, biến chúng thành những tri thức hiện có thể sử dụng được cho người khác khi cần thiết. Mỗi cá nhân đều có những kinh nghiệm, kiến thức riêng tích lũy trong quá trình học tập và làm việc. Những dạng tri thức ẩn sẽ trở nên vô cùng lãng phí khi nó không được khai thác hết mọi lợi ích hoặc khi người sở hữu không biết sử dụng, sử dụng sai mục đích. Nhưng khi biến nó thành tri thức hiện, mọi người cùng hưởng thụ thành quả và phát triển, nguồn tri thức đó sẽ sinh sôi nảy nở, bồi thêm tài sản sức mạnh vô hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng dẽ dàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho người khác, đặc biệt với những công trình, ý tưởng sáng tạo nhiều tâm huyết, để có được chúng, họ đã phải đánh đổi mồ hôi công sức, chất xám,

+ Tạo điều kiện dễ dàng tìm kiếm và sử dụng lại những bí quyết chuyên sâu khi được lưu trữ trong những mẫu hiện hữu. Tri thức là những thông tin đã được sàng lọc, kết hợp kinh nghiệm bản thân. Và cuối cùng, tri thức là những điều đúng đắn đã được kiểm nghiệm thực tế. Quản trị tri thức giúp hệ thống phân loại một cách rõ ràng, dễ hiểu, có thể tra cứu dễ dàng, tiện lợi. Vừa thể hiện được sự khoa học chuyên nghiệp, hơn nữa tiết kiệm thời gian và chi phí tìm kiếm không cần thiết cho doanh nghiệp.

+ Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ tri thức, học tập suốt đời và tiến bộ không ngừng. Tạo môi trường cởi mở, liên kết các thành viên cùng chia sẻ tri thức giúp đỡ nhau làm tốt công việc. Trong nội bộ doanh nghiệp, nếu không có sự đoàn kết, doanh nghiệp ấy không thể có nền móng vững chắc. Bởi mỗi cá nhân riêng lẻ tách rời sẽ làm phân tán lực lượng, chỉ khi tất cả hợp thành một khối, chia sẻ, bù đắp, cùng phát triển ý tưởng thì sức mạnh tập thể mới được phát huy hết tiềm năng.

- Tăng chất lượng: nâng cao chất lượng ra quyết định và chất lượng các hoạt động trí tuệ từ đó áp dụng những bài học tốt để cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp:

Mỗi quyết định đưa ra đều sẽ có kết quả, tốt xấu thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng quyết định, thời gian đưa ra và sự quyết đoán của nó.

Quản trị tri thức kết hợp,hệ thống hóa nhiều nguồn thông tin ,dữ liệu đã được chọn lọc, để quyết định đưa ra kịp thời ,đúng đắn ,phản  ứng  nhanh chóng với mọi sự thay đổi. Quản trị tri thức cũng tổ chức rất đa dạng các hoạt động trí tuệ chất lượng cao, tài năng luôn được thi thố, kiểm nghiệm, để ngày càng hoàn thiện, trau dồi thêm nguồn tri thức cho doanh nghiệp.

- Giảm chi phí: Bằng việc làm giảm bớt các lỗi cũng như các tiến trình không cần thiết.

- Tăng doanh thu, lợi nhuận: Thấu hiểu giá trị và sự đóng góp của tài sản trí tuệ vào sự tăng trưởng, hiệu quả tổ chức của doanh nghiệp trong hệ thống nền kinh tế: Tăng cường giao tiếp: Khuyến khích hợp tác; Nâng cao kĩ năng của người lao động; Nâng cao năng suất; Ra quyết định hiệu quả.

4. Bình luận ý kiến:"trong quản trị tri thức thì chia sẻ tri thức là quan trọng nhất

Yếu tố quan trọng nhất trong quản lý tri thức là chia sẻ tri thức. Con người thường coi tri thức là sức mạnh. Mỗi người đều muốn giữ một cái gì đó là điểm mạnh của riêng mình, không muốn chia sẻ với người khác Quả đúng vậy và đó là khó khăn trong việc áp dụng phương thức quản lý tri thức của các nhà quản lý trong một tổ chức. 

Sau khi sáng tạo tri thức thì chúng ta cần phải chia sẻ những tri thức đó, tất cả mọi cá nhân cần tiếp nhận sáng tạo và chia se những thông tin, tri thức ấy với các cá nhân và tập thể. Nếu như những tri thức ấy được chia sẻ thì hạn chế chi phí, tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều vì ko phải nghiên cứu lại những tri thức đã nghiên cứu. nếu được ghi chép lại thì sẽ làm gia tăng tài sản của tổ chức, DN và nâng cao hiệu quả làm việc.

Để mọi người có thể chia sẻ tri thức tốt cần phải tạo ra một môi trường thuận lợi để mọi người thoải mái chia sẻ, hiểu đó là cách tạo lợi ích thiết thực cho tổ chức mình, cho chính mình khi cùng nhau chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Để làm được điều này, vai trò của người lãnh đạo là rất quan trọng. Không chỉ khuyến khích, ghi nhận việc chia sẻ tri thức, nhà quản lý cũng cần chủ động chia sẻ tri thức với nhân viên của mình một cách tích cực.

Tóm lại, việc quản lý tri thức một cách hiệu quả nhất đó là luôn hệ thống các tri thức cũ/mới, tận dụng, phát huy những tri thức sẵn có trong và ngoài tổ chức bằng cách khuyến khích mọi người cùng chia sẻ rộng rãi cho nhau.

5. bình luận quan điểm "quản trị tri thức tốt gắn liền với môi trường văn hóa tốt"

Ngày nay, xã hội đang hướng đến nền kinh tế tri thức. Nhiều quốc gia trên thế giới đều có những chiến lược phát triển và đề ra mục tiêu về một một nền kinh tế tri thức riêng. Do do, việc quản lý tri thức được đánh giá rất cao và được đầu tư tương đối lớn.

Để quản trị tri thức tốt thì cần phải có 1 môi trường văn hóa tốt, văn hoá, thói quen, trách nhiệm chia sẻ tri thức rất quan trọng. Tính cá nhân và tính sở hữu luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta. Nếu chúng ta có môi trường tốt, có văn hoá chia sẻ, thì tính cá nhân và tính sở hữu cũng sẽ được loại bỏ nhiều. Điều quan trọng là làm sao để mọi người thấy họ có trách nhiệm chia sẻ tri thức của họ cho mọi nguời và tiếp nhận tri thức của người khác để mang lại thành công chung. Các cá nhân của một tổ chức cũng cần phải ý thức rằng tri thức trong đầu mình không chỉ là tài sản thuộc về cá nhân mình mà đó còn là tri thức của tập thể.

Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói  chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ.

Nếu như môi trường văn hóa ko tốt sẽ ảnh hưởng gây khó khăn trong quá trình làm việc và chia sẻ thông tin từ đó tác động tiêu cực đến DN. Vậy nên các DN cần phải xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh và định hình được bản sắc văn hóa riêng của mình để mọi cá nhân trong DN có thể chia sẻ thi thức tốt

Quyết định là quyết định của tập thể, dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của cả một tổ chức. Không ai mạnh bằng tất cả tập thể hợp lại là nguyên lý đã được chứng minh từ lâu. Coca – Cola là một ví dụ điển hình cho sự thành công trên phương diện này. Nhờ quản trị tri thức, họ đã tạo dựng nên một thương hiệu trường tồn và phổ biến khắp hành tinh.

Quản trị tri thức là phương thức tạo nên một tổ chức với những cá nhân năng động, một cấu trúc hệ thống học hỏi không ngừng với khả năng thích ứng cao. Vượt qua những giới hạn của phương thức quản trị truyền thống, quản trị tri thức giúp cho mỗi cá nhân trong tổ chức không ngừnghọc hỏi, biến những nhân viên lười nhác thành những con người sáng tạo tri thứcliên tục. Dựa trên nền tảng tiêu chí chia sẻ và đánh giá tri thức đóng góp, quảntrị tri thức tạo ra động lực tạo lập văn hoá chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức, thúc đẩy yếu tố tự học và tổ chức học tập suốt đời của doanh nghiệp.Trong môi trường văn hóa tri thức đó, khả năng của nhân viên được gia tăng hàng ngày, chất lượng tri thức của tổ chức không ngừng được hoàn thiện. Hệ quả của quá trình này là một tập thể của những nhân viên năng động, làm việc qua chia sẻ tri thức, một tổ chức có khả năng thích ứng cao trong điều kiện hội nhập

6. Có ý kiến cho rằng: Quản trị tri thức trong doanh nghiệp luôn gắn liền với quy trình quản lý kinh doanh

“Quản trị tri thức trong doanh nghiệp luôn gắn liền với quy trình quản lý kinh doanh” câu nói này rất đúng

Đối với mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp, con người là nguồn tài sản mang tính chất quyết định. Một nhân viên giỏi ra có thể gây ra những biến động không nhỏ thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, là một thời cơ nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho mỗi DN VN. Tham gia vào một sân chơi mới đồng nghĩa với việc chúng ta phải đương đầu với những nguyên tắc mới, sức ép mới từ các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới vượt trổi hơn hẳn chúng ta về vốn, công nghệ và trình độ quản lý.

Để xây dựng một doanh nghiệp phát triển mạnh vững chắc, trường tồn thì cần phải có mô hình quản trị tri thức tốt. Quản trị tri thức đã tạo nên những thay đổi có tính nguyên lý, có tính quyết định đối với lợi thế phát triển và khả năng nhảy vọt phát triển của các doanh nghiệp, khi họ vận hành và quản lý được công nghệ cao, kỹ năng và trí tuệ con người, và có khả năng đáp ứng cao. 

Quản trị tri thức thực chất là một quá trình sáng tạo tri thức, chia sẻ và lựa chọn tri thức nhằm cung cấp đúng lúc, đúng nơi, đúng người nhằm đưa ra quyết định nhanh và chính xác nhất. Mục đích của quản trị tri thức là nâng cao chỉ số thông minh của công ty, tạo ra những nhân viên năng động, trách nhiệm trong công việc và có tinh thần học hỏi không ngừng. Kết quả của quá trình này sẽ tạo ra một tổ chức, một doanh nghiệp có khả năng thích ứng và cạnh tranh cao trên thương trường.

 Thực tế nghiên cứu trong những năm qua đã cho thấy rằng, các tập đoàn hàng đầu thế giới hiện nay thành công một nhân tố mang tính quyết định là nhờ đã xây dựng cho mình một mô hình quản trị tri thức hiệu quả. Microsoft trở thành tập đoàn phần mềm máy tính số 1 thế giới nhờ đã tạo dựng cho mình một cơ sở dữ liệu chung. Toyota, một tập đoàn ôtô hàng đầu thế giới luôn dẫn đầu về công nghệ nhờ áp dụng “Phương thức Toyota” chia sẻ tri thức của riêng mình…

 Trong điều kiện hiện nay, khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, để tồn tại phát triển,kinh doanh tốt tạo ra nhiều thành công thì các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình mô hình quản trị tri thức, nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách khai thác tối đa nguồn vốn tri thức trong doanh nghiệp bên cạnh công tác đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp. Vậy nên quản trị tri thức trong DN luôn gắn với quy trình quản lý kinh doanh

7. Bình luận câu nói: " Hiên nay doanh nghiệp đang bị đưa tri thức ra khỏi cánh cửa doanh nghiệp"

Trong một tổ chức nói riêng và xã hội nói chung, mỗi cá nhân sẽ tự mình hấp thụ thông tin và có những tri thức riêng, không ai giống ai. Tri thức trong đầu của một người chỉ có người đó mới sử dụng được, không ai ở bên ngoài có thể vận dụng tri thức đó. Khi người đó thể hiện tri thức ra bên ngoài dưới dạng thông tin bằng cách viết tài liệu, viết sách, hướng dẫn trực tiếp… người khác mới có thể tiếp nhận và hiểu được tri thức ấy và biến thành tri thức của mình. Điều gì xảy ra nếu một cá nhân làm việc lâu năm, đảm nhận những vị trí quan trọng sau khi tích luỹ một lượng tri thức lớn rời bỏ một tổ chức? Mỗi khi một nhân viên giỏi ra đi không những gây ra sự xáo trộn mà nguy hiểm hơn tạo ra những khoảng trống không dễ lấp đầy, tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức. Họ ra đi mang theo những kinh nghiệm, những bí quyết kinh doanh, những mối quan hệ và rồi trở thành đối thủ cạnh tranh, hoặc bị các công ty cùng lĩnh vực lôi kéo. Khi một cán bộ cấp cao sắp đến tuổi về hưu thì tổ chức nên mời người cán bộ đó ở lại làm việc thêm, cộng tác hay tuyển nhân trẻ với tri thức mới? Nếu một tổ chức không biết tận dụng và lưu giữ những lượng tri thức của các cá nhân thì tổ chức đó sẽ có nguy cơ bị tổn thất tri thức hoặc “trao tặng” tri thức của mình cho những tổ chức khác

Trong nền kinh tế thị trường, cụm từ “chảy máu chất xám” thường được dùng rất nhiều. Những người tài giỏi sẵn sàng rời bỏ vị trí mà họ đã gắn bó từ lâu để tìm kiếm một cơ hội mới, trong một môi trường mới với mức lương khá hơn. Và như vậy, DN đương nhiên mất đi một người tài, không những thế mà họ còn mang cả tri thức và kinh nghiệm từ đơn vị cũ để áp dụng vào đơn vị mới. Đó là việc tri thức và kinh nghiệm được tích lũy từ đơn vị này được đơn vị khác sử dụng, hay nói cách khác là chảy máu chất xám. .

Quản trị tri thức là phương thức tối ưu để ngăn chặn “nạn chảy máu chất xám” trong doanh nghiệp. Với mỗi tổ chức, nhân tài là nguồn tài sản vô giá nhưng cũng đồng thời là một nguồn tài sản đầy biến động. Nhưng khi áp dụng quản trị tri thức, những tài sản bấy lâu nay nằm trong đầu nhân tài dưới dạng tiềm ẩn sẽ được chuyển sang tri thức hiện hữu qua phương thức chia sẻ và được cấu trúc lại để mọi người có thể học tập. Kết quả của quá trình này là tạo ra một “Kho tri thức hiện hữu” dùng chung cho tất cả thành viên, những cá nhân có khả năng thay thế cho nhau. Không còn đặc quyền về tri thức, không ngừng được làm giàu cho tri thức cá nhân là phương thức tối ưu cho mỗi doanh nghiệp giữ chân được nhân tài.

Hiện nay nhiều DN vẫn chưa xây dựng đc cho mình 1 mô hình quản trị nguồn nhân lực hiệu quả, ko tạo đc môi trường thuận lợi để phát huy đc tối đa năng lực của các nhân viên, nhiều DN còn tạo thêm áp lực cho nhân viên của mình, hoặc nhiều nhà quản trị ko biết cách quản lý tốt nguồn nhân lực khiến cho các nhân viên làm việc ko hiệu quả, những người tài giỏi ko đc sử dụng phát huy, và bỏ phí nguồn tri thức đó. Những nhân viên đó ko còn muốn tiếp tục làm việc và muốn rời bỏ DN ra đi tìm kiếm cơ hội mới.

Bởi vậy, việc xây dựng hoặc hình thành một phương thức quản lý tri thức trong một cơ quan, đơn vị hay một tổ chức dù lớn hay nhỏ là một điều cần thiết. DN cần tạo điều kiện cho các nhân viên tích cực chủ động phát huy hết năng lực của mình, có những chính sách phù hợp thu hút nhân tài gia tăng nguồn tri thức cho DN

””Rõ ràng trong nền kinh tế hiện đại hướng tri thức, vai trò của quản lý tri thứ là vô cùng quan trọng. Nếu không ý thức được điều này một cách đúng đắn, nguy cơ tổn thất tri thức rất dễ xảy ra và mang lại những thiệt hại khó có thể tính toán hết. Tri thức cũng như nguồn nhân lực là yếu tố sống còn cho sự tồn tại của mọi tổ chức. Quản lý tốt tri thức tức là hiểu rõ được bản thân, biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó đề ra những biện pháp gặt hái thành công trong nền kinh tế tri thức.””

8 Phân loại QTTT:

Một khảo sát năm 2001 (Malhotra) chỉ ra rằng “trung bình 26% tri thức trong tổ chức được lưu trữ trong văn bản (giấy tờ, sách, tài liệu), 20% được lưu trữ bằng kỹ thuật số, và 42% được lưu trữ trong đầu của người lao động” 

Tri thức hiện hữu là các tri thức có tính chủ quan duy ý chí được hệ thống hóa trong các văn bản, tài liệu, hoặc các báo cáo, chúng có thể được chuyển tải trong những ngôn ngữ chính thức và có hệ thống. đễ dàng đc thể hiện bắt giữ, lưu trữ và tái sử dụng. Ví dụ như các tri thức  về chuyên môn được trình bày trong giáo trình, sách, báo, tạp chí,...

tri thức ẩn tàng là nhưng tri thức chủ quan,duy ý trí dựa trên nhận thức kinh nghiệm mà không và rất khó được hệ thống hóa trong các văn bản, tài liệu, các tri thức này là cá nhân, gắn liền với bối cảnh và công việc cụ thể. Tri thức ẩn tàng là rất khó để hình thành các tài liệu, nhưng lại có tính vận hành cao trong bộ não của con người.

Sự phân biệt giữa tri thức hiện hữu và ẩn

Tri thức hiện(sơ đồ hóa)

Tri thức ẩn(bí quyết gắn vs con ng)

Đặc tính

Dể dàng đc hệ thốg hóa; có thể lưu trữ; có thể chuyển giao,truyền đạt; đc diễn đạt và chia sẻ 1 cách dễ dàng

Mag tính cá nhân; mag tính bối cảnh cụ thể; khó khăn trog việc chính thức hóa; rất khó tiếp cận, truyền đạt và chia sẻ

Nguồn

Các tài liệu chỉ dẫn hoạt độg; các chính sách và thủ tục của tổ chức; báo cáo và cơ sở dữ liệu

Các quá trình kinh doanh và truyền đạt phi chính thức; các kinh nghiệp cá nhân; thấu hiểu mang tính lịch sử.

Tri thức hiện

Tri thức ẩn

Cá nhân

Có ý thức

Tự động

Tổ chức

Khách quan

Tập hợp

Phân tích qchuyển đổi các tri thức,4 qtrình có quan hệ qua lại lẫn nhau theo đó tri thức luân chuyển trong tổ chức và chuyển hóa thàh những dạng khác nhau:

- Xã hội hóa: Quá trình chia sẻ những kinh nghiệm và tạo ra tri thức ẩn tàng;

- Sự ngọai hiện qtrình nối kết các tri thức ẩn tàng thàh các khái niệm rõ ràng;

- Kết hợp: quá trình phân lọai và hội nhập thành các tri thức hiện hữu; và

- Sự tiếp thu: quá trình biến các tri thức hiện hữu thành tri thức ẩn tàng.

9 Sự cần thiết của CNTT trong QTTT

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã thay đổi hoàn toàn công việc. Hiện nay chúng ta có thể thu thập và lưu trữ một khối lượng lớn thông tin dễ dàng, truyền tải chúng một cách nhanh chóng. Các công việc được hoàn thành dựa vào công nghệ, đặc biệt là máy tính, ngày càng nhiều. Sự quan trọng của công nghệ là không thể phủ nhận. Nhưng, công nghệ không tạo ra yếu tố cạnh tranh cho công ty của bạn. Bạn vừa sở hữu một công nghệ hoàn toàn mới, giúp công ty bạn vượt lên trên đối thủ của mình. Nhưng, thời gian sau đó, khi mà đối thủ tạo ra công cụ tương tự, hoặc cũng mua công nghệ đó, thì yếu tố cạnh tranh của bạn sẽ bị mất đi. Trong thời đại công nghệ hiện nay thời gian cho một cuộc chạy đua công nghệ như vậy ngày càng ngắn dần, do vậy, chúng ta không thể coi công nghệ như yếu tố cạnh tranh lâu dài.

Trong khi đó, công nghệ với hai lợi ích chính là lưu trữ và truyền tải thông tin lại cho phép ta xây dựng một hệ thống lưu trữ và phân phối thông tin hiệu quả. Công nghệ trở thành một nhân tố giúp lưu trữ, phân phối và trao đổi tri thức hữu hiệu. Bằng cách kết hợp công nghệ với quản trị tri thức một cách hiệu quả, công ty có thể tạo ra các yếu tố cạnh tranh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài của mình.

Bên cạnh đó, nhờ có công nghệ phát triển mà các công việc, các quy trình được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vòng đời của sản phẩm, từ lúc được nghiên cứu, sản xuất, tới khi bán ra và các dịch vụ hậu mãi cũng do đó ngắn lại. Các sản phẩm cũng liên tục được nâng cấp và cải tiến, thị trường liên tục thay đổi. Do vậy, thời gian cho ra sản phẩm trở thành một yếu tố sống còn đối với công ty, các quyết định ngày càng phải được đưa ra nhanh chóng và chính xác hơn. Vậy yếu tố nào khiến cho công ty làm được điều này? Công nghệ có thể giúp chúng ta thu thập, lưu trữ, truyền tải thông tin một cách vô cùng hiệu quả, nhưng để biến thông tin thành tri thức, thành quyết định, thì lại cần đến con người và kiến thức, kinh nghiệm của họ.

Tri thức chứ không phải công nghệ trực tiếp giúp nhân viên sở hữu nó ra quyết định. Quản trị tri thức, với sự hỗ trợ của công nghệ, có thể giúp cho nhân viên của công ty làm việc hiệu quả hơn, tự mình đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, giảm bớt sai lầm và thoả mãn yêu cầu của khách hàng đúng lúc nhất, v.v.

10 vai trò của KM trong kinh doanh điện tử (e-commerce)

- Hỗ trợ cho các hoạt động quản lý quan hệ khách hàng(CRM); tạo dựng sự duy trì với khách hàng,ra tăng lượng khách hàng vốn có; nhanh chóng lắm bắt và thỏa mãn nhu cầu mới của Kh

- KM cho hoạt động quản lý các nhà cung ứng

- Vai trò của KM trog cộg đồg mạg

-Sử dụg pần mềm thu thập thôg tin bên bán, mua

- thiết kế hệ thốg KM trên web

-mô hình Km theo nhu cầu

- Sử dụng Km cho việc ra quyết định

- côg cụ hợp tác trog việc xây dựg cộg đồg ság tạo ảo để chia se tri thức giữa các tổ chức

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro