Quá trình hồi sinh của Chí Phèo - gặp thị Nở.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Quá trình hồi sinh của Chí Phèo – gặp thị Nở.

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Trong đó nổi bật hơn cả phải nhắc đến tác phẩm "Chí Phèo". Tác phẩm là sự kết tinh của tài năng nghệ thuật, là cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Đặc biệt, diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở đã làm nổi dậy cái bản chất con người của một con quỷ dữ, nó là một thành công lớn trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.

Chí Phèo từ khi mới sinh ra đã bị bỏ rơi ở một lò gạch cũ, được người làng truyền tay nhau nuôi. Chí lớn lên như cây cỏ bởi anh chẳng được ai ban phát tình thương. Anh lớn lên và làm canh điền cho nhà Bá Kiến, tuy không được ăn học và dạy dỗ đàng hoàng nhưng anh cũng có tự trọng, biết đúng, biết sai nên anh không muốn làm những chuyện nhục nhã. Nhưng số phận của người nông dân trong xã hội thời ấy làm gì có tiếng nói, có chỗ đứng? Bá Kiến - điển hình cho giai cấp thống trị đã đẩy Chí vào tù. Nhà tù thực dân và Bá Kiến đã chung tay nhào nặng kiến Chí bị tha hóa về tinh thần lẫn thể chất. Từ một anh canh điền khỏe mạnh, có các ước mơ, hi vọng về một cuộc sống gia đình như bao người nông dân khác. Giờ đây sau khi ra tù, Chí đã trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Cứ tưởng như tâm hồn Chí Phèo mãi mãi bị con quỷ dữ nuốt trọn lấy, nhưng với tài năng và nhất là bằng trái tim nhân đạo của một nhà văn lớn, Nam Cao đã để Chí Phèo trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. Ông đã soi rọi ánh sáng của ty thương vào tận đáy tâm hồn đen tối của con quỷ dữ làng Vũ Đại. Và ánh sáng ánh chính là thị Nở. Trong một đêm say, hắn tình cờ gặp Thị Nở - người đàn bà dở hơi xấu xí, và quá lứa lỡ thì. Đoạn văn miêu tả tâm trạng Chí Phèo sau đêm gặp Thị Nở chứng tỏ Nam Cao xứng đáng bậc thầy về phân tích tâm lí nhân vật.

Những phẩm chất của người nông dân lao động tiềm tàng sâu trong con người hắn bất chợt được khơi dậy. Tỉnh rượu, Chí thấy lòng chợt bâng khuâng ''mơ hồ buồn''. Những lần trước, mỗi khi tỉnh rượu, hắn lại uống, vì thế say kế tiếp say. Còn lần này, Chí Phèo tỉnh rượu với trạng thái khác hẳn "người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc" hay là "đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu như những người ốm sợ cơm". Sau bao năm, lần đầu tiên trong cuộc đời Chí tỉnh dậy, chợt nhận ra nơi căn lều ẩm thấp là ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe thấy mọi âm thanh của cuộc sống: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng lao xao của người đi chợ bán vải về... Những âm thanh quen thuộc ấy hôm nào mà chả có, nhưng hôm nay Chí mới cảm nhận và nghe thấy, vì hôm nay Chí đã hết say. Phải chăng, những âm thanh ấy chính là tiếng gọi náo nức, thiết tha, tiếng gọi thôi thúc của cuộc sống đã vang lên rộn ràng trong tâm hồn vừa được khơi dậy của Chí... Sau đó Chí tỉnh ngộ, nhìn lại cuộc đời mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Hơn hết, cái ước mơ bình dị ngày nào ''có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải...'' bỗng dưng trở lại với Chí. Chí đã tỉnh rượu và tìm lại được những cảm xúc dù nhỏ bé, giản đơn nhưng đó là những cảm xúc của con người. Chí thấy hiện tại của mình thật đáng buồn bởi "hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời". Tương lai đối với hắn, còn đáng buồn hơn, hắn còn lo sợ bởi hắn đã trông thấy trước "tuổi già, đói rét và ốm đau" và nhất là "cô độc" - đó là điều đáng sợ hơn cả. Như vậy, với sự trở lại của lí trí và nhận thức về chính mình, cùng những tình cảm, cảm xúc của 1 con người, Chí đang thức tỉnh một cách toàn diện và bắt đầu hồi sinh để trở về với kiếp người. Ngòi bút Nam Cao ở đây thật ấm áp, thể hiện từng biểu hiện của sự thức tỉnh ở Chí Phèo. Ông thật sự rất yêu quý những người lao động chân chính. Vì hoàn cảnh mà họ bị đẩy vào con đường tội lỗi. Nhưng ngay cả khi bị cuộc đời làm biến dạng nhân hình và làm méo mó nhân tính thì Nam Cao vẫn nhìn thấy vẻ đẹp trong sáng luôn tiềm ẩn trong con người họ. Họ chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi thì phần người sẽ bừng dậy một cách mạnh mẽ.

Đúng thế, trong Chí giờ đây tồn tại rất nhiều tâm trạng khác nhau, trước hết là ngạc nhiên, đến vô cùng. Hắn thật không thể nghĩ đến, không thể ngờ. Một người như Chí, nỗi sợ hãi và căm ghét của cả dân làng, là con quỷ làng Vũ Đại trước giờ muốn ăn thì chỉ có giành lấy cướp lấy của người khác. Hắn còn cảm nhận về hương vị cháo hành, nó thơm và ngon lắm. Bát cháo hành là biểu tượng cho tình yêu thương ấm áp, chân thành của Thị Nở, chính tình yêu ấy đã khiến Chí Phèo cảm thấy ăn năn, hối hận vì những việc hắn đã gây ra. Thị Nở còn cảm nhận thấy hắn rất hiền. Dưới ánh sáng của tình yêu, thị Nở bỗng trở thành 1 người đàn bà có duyên, cũng biết lườm yêu, biết e lệ, biết ''ngượng ngùng mà thinh thích khi nghe 2 tiếng ''vợ chồng''. Bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Trái tim tưởng chừng như chai đá của Chí Phèo đã dần dần sống dậy. Cái phần người trong hắn cũng hồi sinh. Chí đã sống đúng với con người thật của mình, trở lại nguyên hình của anh canh điền ngày xưa. Tình yêu của Thị Nở đã mở đường cho Chí Phèo trở lại làm người: "Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao. Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được''. Cùng với mong ước được làm người lương thiện, Chí khao khát hạnh phúc và một mái ấm gia đình. Và hắn nói "Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?". Hắn thật sự muốn ''thế này'', đó là muốn được ăn cháo hành, được sống bên cạnh thị Nở, được thị quan tâm, chăm sóc, yêu thương và được làm nũng với thị... "Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui" một mái ấm gia đình vui vẻ, hạnh phúc, câu nói này giống như một lời cầu hôn của Chí với thị Nở - một lời cầu hôn rất mộc mạc, chất phác và giản dị. Hắn muốn sống như một con người đúng nghĩa, khao khát được trở lại với cuộc sống bình thường, được làm hòa với mọi người. Thị Nở sẽ là cây cầu nối giữa hắn với mọi người. Chí Phèo bâng khuâng, háo hức nghĩ tới một tương lai tốt đẹp. Chính tình người của Thị Nở đã thức tỉnh hồi sinh cái thiên lương tốt đẹp trong người Chí Phèo, thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu biết nhường nào!

Qua tình yêu của Chí Phèo và thị Nở, tác giả đã phát hiện và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân: bên trong vẻ ngoài xấu xí của thị Nở là một tâm hồn đáng quý và một trái tim vàng, còn với Chí Phèo, tưởng như xã hội đã biến Chí thành thú dữ nhưng tình yêu đã giúp Chí Phèo thức tỉnh, sống dậy những phẩm chất tốt đẹp. Nhà văn xót thương và đồng cảm với số phận nhân vật, ông đã giúp cho người đọc hiểu được rằng: con người cần được sống trong yêu thương, ai cũng có khát khao được hạnh phúc, ai cũng ước mơ có một mái ấm gia đình và được sống một cuộc sống bình dị. Với hình thức nghệ thuật độc đáo của mình, Nam Cao đã khéo lựa chọn những chi tiết rất chân thực, miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng nhân vậy điển hình trong hoàn cảnh điển và cốt truyện với các tình tiết hấp dẫn, biến hóa bất ngờ. Đồng thời nhà văn cũng thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua ngòi bút của mình, hiện thực là tố cáo xã hội tàn bạo đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng và nhân đạo trong sự cảm thông, thương xót cho những bi kịch của người nông dân, khẳng định những bản chất tốt đẹp của họ

Tác phẩm đã lên án, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đã đàn áp và bóc lột nhân dân lao động. Qua đó nhà văn đồng cảm với những nỗi khổ đau, bị đày đọa và sự bế tắc của người nông dân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro