Quan điểm của ML về chiến tranh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quan điểm của CNML về chiến tranh

1. Chiến tranh là một hiện tượng lịch sử xã hội

Mác, Ănghen đã chứng minh chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử: quá trình hình thành của xã hội loài người đã có giai đoạn chưa từng có chiến tranh là thời kỳ công xã nguyên thủy: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quá thấp kém, tổ chức xã hội sơ khai: chưa có Nhà nước, con người sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, trong xã hội nguyên thủy: đấu tranh giữa con người với tự nhiên là động lực cơ bản cho sự phát triển của xã hội.

Trong xã hội nguyên thủy còn có các mâu thuẫn xung đột xảy ra giữa các bộ lạc: các cuộc tranh giành khu vực săn bắn, hái lượm, hang động... chưa phải là chiến tranh do chưa có nguồn gốc kinh tế. Anghen nói "trong chế độ công xã nguyên thủy không có chế độ tư hữu, không có giai cấp nên không có chiến tranh".

2. Nguồn gốc của chiến tranh

Chiến tranh bắt nguồn từ sự xuất hiện chế độ tư hữu giai cấp và nhà nước, chế độ chiếm hữu nô lệ đã có đầy đủ điều kiện để xuất hiện chiến tranh. MA khẳng định chiến tranh gắn với bạo lực, nó ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định khi sản xuất phát triên, năng suất lđ phát triển đến mức tạo ra được sp thặng dư  đó chính là nguồn gốc kinh tế xã hội của chiến tranh. Thời kỳ chiến tranh xuất hiện khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã hình thành hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ và chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp, nhà nước, đó là nguồn gốc sâu xa của bất bình đẳng xã hội, bạo lực và chiến tranh.

Phát triển luận điểm của MA, lenin đã khẳng định: trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của CNTB, CNDQ, chiến tranh là người bạn đường của CNDQ, còn CNDQ thì còn chiến tranh, muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó (CNDQ)

3. Bản chất của chiến tranh.

Bản chất chiến tranh là kế tục chính trị bằng thủ đoạn khác - thủ đoạn bạo lực. Từ khẳng định về nguồn gốc chiến tranh, MA đã chỉ ra bản chất chiến tranh là sự kế tục chính trị của một giai cấp, 1 nhà nước nhất định bằng thủ đoạn bạo lực. Chiến tranh còn là phương tiện, thủ đoạn phục vụ cho mục đích chính trị của các g/c, nhà nước bóc lột.

4. Tính chất của chiến tranh.

Những căn cứ để phân chia chiến tranh: Xuất phát từ địa vị lịch sử của các g/c đối với sự phát triển xã hội và mục đích chính trị của các cuộc chiến tranh, MA đã phân chia chtr thành 2 loại: chtranh tiến bộ, chiến tranh phản động. Còn Lê-nin đã căn cứ những điều kiện ls gây ra chiến tranh, những g/c nào tiến hành cuộc chiến tranh đó và mục đích họ theo đuổi phân chia chtr thành chtr cách mạng và chtr phản cách mạng hay chtr chính nghĩa và chtr phi nghĩa.

Những cuộc chiến tranh tiến bộ (cách mạng, chính nghĩa) là những cuộc nội chiến của g/c bị áp bức, bóc lột chống lại g/c áp bức, bóc lột, những cuộc chiến tranh giải phóng dt bảo vệ tổ quốc của các dt thuộc địa và của ndlđ chống lại bọn thực dân xâm lược.

Những cuộc chiến tranh phản động (phản cách mạng, phi nghĩa) bao gồm những cuộc chtr đi xâm lược đất đai, nô dịch các dân tộc khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro