Quan diem doi ngoai cua Dang ta

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu hỏi : Quan điểm đối ngoại của đảng ta.

Cùng với những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đã đạt được trong việc thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động đối ngoại của Việt Nam với chính sách độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế cũng đã được những thắng lợi lớn, nâng cao uy tín quốc tế của nước ta, đưa Việt Nam vươn lên sánh vai cùng với các nước tiên tiến trong cộng đồng quốc tế. Những thắng lợi đó là nhờ quan điểm chỉ đạo hoạt động đối ngoại đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Trong điều kiện quốc tế hiện nay, nắm chắc và thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo hoạt động đối ngọai của Đảng và nhà nước là rất cần thiết.

            Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta là sự kế tục tư tưởng đối ngoại của củ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống ngoại giao của Việt Nam, là sự tiếp tục đường lối đối ngoại trong thời kỳ mới. Là một bộ phận hợp thành đường lối chung, chính sách đối ngoại là sự tiếp tục chính sách đối nội, tạo điều kiện hoan thành chính sách đối nội và góp phần thắng lợi cho đường lối chung.

Căn cứ để định ra chính sách đối ngoại của ta hiện nay, trước hết đó là xuất phát từ cách nhìn duy vật biện chứng đối với những biến chuyển của tình thế giới trong giai đoạn vừa qua và hiện nay. Tình hình thế giới trong thời gian vừa qua biến đổi khó lường. Thế giới chúng ta đang trãi qua một thời kỳ chuyển tiếp đầy biến động tà trật tự thế giới cũ đã tan rã sang một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành với những yếu tố khó lường trước. Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột vì sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, các hoạt động can thiệp, bạo loạn lật đổ, khủng bố đag xảy ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp, gia tăng hơn. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới ngày càng phát triển như vũ bảo mang lại cho loài người những điều kiện mới đồng thời cũng đặt các dân tộc trước những thách thức mới. Thế giới chúng ta đang sống đầy mâu thuẩn và phức tạp đan xen nhau nhưng lại là một thế giới tổng thể vàthống nhất với nhau. Trong đó hoà bình, ổn đinh và hợp tác để phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc ;xu hướng liên kết khu vực, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá ngày càng gia tăng.

Căn cứ thứ hai chính sách đối ngoại là kế tục chính sách đối nội để nhằm đạt được mục tiêu chung và trước mắt. Mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH vì dân giàu nước mạnh xãhội công bằng, dân chủ văn minh.Còn mục tiêu trước mắt là làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả cao và bền vững ;đảm bảo an ninh quốc phòng ;cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo.

Trong tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng và phức tạp hiện nay, việc mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động đối ngoại ở nước ta, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, mỗi giải pháp chúng ta đưa ra đều phải thích hợp với điều kiện thay đổi nhanh chóng trong nước cũng như trên thế giới.

Hoạt động đối ngaọi nhằm khai thác tốt nhất nhân tố quốc tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Mục tiêu hoạt động đối ngaọi hiện nay là : Tạo môi trường phát triển đảm bảo độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh ;tranh thủ hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn vốn, thị trường và công nghệ của thế giới.

Trong tình hình hiện nay, Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách đối ngaọi hoà bình, hợp tác và hữu nghị với các nước trên thế giới, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước XHCN, các nước láng giềng, các nước trong khu vực, đồng thời phát triển quan hệ quốc tế với tất cả các nước lớn với các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới.

Nhiệm vụ đối ngoại của Việt Nam là :Tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công  nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong nhiệm vụ này có hai nội dung được xác định.

Nội dung thứ nhất là xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của hoạt động noại giao việt nam đối với dân tộc và đất nước ta. Nội dung thứ hai là xác định trách nhiệm của hoạt động ngoại giao Việt Nam đối với Cách mạng thế giới.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng ta cần quán triệt đường lối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng ;đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngaọi với tinh thần :Việt Nam sẳn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình và độc lập phát triển.

Tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngaọi là phải giữ vững nguyên tắc vì độc lập thống nhất đất nước và XHCN. Đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nước ta, với những diễn biến của tình hình thế giới và các đối tác quan hệ với ta. Bởi lẽ, trong quan hệ với nước ta để làm ăn, có nước quan hệ với nước ta để chống phá chế độ XHCN, xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào nội bộ ta. Với phương châm "Dĩ bất biến, ứng vạn biến " mà Bác Hồ thường căn dặn. Chính sách đối ngoại của nước ta vừa phải kiên trì nguyên tắc giữ vững lập trường cơ bản, vừa phải linh hoạt trong sách lược, bước đi và biện pháp. Chấp nhận thắng lợi từng bước để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Trong khi quyết tâm theo đuổi mục tiêu cao nhất của dân tộc là độc lập và CNXH, chính sách đối ngoại của ta cũng phải biết nhân nhượng, thậm chí bước lùi tạm thời ở thời điểm cần thiết để rồi tạo điều kiện tiếp tục tiến lên. Sự mền dẻo và linh hoạt trong sách lược là không phải giảm đi tính chiến đấu, không phải phai mờ bản sắc của dân tộc mà là sự tinh khôn là bản chất của ngoại giao Việt Nam.

Mở rộng nhiều mặt song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng và độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ lẫn nhau, không dùng các vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ;bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.

Tại hội nghị BCH TW lần thứ 3 - Khoá III của Đảng đã đề ra phương châm xử lý trong mối quan hệ đối ngaọi mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị chỉ đạo.

Một là : Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích chân chính của nhân dân ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc. Phát triển nhanh kinh tế - xã hội làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, giữ vững ổn định chính trị. Công tác đối ngoại vừa phục vụ lợi ích chân chính của dân tộc vừa góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Khi thực hiện nghĩa vụ dân tộc, chúng ta luôn chú ý mối quan hệ quốc tế, đoàn kết và hợp tác với các nước, các tổ chức, các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Chúng ta xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, sức mạnh của dân tọc kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại. Đó là nhân tố làm nên thắng lợi CM Việt Nam. Trong hoạt động đối ngaọi hiện nay mà không đặt lợi ích dân tộc chân chính lên hàng đầu, lên trên hết thì đó là sai lầm lớn. Nhưng nếu chúng ta không chú ý, bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, tách rời chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Điều đó không chỉ gây tổn hại cho CM thế giới mà còn làm cho CM Việt Nam gặp khó khăn. Vì lẽ đó, việc kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân không chỉ vì lợi ích của CM thế giới mà còn vì lợi ích của CM Việt Nam.

Hai là giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá mối quan hệ đói ngoại. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc là điều kiện mở rộng hợp tác và vị trí quốc tế của nước ta, nhằm khai thác tối đa nhân tố quốc tế phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Độc lập tự chủ không có nghĩa là biệt lập, việc thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại mở rộng giao lưu quốc tế nhằm tạo vị thế nước ta trên thế giới. Trong quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại phải giữ vững nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc để hoà nhập nhưng không hoà tan. Việc mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá nhằm đan xen lợi ích lẫn nhau giữa nước ta với các nước trên thế giới trên tinh thần cùng có lợi, đây là điều kiện hết sức cần thiết để giữ vững độc lập.

Đây cũng là tư duy biện chứng, kết hợp cái riêng với cái chung, đặt cái riêng trong cái chung, lấy cái chung tác động vào cái riêng tạo nên thế và lực, cơ sở cho mọi thành công.

Khi quán triệt phương châm này, tronghoạt động đối ngaọi và quan hệ quốc tế với chúng ta cần chống lại hai khuynh hướng sai lầm : Thứ nhất là vì lo mất độc lập dân tộc  mà không dám mở rộng quan hệ quốc tế ; Thứ hai là mở rộng quan hệ quốc tế mà xem nhẹ độc lập dân tộc, xem thường độc lập dân tộc, đây là biểu hiện hết sức nguy hại nếu mất độc lập là mất tất cả.

Ba là, nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Hợp tác và đấu tranh là 2 mặt cần nắm vững trong quan hệ đối ngoại. Tránh thiên hướng chỉ nhấn mạnh hợp tác, hoặc chỉ nhấn mạnh đấu tranh. Lợi ích song phương thì có thể hợp tác, không có lợi ích thì phải đấu tranh. Vì thế trong hợp tác phải có đấu tranh nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế, thiết lập quan hệ bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình. Thực hiện tốt hai mặt hợp tác và đấu tranh còn nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước tránh được khuynh hướng của các lực lượng thù địch không thân thiện lợi dụng hợp tác mà phân hoá, cô lập ta trên chính trường quốc tế.

Bốn là, tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mổ rộng quan hệ với tất cả các nước. Trong hoạt động đối ngoại, chúng ta vừa coi trọng mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, các đảng phái chính trị, vừa chú trọng hợp tác khu vực, nhất là các nước láng giềng, tranh thủ thế mạnh các nước, tạo lợi thế cho Việt Nam trong quá trình hội nhập. Đó là chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta.

Thực hiện các phương châm đó, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước, gần 200 đảng phái chính trị và hàng trăm tổ chức phi chính phủ, đã nâng cao vị thế quốc tế của nước ta. Chúng ta đã đẩy mạnh hoạt động đối ngoại Đảng, đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.

Trong thời gian tới, hoạt động đối ngoại phải góp phần củng cố vững chắc môi trường hoà bình, ổn định, cải thiện điều kiện quốc tế thuận lợi nữa cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tnh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập và phát triển.

Chúng ta tiếp tục tăng cường quan hệ với các nước trên thế giới, tạo ra những bước chuyển mới, nhằm nâng cao mối quan hệ nước ta với các đối tác phát triển theo chiều sâu, đồng thời tích cực đẩy mạnh tiến trình hội nhập để sự nghiệp đổi mới đất nước gắn liền với tiến trình hội nhập quốc tế, phục vụ tốt mục tiêu phát triển. Hội nhập phải khai thác tốt các nguồn lực cho công cuộc CNH - HĐH thực hiện thắng lợi những mục tiêu trong thời kỳ quá độ lên CNXH nước ta.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện đường lối đối ngaọi độc lập tự chu rộng mở, duy trì và củng cố môi trường hoà bình ổn định, tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc Việt Nam, đồng thời tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chân chính của các quốc gia dân tộc khác. Thực hhiện có hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế thuận lợi để thực hiện CNH - HĐH, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời cần góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro