Quán đỉnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quán đỉnh

Trong giới tu luyện có một tình huống, gọi là 'quán đỉnh'.

Quán đỉnh là một hình thức [nghi thức] tôn giáo của phương

pháp tu luyện Mật tông của Phật gia. Mục đích là cá nhân đã

trải qua quán đỉnh rồi thì không thể tái [gia] nhập môn khác,

[họ đã được] thừa nhận là đệ tử chân chính của môn này. Hiện

nay việc này kỳ lạ như thế nào? Luyện công cũng xuất hiện

hình thức tôn giáo này, các công pháp Đạo gia cũng làm quán

đỉnh, chứ không [còn] chỉ có Mật tông. Tôi đã giảng: hễ lấy cờ

hiệu Mật tông mà giảng công pháp Mật tông ngoài xã hội thảy

đều là giả. Tại sao nói như vậy? Bởi vì Đường Mật ở nước ta đã

tiêu mất trên một nghìn năm rồi, hoàn toàn không tồn tại; vì

chịu hạn chế ngôn ngữ nên Tạng Mật vẫn luôn không truyền

vào vùng đất người Hán chúng ta một cách hoàn chỉnh. Đặc

biệt [vì] đây là Mật giáo, nên cần phải tu luyện bí mật trong

chùa, hơn nữa phải trải qua sự trao truyền bí mật từ sư phụ, sư

phụ mang [đệ tử] đi tu bí mật. Không thực hiện được điểm này,

thì tuyệt đối không thể truyền ra được.

Có nhiều người ôm giữ mục đích như thế này lên Tây Tạng

học công: theo người ta bái sư học Tạng Mật, tương lai làm khí

công sư, nổi danh, phát tài. Mọi người thử nghĩ xem, các Phật

sống lạt-ma thật sự được chân truyền đều có công năng rất

mạnh, đều có thể thấy trong tâm người đến học công suy nghĩ

những gì. Vị kia đến để làm gì, nhìn một cái liền hiểu rõ cái tâm

ấy ngay: 'Muốn lên đây học những điều này, [sau] ra làm khí

công sư phát tài nổi danh; đến để phá hoại phương pháp tu

Phật này'. Pháp môn tu Phật nghiêm túc nhường ấy liệu có thể

để chư vị vì cầu danh lợi [muốn] làm khí công sư này nọ mà tuỳ

tiện phá hoại không? Chư vị có động cơ gì? Do đó hoàn toàn

không thể truyền cho vị kia được; [họ] sẽ không được chân

truyền. Tất nhiên, có khá nhiều chùa, [họ] có thể đắc được một

số thứ vỏ ngoài nông cạn. Nếu như tâm không chính, khi muốn

làm khí công sư mà phạm việc xấu, như thế sẽ chiêu mời phụ

thể. Con động vật phụ thể cũng có công, nhưng [đó] không phải

là Tạng Mật. Người thật sự lên Tây Tạng cầu Pháp, có thể lên

đó rồi sẽ ở lại luôn mà không trở ra nữa; ấy là những người

chân tu.

Rất lạ là hiện nay có nhiều công pháp Đạo gia cũng giảng

quán đỉnh. Đạo gia là dẫn theo mạch, hỏi làm quán đỉnh gì

đây? Theo tôi biết, [khi] tôi truyền công tại phía nam, đặc biệt ở

vùng Quảng Đông có khá nhiều, có khoảng trên mười công

pháp làm loạn lung tung đang giảng quán đỉnh. Ý nghĩa là gì?

Họ quán đỉnh cho chư vị rồi, chư vị sẽ là đệ tử của họ, không

thể học công khác được nữa; nếu học công khác họ sẽ trừng

phạt chư vị; họ làm những điều như thế. Đó chẳng phải tà môn

oai đạo là gì? Điều họ truyền là chữa bệnh khoẻ người, quần

chúng học rồi cũng chỉ là muốn được thân thể khoẻ mạnh. [Họ]

làm vậy để làm gì? Có người nói, rằng luyện công của ông ta sẽ

không được luyện công khác nữa. Ông ấy có khả năng [cứu] độ

người ta đến viên mãn không? Đúng là đưa đệ tử của người ta

đi sai đường rồi! Có nhiều người làm như vậy.Đạo gia không giảng

điều này, vậy mà đã xuất hiện những gì

là quán đỉnh. Tôi phát hiện ông khí công sư làm quán đỉnh lợi

hại nhất, công trụ ông ấy cao ngần nào? Chỉ cao như toà nhà

hai hoặc ba tầng là hết; tôi thấy rằng là một đại khí công sư nổi

danh lẫy lừng như thế, công [của ông] đã rớt xuống thật đáng

thương. Hàng trăm hàng nghìn người xếp thành hàng, [để] ông

ấy quán đỉnh cho người ta. Công của ông hữu hạn, chỉ cao ngần

ấy; công này chẳng mấy chốc sẽ hạ xuống, không còn nữa, hỏi

lấy gì để quán [đỉnh] cho người ta, chẳng phải lừa người là gì?

Quán đỉnh chân chính, nhìn tại không gian khác, thì xương cốt

của người ta từ đầu đến chân đều biến thành giống như bạch

ngọc. Chính là dùng công, vật chất cao năng lượng [để] tịnh hoá

thân thể, quán toàn bộ từ đầu đến chân. Ông khí công sư kia có

thể làm được điều này không? Ông ta không thể. Ông ta làm gì

đây? Tất nhiên [ông ấy] không nhất định làm tôn giáo; mục

đích là học xong công của ông, thì đã là người của ông, chư vị

phải tham gia lớp [học] của ông, học những điều của ông ấy.

Mục đích là kiếm tiền của chư vị; không ai học thì ông không

kiếm được tiền.

Đệ tử Pháp Luân Đại Pháp cũng giống đệ tử các pháp môn

Phật gia khác, tức là được thượng sư quán đỉnh nhiều lần;

nhưng không để chư vị biết. Người có công năng có thể biết;

người nhạy cảm cũng có thể cảm thấy; khi ngủ hoặc một lúc

nào đó có thể đột nhiên một luồng nhiệt tuôn từ trên đỉnh đầu

xuống thông thấu toàn thân. Mục đích của quán đỉnh không

phải cấp công thêm cao cho chư vị; công là bản thân chư vị tu

luyện xuất lai. Quán đỉnh là một phương pháp gia trì, chính là

giúp chư vị tịnh hoá thân thể, làm thân thể chư vị thanh lý thêm

một bước nữa. Cần quán [đỉnh] nhiều lần, mỗi tầng đều cần

giúp chư vị thanh lý thân thể. Bởi vì 'tu tại tự kỷ, công tại sư

phụ', nên chúng tôi không giảng hình thức [nghi thức] quán

đỉnh.

Một số người còn làm những gì là bái sư. Giảng đến đây, tôi

thuận tiện đề cập một điều; có nhiều người muốn bái tôi làm

Sư. Thời kỳ lịch sử chúng ta hiện nay đã khác với xã hội phong

kiến Trung Quốc; quỳ gối dập đầu có được tính là bái sư

không? Chúng ta không làm cái việc hình thức ấy. Có nhiều

người chúng ta nghĩ thế này: 'Mình dập đầu đốt hương

bái Phật, trong tâm thành kính thì sẽ tăng công'. Tôi nói rằng thật

khôi hài; luyện công chân chính toàn dựa vào bản thân mà tu;

cầu gì cũng vô dụng. Không bái Phật, không đốt hương, [mà]

chiểu theo tiêu chuẩn người tu luyện mà tu luyện một cách chân

chính, [thì khi] ông [Phật] gặp chư vị sẽ rất vừa ý. Ở nơi khác

chư vị toàn làm điều xấu, chư vị dập đầu đốt hương cho ông,

[thì] ông gặp chư vị sẽ rất khó chịu; đó chẳng phải đạo lý là gì?

Tu chân chính dựa vào bản thân. Hôm nay chư vị dập đầu bái

sư xong, ra khỏi cửa lại muốn gì làm nấy, hỏi có tác dụng gì?

Chúng tôi hoàn toàn không giảng hình thức [bái sư] này; chư vị

có thể còn làm ô uế danh dự của tôi [ấy chứ]!

Chúng tôi cấp cho chư vị nhiều như thế; tất cả mọi người chỉ

cần thực tu, dùng Đại Pháp để yêu cầu bản thân một cách

nghiêm khắc, [thì] tôi đều coi chư vị là đệ tử; chỉ cần chư vị tu

luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi sẽ coi chư vị là đệ tử. Nếu

chư vị không muốn tu, thì chúng tôi không có cách nào. Nếu

chư vị không tu, thì chư vị mang danh [đệ tử] hỏi có ích gì? Học

viên vào kỳ thứ nhất hay học viên vào kỳ thứ hai [cũng như

nhau]; nhưng chư vị chỉ luyện mấy động tác kia thì đã là đệ tử

của chúng tôi chăng? Chư vị phải thật sự chiểu theo tiêu chuẩn

tâm tính của chúng tôi mà tu luyện, thì mới có thể đạt được

thân thể khoẻ mạnh, thì mới có thể thật sự lên cao tầng. Do đó

chúng tôi không giảng những việc hình thức ấy; chỉ cần chư vị

tu luyện, thì là người trong môn chúng tôi. Những Pháp thân

của tôi điều gì cũng biết; chư vị nghĩ gì họ đều biết; điều gì họ

cũng có thể làm được. Chư vị không tu luyện thì họ không quản

chư vị; [còn nếu] chư vị tu luyện thì [họ] sẽ giúp đến cùng.

Có công pháp trong đó người luyện công chưa gặp qua sư

phụ, nói rằng hướng về một phương nào đó mà dập đầu, trả vài

trăm đồng là được. Chẳng phải lừa mình dối người là gì? Ngoài

ra người này rất tự nguyện. Từ đó trở đi duy hộ đối với công

này, [đối với] người [của công] này; cũng lại nói với người khác,

rằng đừng học công khác. Tôi thấy thật quá khôi hài. Còn có

người làm những gì là 'mô đỉnh'; cũng không biết người ấy

chạm một cái thì có tác dụng gì.

Không chỉ những gì truyền công dưới cờ hiệu Mật tông là

giả, mà tất cả môn truyền công dưới [cờ hiệu] Phật giáo cũng

đều là giả. Mọi người thử nghĩ xem, phương pháp tu luyện mấy

nghìn năm của Phật giáo đều [có] hình thức như thế, ai mà sửa

đổi [nó] đi thì có còn là Phật giáo không? Phương pháp tu luyện

là tu Phật một cách nghiêm túc, hơn nữa [nó] cực kỳ huyền

diệu; sửa đổi một chút là loạn ngay. Vì quá trình diễn hoá công

là cực kỳ phức tạp; cảm giác của con người không là gì hết;

không thể dựa vào cảm giác để tu luyện. Hình thức tôn giáo của

hoà thượng chính là phương pháp tu luyện; hễ sửa đổi thì

không còn là những điều của môn ấy nữa. Mỗi một môn đều có

Đại Giác Giả chủ trì, mỗi môn cũng tu xuất được rất nhiều Đại

Giác Giả, không ai dám tuỳ ý thay đổi phương pháp tu luyện

của môn ấy; còn một khí công sư nhỏ bé, hỏi có được mấy uy

đức dám coi thường Chủ mà sửa đổi pháp môn tu Phật? Nếu

như đã sửa đổi rồi, thì đó có còn là pháp môn kia nữa không?

Khí công giả có thể phân biệt được.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#uyujty