Quan hệ pháp luật và áp dụng pháp luật

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quan hệ pháp luật và áp dụng pháp luật

I. Quan hệ pháp luật

- Trong cuộc sống, con người luôn tham gia vào những quan hệ XH rất đa dạng và phong phú, những quan hệ ấy phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH, thể hiện mối liên hệ của con người, được gọi là các quan hệ xã hội. Các QHXH được điều chỉnh bởi một hệ thống các qui phạm xã hội. Trong Xã hội có nhà nước, các quan hệ xã hội quan trọng được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên không phải quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật qui định quyền và nghĩa vụ đều trở thành quan hệ pháp luật mà còn cần phải có sự kiện pháp lý cụ thể và các chủ thể tương ứng được dự kiến trước trong phần giả định của qui phạm pháp luật.

- Như vậy: Khi 1 quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh thì quan hệ xã hội là nội dung, vật chất của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội đó.

1. Khái niệm

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

- QHpháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

- QHpháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.

- QHpháp luật mang tính ý chí nhà nước.+ Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở qui phạm pháp luật, mà nội dung của quy phạmpháp luật phản ánh ýchí của nhà nước.

- QHpháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia QHpháp luật nhưng trong giới hạn qui phạm pháp luật đã xác định.

- CHỦ THỂ THAM GIA QHpháp luật là những cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo qui định của phápluật.

- QH pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quiđịnh, và được nhà nước đảm bảo thực hiện.

II. Áp dụng pháp luật

1.Khái niệm: là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành để đưa ra quyết định có tính cá biệt nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo mục tiêu cụ thể  cũng là 1 hình thức pháp luật nên mang đầy đủ  các đặc điểm của hoạt động pháp luật nói chung đồng thời có những đặc điểm riêng.

III. Đặc điểm áp dụng pháp luật

          Áp dụng  pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực Nhà Nước: vì pháp luật do Nhà Nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Nhờ có sự đảm bảo của Nhà Nước mà pháp luật có sức mạnh bắt buộc đối với mọi chủ thể liên quan.  Quá trình áp dụngpháp luật là sử dụng quyền lực Nhà Nước, nhân danh Nhà Nước giải quyết các vụ việc trên thực tế.

          Áp dụng pháp luật thể hiện ý chí Nhà Nước: quá trình này có thể mang tính đơn phương ý chí Nhà Nước hoặc cũng có thể Nhà Nước thừa nhận ý chí của các chủ thể có liên quan.

          Áp dụng pháp luật có điều kiện, quy trình, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ: tùy vào từng lĩnh vực mà trình tự, thủ tục được xác lập cho phù hợp. Các quy trình có thể là đầy đủ hoặc rút gọn theo quy định của pháp luật.

          Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt:

          Áp dụng pháp luật là hoạt động cần được chi tiết hóa chính xác, tỉ mỉ về những yêu cầu sát thực với điều kiện mà các Quy Phạm đó tồn tại, sát thực với chủ thể liên quan.

          Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo cao của các chủ thể có thẩm quyền: Áp dụng pháp luật là quá trình thực hiện pháp luật được hình thành trên cơ sở nhận thức. Các chủ thể có thẩm quyền phân tích đánh giá các tình huống có thể xảy ra => không được thụ động, máy móc ( sáng tạo chủ yếu về kỹ thuật, tổ chức chứ không phải về nội dung)

IV. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật:

Khi quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh mặc dù đã có quy phạmpháp luật điều chỉnh lĩnh vực quan hệ xã hội đó

Khi có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ pháp lý mà các bên liên quan không thể giải quyết được

Khi Nhà Nước cần phải áp dụng 1 biện pháp bắt buộc nhằm đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng, xã hội

Khi Nhà Nước thấy cần ngăn chặn hành vi trái pháp luật xảy ra có thể gây nguy hiểm đối với xã hội

Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý với chủ thể vi phạm pháp luật

Khi Nhà Nước thấy cần khen thưởng về 1 thành tích nào đó đối với chủ thể có liên quan

Khi cần xác định 1 hành vi, 1 kết quả hoạt động hoặc 1 mối qhệ xã hội nào đó là hợp hoặc bất hợp pháp

Khi cần thực hiện quan hệ đối ngoại với các quốc gia, dân tộc khác trên 1 số lĩnh vực các bên cũng quan tâm

V. Các giai đoạn áp dụng pháp luật: 4 giai đoạn

1. Phân tích đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế cần áp dụng pháp luật: giai đoạn khởi đầu có tính chất bản lề. Trước hết cần xác định đúng nội dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiến thực tế đó. Nếu cần áp dụng pháp luật thì làm rõ chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết sự việc đó. Tiếp theo chuẩn bị về mặt tổ chức, nhân sự, kỹ thuật...; xác định thuận lợi khó khăn è nhìn chung hướng đến sự thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian, đạt hiệu quả cao nhất.

2. Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật: về nguyên tắc, phải chọn quy phạmpháp luật còn hiệu lực và sát thực với nội dung sự kiện. Tiếp đó phân tích nội dung quy phạm đã lựa chọn. Trên thực tế, việc lựa chọn quy phạm có thể xảy ra các khả năng như sau:

Có 1 quy phạmpháp luật đáp ứng đủ yêu cầu => thuận lợi

Có 2 hay nhiều quy phạmpháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó nhưng cách giải quyết khác nhau => trường hợp xung đột pháp luật è lựa chọn quy phạmpháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và được ban hành sau

Không có quy phạmpháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật với sự kiện đó: áp dụg pháp luật tương tự

          3. Đưa ra quyết định áp dụng pháp luật: giai đoạn phản ánh kết quả thực tế quá trìh áp dụng pháp luật. Về bản chất, đây là giai đoạn chuyển hóa những quy định chung được nêu trong quy phạmpháp luật thành quyết định cụ thể, cá biệt. Sự phù hợp của quyết định được xem xét ở 2 khía cạnh pháp lý và thực tế.

Do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành

Trình tự, thủ tục, hình thức, tên gọi VB áp dụng pháp luật được pháp luật quy định

Chứa đựng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể

Được thực hiện 1 lần đối với chủ thể có liên quan

Được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp Nhà Nước

          4. Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật trên thực tế: giai đoạn cuối. Cần tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi các quyết định áp dụng pháp luật với các chủ thể liên quan để đảm bảo hiệu lực của nó trên thực tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro