quan he tm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

8. Cơ sở hình thành và đặc trưng cơ bản của các mối quan hệ kinh tế trong thương mại? Vì sao phải thiết lập hợp lý các mối quan hệ KT?

Cơ sở hình thành:

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi một doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập, doanh nghiệp tự quyết định sự tồn tại và phát triển của mình thông qua hoạt động sản xuất - kinh doanh. Mặt khác, phân công lao động xã hội, đưa đến chuyên môn hóa sản xuất đã làm tách biệt giữa các chủ thể kinh tế nói chung, và các doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển, các chủ thể kinh tế cũng như các doanh nghiệp tất yếu phải hình thành các quan hệ khác nhau, trong đó có quan hệ thương mại, quan hệ trong mua bán hàng hóa dịch vụ.

Đặc trưng cơ bản:

Thứ nhất: các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp mang tính chất hàng hóa tiền tệ, hay, các quan hệ kinh tế trong thương mại được tiền tệ hóa.

Thứ hai: Vì quan hệ kinh tế trong thương mại liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất, do đó nó cần được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật của nhà nước nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể cũng như xác định rõ ràng quyền lợi, lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ mua bán.

Thứ ba: Quan hệ thương mại là quan hệ mang tính hợp tác, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.

Phải thiết lập hợp lý các mối quan hệ vì:

Khi thiết lập hợp lý nó tạo ra cơ hội để cắt giảm chi phí trong kinh doanh; Giúp cho các chủ thể trong quan hệ đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong quan hệ kinh tế thương mại nói riêng, kinh doanh nói chung; Tạo ra cơ hội xây dựng, duy trì và phát huy chữ tín của các doanh nghiệp trong kinh doanh; Tạo điều kiện đơn giản hóa các mối quan hệ, càng giảm số lượng quan hệ càng dễ quản lý hơn.

9. Lựa chọn các mối quan hệ kinh tế trong thương mại. Vì sao các mối quan hệ kinh tế ngày càng trở nên phức tạp?

Các mối quan hệ kinh tế ngày càng trở nên phức tạp vì:

Thứ nhất: Ngày càng xuất hiện nhiều chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào QH kinh tế, làm cho sự trao đổi sản phẩm mở rộng hơn và sâu sắc hơn, số lượng các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngày càng tăng, theo cấp số cộng, tương ứng số mối quan hệ tăng lên theo cấp số nhân.

Dùng toán học có thể chứng minh được rằng mức tăng lên là (n+1)/3 khi tăng thêm 1 doanh nghiệp.

Thứ hai: Quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn làm cho quá trình mua bán hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Càng ngày càng đòi hỏi một khối lượng lớn hơn vật tư hàng hóa cho sản xuất kinh doanh, nhiều chi phí cho việc phân phối và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế từ hệ thống kho hàng để bảo quản hàng hóa, đến phương tiện vận chuyển...

Thứ ba: Mở rộng danh mục sản phẩm sản xuất, kinh doanh, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới trong nền kinh tế. Điều đáng chú ý là danh mục sản phẩm tăng nhanh hơn so với số lượng các doanh nghiệp mới.

Thứ tư: Phân công lao động xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế ngày càng sâu sắc hơn, đưa đến chuyên môn hóa sản xuất, nó tạo ra tính phức tạp trong sản xuất sản phẩm hàng hóa, hay các sản phẩm ngày càng được tạo ra bởi nhiều chi tiết khác nhau. VD: chiếc Iphone thế hệ 3 sắp ra mắt của hãng Apple được cấu tạo từ linh kiện của các hãng ở 15 quốc gia trên khắp thế giới.

Thứ năm: xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại. Tính phức tạp đến từ sự khác biệt văn hóa, đặc trưng riêng của mỗi quốc gia.

10. Quan hệ thương mại trực tiếp và gián tiếp: Khái niệm, ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng.

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRỰC TIẾP

Khái niệm: Là loại hình QHTM trong đó người sản xuất bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua khâu trung gian.

Ưu điểm:

bảo đảm cho sx sp phù hợp với nhu cầu thị trường, cho phép thống nhất những cố gắng của dn trong việc giải quyết các vấn đề thuộc về tiến bộ kh công nghệ, nâng cao chất lượng sp và bảo đảm quá trình mua bán vật tư hh và tiêu thụ sp của dn tốt hơn

Thứ nhất: Người sản xuất và người tiêu dùng có thể tìm hiểu nhu cầu của nhau và thỏa mãn nhu cầu này một cách tốt nhất.

Thứ hai: Vì hàng háo lưu chuyển trực tiếp từ sản xuất đến tiêu dùng nên thời gian lưu chuyển ngắn.

Thứ ba: Không qua trung gian, giúp giảm chi phí lưu thông, làm giảm giá bán của hàng hóa.

Nhược điểm:

Thứ nhất: vì người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng đa dạng, do đó nếu thiết lập quan hệ thương mại trực tiếp sẽ làm tăng số lượng đầu mối giao dịch trong quan hệ thương mại, làm tăng chi phí, thời gian cho việc thiết lập quan hệ.

Thứ hai: người tiêu dùng thường có nhu cầu nhỏ lẻ đột xuất trong khi đó sản xuất thường mang tính đại trà, dẫn đến không ăn khớp về thời gian và số lượng giữa sản xuất và tiêu dùng, do đó nếu thiết lập QHTM trực tiếp sẽ làm tăng dự trữ trong tiêu dùng, và cả trong sản xuất.

Điều kiện áp dụng:

- Chủ thể sản xuất và tiêu dùng đủ lớn, mối quan hệ ổn định.

- Chủ thể tiêu dùng có yêu cầu đặc biệt về sản phẩm.

- Chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng có quan hệ trong công nghệ sản xuất sản phẩm. Vd: Mía -> Bã mía -> Giấy.

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIÁN TIẾP

Khái niệm: Là loại hình QHTM trong đó người sản xuất bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian.

Có 2 dạng là qua trung gian và thông qua các DNTM:

Với sự khác nhau về chuyển quyền sở hữu và phân phối lợi nhuận.

Ưu điểm:

Thứ nhất: Thông qua QHTM gián tiếp để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng nhỏ lẻ, đột xuất, cũng như thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng đa dạng về các loại hàng hóa tiêu dùng. Vì nhu cầu hàng tiêu dùng mua nhỏ, đột xuất, số lượng ít nên chuyển dự trữ sang cho mỗi trung gian, làm giảm dự trữ ở doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng, phong phú.

Thứ hai: Thông qua QHTM gián tiếp người sản xuất sẽ chuyển giao toàn bộ khâu tiêu thụ cho thương nhân, và nhờ đó thời gian giành cho sản xuất sẽ nhiều hơn, và có điều kiện để tăng hiệu quả sản xuất.

Nhược điểm:

Thứ nhất: Vì hàng hóa phải lưu chuyển qua trung gian tất yếu sẽ làm phát sinh chi phí lưu thông hàng hóa (vận chuyển, bốc dỡ, dữ trữ, bảo quản) và khuynh hướng mỗi một chủ thể tham gia vào phân phối lưu thông hàng hóa tất yếu phải được xã hội bù đắp (lợi nhuận thu được) làm cho giá bán đến tay người tiêu dùng cuối cùng tăng.

Thứ hai: Vì hàng hóa phải lưa chuyển qua các trung gian nên thời gian lưu chuyển từ sản xuất đến tiêu dùng sẽ dài hơn, ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa.

Thứ ba: Trong quan hệ thương mại gián tiếp, người sản xuất và người tiêu dùng không trực tiếp gặp nhau, do đó dẫn đến những bất cập trong việc tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu, bởi vì sản xuất KD trong kinh tế thị trường muốn hiệu quả phải xuất phát từ thị trường (nhu cầu khách hàng).

Điều kiện áp dụng:

QHTM gián tiếp được thiết lập một cách hợp lý trong những trường hợp: sản phẩm hàng hóa là thông dụng; hàng hóa có thể dự trữ bảo quản được; những người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng nhiều loại hàng hóa với số lượng nhỏ, nhu cầu đột xuất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro