quan li hanh chinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề cương Quản lí hành chính nhà nước

Câu 2: Nêu các khái niệm Quản lý, Quản lý nhà nước, Quản lý hành chính nhà nước. Phân biệt 3 khái niệm trên.

* Các khái niệm:

- Quản lí: là tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý (khách thể) nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung phù hợp với quy luật khách quan.

- Quản lí nhà nước: là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền lực Nhà nước; là tổng thể về thể chế, về tổ chức và về cán bộ của bộ máy nhà nướccó trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do các cơ quan nhà nước ( lập pháp, hành pháp, tư pháp ) có tư cách pháp nhân công pháp, tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong việc tổ chức và điều hành các quan hệ xã hội và hành vi của công dân.

- Quản lí hành chính Nhà nước: là hoạt động thực thi quyền hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành đối với mọi quá trình xã hội và người dân với mọi hoạt động nhằm đảm bảo chính sách; pháp luật của nhà nước được thực hiện, xã hội ổn định và phát triển theo hướng dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

* Phân biệt các khái niệm trên:

Chủ thể quản lý Nhà nước

Đối tượng quản lý

Mục tiêu quản lý

Kết luận

Quản lý

Người chỉ huy, hưỡng dẫn, điều hành.

Con người và cơ sở vật chất, trong đó con người là phức tạp nhất.

Kết quả mà nhà quản lý mong đợi.

Quản lý chỉ là lĩnh vực chung nhất của XH khi có hoạt động đông người.

Quản lý Nhà nước

Các cơ quan quản lý (Hành pháp, tư pháp, lập pháp).

Mọi quá trình xã hội, mọi hoạt động, mọi người dân.

XH ổn định, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng văn minh.

Quản lý nhà nước là lĩnh vực XH, thể hiện vai trò, quyền lực của tất cả các cơ quan.

Quản lý hành chính Nhà nước

Các cơ quan quản lý hành chính từ TW đến địa phương.

Chỉ quản lí về mặt hành chính

Đảm bảo cuộc sống, pháp luật của nhà nước được thực hiện một cách nghiêm minh, XH ổn định, phát triển, thoả mãn nhu cầu của mọi người dân.

Quản lý hành chính nhà nước thể hiện vai trò của chính quyền thực thi chính sách pháp luật của nhà nước.

Câu 3: Trình bày các công cụ quản lý hành chính nhà nước và các phương pháp quản lý hành chính nhà nước.

Trả lời:

* Các công cụ quản lý hành chính nhà nước:

     + Công sở:Là trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, là nơi lãnh đạo công chức và  nhân viên thực thi công vụ, nơi giao tiếp đối nội, đối ngoại; nơi tiếp nhận các thông tin đầu vào và ban hành các quyết định để giải quyết, xử lý các công việc hàng ngày để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân.

     + Công vụ: Là một dạng lao động xã hội của những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước.

     + Công chức: Là người thi hành công vụ tại các công sở được tuyển dụng hay bổ nhiệm, được hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước.

     + Công sản: Là tài sản công: là ngân sách là vốn, là kinh phí và các điều kiện phương tiện vật chất để cơ quan hoạt động.

     + Quyết định hành chính: trong quản lý hành chính nhà nước, người ra quyết định được nhân danh Nhà nước, có tính ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các công chức lãnh đạo và những người có thẩm quyền ra quyết định quản lý hành chính Nhà nước là biểu thị ‎‎y chí nhà nước; là kết quả thực thi quyền hành pháp của bộ máy nhà nước. mang tính quyền lực  cưỡng chế với khách thể quản lý.

B1: Thông tin.

B2: Pháp luật.

B3: Thảo luận.

B4: Ban hành .

B5: Theo dõi

B6: Đánh giá

.                                  

       Các bước ra quyết định

* Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước:

+) Các phương pháp của khoa học khác được cơ quan hành chính nhà nước sử dụng trong công tác quản lý của mình:

     - Phương pháp kế hoạch hóa: Được sử dụng để quy hoạch, dự báo xây dựng chiến lược.

     - Phương pháp thống kê: Dùng để điều tra phân tích, thu thập xử lý thông tin.

     - Phương pháp toán học hóa: Sử dụng để lập công thức, ma trận, sơ đồ trong quản lý hành chính.

     - Phương pháp tâm lý xã hội học: Nghiên cứu vấn dề xã hội học; về tâm lý con người; về khen thưởng và kỷ luật, động viên khuyến khích con người.

     - Phương pháp sinh lý học: Để nghiên cứu những điều kiện về lao động và con người sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý cơ thể.

+) Các phương pháp quản lý hành chính:

      - Phương pháp giáo dục ý thức, tư tưởng, đạo:

               . Nội dung: Đây là phương pháp tác động vào tinh thần và tư tưởng của con người để họ giác ngộ lý tưởng, hình thành ý thức chính trị pháp luật và đạo đức.

               .Ý nghĩa: Nếu ý thức tốt thì hành động sẽ đúng trên cơ sở ý thức, tư tưởng đạo đức được rèn luyện người lao động có trách nhiệm, có kỷ luật, có lương tâm, hăng hái lao động.

     - Phương pháp tổ chức:

                .Nội dung: Là phương pháp đưa con người vào trong khuôn khổ, kỉ luật, kỉ cương; thông qua quy chế nội quy hoạt động của cơ quan của các bộ phận, của cá nhân và phải cương quyết thực hiện; phải kiểm tra và xử lý kết quả đã kiểm tra một cách dân chủ, công bằng, nghiêm minh.

               .Ý nghĩa: Nếu thực hiện tốt phương pháp này thì trách nhiệm và kỷ luật sẽ được giữ vững và nâng cao, hiệu quả công việc cao, nội bộ sẽ đoàn kết. Ngược lại thì tư tưởng sẽ không lành mạnh, nội bộ sẽ không yên, kỷ luật, kỷ cương sẽ lỏng lẻo, hiệu quả công việc thấp.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           

     - Phương pháp kinh tế:

               . Nội dung: là phương pháp mà chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác động gián tiếp đến khách thể quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và đòn bẩy kinh tế ( lương thưởng, phụ cấp, chính sách xã hội ) để làm khách thể quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình để tự giác thực hiện, không phải đôn đốc nhắc  nhở nhiều về mặt hành chính. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này phải kết hợp hài hòa đúng đắn giữa lợi ích của công dân với lợi ích của tập thể và lợi ích của nhà nước trong đó phải ưu tiên  lợi ích của tập thể, lợi ích của người công dân là động lực trực tiếp, lợi ích của nhà nước là tối cao.

               . Ý nghĩa: Thể hiện 2 mặt, nó kích thích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cụ thể nếu làm giỏi, hiệu quả cao sẽ được tăng lương, tăng thưởng, phụ cấp. Nếu làm sai hiệu quả thấp bị hạ lương, cắt lương hoặc bị bồi thường về mặt vật chất.

     - Phương pháp hành chính:

                . Nội dung: Đây là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc. Mệnh lệnh này có tính đơn phương thuộc về chủ thể quản lý và tính chấp hành vô điều kiện của khách thể quản lý nhưng cần đảm bảo tính dân chủ, kỷ luật và quyÕt định của chủ thể quản lý được ban hành sau khi thực hiện dân chủ hóa.

               . Ý  nghĩa: Điều hành công việc nhanh chóng, có hiệu lực và giữ kỉ cương nề nếp trong cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên nếu lạm dụng các quy định của nhà quản lý có thể sẽ dẫn đến hiện tượng quan liêu độc đoán chuyên quyền.

²  Tóm lại:

Tất cả các phương pháp quản lý hành chính nhà nước trên có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau. Để công tác quản lý có hiệu quả thì nhà quản lý phải sử dụng  hợp lí tất cả các phương pháp trên.

Trong c¸c phương pháp trên, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, cho nên cần sử dụng từng phương pháp cho phù hợp. Trong đó phương pháp giáo dục đạo  tư tưởng đạo đức được nổi lên hàng đầu và phải làm thường xuyên liên tục, nghiêm túc.

Phương pháp tổ chức là hết sức quan trọng.

Phương pháp kinh tế là cơ bản, là động lực để thúc đẩy hoạt động quản lý nhà nước.

Phương pháp hành chính là cần thiết phải sử dụng một cách đúng đắn.

Câu 4. Quản lí nhà nước về GD-ĐT là gì? Trình bày tính chất, đặc điểm và nguyên tắc quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo?

Trả lời:

1. Khái niệm:

     Quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo là hoạt động thực thi quản lí nhà nước về GD-ĐT; do các cơ quan GD của nhà nước từ TW đến địa phương tiến hành đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân với mọi hoạt động giáo dục; nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của người dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển toàn diện nhân cách cho mọi người dân.

2. Tính chất, đặc điểm và nguyên tăc quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo

a) Tính chất:

- Tính lệ thuộc vào chính trị: Mọi hoạt động GD-ĐT dưới sự quản lí của nhà nước đều phải phục tùng và phục vụ nhiệm vụ chính trị; tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

- Tính xã hội: GD và ĐT phải được xã hội hóa và là sự nghiệp của toàn dân, luôn luôn gắn kiền với sự phát triển kinh tế- xã hội.

- Tính pháp quyền: Quản lí nhà nước về GD và ĐT phải tuân thủ hành lang pháp lí về pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN.

- Tính chuyên môn nghiệp vụ: Cán bộ, công chức trong nghành giáo dục phải được đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn nghạch, chức danh đã được phân cấp.

- Tính hiệu lực: Quản lí giáo dục và đào tạo phải lấy hiệu quả làm thước đo. Hiệu quả của quá trình giáo dục tạo nên uy tín cho chính các cơ sở giáo dục đào tạo.

b) Đặc điểm:

- Đặc điểm kết hợp quản lí hành chính và quản lí chuyên môn trong hoạt quản lí giáo dục:

            Thực chất quản lí nhà nước về GD-ĐT là triển khai các hoạt động hành chính nhà nước ở các cơ sở GD-ĐT, vì vậy nó vừa tuân theo các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước vừa tuân theo các nguyên tắc quản lí hành chính giáo dục.

            Quản lí hành chính giáo dục triển khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do nhà nước ủy quyền, thay mặt nhà nước triển khai và điều hành các hoạt động giáo dục trên địa bàn nhằm đảm bảo các quy định, quy chế về GD, thực hiện mục tiêu giáo dục mà nhà nước quy định. Tuy nhiên, hoạt động quản lí hành chính GD mang nhiều tính quản lí chuyên môn thuộc nghành GD, thực chất là quản lí các hoạt động hành chính- sư phạm, 2hoạt động này thâm nhập vào nhau và hỗ trợ lẫn nhau, nhờ đó giải quyết tốt mối quan hệ : quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ trong hoạt động quản lí GD.

- Đặc điểm về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lí : quyền lực của nhà nước ( phân cấp cho các cơ sở GD) được thực hiện trong các hoạt động quản lí GD, được biểu hiện ở 3 vấn đề cơ bản:

+ Tư cách pháp nhân trong quản lí: muốn có tư cách pháp nhân để quản lí phải được bổ nhiệm và khi đã được bổ nhiệm cần phải thực hiện đúng, đủ chức năng, thẩm quyền.

+ Công cụ và phương pháp quản lí:công cụ quản lí nhà nước về GD-ĐT là các văn bản pháp luật và pháp quy.Phương pháp chủ yếu để quản lí là phương pháp hành chính tổ chức.

+ Quan hệ thứ bậc trong quản lí: trong quản lí nhà nước phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ hoạt động quản lí theo sự phân cấp rõ ràng và mệnh lệnh phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính quyền lực trong quản lí nhà nước.

- Kết hợp nhà nước-xã hội trong quá trình triển khai quản lí nhà nước về GD-ĐT :

GD là sự nghiệp của toàn dân, cần phải thực hiện xã hội hóa, dân chủ hóa trong công tác giáo dục- đây là tư tưởng có tính chiến lược, vô cùng quan trọng trong quản lí GD.

=> Tóm lại: Quản lí nhà nước về GD-ĐT là thực hiện chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền do nhà nước quy định, phân cấp cho các hoạt động quản lí GD; Tại một cơ sở GD thì quản lí nhà nước về giáo dục thực chất là quản lí các hoạt động hành chính-GD, 2 mặt này thâm nhập vào nhau, đó là quản lí hành chính trong sự nghiệp giáo dục và quản lí chuyên môn trong quá trình sư phạm.

c) Nguyên tắc:

*) Nguyên tắc kết hợp  quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ:

+/ Nội dung:

-  Mọi cơ sở GD thực hiện chức năng và nhiệm vụ GD-ĐT Theo sự chỉ đạo của nghành dọc, nhưng cơ sở GD đó đều đóng trên 1 địa bàn cụ thể nào đó, vì vậy phải tuân thủ sự quản lí hành chính của địa phương theo sự phân cấp của nhà nước.

- Mọi hoạt động quản lí không thể tách rời sự chỉ đạo của nghành dọc và theo lãnh thổ, chúng được coi là một nguyên tắc quan trọng trong quản lí nhà nước nói chung và quản lí nhà nước về giáo dục nói riêng.

- Nội dụng nguyên tắc này được xét dưới mọi góc độ vĩ mô: Bộ GD-ĐT quản lí về giáo dục và đào tạo, thống nhất trên phạm vi toàn quốc, chính quyền địa phương quản lí nhà nước về GD-ĐT theo phần lãnh thổ của mình.

Để thực hiện được điều đó, Nhà nước đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của nghành và địa phương như sau:

+/ Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ GD-ĐT được nhà nước quy định:

   1. Xét duyệt và ban hành các loại SGK.

   2. Quy định tiêu chuẩn đánh giá, thể lệ cấp phát và thu hồi văn bằng, chứng chỉ GD-ĐT.

   3. Xây dựng tiêu chuẩn định mức tiêu chuẩn giáo viên, tổ chức quản lí thống nhất việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp.

   4. Thực hiện chức năng thanh tra, đánh giá giáo dục trong cả nước.

+/  Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân địa phương:

          1.Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển GD của địa phương.

          2.Giám sát việc thi hành pháp luật và chủ trương chính sách về GD ở địa phương.

                3.Quyết định chủ trương huy động và sử dụng nguồn lực ở địa phương nhằm phát triển

                   sự nghiệp GD-ĐT ở địa phương

      +/  Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân địa phương:

               1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển GD, bảo đảm các điều kiện cho 

                 các hoạt dộng sự nghiệp GD trên địa bàn.                                          

               2.Quản lí các trường, các cơ Sơ GD theo sự phân cấp.

         3.Chỉ đạo thực hiện XH hóa GD, tổ chức thực hiện phổ cập GD, xóa mù chữ.

*) Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí GD:

- Nguyên tắc nµy yêu cầu nhà nước thống nhất quản lí hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, quy chế thi cử, hệ thống cấp phát văn bằng,.. Bên cạnh đó phải phân cấp rõ ràng về quản lí GD cho địa phương và tạo điều kiện để cơ sở phát huy tÝnh chủ động, sáng tạo.

- Nguyên tắc yêu cầu phải tuân thủ hành lang pháp lí đã quy định nhưng tuyệt đối không áp đặt mà tạo điều kiện để cơ sở phát huy quyền chủ động sáng tạo của họ.

=> Tóm lại: Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ là phát huy quyền chủ động của cơ sở dựa trên hành lang pháp lí được quy dịnh bởi luật GD và các văn bản có tính chất pháp quy, quy định cho mọi hoạt động GD- ĐT.

Câu 5: Phân tích nội dung quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo đối với các cấp quản lí GD-ĐT và đối với từng cấp?

Quản lí nhà nước đối với các cấp quản lí đào tạo bao gồm 4 nôi dung chủ yếu sau:

1.      Hoạch định chính sách, lập pháp, lập quy cho hoạt động GD và ĐT. Thực hiện quyền hành pháp trong quản lí GD.

2.      Tổ chức bộ máy quản lí giáo dục.

3.      Huy động và quản lí các nguồn lực để phát triển sự nghiệp GD.

4.      Thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lí GD và phát triển sự nghiệp GD

Tuy nhiên quản lí nhà nước ở các cấp độ khác nhau được cụ thể hóa thành các nội dung không hoàn toàn giông nhau

+/Đối với Bộ GD-ĐT:

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nghành.

- Xây dựng cơ chế chính sách và quy chế  quản lí nội dung và chất lượng GD-ĐT.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và thẩm định.

+/ Đối với sở, phòng GD:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển GD địa phương và tổ chức thực hiện.

- Quản lí chuyên môn nghiệp vụ các trường theo sự phân cấp và quản lí nhà nước về các hoạt động GD ở địa phương.

- Thực hiện kiểm tra, thanh tra GD địa phương.

+/ Đối với các cơ sở GD-ĐT ( Cấp trường):

- Tổ chức thực hiện chính sách, chủ trương GD thông qua việc thực hiện mục tiêu, nội  dung GD và bảo đảm các quy chế chuyên môn.

- Quản lí đội ngũ sư phạm, cơ sở vật chất, tài chính theo các qui định chung, thực hiện kiểm tra nội bộ đảm bảo trật tự an ninh trong nhà trường.

- Điều hành các hoạt động của nhà trường theo Điều lệ nhà trường quy định và giám sát sự tuân thủ điều lệ đó.

Câu 6: Trình bày tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch giáo viên các cấp (Tuỳ theo hệ đào tạo)?

* Theo tiêu chuẩn nghiệp vụ, công chức nghành GD - ĐT có các ngạch sau:

1) Giảng viên cao cấp.

2) Giảng viên chính.

3) Giảng viên.

4) Giáo viên trung học cao cấp.

5) Giáo viên trung học.

6) Giáo viên tiểu học.

7) Giáo viên mầm non ( nhà trẻ mẫu giáo)

* Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch giáo viên trung học như sau:

     +) Chức trách: giảng dạy và giáo dục tại trường THCS công lập.

     +) Nhiệm vụ cụ thể:

- Giảng dạy các môn theo mục tiêu, nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Thực hiện đầy đủ các quy chế chuyên môn: soạn giáo án, dự giờ, giảng bài, chấm thi...

- Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, tự học nâng cao trình độ.

- Đảm bảo các công việc chủ nhiệm lớp, điều tra phổ cập, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các hoạt động xã hội.

- Không ngừng rèn luyện các phẩm chất, nhân cách của người giáo viên.

     +) Về mặt hiểu biết:

- Hiểu biết về chủ trương, đường lối theo quy định của Đảng và Nhà nước về giáo dục.

- Nắm được mục tiêu bậc học.

- Nắm được những kiến thức cơ bản về lí luận dạy học, về phương pháp giảng dạy, đặc điểm tâm sinh lí học sinh.

- Nắm được trình độ của học sinh ở bộ môn mà mình phụ trách.

- Có những hiểu biết về công tác chủ nhiệm và tham gia các hoạt động khác.

- Hiểu biết sâu về kiến thức thuộc bộ môn mình giảng dạy.

     +) Trình độ chuẩn :

- Phải tốt nghiệp CĐSP trở lên.

- Nếu tốt nghiệp các trường CĐ - ĐH khác thì phải qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo quy địnhcủa Bộ GD - ĐT.

Câu 7: Nêu các quan điểm chỉ đạo về sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo. Phân tích quan điểm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Trình bày thức tế đổi mới GD - ĐT theo các quan điểm trên ở trường Phổ thông nơi mà anh(chị) thực tập?

* Các quan điểm về chỉ đạo sự nghiệp đổi mới giáo dục:

- GD là quốc sách hàng đầu.

- Xây dựng nền GD có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN.

- Phát triển GD phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh.

- GD là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

* Phân tích quan điểm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”:

+) Trong những chính sách ưu tiên để phát triển quốc gia thì GD - ĐT là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu cần được quan tâm, được đầu tư, được ưu tiên và phát triển, được coi là mục tiêu, động lực của sự phát triển.

+) Nói: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” vì:

     - Xét về bối cảnh thế giới thì các nước có nền kinh tế phát triển mạnh đều là những nước coi trọng GD. Đặc biệt, ngày nay các quốc gia muốn đứng ở vị trí tiên tiến thì đều phải coi trọng tính tích cực học tập và chất lượng học tập của mỗi người dân. Do vậy, VN cũng muốn phát triển thì vấn đề đầu tiên cũng phải quan tâm là đầu tư cho GD & ĐT.

     - Con người được GD và kết hợp với GD thì mới có khả năng giải quyết một cách sáng tạo và có hiệu quả mọi hoạt động, mọi vấn đề do sự phát triển của xã hội đặt ra.

     - GD là động lực, là mục tiêu cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng, an ninh; là bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội. Chính vì vậy, GD được coi là một nhân tố quan trọng nhất, là quốc sách hàng đầu.

+) GD & ĐT là quốc sách hàng đầu được Đảng và Nhà nước VN coi đó là một chiến lước GD mà mục tiêu của nó là: xây dựng một hệ thống GD - ĐT phát triển đi trước một bước so với phát triển kinh tế, mà nét đặc trưng của nó được thể hiện ở các mặt chính sau đây:

   -Tính phổ cập rộng rãi với chất lượng cao về đạo đức, phẩm chất, trình độ văn hoá, KH-CN.

   - Khả năng đáp ứng đầy đủ, kịp thời những nhu cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế.

   - Phát triển toàn diện nhân cách, với trình độ về đạo đức, phẩm chất, về kiến thức, kỹ năng khoa học và công nghệ ngang tầm tiên tiến của các quốc gia trong khu vực.

+) Các giải pháp:

- Cần phải đổi mới nội dung, chương trình, mục tiêu GD thông qua cải cách GD ở các cấp học.

- Cần phải đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học.

- Tăng cường đầu tư cho đào tạo đội ngũ Nhà giáo.

- Đổi mới cơ chế quản lí GD.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật cho trường học.

- Thực hiện XH hoá GD.

- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế về GD.

*) Liên hệ: Tại trường THCS Kiến Thiết – Huyện Tiên Lãng:

- Nhà trường đã đổi mới nội dung chương trình, mục tiêu GD theo yêu cầu, đòi hỏi của XH, giúp HS nắm bắt được chương trình học tập theo đúng định hướng của Bộ GD&ĐT.

- Nhà trường luôn  bám sát chủ đề của năm học: “Đổi mới quản lí và nâng  cao chất lượng GD” để đạt được kết quả cao trong năm học.

- Nhà trường đã đổi mới phương pháp học tập: Lấy HS làm trung tâm, thương xuyên tiến hành các hoạt động học tập thông qua các cuộc thi vui chơi để HS tiếp thu, học tập thêm được nhiều kiến thức bổ ích mà lại dễ dàng, thoải mái cho các em. Phương tiện dạy học đầy đủ, phục vụ thiết thực cho  bài học của HS.

- Nhà trường luôn đầu tư cho đào tạo đội ngũ GV như: cho thầy cô đi học thêm, học tại chức, học các lớp chính trị và quản lí, tổ chức các chuyên đề giao lưu giữa các GV trong trường và giữa các trường với nhau.

- Nhà trường luôn đổi mới công tác thi cử, kiểm tra, đánh giá một cách thích hợp với trình độ củaHS.

- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện giúp các GV quản lí, GD HS của mình một cách thuận tiện nhất.

- Đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu dạy và học như phòng vi tính, phòng tiếng anh, phòng đội, phòng thí nghiệm hoá - sinh, máy chiếu, bảng phụ...

- Thực hiện tốt và nghiêm việc XH hoá GD.

Câu 9: Trình bày lí do ban hành luật giáo dục 2005. Nội dung của luật giáo dục 2005 gồm có bao nhiêu chương, điều?

1. Lí do ban hành luật giáo dục 2005.

- Qua gần 7 năm thực hiện luật GD 1998 đã tạo cơ sở pháp lí cho sự nghiệp GD phát triển. Tuy nhiên, để giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tế giáo dụ đặt ra thì cần thêm một số quyết định mới và cần sửa đổi bổ sung một số quyết định đã có nhằm tạo cơ sở pháp lí, tạo điều kiện cho sự nghiệp GD phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội  của đất nước.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã xác định những quan điểm và phương hướng cơ bản về GD. Trong đó nổi bật là yêu cầu nâng cao chất lượng GD toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hoàn thiện hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí GD, xã hội hóa GD, thực hiện công bằng trong GD... Các chủ trương, đường lối về phát triển sự nghiệp GD của Đảng đã nêu trên cần được thể chế hóa thành các quy định của luật GD. Vì vậy, cần phải ban hành luật GD 2005.

- Trong những năm qua quan điểm coi GD là quốc sách hàng đầu chưa được nhận thức đầy đủ trong XH. Trong quản lí GD chưa tạo ra được sự đồng bộ giữa các ngành các cấp, các lực lượng xã hội để phát triển sự nghiệp GD; chất lượng GD chưa đáp ứng được với yêu cầu GD đặt ra. Đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, đòi hỏi cần sửa đổi luật GD để tạo hành lang pháp lí trong quản lí GD.

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, GD Việt Nam cần phải tiếp tục tiếp cận trình độ phát triển của các nước tiên tiến.

     Xuất phát từ những lí do trên cần phải ban hành luật GD 2005.

2.Nội dung của luật GD 2005

     Gồm 9 chương, 120 điều

- Chương 1: Những quy định chung ( từ điều 1 đến điều 20)

- Chương 2: Hệ thống GD quốc dân ( từ điều 21 đến điều 47)

- Chương 3: Nhà trường và cơ sở GD khác ( từ điều 48 đến điều 69)

- Chương 4: Nhà giáo ( từ điều 70 đến điều 82)

- Chương 5: Người học ( từ điều 83 đến điều 92)

- Chương 6: Nhà trường, gia đình, xã hội ( từ điều 93 đến điều 98)

- Chương 7: Quản lí nhà nước về GD (từ điều 99 đến điều 113)

- Chương 8: Khen thưởng và xử lí vi phạm ( từ điều 114 đến điều 118)

- Chương 9: Điều khoản thi hành ( từ điều 119 đến điều 120).

Câu 10: Hệ thống giáo dục quốc dân được quy định tại điều 4 của luật giáo dục 2005 như thế nào?

1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

     a) Giáo dục mầm non có: nhà trẻ và mẫu giáo;

     b) Giáo dục phổ thông có 2 bậc học là tiểu học và trung học, bậc trung học có 2 cấp học là trung học cơ sở, trung học phổ thông;

     c) Giáo dục nghề nghiệp có: trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

     d) Giáo dục đại học và sau đại học :

       - Giáo dục đại học: đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học

       - Giáo dục sau đại học:  đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

Câu 11: Trình bày nhiệm vụ, quyền, trình độ chuẩn của nhà giáo, nhiệm vụ, quyền của người học được quy định trong luật giáo dục 2005.

*Nhiệm vụ của nhà giáo

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

        1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý chương trình giáo dục  ;

        2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và Điều lệ nhà trường;

        3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

        4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

        5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Quyền của nhà giáo

     Nhà giáo có những quyền sau đây:

       1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;

       2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

       3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu khác với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;

       4. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động

       5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

* Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo

     Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

       - Có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;

       - Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

       - Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

      - Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khác đối với GV dạy các môn văn hóa kĩ thuật, nghề nghiệp

       - Có bằng tốt nghiệp trường dạy nghề, nghệ nhân, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề, (có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm)

       - Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học khác và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học chuyên nghiệp

       - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học;

       - Có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy, đào tạo thạc sĩ;

       - Có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, đào tạo tiến sĩ.

* Nhiệm vụ của người học

     Người học có những nhiệm vụ sau đây:

       1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

       2. Kính trọng nhà giáo, cán bộ qủn lí, công nhân, nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;

       3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;

       4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

       5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

*  Quyền của người học

     Người học có những quyền sau đây:

       1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;

       2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;

       3. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;

       4. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

       5. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;

       6. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt

Câu 12: Các hành vi nhà giáo không được làm và các hành vi người học không được làm được quy định trong luật giáo dục 2005.

* Các hành vi nhà giáo không được làm

     Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:

      1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh, đồng nghiệp, người khác.

      2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

      3. Xuyên tạc nội dung giáo dục;

      4. ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

      5. Hút thuốc, uống rượu bia, nghe trả lời điện thoại di động khi đang dạy học và đang tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

 * Các hành vi người học không được làm

     Người học không được có các hành vi sau đây:

      1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác;

      2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;

      3. Đánh nhau, gây mất trật tự an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

      4. Nghe và trả lời điện thoại hút thuốc, uống rượu bia trong giờ học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.

      5. Đánh bạc, vận chuyển mang đến trường  tàng trữ sử dụng ma túy, hung khí, vũ khí, chất nổ, chất độc,... lưu hành, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, tham gia tệ nạn xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thằng