quản lý đô thị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bày khái niệm đô thị, từ đó suy ra đô thị hóa là gì? Đô thị mới là gì? Nội dung quản lý quá trình đô thị hóa gồm những vấn đề gì?

* Đô thị là không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung  vs mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng phát triển, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự  nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một huyện hoặc một vùng trong huyện.

=> Khái niệm đô thị hóa:

- Đô thị hóa là quá trình biến đổi những vùng, những khu vực chưa phải là đô thị thành đô thị.

 - Đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát triển các yếu tố đô thị : tập trung dân số kích thích các yếu tố về kinh tế làm mật độ tăng , phát triển kinh tế phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng ,…

=> Đô thị mới là những vùng, khu vực trước đó không phải là đô thị, không có đô thị nào tồn tại trước đó, có đầy đủ đặc trưng của đô thị.

* Nội dung quản lý quá trình đô thị hóa gồm các vấn đề:

- Đất đô thị : Quản lý thông tin đất đai, sở hữu đất đai, đăng kí đất đai, chính sách phá triển đất đai, qui hoạch không gian đô thị, luật sử dụng đất. các hoạt động mang tính tổ chức và pháp lý của phát triển đất đai, phân tích thị trường đất đai

- Kinh tế đô thị : LÀ công tác xây dựng kế hoạch và các chính sách , biện pháp phát triển kinh tế khai thác hết tiềm năng về lao động, lơi thế về kinh tế-chính trị của các đô thị . Quản lý đô thị gắn liền với quản lý lao động và việc làm, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho nền kinh tế và XK

- Dân số, lao động và việc làm : Thực hiện kế hoạch, biện pháp về sử dụng lao động và giải quyết các quan hệ lao động; giải quyết việc làm, điều động dân cư trong phạm vi đô thị; Thực hiện chính sách bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội; xây dựng thực hiện chế độ chính sách quản lý lao động.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng : Cung cấp các dịch vụ cở sở hạ tầng . Các vấn đề chính của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng  đô thị trong nền kinh tế thị trường là :  Xđ những thiếu hụt của hệ thống CSHT, Quy hoạch CSHT, Chiến lược vận hành và bảo dưỡng,Kỹ thuật, công nghệ, chọn công nghệ ,Tiêu chuẩn thiết kế kĩ thuật và lưu trữ các hồ sơ, chọn tiêu chuẩn của P và của Liên Xô,…..

- Giao thông và thông tin đô thị : Hệ thống giao thông và thông tin đôt hị là huyết quản và mạch máu của các đô thị . Sự hiệu quả của việc quản lý dịch vụ giao thông và thông tin đô thị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố : hệ thống giao thông, dịch vụ giao thông, CSHT của hệ thống thông tin liên lạc,  quản lý môi trường đô thị. Nhà nước đóng vai trò chính trong việc quản lý chất thải và điều tiết các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường đô thị

- Quản lý môi trường xây dựng : Nhà nước xác định thiết kế các hoạt động chức năng và quản lý môi trường xây dựng. Sự quản lý hiệu quả moi trường xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố : thiết kế đô thị , quản lý các công trình di sản văn hóa, chất lượng và số lượng nhà ở, vật liệu xây dựng

- Quản lý tài chính nhà nước : 4 khu vực của quanr lý tài chính nhà nước của đô thị :

1. thu thuế, 2. cung cấp tài chính cho CSHT, 3. tài chính giữa các tổ chức nhà nước, 4.quản lý nguồn lực đô thị

Câu 2: Phân tích những đặc điểm của đô thị ảnh hưởng tới công tác quản lý ĐT ?

Những đặc điểm của ĐT: Đô thị là không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung  vs mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng phát triển, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự  nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một huyện hoặc một vùng trong huyện

- ĐT là nơi tập trung dân cư đông đúc nên sẽ nảy sinh nhiều vấn đề lao động,việc làm, tội phạm,…đòi hỏi công tác quản lý phải có sự linh họat, chủ động  và đưa ra được những cách quản lý tốt nhất. Dân cư đông đúc cũng đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý đô thị nhằm giảm số người dân di cư từ nơi khác tới

- Mật độ dân số cao không thể quản lý được hết các vấn đề về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm  

- Cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, nguồn vốn xây dựng lớn gây ra sự khó khăn trong quản lý đô thị, tạo cơ hội cho việc tham nhũng trong bộ máy quản lý

- Đô thị có vai trò là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành do vậy quản lý cần có những biện pháp thúc đẩy đô thị phát triển thu hút các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài

- Lối sống, văn hóa của đô thị khác nông thôn bởi vậy việc quản lý ở đô thị và nông thôn là khác nhau

Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố của cơ chế thị trường đến công tác quản lý ĐT ?

Quản lý đô thị trải qua 2 thời kỳ chính là:quản lý trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và trong nền kinh tế thị trường

* Trong nền kinh tế KH hóa tập trung thì nhà nước có trách nhiệm phát triển và cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng đô thị

* Trong nền kinh tế thị trường thì xuất hiện các yếu tố mới về quản lý đô thị:

   1.Quản lý các mối quan hệ giữa tư nhân và nhà nước:trong nền kinh tế thị trường thì khối tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và cung cấp các dịch vụ đô thị.Nhà nước ngày càng tạo điều kiện cho các khối tư nhân tạo ra và cung cấp các dịch vụ đô thị một các độc lập hoặc là đối tác của khối nhà nước. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân tự chủ về kinh tế , tài chính. Tuy nhiên các doanh nghiệp tư nhân k đựợc phép làm về các lĩnh vực lien quan tới ANQP, CSHT,..

 Sự thay đổi trong việc sản xuất và cung cấp các dịch vụ ĐT đòi hỏi một sự quản lý cẩn thận mối quan hệ giữa tư nhân & nhà nước.Tuy nhiên ít có sự khác biệt giữa khối tư nhân &nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Nhà nc có thể hạn chế sự can thiệp sâu vào việc cung cấp các dv công cộng cơ sở hạ tầng,bởi khối tư nhân có thể gánh chịu những rủi ro trong lĩnh vực này là hợp lý hơn.

Quyết định ai sẽ là người đứng ra cung cấp các dịch vụ đô thị giữa khối tư nhân và nhà nc dựa trên nhiều yếu tố.Sự can thiệp của nn chỉ cần thiết khi các doanh nghiệp tư nhân ko thể hoặc sẽ ko cung cấp các dịch vụ ở mức tối thiểu theo chính sách của nn hoặc tiêu chẩn của nn

2.Đổi mới cấu trúc và chức năng của chính quyền đô thị:

+phân quyền:phân chia quyền hạn và nghĩa vụ cho các cấp quản lý

+hợp tác hóa:trong sx,trong quản lý để nâng cao hiệu quả xh,chống lợi ích lan tràn

+đổi mới đô thị:mối quan hệ giữa các đô thị tạo thành vùng kinh tế tăng trưởng hay vùng kinh tế trọng điểm

+tư nhân hóa:nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong các lĩnh vực mà nhà nc làm ko hiệu quả

3.Sắp xếp tổ chúc nội bộ cho quá trình qlý đô thị:

+lập ngân sách về KH chiến lược mang tính hợp tác

+áp dụng mô hình người cấp vốn người mua người cung cấp

+tăng trưởng s/dụng nguồn lực từ bên ngoài

+thay đổi mức đô lệ thuộc hay tách biệt trách nhiệm của các tổ chức

4.Đổi mới trong hệ thống tài chính đô thị:tài chính nhà nc thay đổi với tốc độ lớn cả về dòng thu lẫn dòng chi.Điều này ả/hg quan trọng đến cách mà người cung cấp dv sử dụng và cơ cấu vồn cơ bản của dịch vụ đô thị

+đổi mới hệ thống thu ngân sách

+đổi mới chi phí đô thị

+đổi mới đối với tài chính tập thể

Câu 4: Các mô hình phát triển đô thị và ý nghĩa của việc nghiên cứu các mô hình trong quản lý ?

* Các mô hình phát triển đô thị :

- Mô hình  làn sóng điện : Thành phố chỉ có một trung tâm và 5 vùng đồng tâm ( trừ trương hợp nó bị giới hạn bởi các điều kiện địa lý: 1.khu vực trung tâm ;2.khu chuyển tiếp; 3. dân cư có mức sống trung bình; 4. dân cư có mức sống tương đối cao; 5. vùng ngoại ô . Đặc điểm chung của mô hình đô thị này là tất cả các khu vực đều có xu hướng mở rộng . Dân cư thuộc tầng lớp thượng lưu và các khu công nghiệp có xu hướng chuyển ra khỏi thành phố. Những người lao động k có trình độ chuyên môn có xu hướng di chuyển vào trung tâm để kiếm việc làm . Chính vì vậy mà giá thuê nhà ở trung tâm sẽ giảm dần

- Mô hình thành phố đa cực : Mô hình chủ yếu tính đến các dạng ĐT mới phát sinh do sự phát triển của phương tiện giao thông. Đặc điểm cảu mô hình là linh hoạt  và có tính đến vị trí địa hình . Trong mô hình có 9 khu : 1. trung tâm;2. Khu công nghiệp nhẹ; 3. khu dân cư hỗn hợp; 4.khu dân cư có thu nhập trung bình; 5. khu dân cư có thu nhập dưới trung bình; 6. khu công nghiệp nặng; 7. khu thương mại ngoại thành; 8. khu ngoại thành chất lượng cao;9. khu công nghiệp ngoại thành

- Mô hình phát triển theo khu vực: Mô hình chủ  yếu tính đến các dạng đô thị phát triển với sự hiện đại cảu các phương tiệ giao thông và nhìu thành phố phát triển theo kiểu khu phố. Mang những đặc điểm sau :

1. Từ trung tâm thành phố đc mở rộng

 2. Thành phố bao gồm các khu vực

3. Sự tăng trưởng hướng vào vùng còn trống

4. Sự phát triển nhanh theo các các trục giao thông lamg cho thành phố có hình sao

* YN của việc nghiên cứu các mô hình trong quản lý :

- Nghiên cứu các mô hình phát triển đô thị giúp cho các nàh quản lý có định hướng đúng đắn nhất cho sự phát triển đô thị từ đó đề ra những chủ trương phát triến đô thị

- Giúp các nhà quản lý tổ chức bộ máy quản lý ĐT  một cách đơn giản và có hiệu quả nhất

- Giúp cho việc tổ chức quản lý đô thị dễ dàng hơn

Câu 5: Những căn cứ phân loại đô thị? Cơ sở pháp lý là gì?

 Đô thị được chia làm 6 loại gồm loại đặc biệt, loại 1,loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 theo các tiêu chí sau:

·     Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội của đô thị;

·     Quy mô dân số;

Cơ sở pháp lý:chỉ tiến hành trong giới hạn  nội thị và phải đảm bảo mức quy định tối thiểu.

·     Mật độ dân số;

·     Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp;

·     Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng;

Cơ sở pháp lý: Được nhà nước qui định trong điều 4 – chương I – nghị định số 42/2009/NĐ- CP

 “ Điều 4. Phân loại đô thị

Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.

1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.

2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.

3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.

4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.

5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn ”

Câu 6 : Hãy phân tích ưu, nhược điểm của các mô hình quản lý đô thị ?

- Mô hình QLĐT lấy quản lý xã hội làm chủ đạo :

+ Ưu điểm : Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả cao, trật tự XH tốt

                     Các tổ chức DN tự chủ trong kinh doanhà hiệu quả kinh tế cao

+ Nhược điểm : Tự do kinh doanh dễ dẫn đến khủng hoảng à thất nghiệp

- Mô hình QLĐT lấy quản lý KT làm chủ đạo :

+ Ưu điểm: Tập trung nguồn lực

                   Tạo đk phát triển ĐT có trọng tâm trong đk tài chính hạn chế, tránh phân tán nguồn vốn

+ Nhược điểm : Bộ máy quản lý kém hquả, cồng kềnh, môi trường pháp lý bị xem nhẹ, các DN nhà nước kém chủ động

                           Quản lý bị chồng chéo, thông tin bị sai lệch do qua nhiều lớp tgian

                           Tham nhũng tràn lan, làng phí xuất hiện

- Mô hình hỗn hợp ( mô hình chuyển đổi ):

+ Ưu điểm : Ổn định kinh tế xã hội , k gây xáo trộn lớn

                     Các khả năng tập trung vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng có trọng điểm

+ Nhược điểm :  Quản lý chồng chéo

                           Pháp luật lỏng lẻo ( VN hiện tượng đát đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng lại bị lấn chiếm một cách trắng trợn )

                          Tình trạng buôn lậu trốn thuế , tham nhũng gia tăng ( VN thời kì chuyển đỏi nạn buôn lậu , trốn thuế ptriển nhanh chóng )

Câu 7: Khái niệm, nội dung quản lý, quản lý đô thị? Vài trò của Nhà nước trong quản lý đô thị?

A.    Quản lý:

1.      Khái niệm: quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý bằng các công cụ quản lý, phương pháp quản lý, để điều chỉnh hoạt động của đối tượng theo những quỹ đạo khác nhau, nhằm hướng mục đích đề ra.

2.      Nội dung : <  ai? , cái gì ?, cách nào ? >

-         Chủ thể quản lý : với nội dung quản lý chung, thì chủ thể rất đa dạng, ví dụ như Nhà nước là chủ thể quản lý trong nhiều vấn đề của 1 đất nước, giáo viên là chủ thể quản lý trong một lớp học v…v

-         Đối tượng và phạm vi quản lý : nghiên cứu tất cả các đối tượng của đô thị như đất đai nhà ở, bộ máy quản lý, tài nguyên, giáo dục y tế,…

-         Phương pháp quản lý :dựa vào kinh tế học và KT đô thị , đg lối chủ trương của đảng và nhà nước, thực trạng công tác quản lý trên địa bàn từ đó đưa ra phương pháp quản lý phù hợp

B.     Quản lý đô thị :

1.      Khái niệm : QLDT là quá trình tác động bằng các cơ chế, của các chủ thể quản lý đô thị vào các hoạt động của đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó.

2.      Nội dung :

-         Đặc trưng của QLDT :

+ Chủ thể quản lý là nhà nước

+ Đối tượng quản lý : các đô thị

+ QLDT là khoa học quản lý, được vận dụng cho 1 đối tượng cụ thể, hiệu quả phụ thuộc vào trình độ và khả năng vận dụng của nhà quản lý.

-         Công cụ quản lý : + Chính sách pháp luật                

                                    + Kinh tế ( thuế, phí, lệ phí )

                                     + Phương tiện thông tin truyền thông, tuyên truyền, giáo dục

-         Mục tiêu hướng  tới :

+ Nâng cao chất lượng và sự hoạt động một cách tổng thể của đô thị

+ Đảm bảo sự phát triển và tái tạo bền vững của các khu vực đô thị

+ Cung cấp các dịch vụ đô thị, và cơ sở hạ tầng cơ bản để đáp ứng những nhu cầu chức năng của đô thị và các cư dân sống và làm việc trong đô thị đó, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe của cư dân trong đô thị.

C.    Vai trò của nhà nước trong QLDT :

-         Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế hội nhập, cùng với đó là nhiều quan điểm khác nhau về vai trò trong QLDT, tuy nhiên, tựu chung lại thì vai trò của Nhà nước được thể hiện qua bốn  lĩnh vực sau :

a.      Nhà phát triển : trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ nhà ở và các dịch vụ đô thị khác trong trường hợp thị trường có biến động. Với nền kinh tế kế hoạch tập trung thì nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực này, tuy nhiên trong hoan cảnh hiện nay, với nền kinh tế thị trường, thì vai trò này của nhà nước đã giảm đi rất nhiều.

b.      Người hỗ trợ :Khuyến khích và hỗ trợ giới tư nhân đầu tư và phát triển các dự án thong qua việc tư vấn đưa ra các ý tưởng thiết kế khi cần, cung cấp các vấn đê chuyên môn về đô thị, hỗ trợ về thông tin đô thị như đất đai, môi trường

c.      Nhà điều phối:  đóng vai trò giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến quản lý dự án, giải quyết các vấn đề liên quan đến quần chúng và thỏa thuận với chủ sở hữu đất khi bắt buộc trưng dụng đất

d.       Người khuyến khích : giúp đỡ các doanh nghiệp đầu tư , đửa ra những chính sách hấp dẫn đầu tư, như trợ cấp, giảm thuế, giúp đỡ vê yếu tố mặt bằng, v..v.

Câu 8 : Đối tượng, nội dung môn học quản lý đô thị ? Phân biệt quản lý đô thị và kinh tế đô thị, kinh tế học ?

 * Đối tượng môn học quản lý đô thị : Xuất phát từ khái niệm quản lý môn học nghiên cứu các giải pháp, chính sách, cơ chế cho các chủ thể quản lý tác động hoặc can thiệp vào các hoạt động của các đối tượng bị quản lý trên địa bàn đô thị

* Nội dung môn học quản lý đô thị :nghiên cứu tất cả các đối tượng của đô thị như đất đai nhà ở, bộ máy quản lý, tài nguyên, giáo dục y tế,…

* Phân biệt quản lý đô thị  và  kinh tế đô thị,  kinh tế học :

- Quản lý đô thị khác với kinh tế đô thị ở chỗ kinh tế học, kinh tế đô thị là cơ sở khoa học hay căn cứ để xác định các giải pháp quản lý. Kinh tế đô thị nghiên cứu bản chất, tính qui luật  của các hoạt động đô thị. Còn quản lý đô thị nghiên cứu các giải pháp, chính sách, cơ chế .

- Quản lý đô thị là quá trình nghiên cứu tiếp kinh tế của đô thị . Mỗi vấn đề của quản lý đô thị người nghiên cứu phải quay trở lại các vấn đề tương ứng trong kinh tế

Câu 9: Nội dung các nguyên tắc tổ chức bộ máy hành chính trong quản lý đô thị?

Tổ chức bộ máy hành chính trong quản lý ĐT phải tuân theo các nguyên tắc sau:

(1). Các nguyên tắc chính trị: Phục tùng đường lối, chủ trương đứng đắn trong cương lĩnh chính trị của Đảng, nguyên tắc dân chủ, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, nguyên tắc cơ cấu tổ chức hoạt động theo ngành, VH-XH..phải phù hợp, gắn với thực tiễn đời sống cư dân địa phương và các đơn vị cơ sở.

(2). Các nguyên tắc của khoa học tổ chức nền hành chính nhà nước:Nền hành chính phù hợp với các yêu cầu của chức năng về quyền hành pháp mà chính phủ là thiết chế đứng đầu.

-      Nguyên tắc hoàn chỉnh thống nhất.

-      Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý hợp lý, hài hòa.

-      Nguyên tắc về sự nhất trí giữa các chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn và thẩm quyền, giữa quyền hạn với trách nhiệm, giữa nhiệm vụ, trách nhiệm với phương tiện.

-      Nguyên tắc phát huy tính tích cực và sở trường của mọi công chức trong tổ chức.

-      Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

-      Nguyên tắc tạo điều kiện để các công dân và cộng đồng liên quan được tham gia vào công việc quản lý một cách dân chủ.

Câu 10 : Phân tích các chức năng của bộ máy quản lý đô thị ?

- Chức năng qui hoạch, kế hoạch : Qui hoạch kế hoạch ở đây là qui hoạch kế hoạch đối với tổng thể KT – XH đô thị, đất đai nhà ở, dân số, lao động, việc làm, công trình CSHT, môi trường, trật tự xã hội, tài chính, đối ngoại, dự án phát triển ĐT….

- Chức năng tổ chức bộ máy hành chính quản lý nhà nước đối với đô thị:

+ Xd bộ máy QLNN về ĐT

+ Chỉ đạo sự vận hành bộ máy đó

+ Hiệp đồng ăn khớp bên trong và bên ngoài tổ chức khi triển khai các nhiệm vụ

- Liên kết con người, liên kết công việc và liên kết tổ chức

- Chức năng sắp xếp, bố trí, phát triển quản lý nguồn nhân lực: đây là công việc săp xếp cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn chức danh , tiêu chuẩn hóa đội ngũ hành chính sao cho đúng người đúng việc và tổ chức hệ thống công việc theo số lượng định lieuj thích hợp, phù hợp với thực tiễn

- Chức năng ra các quyết định hành chính :

1. Thu thập thông tin, xử lý thông tin, đề ra các p/an khác nhau, thẩm định hiệu quả từng p/an

2. Ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước

- Chức năng điều hành, hướng dẫn thi hành : đôn đốc việc xây dựng các hướng dẫn cụ thể để thực thi các quyết định cấp trên , bên ngoài và trong nội bộ cơ quan, nhất là xây dựng thực tiễn  kế hoạch chi tiết cho từng khâu công việc , hoạt động quản lý, lộ trình tiến độ thực hiện, đảm bảo chất lượng , hiệu quả công việc ở phạm vi mình phụ trách

- Chức năng phối hợp: là sự phối hợp các đơn vị khác nhau liên quan đến lĩnh vực QL  để tạo sự đồng bộ ăn khớp các hoạt động theo cấp hành chính về thời gian và lộ trình công việc

- Chức năng tài chính :

1. Đảm bảo việc xây dựng ngân sách , dự toán sát thực tế không thất thoát, đảm bảo tính khoa học , minh bạch, cấp ngân sách đúng qui trình

2. Nuôi dưỡng phát triển và khai thác hợp lý hiệu quả nguồn thu, thục hành tiết kiệm ngân sách

3. Quản lý công sản chặt chẽ , có cơ chế, biện pháp chống lơi dụng, trộm cắp các phương tiện làm việc, vật tư thiết bị thuộc các cơ sở tài sản công

- Chức năng theo dõi giám sát, kiểm tra, tiếp nhận phản hồi để điều chỉnh : Cần theo dõi, giám sát, kiểm tra xử lý thông tin phản hồi. Chức năng này nhằm thẩm định làm sáng tỏ kết quả đạt được dự đoán xu hướng vận động của cả hệ thống và của từng bộ phận; phát hiện sai sót khúc mắc khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động  thực thi để điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho sát với thực tiễn

- Chức năng báo cáo, sơ kết, tổng hợp đánh giá : thiết lập các báo cáo định kì , báo cáo tổng kết dài hạn thể hiện các đánh giá việc thực hiện mục tiêu , số lượng , chất lượng , hiệu quả thực hiện công vụ . Từ đó định công , thưởng phạt , rút kinh nghiệm trong cả lý luận và thực tiễn đồng thời đề ra phương hướng kế hoạch cho thời gian tiếp theo

Câu 11: Vai trò của chính quyền ĐT trong cơ chế thị trường:

     Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của chính quyền đô thị ở mọi cấp đều đã thay đổi. Chính quyền đô thị không còn là nguồn duy nhất sản xuất và cung cấp các dịch vụ đô thị. Chính quyền đô thị đảm nhận những vai trò mới trong lĩnh vực làm việc với khối tư nhân. Những vai trò mới là:

-      Chính quyền đô thị là nhà phát triển trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ, nhà ở và các dịch vụ đô thị khác trong trường hợp thị trường có biến động. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chính quyền đô thị  luôn giữ vai trò hàng đầu trong việc phát triển các dịch vụ đô thị. Sang nền kinh tế thị trường, vai trò cuả chính quyền đô thị đã giảm đi rất nhiều, nhường lại cho khối tư nhân xây dựng và trong nhiều trường hợp, quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng. Trong một số trường hợp, chính quyền đô thị sẽ thoả thuận làm việc với tư cách là đối tác với khối tư nhân.

-      Người hỗ trợ: Chính quyền đô thị khuyến khích và hỗ trợ khối tư nhân đầu tư và phát triển dự án thông qua tư vấn, đưa ra ý kiến chuyên môn khi cần thiết, cung cấp bảo hiểm, đồng thời kết nối các công ty với nhau để đầu tư vào các dự án vì lợi ích chung và của đô thị.

-      Người điều phối: Chính quyền đô thị giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến quản lý dự án khi làm việc với nhiều tổ chức khác nhau, giải quyết các chanh chấp giữa các bên tham gia dự án, đồng thời tham khảo ý kiến quần chúng, thoả thuận với chủ sở hữu đất khi bắt buộc trưng dụng đất và nhà.

-      Người khuyến khích: Chính quyền đô thị cung cấp một số khoản trợ cấp và tiền khích lệ để khuyến khích vì sự phát triển đối với một số loại hình phát triển cụ thể mà chính quyền đô thị muốn phát triển ở một địa điểm cụ thể nào đó trong đô thị.

Câu 12 : Trình bày các mối quan hệ phối hợp giữa các Bộ, sở, ban, ngành . UBND các cấp ?

- Bộ là cơ quan trung ương giúp các sở . Trên trung ương thì có các bộ có quan hệ với nhau theo mối qun hệ phối hợp ( mối quan hệ ngang dọc ):

Bộ quốc phòng

Bộ nội vụ

C.Phủ

                                                                                                           ……..

UBND tỉnh, TP

BCH quân sự tỉnh

Sở nội vụ

                                                                                            ………

UBND quận,huyện

BCH quân sự huyện 

Phòng nội vụ

                                                                                     ……….

Chuyên trrách 

Ban HCTC 

Xã phường 

 - CÁc cơ quan chuyên môn thuộc UBND bao gồm các sở, ủy ban ( gọi chung là sở) là các cơ quan giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở , đảm bảo sự thống nhất trong việc quản lý các ngành lĩnh vực

Câu 13:  Công tác tổ  chức và phân công công việc ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả quản lý ?

Bộ máy  quản lý nhà nước đối với đô thị là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước, là một hệ thống cơ quan chức năng thống nhất với đầy đủ quy định pháp lý về mục tiêu nhiệm vụ , chức năng, quyền hạn có cơ cấu tổ chức -bộ máy quản lý cùng đội ngũ công chức và tài chính , cơ sở trang thiết bị vật chất  kỹ thuật tương ứng ,để thực hiện các chức năng hành pháp trên tất cả các mặt ,các lĩnh vực như :Kinh tế , văn hoá –xã hội , đối ngoại , an ninh quốc phòng ….nhằm phát triển đô thị bền vững , phát huy vai trò vị trí , chức năng đặc thù của đô thị trong đời sống xã hội hiện đại.Bởi vậy công tác tổ chức và phân công công việc đóng vai trò then chốt đến hiệu quả quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ của đô thị . Thực trạng quản lý quá trình phát triển các đô thị trên thế giới và nước ta đã chứng minh điều đó.

Ở nước ta , bộ máy quản lý nhà nước ở đô thị là một tổ chức công quyền của dân , thực hiện chức năng hành pháp của quyền lực nhà nước , phục tùng sự lãnh đạo của Đảng .Tuy nhiên nếu nhìn nhận nghiêm khắc về chất lượng thị họ còn nhiều yếu kém về năng lực hành chính ,không được đào tạo theo hướng chính quy nghiệp vụ hành chính , do đó hiệu quả quản lý trên các lĩnh vực ở đô thị không cao. Những hạn chế yếu kém có thể kể tới như sau:

-Thiếu một quy chế công chức Nhà nước hoàn chỉnh  có tính pháp lý và tính khoa học.

-Quy chế hoạt động của hệ thống hành chính không được quy định chính thức thủ tục hành chính còn phiền hà.

-Do luật pháp còn thiếu và không đồng bộ nên hiện nay việc quản lý đô thị được tiến hành theo những văn bản đơn hành của mỗi địa phương , nên dễ tuỳ tiện thiếu thống nhất và có khi trái với pháp luật.

-Thiếu sự phối hợp giữa các ngành các vùng để quản lý có hiệu quả hơn .

-Bộ máy quản lý nhà nước ở đô thị chúng ta thiếu đội ngũ công chức có năng lực , thiếu tầm nhìn cần thiết , thiếu kiến thức về kinh tế đô thị để quản lý đô thị. Đội ngũ công chức chưa được đào tạo lại một cách có hệ thống ,vì vậy còn bệnh chủ quan giáo điều và bảo thủ , làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm và thực dụng, yếu kém trong đổi mới nề nếp làm việc và tiếp thu những khoa học - kỹ thuật hiện đại.

Những yếu kém trên đã làm suy yếu chính quyền ở đô thị , suy yếu nền hành chính quốc gia , bộ máy quản lý đó không đủ quyền lực năng lực hiệu lực để quản lý nền hành chính công trong các đô thị ở nước ta .

Những khiếm khuyết đó đã gây nên trở ngại nghiêm trọng đến công cuộc đổi mới nền kinh tế ,đổi mới thể chế hoạt động của nhà nước , ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của bộ máy nhà nước ở Đô thị.

Câu 14 : Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý ĐT?

Công tác quản lý đô thị là khâu quyết định cho việc thực hiện những định hướng phát triển đô thị. Nôi dung chủ yếu của công tác quản lý là vận dụng các chính sách nhằm thiết lập kỷ cương, nền nếp trong việc quản lý đất đai, quy hoạch, kiến trúc, kết cấu hạ tầng, môi trường, tài chính, giảm nghèo ở đô thị… đồng thời đề xuất các kiến nghị với các cấp trong việc nghiên cứu xây dựng các chính sách cho quản lý đô thị. Trong xu thế phát triển của xã hội, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ngày càng diễn ra song song với đó thì đòi hỏi công tác quản lý ngày càng được chú trọng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đô thị.

Bộ máy quản lý của chính quyền đô thị các cấp

Hiện nay tổ chức bộ máy của chính quyền các đô thị vẫn chưa phù hợp với yêu cầu phát triển, cơ bản vẫn giống với các cơ quan quản lý chính quyền của các vùng nông thôn, chỉ khác có một vài tổ chức có tính đặc thù của từng đô thị một. Bộ máy chính quyền còn nhiều tầng nấc chồng chéo gây cản trở cho công tác điều hành chỉ đạo. Công tác tổ chức và phân công công việc giữa các cơ quan chức năng cơ quan quản lý không được thực hiện tốt sẽ không mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý do quản lý chồng chéo, không tập trung và khi có sai phạm xảy ra thì việc quy kết trách nhiệm gặp khó khăn.

Việc phân cấp quản lý, thực hiện chưa đồng bộ, thống nhất chưa phân định rõ ràng, rành mạnh nên việc triển khai trong các đô thị còn chậm, một số nơi có tư tưởng cố giữ thẩm quyền không muốn phân cấp hoặc có nơi phân cấp nhưng cấp dưới không đủ các điều kiện đảm nhận khiến cho công tác QL của các cấp không đạt hiệu quả tối ưu.

Công cụ quản lý chủ  yếu bằng luât pháp.

            Thực tế cho thấy công tác quản lý đô thị muốn có đạt hiệu quả hay không thì chịu ảnh hưởng lớn từ công cụ các nhà quản lý đang sử dụng chủ yếu là bằng luật pháp. Hiện nay do luật pháp còn thiếu và không đồng bộ nên việc quản lý đô thị được tiến hành theo những văn bản đơn hành. Mỗi địa phương trong cả nước đều ban hành  hệ thống văn bản pháp quy riêng của mình và tự định ra những quy định pháp lý, không có quy định chuẩn mực chung cho các đô thị nên dễ tùy tiền, thiếu thống nhất và có khi trái với pháp luật. Bộ máy quản lý hành chính hoạt động theo phong cách cũ, tạo điều kiện cho các cơ quan và viên chức Nhà nước dễ dàng vi phạm quyền lợi công dân

            Luật ban hành tuy nhiên chưa thể thực hiện nếu chưa có các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện. Nhiều điều khoản trong các luật còn chưa rõ ràng, thiếu sót; thiếu tính chuyên môn dẫn đến công tác quản lý gặp khó khăn khi có những tình huống cần giải quyết song rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan do luật chưa định, gây mất thời gian và tài chính.

Đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn, có kiến thức hiểu biết sâu rộng liên ngành, nghiệp vụ hành chính thành thạo thì sẽ quản lý đô thị đạt hiệu quả. Ngược lại bộ máy quản lý đô thị thiếu công chức có năng lực, thiếu tầm nhìn cần thiết, thiếu kiến thức về kinh tế đô thị để quản lý đô thị, còn bệnh chủ quan, giáo điều bảo thủ, làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm và thực dụng, ít có khả năng tiếp thu những yêu cầu mới của xã hội, của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại thì hiệu quả của công tác quản lý đô thị không thể cao được.

Câu 15: Khái niệm và yêu cầu của công tác quản lý quy hoạch đô thị

1.khái niệm:

Quản lý quy hoạch đô thị là tổng thể các biện pháp,cách thức mà chính quyền đô thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

2.yêu cầu của công tác quản lý quy hoạch đô thị

- cần phải kiểm soát phát triển đô thị một cách có hệ thống

- quá trình kiểm soát phát triển phải được tiến hành công khai và minh bạch

- phải thay đổi tư duy và biện pháp kiểm soát phát triển

- vấn đề kiểm soát phát triển phải có tính linh hoạt

- vấn đề kiểm soát phát triển phải đặt trong bối cảnh thực tế

Câu 16: Mục tiêu của công tác quản lý quy hoạch

-      Là lập và phê duyệt quy hoạch đúng quy trình, đúng thẩm quyền, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật trong từng khâu, đảm bảo sản phẩm quy hoạch mang tính khoa học và nghệ thuật.

-      Đảm bảo đưa sản phẩm quy hoạch đi từ bản vẽ trở thành hiện thực

-      Kiểm soát quá trình phát triển của đô thị

Cụ thể là:

·     Đảm bảo sự phát triển đô thị có công bằng trật tự, hiệu quả bền vững.

·     Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, xã hội môi trường.

·     Đảm bảo tính an toàn, tiện nghi cho cư dân đô thị và cho khách đến làm việc nghỉ ngơi, du lịch.

·     Giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa, lịch sử, cấu trúc của đô thị.

·     Cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của đô thị.

·     Hỗ trợ sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

·     Đảm bảo sự công bằng xã hội và lợi ích kinh tế văn hóa giữa các nhóm dân cư  và thành phần kinh tế.

Câu 17 : Hệ thống cơ quan nhà nước trong quản lý qui hoạch ĐT ? Chức năng từng cơ quan ?

** Quản lý ở cấp độ vĩ mô toàn quốc

Nhóm chỉ đạo phối hợp

Chính phủ quản lý tập trung, thống nhất mọi hoạt động trên lĩnh vực QH đô thị. Ra các nghị định, chỉ thị áp dụng cho toàn quốc, là cơ sở để các cơ quan địa phương và chức năng ra các thông tư hướng dẫn để thi hành.CP phê duyệt các dự án đầu tư lớn, định hướng phát triển và QH sử dụng đất ở 1 số vùng quan trọng.

Bộ Kế hoạch-đầu tư là cơ quan xét duyệt các dự án đầu tư lớn, không thuộc thẩm quyền Chính phủ, thẩm định và cấp giấy phép  hoạt động cho các tổ chức nước ngoài, trong nước hoạt động đầu tư, liên doanh. Bộ giúp CP trong xây dựng KHPT, kêu gọi vốn đầu tư , hướng dẫn thực hiện chiến lược phát triển chung của vùng và cả nước.

Cơ quan chức năng

Bộ xây dựng là cơ quan của CP , thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, kiến trúc, quy hoạch phát triển đô thị trong cả nước. Bộ XD trình chính phủ phương hướng chiến lược và biện pháp lớn về phát triển XD nhà, quy hoạch tổng thể đô thị loại 2 trở lên, chỉ đạo hướng dẫn sau khi CP phê duyệt.Bộ XD quản lý nhà nước về  nhà  và các loại công thự thuộc sở hữu nhà nước; Chỉ đạo kiểm tra việc sử dụng đất XD trong QH đã duyệt theo đúng luật đất đai quy định.

Tổng cục địa chính là cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về đất đai trên toàn quốc. Theo dõi  quản lý về việc sử dụng đất và cung cấp các thủ tục hành chính như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng cục địa chính là cơ quan chức năng phối hợp với Bộ XD trong QH sử dụng đất đai, đánh giá đất đai, kế hoạch khai thác và sử dụng công thổ quốc gia trình CP phê duyệt. Tổng cục chỉ đạo các địa phương trong quản lý địa chính, quản lý hồ sơ gốc về đất đai, phối hợp các cơ quan tài chính đảm bảo nguồn thu về đất.

Các cơ quan liên quan

Bộ tài chính quản lý thị trường bất động sản, thi hành văn bản  Nhà nước về thu, phân bổ ngân sách. Trong thu thuế đất, tiền cho thuê đất do các cơ quan tài chính sẽ áp giá để tính thuế.

Ban vật giá chính phủ  là cơ quan trực thuộc CP, làm chức năng tham mưu, tư vấn  cho CP về điều chỉnh giá cả trong đó có đất đô thị, giá cho thuê đất. tỉ suất thuế, lệ phí…

Tổng cục thuế là cơ quan ngang bộ  thống nhất quản lý thu thuế. Tất cả nguồn thu của thuế nộp vào kho bạc Nhà nước và hình thành nguồn ngân sách chính. Thu từ BĐS : thuế cho thuê đất, Thuế chuyển quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất, Thuế trước bạ nhà, Thuế thổ trạch, Các lệ phí từ dịch vụ hành chính như dịch vụ công chứng, cấp phép XD…

** Quản lý ở cấp độ vĩ mô

Các cơ quan QH và quản lý chung

UBND thành phố XD quy hoạch tổng thể, QH chung( có kế hoạch sử dụng đất), XD các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền của mình, đó là các KH, QH chi tiết đã dc duyệt và thông qua. UBND thành phố tổ chức kiểm tra, thanh tra các cơ quan cấp dưới thực thi văn bản, thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh QH,KH.

Văn phòng kiến trúc sư trưởng(đô thị loại 1,2)- Sở XD (loại 3 trở xuống) nhận công việc cụ thể trong XD QH tổng thể, tập hợp, XD phương án điều chỉnh khi nhận thông tin do các cơ quan chức năng báo cáo. UBND cấp tỉnh xét duyệt phương án điều chỉnh đó.

Cơ quan cung cấp dịch vụ thủ tục hành chính

Văn phòng kiến trúc sư trưởng có chức năng QH chung, cung cấp các dịch vụ thủ tục hành chính, chứng chỉ QH. Nhiệm vụ của Văn phòng nặng hơn khi thành phố chưa có QH chi tiết.

UBND cấp quận/ huyện cung cấp các dịch vụ thủ tục. Việc sang tên, chuyển nhượng nhà đất liên quan nhiều đến cơ quan cung cấp thủ tục hành chính. Cấp quận là cơ quan trung tâm cung cấp các dịch vụ hành chính công cho các chuyển dịch về BĐS.

UBND phường tham gia  cung cấp các dịch vụ  như đăng kí tại địa phương, chứng nhận về nguồn gốc đất, chứng nhận về đất không tranh chấp, trích lục hồ sơ địa chính, nộp và xác nhận  thủ tục chuyển nhượng nhà đất.

Cơ quan thanh tra

UBND thành phố chỉ đạo thanh tra, giám sát thực thi pháp luật trên địa bàn thành phố. Nếu các cấp chính quyền phường, quận không giải quyết được các đơn từ khiếu nại về tranh chấp nhà, sử dụng đất đai thì chánh thanh tra thành phố, tỉnh sẽ giải quyết và quyết định của UBND là quyết định cuối cùng.

Câu 18: Ý nghĩa của việc xác định đúng thẩm quyền lập và phê duyệt quy hoạch?

*/ Quy hoạch là một khoa học mang tính tổng hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Không phải ai cũng có thể lập quy hoạch vì nó còn phụ thuộc vào vấn đề chuyên môn và trình độ, khả năng, trách nhiệm. Chính vì vậy việc lập quy hoạch phải được giao cho những cá nhân và tổ chức đủ năng lực chuyên môn. Để tránh những trường hợp không đủ năng lực nhưng được giao việc lập quy hoạch cần có những quy định về năng lực của người lập quy hoạch.

*/ Không phải cấp nào cũng có thể phê duyệt quy hoạch. Cấp phê duyệt và  người phê duyệt phải có đủ thẩm quyền, năng lực, tầm nhìn ... và trình độ chuyên môn phải cao hơn người lập quy hoạch.

*/ Xác định đúng thẩm quyền lập và phê duyệt quy hoạch là cơ sở để nâng cao chất lượng Quy hoạch, nâng cao tính khả thi của Quy hoạch cũng như sẽ hạn chế được tình trạng quy hoạch treo...

*/ Thẩm quyền lập quy hoạch:

- Bộ Xây dựng lập và thẩm định đồ án quy hoạch chung đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và các loại khác khi cần thiết.

- Văn phòng Kiến trúc sư trưởng và Sở Xây dựng lập và thẩm định đồ án quy hoạch chung các đô thị còn lại (từ loại 3 đến loại 5), quy hoạch chi tiết của các đô thị (đặc biệt là quy hoạch chi tiết trung tâm đô thị loại 1 và loại 2).

- Các cơ quan chuyên môn có tư cách pháp nhân được Nhà nước cho phép hoặc cơ quan tư vấn, thiết kế nước ngoài có thế lập đồ án chi tiết quy hoạch đô thị, các khu đô thị mới.

*/ Trình và xét duyệt quy hoạch:

- UBND Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương trình Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị loại 1, loại 2 và các đô thị khác nếu thấy cần thiết.

- UBND các Thành phố thuộc Tỉnh, Thị xã, Huyện trình UBND Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt các đồ án quy hoạch chung đô thị còn lại (từ loại 3 đến loại 5) và các quy hoạch chi tiết của các đô thị.

- Tước khi UBND Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt các đồ án quy hoạch chung đô thị loại 3, loại 4; quy hoạch chi tiết trung tâm đô thị loại 1, loại 2 và các quốc lộ đi qua các đô thị tỉnh lỵ phải có ý kiến của Bộ Xây dựng bằng văn bản.

Quy chế thẩm định đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng thực hiện theo Quyết định số 116 – BXD/CSXD ngày 16/5/1995. Trình tự và nội dung thẩm tra, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị theo Thông tư 25/TT – BXD – KTQH ngày 22/8/1995.

*/ Liên hệ thực tế Việt Nam: (các bạn tự liên hệ theo ý hiểu của mình nhé)

èKết luận : Việc xác định đúng thẩm quyền lập và phê duyệt quy hoạch có ý nghĩa rất to lớn trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Câu 19 : Vì sao có “ qui hoạch treo” để khắc phục/ hạn chế vấn đề này cần có những giái pháp gì ?

Quy hoạch treo là các quy hoạch đã lên giấy tờ hoặc đã công bố nhưng không chịu thực hiện, không thực hiện được hoặc chậm trễ thực hiện gây khó khăn cho nhiều bên.Có ba dạng chính :

- Thứ nhất, địa phương công bố quy hoạch một khu đất để xây dựng công trình, dự án nhưng sau đó không làm gì để thực hiện quy hoạch. Trong khi người dân sống trong khu quy hoạch muốn xây dựng, sửa chữa, chuyển nhượng lại gặp khó khăn.

- Thứ hai, đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng việc thu hồi không dứt điểm, kéo dài từ năm này sang năm khác, có khi chỉ vướng một vài thửa, trong khi nhà đầu tư chờ giao đất. Tình trạng “treo” này làm chậm trễ tiến độ thực hiện dự án đầu tư. 

- Thứ ba, đất đã giao nhưng chủ đầu tư không đầu tư gì hoặc đầu tư một ít rồi bỏ đó gây lãng phí.

         Cách khắc phục thì cũng chỉ là lý thuyết vì thực trạng này vẫn tồn tại nhức nhối. Một số biện pháp như sau :

- Ra luật xóa quy hoạch treo : hình như là quy định thời gian tối đa được treo là 03 năm. Nếu không sẽ hủy dự án. Nếu chủ đầu tư treo không thực hiện thì thu hồi giao cho chủ đầu tư khác.

- Tính toán kỹ lưỡng ngay từ trong thiết kế quy hoach.

- Đấu thầu chính xác, chọn lựa nhà đầu tư đủ năng lực tài chính để thực hiện nhanh công tác đền bù và xây dựng dự án.

- Quy hoạch từng phần theo dạng cuốn chiếu.

- Xây dựng các khu tái định cư.

         Nhìn chung là VN đang trong giai đoạn biến đổi mạnh về hạ tầng xây dựng, do đó, việc quy hoạch treo vẫn sẽ tồn tại. Tuy nhiên chỉ khắc phục được phần nào tốt phần đó mà thôi.

Câu 20 : Hãy trình bày những biện pháp quản lý ( Hành chính & Kinh tế ) nhằm phát triển đô thị theo qui hoạch ?

1.Các biện pháp hành chính

            a)Các biện pháp tiền kiểm:  gồm các hoạt động hành chính nhà nước liên quan đến phê duyệt, cấp phép( kiểm soát khi xây dựng dự án)

**Cấp chứng chỉ quy hoạch

Chứng chỉ quy hoạch :là loại chứng thư pháp lý của nhà nước chấp thuận rằng

một dự án XD đã phù hợp với các yêu cầu về QH,  tuân thủ các chỉ đạo QH cấp trên đang có hiệu lực tại địa bàn, do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Được sử dụng để lập dự án khả thi, thiết kế chi tiết, chuẩn bị mặt bằng và xin phép xây dựng với những khu vực chưa có QH chi tiết hoặc dành cho công trình đặc biệt ở những khu vực đã có QH chi tiết được phê duyệt.

- Định hướng  cho khâu thiết kế , thi công, sử dụng công trình và kiểm soát sự phát triển từ những bước đầu tiên.

**Cấp phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý của nhà nước chấp thuận một công

trình xây dựng đã đáp ứng đủ điều kiện về mặt kiến trúc, xây dựng kết cấu hạ tầng, an toàn… theo luật định và được phép khởi công XD

-Áp dụng cho hầu hết các công trình trong đô thị trừ trường hợp được miễn, bao gồm sửa chữa nhỏ, ít ảnh hưởng tới kết cấu, cảnh quan, khu vực trong các dự án đô thị mới đã phê duyệt QH chi tiết chung.

- Việc cấp giấy phép XD là biện pháp kiểm soát về  kiến trúc, cảnh quan, sử dụng kết cấu hạ tầng, không gian liền kề, lân cận một cách cụ thể, có kiểm tra giám sát trong quá trình thi công. Là biện pháp kiểm soát phát triển ở nhiều đô thị lớn trên thế giới.

b)Các biện pháp hậu kiểm

Thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm

-Là các hoạt động mang tính cưỡng chế của pháp luật, buộc các chủ thể phải tuân thủ các quy định đã cam kết trong giấy phép, các thỏa thuận dân sự hoặc trong các quy định chung.

- Các biện pháp này được áp dụng khi có hành vi vi phạm bị tố cáo hay khiếu kiện. Các công trình XD có giấy phép có thể có 2 cuộc kiểm tra định kì khi khởi công và khi đang XD.

-Các biện pháp này thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan nhưng trách nhiệm không thuộc về một cơ quan nào mà mang tính liên đới.Hiện nay hiệu quả thực  hiện pháp luật của các cơ quan này vẫn chưa cao.

2.Các biện pháp kinh tế

a)Lệ phí cấp quyền phát triển       

-Đây là lệ phí do các nhà phát triển BĐS trả để bồi hoàn cho chính quyền địa phương về gánh nặng tài chính của phát triển mới lên các công trình hạ tầng hiện có bên ngoài.Lệ phí tác động thường được đánh giá khi chính quyền địa phương cấp giấy phép XD.

-Mục đích: hoàn lại chi phí quy kết  của phát triển mới đối với hạ tầng hiện tại/tương lai của cộng đồng.

-Yêu cầu áp dụng: phải có một mô hình toán học được cập nhật thường xuyên để tính toán ảnh hưởng của mỗi loại phát triển mới gây ra tác động. Có thể nhập lệ phí này vào một quỹ đặc biệt.

b)Đổi đất lấy hạ tầng

-Là 1 biện pháp tài chính hạ tầng gián tiếp mà bao gồm việc cấp đất của nhà nước cho một nhà phát triển (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân) vì mục đích phát triển hạ tầng. Nhà phát triển đồng ý xây dựng hạ tầng theo yêu cầu như 1 điều kiện để được quyền phát triển các lô đất nhất định.

-Có thể được dùng rất đa dạng như xây cầu cống, các tuyến đường hay công trình công cộng… các nhà phát triển sẽ có đất, phát triển các khu đất để bán, các trung tâm thương mại tư nhân. Nhà nước thông qua các biện pháp này để kiểm soát được quá trình phát triển mà không phải đầu tư tài chính công để XD kết cấu hạ tầng. Các khu vực này cũng sẽ có rang buộc cụ thể phù hợp với QH đô thị.

c)Ưu đãi thuế và đảm bảo vay

-Là biện pháp về chính sách tài chính, chính quyền áp dụng mức thuế suất ưu đãi và đảm bảo vay vốn với các khoản vay có liên quan đến dự án được dùng để khuyến khích đầu tư trong hạ tầng công cộng.Qua đó, nhà nước kích thích các doanh nghiệp phát triển vào các khu vực, ngành nghề ít sinh lời hay có độ rủi ro cao của hạ tầng đô thị.

-Biện pháp này giúp cung cấp một nhánh tài chính cho các dự án hạ tầng mà không gây áp lực cho kho bạc nhà nước. Nhưng ưu đãi đầu tư cho các dự án hạ tầng phải dựa trên các kế hoạch ưu tiên đầu tư bởi nếu không sẽ thành bảo hộ tràn lan, gây thất thu thuế và không tập trung được nguồn lực phát triển.

-VN đang áp dụng các biện pháp khuyến khích xây nhà ở  chung cư, phát triển khu  đô thị mới, xây dựng các công trình giao thông… bằng các ưu đãi thuế như miễn giảm tiền chuyển quyền sử dụng đất, không thu lệ phí trước bạ, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và bảo lãnh cho vay từ các quỹ tài chính…

d)Tái phân lô đất

-Là một biện pháp tài chính – hành chính do nhà nước hỗ trợ các nhà đầu tư hoặc cộng đồng tái phát triển đô thị qua việc chia lại ranh giới thửa đất, hiến 1 số miếng đất có giá trị cho giới chỉ đường hay để bán thu tiền công và dung tiền đó tài trợ cho các chi phí trước mắt của xây dựng hạ tầng.

-Mục đích: khuyến khích phát triển  hợp lí đất trồng và cung cấp các lô đất có dịch vụ cho phát triển nhà ở.

-Các giai đoạn thực hiện:

 +xác định khu vực chín muồi để tái phân lô đất.

+đàm phán với các chủ đất và được thỏa thuận nhất trí

+ “tái phân thửa” khu này sao cho các chủ đất sẽ chấp thuận cách tiếp cận chung và đồng ý cho không một phần đất đô thị giá trị cao để bán

+tạo điều kiện và giám sát việc bán đất.

-Có thể dùng cách này trong một số vùng thương mại nằm ven hạ tầng đô thị như đường giao thông để có được đất từ những chủ đất cho các mục đích hạ tầng. Khuyến khích cải thiện hạ tầng đô thị, thu hút doanh nghiệp TM, làm giá trị đất gia tang, qua đó nhà nước sẽ thu thuế đất đai, thuế xây dựng, thuế sản xuất kinh doanh.

Câu 21 :Qui trình cấp chửng chỉ qui hoạch  và cấp giấy phép xây dựng?

Quy trình cấp chứng chỉ QH

Mục đích :để nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư triển khai dự án đầu tư phát triển  và cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Trong một số trường hợp, cấp chứng chỉ QH là bắt buộc như:

-Dùng để lập dự án phát triển trong đô thị có sử dụng đất ở quy mô nhất định khi phát triển tại các khu vực chưa có QH chi tiết

-Lập các dự án phát triển có sử dụng đất đô thị mà QH chi tiết chưa dự trù các nội dung cho các tình huống mà dự án phát triển yêu cầu.

-Các dự án trên có quy mô nhất định, với các công trình nhà ở dân tự xây chỉ cấp phép XD là được

-Việc cấp chứng chỉ QH thực hiện sau khi đã có dự kiến về địa điểm. Căn cứ vào chứng chỉ QH, chủ đầu tư tiếp tục thiết kế chi tiết và hoàn thành các thủ tục khác để hoàn thành việc chuẩn bị dự án.

Quy trình cấp phép xây dựng

- Tiếp nhận  và phân loại hồ sơ xin cấp phép XD

- Xin ý kiến các tổ chức có liên quan

- Giải quyết các khiếu nại

- Thẩm tra hồ sơ, quyết định cấp giấy phép  XD và thu lệ phí

- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện giấy phép XD

- Lưu trữ hồ sơ xin cấp giấy phép XD và hồ sơ hoàn công

Câu 22: Công tác qui hoạch và quản lý qui hoạch có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển KTXH đô thị?

Công tác qui hoạch và quản lý qui hoạch ĐT có ảnh hưởng rất quan trọng và trực tiếp đến việc phát triển KTXH đô thị.

Qui hoạch đô thị là sự sx, bố trí  về mặt không gian đối vs các yếu tố ĐT nhằm tạo lập một môi trg sống và làm việc tối ưu. Như vậy nếu ĐT k có qui hoạch thì ĐT sẽ k thể phát triển bền vững. KHông có qui hoạch việc bố trí không gian sẽ mất cân đối, bị xáo trộn nền kinh tế bị ảnh hưởng. Nhưng nếu qui hoạch không tốt thì KTXH k phát triển theo hướng bền vững đc

Câu 23 : Khái niệm tăng trưởng kinh tế đô thị ? Các quan điểm về chính sách quản lý tăng trưởng kinh tế đô thị ? Nội dung quản lý tăng trưởng  kinh tế đô thị?

- Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng qui mô số lượng cảu các ngành theo 2 hướng  : tăng tổng việc làm ( tăng số sản lượng ) và tăng qui mô vốn ( tăng trưởng theo chiều sâu )

Tăng trưởng kinh tế đô thị là tổ hợp có hệ thống, có đạo lý của một số ngành kinh tế phi nông ngiệp; về nội dung vật chất, nó là tập hợp của cải xã hội các loại các dạng k chỉ bao gồm các yếu tố sản xuất mà còn bao gồm các yêu tố sinh hoạt đô thị hoặc các yếu tố sản xuất vật chất gián tiếp

- Các quan điểm về chính sách quản lý tăng trưởng kinh tế đô thị

+ Tăng trưởng và phát triển kinh tế ở đô thị cần tuân theo đường lối và chủ trương của Đảng, Nhà nước . Tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, kết hượp với thực tiễn VN.

+ Tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội . Để pt đô thị bền vững thì chúng ta phải phát triển bền vững về KT,XH mối qhe KT,XH

+  Tăng trưởng kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất

+ Tăng trưởng vật chất gắn liền với tăng trưởng giá trị. Bởi vì nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp, các đơn vị trao đổi với nhau bằng giá trị

+  Tăng trưởng phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên môi trường, phải biết kết hợp khai thác và tái tạo.

- Nội dung quản lý tăng trưởng  kinh tế đô thị :

+ LÀ các biện pháp can thiệp vào quá trình tăng trưởng của đô thị hạn chế các mặt tiêu cực, khuyến khích các mặt tích cực , làm cho tăng trưởng đi theo một quĩ đạo nhất định : định hướng XHCN

+ Là các biện pháp nhằm tạo ra sự tăng trưởng  cùng với sự biến đổi về chất và nâng cao hiệu quả KTXH . Thực chất quá trình quản lý tăng trưởng kinh tế  là tạo nên sự phát triển bền vững về mặt kinh tế cho đô thị

Câu 24: Tăng trưởng kinh tế và thiệt hại mt có mối quan hệ ntn?

-Những năm gần đây,mtdt và pt có mối quan hệ tương tác rất phức tạp,đôi khi là những mối quan hệ mâu thuẫn.Bất kỳ hoạt động phát triển nào cũng phải lấy nguồn lực từ môi trường.Vấn đề là lấy đi thế nào để mt không suy thoái và lợi ích đem lại phải có đâu tư thích đáng trở lại để mt có thể tiếp tục pt.Những nước nghèo đôi khi phải hi sinh tài nguyên,chất lượng mt để đổi lấy sự tăng trưởng.Tuy nhiên những hậu quả rõ ràng về ô nhiễm khí thải,nước thải ở Bangkok,vịnh Philipin…đã cho thấy cần tính toán tổng hợp để đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,phải xem xét hiệu quả tổng thể,tức là tính tới tất cả những chi phí của các thành phần kinh tế khi khắc phục hậu quả mt cũng như phí tổn để sử dụng tài nguyên.

 Trên cơ sở quan điểm như vậy,vấn đề đặt ra là sẽ tính toán ra sao chi phí cơ hội cho việc đầu tư cho mt hôm nay và so sánh với chi phí khắc phục hậu quả sau này hay không.Kinh nghiệm từ Nhật Bản ,Ấn Độ,và Hoa Kỳ chứng minh được lợi ích nếu đầu tư sớm cho môi trường so với hậu quả phải gánh chịu từ những sự cố ở vịnh Yokohama,bang Nevada…

 Tuy nhiên đặt trong 1 đô thị những chi phí như vậy tính toán không hề đơn giản.Trong một môi trường tương tác phức tạp như đô thị những mất mát do ô nhiễm công nghiệp và giao thông khó có thể lượng hóa để đòi hỏi những người gây ô nhiễm hoàn trả.Không những thế,những lợi ích của đầu tư cho mt cũng khó có thể tính toán đc.Chính vì vậy ,cách thức để tính toán và đánh giá hiệu quả quản lý về mtdt thông qua thước đo trung gian là chất lượng môi trường hay tiêu chuẩn mt.

Câu 25: Khái niệm cơ cấu kinh tế ở ĐT và những biểu hiện của cơ cấu kinh tế?

Khái niệm cơ cấu kinh tế đô thị: được hiểu như là tập hợp những mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nền kinh tế đô thị.

Những mối quan hệ cơ bản nhất hình thành trong quá trình tái sản xuất xã hội ở đô thị là những mối quan hệ đô thị giữa các ngành, các khu vực và các thành phần kinh tế

ð    Các biểu hiện của cơ cấu kinh tế :

*Cơ cấu kinh tế đô thị theo ngành : biểu thị bằng tỉ trọng từng ngành trong kinh tế đô thị, phản ánh vai trò và những mối quan hệ giữa những tập hợp các tổ chức, doanh nghiệp cùng thực hiện một chức năng trong hệ thống phân công lao động đô thị, phản ánh trình độ phân công lao động và trìh độ phát triển của lực lượng sản xuất. Bao gồm cơ cấu ngành theo tổng việc làm và cơ cấu ngành theo tổng giá trị sản xuất GO

*Cơ cấu kinh tế đô thị theo khu vực:

+Khu vực 1: các hoạt động nông lâm nghiệp thủy sản

+Khu vực 2: các hoạt động công nghiệp và xây dựng

+Khu vực 3:các hoạt động dịch vụ

 Cơ cấu kinh tế đô thị sẽ biến đổi theo chiều hướng giảm tỉ trọng KV 1 và tăng tỉ trọng KV2 và KV3, phản ánh sự biến đổi của cơ cấu kinh tế đô thị theo chiều sâu

*Cơ cấu kinh tế đô thị theo thàh phần kinh tế:

Hiện nay nước ta có 5 thành phần kinh tế :

+Kinh tế nhà nước

+Kinh tế tập thể

+Kinh tế tư nhân ( gồm kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ)

+Kinh tế tư bản nhà nước

+Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế đô thị theo các thành phần kinh tế cho biết số lượng vai trò của từng thành phần, qua đó thấy được mức độ thống trị của quan hệ sản xuất chủ đạo trong kinh tế đô thị

Câu 26: Trình bày những khả năng ứng dụng các học thuyết kinh tế trong nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ở đô thị?

-Các nhà kinh tế học đã có những quan điểm khác nhau về mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào các học thuyết kinh tế khác nhau.

Học thuyết “Giá trị lao động”trong cuốn “Của cải của các nước”của Adam Smith cho rằng:Lao động là nguồn gốc tạo ra mọi của cải của đất nước.Tức là ông cho rằng lao động là nguồn gốc của tăng trưởng.

→Đánh giá tăng kinh tế đô thị phải chú ý về đánh giá lực lượng lao động đô thị .

-David Ricardo trong tác phẩm “Các nguyên tắc của chính trị kinh tế học và thuế khóa” cho rằng:các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế y=f(K,L,R) và ông cho rằng R là yếu tố quan trọng nhất và là giới hạn của tăng trưởng kinh tế.

→Đánh giá tăng trưởng kinh tế đô thị cần chú ý đến đánh giá đất đô thị.

-Cac mac trong tác phẩm rất nổi tiếng“Tư bản”đã xác định các yếu tố tác động đến tăng trưởng y=f(K,L,R,T) và ông cho rằng yếu tố lao động có vai trò quan trọng nhất.Yếu tố T là công cụ tăng cường chiếm dụng giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

→Đánh giá tăng trưởng kinh tế đô thị phải chú ý đánh giá lực lượng lao động đô thị .

-Trường phái Tân cổ điển xuất hiện được đánh dấu bằng việc xuất bản cuốn “Những nguyên lý của kinh tế học” của Alfred Marshall.Các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng các yếu tố tác động tăng trưởng kinh tế gồm y=f(K,L,R,T) trong đó yếu tố quan trọng nhất là T.Họ cho rằng vốn và lao động kết hợp với nhau theo tỉ lệ không cố định .Tăng trưởng kinh tế có thể là tăng trưởng theo chiều rộng tức là có sự gia tăng lao động trên một đơn vị vốn,cũng có thể là tăng trưởng theo chiều sâu tức là sự gia vốn trên một đơn vị lao động.Một dạng của cách phân tích này là hàm Cobb-Douglass có dạng :                                   Y=T.Kα.Lβ.Rγ

α,β,γ là các số lũy thừa,phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào:α+β+γ=1

Sau khi biến đổi Cobb-Douglass thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăn trưởng của các biến số:  G=t+αk+βl+γr

Trong đó : G:tốc độ tăng trưởng của GDP

                   k,l,r:tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào

→Đánh giá tăng trưởng kinh tế đô thị phải chú ý tăng trưởng của các yếu tố đầu vào,nhất là khoa học công nghệ.

-Tác phẩm của J.Maynard Keynes “Lý thuyết chung về việc làm ,lãi suất và tiền tệ” đánh dấu sự ra đời của một học thuyết kinh tế mới.Ông cho rằng nền kinh tế hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng,tại đó những khoản chi tiêu mới cho đầu tư được hình thành từ các khoản tiết kiệm đang được đưa vào hệ thống.Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng,đầu tư có tác dụng quyết định đến quy mô việc làm.

Dựa vào tư tưởng của Keynes,hai nhà kinh tế học Roy Harrod và Elsay Domar đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển:

Tỉ lệ lao động/vốn,vốn/sản  lượng,lao dộng/sản lượng là cố định

Vì có lao động thất nghiệp nên hàm sản xuất là hàm của vốn :  y=f(K) bất cứ đầu ra của hoạt động kinh tế nào cũng tỉ lệ với vốn đầu vào.

→Đánh giá tăng trưởng kinh tế cần chú ý đến đánh giá vốn đầu tư ở đô thị đó.

Câu 27 :  Những công cụ ,  biện pháp, chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu trong kinh tế đô thị

- Công cụ nhằm chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế đô thị  gồm hai loại công cụ :

+ Công cụ hành chính , biểu hiện  là các Vb pháp luật , các chính sách

 dưới luât,…

+ Công cụ kinh tế : các loại thuế, giá cả, lãi suất,đất đai

- Những biện pháp , chính sách :

+ Tăng cường công tác đăng kí kinh doanh, cấp phép thành lập cho các DN, cấp phép đki kinh doanh nhằm tạo qui mô kinh tế hợp lý

+ Tăng cường côn tác qui hoạch, kế hoạch

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm thực hiện đúng giấy phép

+ Xuất nhập khẩu

+ Ưu đãi cho các nhà đầu tư

Câu 28: Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng kinh tế đô thị?

Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng kinh tế đô thị:

A, Chỉ tiêu chung về tăng trưởng kinh tế đô thị:

sự tăng trưởng của 1 nền ktế được biểu hiện ở sự gia tăng sản lượng hằng năm do nền ktế đó tạo ra. Vì vậy, số đo chung sự tăng trưởng ktế đô thị nói riêng và tăng trưởng ktế quốc dân nói chung thường bao gồm các đại lượng:

·      tổng sản phẩm quốc nội ( GDP)

·      tổng sp quốc dân (GNP)

·      sp quốc gia thuần tuý (NNP)

·      thu nhập quốc dân sx ( NI)

·      thu nhập quốc dân sử dụng (NDI)

trong đó GDP và GDp bình quân đầu người là số đo đc áp dụng rộng rãi nhất trong pitch tăng trưởng ktế. GDP là đại lượng dung để đo sản lượng ròng hay gtrị gia tăng của nền ktế bằng cách đo lường hang hoá dvụ đc mua bằng tiền, nó ko tính phần sản lượng ko đc mua vào hoặc bán ra

 B, Chỉ tiêu cụ thể sự tăng trưởng ktế đô thị:

tốc độ tăng trưởng của nền kté bất kỳ đc biểu hiện bằng mức tăng phần trăm hằng năm sản lượng của nó, vì vậy, xét về mặt ngtắc, để đo lường sự tăng trưởng của ktế đô thị , chúng ta phải tiến hành ptích mqh hàm số giữa mức sản lượng với các ntố chế ước nó:

Hàm sx có dạng: 

sản lượng = f (vốn sx, số lg lao động, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuạt công nghệ)

Từ đẳng thức trên ta thấy có nhiều ntố ảh  đến sản lg, nhưng thực tế ptích tăng trưởng ktế đô thị thường chú ý đến ntố vốn sx.chủ yếu là:

·         lượng tăng nhu cầu và lượng tăng đầu tư:sự gia tăng đầu tư đc thực hiện qua 2hình thức:một là nhu cầu hành hốa trên thị trường kéo theo giá cả lên cao, nó trở thành tín hiệu chỉ đạo của việc đầu tư, trong đk sử dụng đtư còn chưa đầy đủ có thể gia tăng đtư tự chủ. Hai là: đtư tự chủ dẫn đến sự mở rộng co cấu nhu cầu của các ngành và các doanh ngiệp khác, phát sinh sự gia tăng đtư dẫn xuất. vì vậy lgj tăng nhu cầu và lg tăng đtư là hàm số của nhau

·         hiệu xuất công nghệ: nó đại diện cho sự ảh lớn hay nhỏ của hình thái công nghệ và trình độ tiến bộ công nghệ kết tinh trong đttư đvới sự tăng trưởng ktế đô thị. Do đó, trong toàn bộ qtrình tăng trưởng ktế đô thị, hiệu suất công nghệ không chỉ biểu hiện thành hệ số điều tiết của năng suất đtư mà còn là ytố trực tiếp của tăng trưởng ktế

·         năng suất đtư cận biên và tỷ lệ tăng trưởng ktế đô thị. Đtư đô thị mang lại 3 hiệu quả trực tiếp: stạo sức sx, tăng gia sx và tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao trình độ công nghệ sx. Mà sự biến đổi nsuất cận biên của đtư đô thị thì qđ bởi 2ntố:một là sự biến đổi đk tài nguyên và thị trường đô thị, đây là ytố sx trực tiếp và là mặt có tính qđịnh. Hai là các ntố có lien quan tới việc tổ chức, qlý.. đây là mặt hiệu quả xh của đtư và tdụng của các ytố csách. Vì vậy vè bản chất thì tăng trưởng ktế đô thị. Đtư và hiệu suất công nghệ có ảh to lớn đvới sự gia tăng sức sx của đô thị

·         sự tổn thất của sức sx đtư:nguyên nhân gây ra sự tổn thất này: 1. sự hạn chế của việc cung cấp các ytố phi vốn.tài nguyên thiên nhiên, sức lđ; 2. sự tổn thất của viẹc thay thế đtư- lợi ích cơ hội. Sự biến đổi của nhu cầu thị trường cũng có thể làm cho quy mô và cơ cấu đc hthành ko hoàn toàn thích ứng với sự biến đổiđó, dẫn tới giảm thiểu  tỷ suất hiện thực của nsuất đtư.

·         hiệu quả ngoại vi và tài chính công cộng: hiệu quả ngoại vi nghĩa là đô thị cho phép người đtư khi đề ra qđ có thể xem nhẹ sự chênh lệch giữa hiệu quả xh với hiệu quả doanh nghiệp.hiệu quả ngoại vi có thể là 1loại lợi ích or là 1 loại giá thành. Có thể chia thnàh :ngoại vi tích cực và ngoại vi tiêu cực. Đặc tính của hiệu quả ngaọi vi do hđ đtư của doanh nghiệp trực tiếp đtư gây ra, nhưng xh lại hưởng thụ thành quả or gánh chịu toàn bộ hậu quả. ở đay tài chính công cộng đô thị giữ vai trò qđịnh, sự điều tiết của chính sách cũng có tác dụng tương đối lớn

Câu 29: Những mục tiêu cơ bản mà các đô thị thường theo đuổi là gì?

Các đô thị đều mong muốn phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế vs tốc độ ổn định. Môi trg sống,CSHT,an ninh,bảo vệ di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc.Bởi vậy mục tiêu mà các ĐT thường theo đuổi là phát triển ĐT bền vững muốn vậy cần phải:

- Quy hoạch ,sử dụng quỹ đất hợp lý, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, tiềm lực và điều kiện của các đô thị

- Bảo vệ môi trường sống

- Môi trường lao động tốt, giải quyết được vấn đề việc làm

- Giải quyết được vấn đề về những khu nhà ổ chuột

=> phát triển bền vững: tăng trưởng kkinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo công bằng xã hội.

Câu 30 :  Những khả năng áp dụng  phương pháp SWOT và phương pháp phân tích chi phí- lợi ích  trong việc xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế ?

- Phương pháp SWOT nhằm đnáh giá điểm mạnh , điểm yếu, thời cơ và thách thức của mỗi đô thị trong quá trình đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Phương pháp này sử dụng trong các bản qui hoạch , xây dựng chiến lược… là rất cần thiết. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu  sẽ giúp ta có thể rút kinh nghiệm trong các giai đoạn sau để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Phân tích cơ hội và thách thức để giúp chúng ta có thể biết đi theo con đường nào là tốt nhất ,đạt hiệu quả cao nhất

- Phương pháp phân tích chi phí và lợi ích nhằm xác định mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát của quá trình tăng trưởng kinh tế ở đô thị . Phân tích chi phí và lợi ích sẽ xác định được đi theo con đường nào là mang lại hiệu quả cao ( con đường có lợi ích cao hơn )

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dat