Chó ăn cứt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Tính cấp thiết phải ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài nguyên môi trường tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

Tính cấp thiết: Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, các vấn đề MT ngày càng gia tăng.

 Để từng bước hội nhập cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng về thông tin đáp ứng được yêu cầu mới.

 Xây dựng các chính sách, ra các quyết định về môi trường cần có thông tin/dữ liệu tin cậy hoặc xử lý thích hợp.

Câu 2. Thế nào là thông tin môi trường ? Vai trò của nó trong việc thông qua các quyết định về môi  trường?

*ĐN Thông tin môi trường

Thông tin MT chỉ các dữ liệu thống kê và các tư liệu định lượng và định tính khác mà những người ra quyết định cần có để đánh giá các điều kiện và xu hướng trong MT để xác định và điều chỉnh các phương hướng chính sách để đầu tự vốn. Thông tin đó cho phép những người ra quyết định phân tích nguyên nhân và hậu quả, triển khai các chiến lược hành động, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm và đánh giá sự tiến bộ đạt tới các mục tiêu.

*Vai trò của thông tin MT:

- Đánh giá các tác động của các hoạt động của con người tới MT

- Quản lý tài nguyên thiên nhiên theo cách bền vững

- Đưa ra các chi phí do suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên vào trong quyết định về kinh tế .

-Thấy trước sự suy thoái về môi trường và tránh những hoạt động sửa chữa tốn kém.

- Đo lường sự tiến bộ của việc thực hiện phát triển bền vững.

- Đánh giá hậu quả dài hạn của quá trình quản lý.

Câu 3.Trình bày cách sản sinh ra thông tin MT, phân loại thông tin môi trường.

*Sản sinh ra thông tin MT bằng quan trắc:

Quan trắc môi trường đảm bảo cho chúng ta biết thông tin về hiện trạng của môi trường và xu hướng thay đổi của nó.

Theo phạm vi quan trắc phân thành : toàn cầu, khu vực và địa phương.

Hiện nay một nguyên lý quan trọng của quan trắc môi trường là nguyên lý hướng đối tượng, nghĩa là thực hiện những quan sát cho việc giải quyết những vấn đề cụ thể.

Quan trắc môi trường là những quan sát thường xuyên môi trường thiên nhiên và các nguồn tài nguyên theo không gian và thời gian được thực hiện theo một chương trình định sẵn cho phép đánh giá tình trạng và những quá trình đang diễn ra trong môi trường chịu tác động của con người với mục tiêu chuẩn bị và thông qua những quyết định liên quan tới quản lý chất lượng môi trường.

*Sự phân loại thông tin môi trường

- Trong trường hợp tổng quát việc phân loại thông tin MT có thể thực hiện trên cơ sở xác định loại đối tượng, mục tiêu quản lý, thuộc tính đối với khối chức năng của hệ thống thông tin, hình thức thu thập, chuyển giao, lưu trực và phổ biến. Sự phân loại thông tin có lưu ý đến khía cạnh định lượng, nghữ nghĩa và tính thực dụng.

Thông tin MT được phân thành thông tin sơ cấp và thứ cấp.

-Thông tin sơ cấp là thông tin được thu thập trực tiếp bằng các thiết bị đo lường.

Tính chất của loại thông tin này là hoàn toàn phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của các thiết bị đo lường, vào nguyên tắc thu thập thông tin.

-Thông tin thứ cấp là thông tin được chế biến từ thông tin sơ cấp. Loại thông tin này có giá trị khoa học thực tiễn nhất định và tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Câu 4: Thông tin môi trường được thu thập ở những cơ quan nào,lấy ví dụ cho tỉnh Hưng Yên:

  Thông tin môi trường được thu thập ở: Sở TNMT hoặc tại các cơ quan ban ngành,các chi cục thống kê,trong hội nghị hoặc các tạp chí có liên quan về môi trường,có thể ở các dự báo về môi trường hoặc từ người dân.

VD: Sở TBMT tỉnh Hưng Yên

          Phòng TNMT các huyện

      Chi cục thống kê...

Câu 5. Trình bày những nội dung thông tin môi trường với từng cơ sở sản suất.

Thông tin cơ sở sản xuất:

Mọi CSSX đều tác động lên môi trường nên có thể xem mỗi CSSX là một tập nguồn. Trong nội dung này cần lưu ý tới:

- Phát thải giới hạn cho phép: Lượng chất cực đại có trong khí thải được phép phát thải vào không khí trong một đơn vị thời gian

- Xả thải giới hạn cho phép: lượng chất cực đại có trong nước thải được phép xả thải vào đối tượng nước trong một đơn vị thời gian

 Giấy phép thẩm định môi trường của xí nghiệp.

 Các báo cáo thống kê.

- Biểu mẫu về môi trường không khí

- Biểu mẫu về tình trạng sử dụng nước

- Biểu mẫu về các chất độc hại

Câu 6: Trình bày thông tin môi trường chứa đựng trong các báo cáo thống kê của sở TNMT,khu công nghiệp,doanh nghiệp,cơ sở sản xuất.

_ Sở TNMT :

+  Vị trí địa lý.

+ Diện tích

+  Nắm bắt đầu tư xây dựng,hoạt động.

+ Có bao nhiêu phòng,ban trong sở.

+ Sở đánh giá,thu thông tin gì.

- Khu công nghiệp

+  Vị trí địa lý

+ Diện tích

+  Nắm bắt đầu tư xây dựng,hoạt động,ngành nghề hoạt động.

+ Có bao nhiêu doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

+ Sản phẩm chính của khu công nghiệp.

- Doanh nghiệp,cơ sở sản xuất

+ Sản phẩm chính của doanh nghiệp,cơ sở sản xuất.

+ Nguồn gây ô nhiễm.

+ Chất lượng môi trường.

+ Cách đối phó của doanh nghiệp,cơ sở sản xuất: Giấy phép xả thải,cam kết bảo vệ môi trường....

Câu 7. Các giai đoạn chính trong quá trình làm việc với thông tin môi trường. Nêu tầm quan trọng của giai đoạn xác định mục đích và công việc của dự án?

*Các giai đoạn chính trong quá trình làm việc với thông tin môi trường

-Xác định mục đích và nội dung công việc

 -Thu thập thông tin

- Xử lý và hệ thống hóa

 -Diễn giải

 -Biểu diễn và phổ biến thông tin

 -Xác định mục đích và nội dung công việc:

-Cần thiết phải đặt ra mục tiêu cho công việc.

 -Kinh nghiệm cho thấy trong một dự án công nghệ thông tin được tổ chức tốt, trong mục tiêu hầu như đã xác định tất cả những gì cần: từ các hướng tìm kiếm, nguồn thông tin và các phương pháp nhận được nó, đến dạng biểu diễn nó và các phương pháp phân phát thông tin.

 Lưu ý tới các nhóm đối tượng, sự phân cấp trong quản lý

Câu 8.Trình bày nội dung của giai đoạn thu thập thông tin môi trường?

Đây là một quá trình đặc biệt và có một sự “tự do” lớn cho quá trình sáng tạo.

 Công đoạn này có thể bao gồm việc tập hợp các thông tin đã có sẵn hoặc xây dựng thông tin bổ sung mới.

 Ở đây cần lưu ý một số thách thức xác định. Như chúng ta đã biết nguồn tài liệu về môi trường rất phong phú.

Câu 9: Ý nghĩa của giai đoạn diễn giải thông tin MT?

Diễn giải: Làm rõ ý nghĩa, giá trị của thông tin thu thập được– các yếu tố, con số, tài liệu – đó chính là nhiệm vụ của giai đoạn diễn giải.

 “Công tác thông tin trong tình báo chiến lược” bằng một tuyên bố mâu thuẫn “Số liệu không có ý nghĩa gì”. Sau đó Plett đã giải thích câu viết của mình như sau: “Số liệu như nó có không chứa nhiều thông tin có ý nghĩa nếu không xem xét nó với những số liệu khác hay không chỉ ra những giá trị của nó”.

CHƯƠNG 2 : HỆ THỐNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Câu 1. Trình bày định nghĩa hệ thống TTMT. Tại sao cần phải xây dựng hệ thống thông tin môi trường?

-Hệ thống thông tin môi trường (HTTTMT) được định nghĩa như một hệ thống dựa trên máy tính để lưu trữ, quản lý và phân tích các TTMT và các dữ liệu liên quan.

HTTTMT chứa đựng các thông tin về :

- Mô tả mặt đất (ví dụ các dòng sông chảy, đường giao thông, đất, thông tin về sử dụng đất, lớp thực vật, các dứt gãy địa tầng v.v..)

- Khu vực dưới đất (ví dụ nước ngầm, các mỏ khoáng sản v.v…), dữ liệu về các hoạt động môi trường (ví dụ : các hoạt động khoan đào hố, đào giếng,khai thác gỗ v.v..)

- Thông tin lưu trữ về quan trắc môi trường (ví dụ: dữ liệu về các mẫu môi trường, luồng khí ô nhiễm, ranh giới ô nhiễm v.v...),

- Dữ liệu về điều kiện khí tượng thủy văn (vd: lượng mưa, lượng bốc hơi, nhiệt độ, bức xạ, tốc độ gió),

-Dữ liệu và các hoạt động MT (vd như đào giếng, khai thác gỗ…)

-Các hồ sơ và các mô tả các dự án có liên quan (vd như bản đồ…)

Câu 2: Trình bày nguyên lý trong xây dựng hệ thống thông tin môi trường.

- Thông tin tư liệu - cơ sở sản xuất của hệ thông tin MT

- Xây dựng khối ngân hàng dữ liệu.

- Xây dựng khối cơ sở pháp lý cho đối tượng cần quản lý.

- Xây dựng khối thông tin tra cứu

- Xây dựng khối quan trắc môi trường trong hệ thống TTMT.

- Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu mới nhất khoa học và công nghệ.

- Đảm bảo tính độc lập giữa các khối.

CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ.

Câu 1: Thế nào là hệ thông tin địa lý? Phân tích các đặc trưng cơ bản của hệ thông tin địa lý?

-Hệ thống tin địa lý có thể được định nghĩa như là tập hợp các công cụ để thu thập, lưu trữ, chỉnh sửa, truy cập, phân tích và cập nhật các thông tin địa lý cho một mục đích chuyên biệt.

-Ủy ban tọa độ quốc gia liên ngành về bản đồ số của Mỹ, 1988 định nghĩa:

Hệ thống thông tin địa lý là tập hợp Phần cứng, phần mềm và các thủ tục để lưu trữ, quản lý, điều khiển, phân tích, mô hình hóa và hiển thị dữ liệu địa lý nhằm giải quyết các vấn đề quản lý và qui hoạch phức tạp liên quan đến quy hoạch, quản lý tài nguyên MT.

Câu 2 : Trình bày các thành phần cơ bản của GIS?

Phần cứng.

-Các thiết bị sửdụng trong các thao tác HTTTĐL.

     +Máy tính +Máy in +Màn hình +Thiết bịnhập dữliệu

     +Hệthống lưu trữ

Phần mềm.

      - Cung cấp những chức năng và những công cụcần thiết để

nhập, lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý :

    + Nhập và thao tác với thông tin địa lý

     +Giao tiếp lưu trữ và quản trị cơ sở dữ liệu.

     +Cho phép phân tích, thể hiện, chuyển đổi dữ liệu.

     +Cho phép giao tiếp đồ họa với người sử dụng

     +Phục vụ truy xuất, trình bày dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu.

     +Một thành phần quan trọng GIS.

      +GIS tích hợp dữ liệu trong GIS nhằm tổ chức và duy trì dữ

liệu không gian và thuộc tính.

       +Cơ sở phân tích.

       +Người sử dụng cần những kiến thức sâu sắc về dữ liệu sử dụng.

Con người.

+Quản lý và phát triển hệ thống GIS phục vụ yêu cầu thực tế.

+Ban quản lý +Nhóm GIS +Nhóm sửdụng GIS

 +Các nhà tưvấn +Các nhân viên khác

Hệthống mạng.

+Nếu không có hệ thống mạng, sẽ không có sự kết nối nhanh chóng hay chia sẻ thông tin dạng số, ngoại trừ giữa một nhóm người tập trung xung quanh màn hình của một máy tính

Thủ tục quản lý

 - Hệ thống GIS còn đòi hỏi có một sự quản lý thích hợp và hiệu quả.

  +Quy trình thủ tục quản lý điều hành,

  +Cơ chế báo cáo công việc,

  +Các đầu mối quản lý và các cơ chế khác để đảm bảo nằm trong dự toán, duy trì được chất lượng cao của công việc.

Câu 3: Các ứng dụng của GIS trong quản lý môi trường? Phân tích ứng dụng của GIS trong quản lý tài nguyên nước, đất,sinh vật ?

                                                Trả lời

* Ứng dụng của Gis trong quản lý môi trường

- Gis được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các hoạch định chính sách.

   Các cơ quan chính phủ dùng Gis trong quản lý các nguồn tài nguyên,thiên nhiên,trong các hoạt động quy hoạch mô hình hóa và quan trắc.

-  Gis được sử dụng để đánh giá các sự cố môi trường

*Ứng dụng của GIS trong quản lý tài nguyên nước, đất,sinh vật ?

*Tài nguyên nước: GIS có thể hỗ trợ đánh giá mức nước ngầm, mô phỏng hệ thống sông hồ và nhiều ứng dụng liên quan đến quản lý tài nguyên nước khác.

Kiểm soát mức nước ngầm

Kiểm soát sự phục hồi mực nước ngầm

Phân tích hệ thống sông ngòi

Quản lý các lưu vực sông

Kiểm soát các nguồn nước

*Tài nguyên đất: GIS được dùng để mô phỏng và quy hoạch sử dụng tài nguyên đất của một thành phố, một quốc gia hay một vùng.

Quản lý phân vùng các dạng đất

Qui hoạch sử dụng tài nguyên đất

Phân tích xu hướng xây dựng

Kiểm soát tài nguyên đất

*  Tài nguyên sinh vật

- Phân tích quần thể động vật hoang dã,phân bố loài.

- Kiểm soát các khu bảo tồn,đa dạng sinh học.

- Bảo tồn những loài  đang bị đe dọa.

CHƯƠNG 4: CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG GIS

Câu 1: Khái niệm dữ liệu Vector? Phân tích các đặc trưng cơ bản của dữ liệu Vector (điểm, đường,vùng) và cách thể hiện các đặc trưng đó trên các loại bản đồ chuyên đề?

                            Trả lời

a. KN dữ liệu Vector: Mô hình dữ liệu Vector sử dụng các đường hay điểm, được xác định tường minh bằng các toạ độ x, y của chúng trên bản đồ. Các đối tượng rời rạc (trong đó có cả các đối tượng đa giác), được tạo bởi sự liên kết các đoạn cung (đường) và các điểm nút.

b.Các đặc trưng cơ bản của dữ liệu vector và cách thể hiện các đặc trưng đó trên các loại bản đổ chuyên đề:\

Điểm nút: Dùng cho tất cả các đối tượng không gian được biểu diễn như một cặp toạ độ (X,Y). Ngoài giá trị toạ độ (X,Y), điểm còn thể hiện kiểu điểm, màu, hình dạng và dữ liệu thuộc tính đi kèm. Do đó trên bản đồ điểm có thể được biểu hiện bằng ký hiệu hoặc văn bản.

Cung: Dùng để biểu diễn tất cả các thực thể có dạng tuyến, được tạo nên từ hai hoặc hơn cặp toạ độ (X,Y). Ví dụ đường dùng để biểu diễn hệ thống đường giao thông, hệ thống ống thoát nước. Ngoài toạ độ, đường còn có thể bao hàm cả góc quay tại đầu mút.

Vùng:  Là một đối tượng hình học 2 chiều. Vùng có thể là một đa giác đơn giản hay hợp của nhiều đa giác đơn giản. Mục tiêu của cấu trúc dữ liệu đa giác là biểu diễn cho vùng. Do một vùng được cấu tạo từ các đa giác nên cấu trúc dữ liệu của đa giác phải ghi lại được sự hiện diện của các thành phần này và các phần tử cấu tạo nên đa giác.

Câu 2: Dữ liệu Raster là gì? Trình bày cấu trúc lưu trữ của dữ liệu raster? Vai trò của dữ liệu Raster trong quá trình phân tích thành lập các loại bản đồ chuyên đề?

                                Trả lời

Mô hình Raster

-Trong mô hình Raster, chúng ta chia thế giới thực ra làm những điểm lưới.

Các điểm lưới có thể mang một giá trị thuộc tính nào đó dựa trên một hoặc vài hệ thống mã hoá.Trường hợp mã hoá đơn giản nhất là nhị phân (binary encoding).

-Hai cấu trúc lưu trữ Raster cơ bản:

 Cấu trúc lưu mã chi tiết (exhaustive enumeration)

 Cấu trúc lưu mã chạy dài (run-length encoding).

Đối với cấu trúc lưu mã chi tiết, mỗi một điểm lưới được gắn với 1 giá trị duy nhất, vì vậy ở đây dữ liệu không được nén gọn.

Còn cấu trúc lưu mã chạy dài có ý nghĩa như là một kỹ thuật nén dữ liệu nếu Raster chứa các nhóm điểm lưới có cùng một giá trị.

Khi đó thay vì phải lưu trữ riêng cho từng điểm lưới, cấu trúc này lưu trữ theo từng thành phần có một giá trị duy nhất và số lượng điểm lưới chứa đựng giá trị đó.

Câu 3: Anh (Chị) hãy so sánh mô hình dữ liệu Vector và dữ liệu Raster?

Raster

Vector

Ưu điểm

1. Cấu trúc dữ liệu đơn giản

2. Các thao tác chập bản đồ thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.

3. Mô hình này cần thiết cho việc thao tác xử lý có hiệu quả các ảnh số( digital images manipulation)

4. Thích hợp với việc sử dụng dữ liệu viễn thám.

5. Bài toán mô phỏng có thể hực hiện được do đơn vị không gian giống nhau.

6. Kỹ thuật ít tốn kém và có thể phát triển mạnh.

1. Dữ liệu gọn chiếm ít bộ nhớ hơn mô hình Raster.

2. Cho phép mã hóa topo hiệu quả hơn và vì vậy cho phép thực hiện các phép liên quan đến các thông tin topo.

3. Mô hình này thích hợp cho các thể hiện bản đồ giống vớibản đồ vẽ tay thông thường.

4. Thích hợp với dữ liệu toạ độ, đo đạc trực tiếp.

Nhược điểm

1. Dữ liệu cồng kềnh ( dung lượng lớn, chiếm nhiều bộ nhớ - tuy nhiên kỹ thuật nén có thể gải quyết vấn đề này.

2. Mối quan hệ topo khó có thể thực hiện được với các cấu trúc raster. Do vậy các bài toán mạng rất khó thực hiện.

3. Bản đồ raster trình bày không đẹp mắt như với bản đồ vector vì đường ranh giới vùng hiện diện ở dạng gấp khúc chứ không trơn tru như bản đồ vẽ tay.

4. Độ chính xác có thể giảm nếu sử dụng kích thước mắt lưới không hợp lý.

5. Khối lượng tính toán trong biến đổi hệ toạ độ là rất lớn.

1. Cấu trúc dữ liệu phức tạp hơn raster

2. Các phép chập bản đồ khó thực hiện được và nó đòi hỏi tốc độ xử lý máy tính cao.

3. Sự biến thiên không gian khó có thể thể hiện một cách hiệu quả ( các bài toán mô phỏng thường khó giải)

4. Các thao tác xử lý ảnh số khó thực hiện trên mô hình vector.

5. Chi phí in ấn cao, kỹ thuật tốn kém.

Câu 4. So sánh dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian

Các dữ liệu địa lý được phân ra thành các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.  

 Các dữ liệu không gian biểu diễn các đối tượng địa lý ứng với những sự vật đã được định vị của thế giới thực. Trong Hệ thống thông tin địa lý, các dữ liệu không gian được quy về và biểu diễn dưới dạng ba đối tượng cơ bản nhất là điểm, đường và miền.  

Các dữ liệu thuộc tính mô tả các đặc điểm của các đối tượng địa lý, chẳng hạn:

- Tên của một đường phố;

- Chiều rộng một chiếc cầu ;

- Phân loại lớp phủ thực vật;

- Chất liệu làm nên một con đường...

 Trên bản đồ, các sự vật trên thế giới thực được biểu thị qua các tập hợp điểm, đường và miền, trong khi các ký hiệu, nhãn và chú giải truyền đạt các thông tin về thuộc tính.

Trong một Hệ thống thông tin địa lý, các dữ liệu không gian và thuộc tính được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, khiến cho mỗi bản đồ có thể trở thành một công cụ tra vấn

không gian rất hiệu quả.

 Các ví dụ sau đây minh hoạ cho mối liên hệ giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính:

- Biểu diễn một đường phố và tên gọi của nó trên bản đồ;

- Biểu diễn một cái cầu và chiều rộng của nó trên bản đồ;

- Biểu diễn một khoảnh đất và lớp phủ thực vật của nó trên bản đồ.

Câu 5. Cơ sở dữ liệu địa lý

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) sử dụng cơ sở dữ liệu địa lý làm dữ liệu của mình.

Các thành phần của cơ sở dữ liệu không gian bao gồm:

-Tập hợp các dữ liệu dạng vector (tập các điểm, đường và vùng)

-Tập hợp các dữ liệu dạng raster (dạng mô hình DEM hoặc ảnh)

-Tập hợp các dữ liệu dạng mạng lưới (ví dụ như đường giao thông, lưới cấp thoát nước, lưới điện ...)

-Tập hợp các dữ liệu địa hình 3 chiều và bề mặt khác

-Dữ liệu đo đạc

-Dữ liệu dạng địa chỉ

-Các bảng dữ liệu là thành phần quan trọng của cơ sở dữ liệu không gian, được liên kết với các thành phần đồ họa với nhiều kiểu liên kết khác nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cứt#ăn